I) MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa kiến thức về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật, cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật, sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, sinh sản ở sinh vật,…
- Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề liên quan trong học tập và trong cuộc sống.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực phối hợp với các thành viên trong nhóm và các bạn trong lớp hoàn thành nội dung ôn tập chủ đề sinh vật.
- Năng lực lực giao tiếp và hợp tác: Xác định đúng nội dung hợp tác nhóm, tích cực thực hiện các nhiệm vụ cá nhân trong ôn tập chủ đề; đánh giá được kết quả của nhóm trong ôn tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất, phân tích, thiết kế được sơ đồ tư duy. Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề liên quan trong học tập và trong cuộc sống.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :
- Hệ thống hóa kiến thức về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật, cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật, sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, sinh sản ở sinh vật,…
- Vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn.
3. Phẩm chất:
- Hệ thống hóa kiến thức về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật, cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật, sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, sinh sản ở sinh vật,…
- Vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: chuẩn bị giấy khổ A3, bài tập cho Hs ôn tập
- Thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi - đáp;
- Dạy học theo nhóm cặp đòi/ nhóm nhỏ;
- Kĩ thuật sơ đồ tư duy;
- Sử dụng tranh ảnh hoặc bản trình chiếu slide.
2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
- Học bài cũ ở nhà
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG :
a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho HS vào bài
b. Nội dung: GV chiếu cho học sinh quan sát và phát phiếu học tập.
c. Sản phẩm: HS đưa ra sơ đồ tư duy, hệ thống hóa được kiến thức cơ bản về tốc độ chuyển động, âm thanh, ánh sáng….
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chiếu cho học sinh quan sát và phát phiếu học tập + GV chiếu cho học sinh quan sát và phát phiếu học tập. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Hs quan sát và hoàn thành nội dung phiếu học tập - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi đại diện các cá nhân lần lượt lên trình bày - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nghe và nhận xét, chấm điểm HS trình bày tốt nhất, nhanh nhất GV dẫn dắt vào ôn tập. |
|
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
Hoạt động: Hệ thống hóa kiến thức
a. Mục tiêu: HS hệ thống hóa được kiến thức về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật, cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật, sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, sinh sản ở sinh vật,…
b. Nội dung:
- HS sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- GV sử dụng kĩ thuật sơ đổ tư duy, giúp cho HS hệ thống hoá được kiến thức vể trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật, cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật, sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, sinh sản ở sinh vật,…
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS bằng những câu hỏi trắc nghiệm. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS Hoạt động theo nhóm từ 4-6 người tổng hợp kiến thức. - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày và trả lời 1 số nội dung GV yêu cầu - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nghe và nhận xét, chọn nhóm trình bày tốt nhất | HS tổng hợp lại kiến thức vào giấy. |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Câu 1: Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng tự dưỡng? A. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ. B. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ. C. Con người, vật nuôi, cây trồng. D. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ. Câu 2: Sự biến đổi các chất có kích thước phân tử lớn thành các chất có kích thước phân tử nhỏ trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở cơ thể người được gọi là quá trình A. phân giải. B. tổng hợp. C. đào thải. D. chuyển hóa năng lượng. Câu 3: Quá trình trao đổi chất của con người thải ra môi trường những chất nào? A. Khí carbon dioxide, nước tiểu, mô hôi. B. Khí oxygen, nước tiểu, mồ hôi, nước mắt. C. Khí oxygen, khí carbon dioxide, nước tiểu. D. Khí oxygen, phân, nước tiểu, mồ hôi. Câu 4: Trong quá trình trao đổi chất, luôn có sự A. giải phóng năng lượng. B. tích lũy (lưu trữ) năng lượng. C. giải phóng hoặc tích lũy năng lượng. D. phản ứng dị hóa. Câu 5: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với A. sự chuyển hóa của sinh vật. B. sự biến đổi các chất. C. sự trao đổi năng lượng. D. sự sống của sinh vật. Câu 6: Chất nào sau đây không được dùng làm nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào? A. Carbon dioxide. B. Oxygen. C. Nhiệt. D. Tinh bột. Câu 7. Nam châm vĩnh cửu có mấy cực? Một cực B. Hai cực Ba cực D. Bốn cực Câu 8. Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại..... A. Từ trường (trường từ). B. đường sức từ. C. Lực từ. D. Lực điện từ. Câu 9: Đặc điểm nào của lá giúp lá nhận được nhiều ánh sáng? A. Phiến lá có dạng dẹt, rộng. B. Lá có màu xanh. C. Lá có cuống lá. D. Lá có tính đối xứng. Câu 10. Nam châm tồn tại trong thời gian dài được gọi là gì? A.Nam châm. B. Nam châm ba cực. C. Nam châm điện D. Nam châm vĩnh cửu. Câu 11: Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình nào? A. Quá trình trao đổi chất và sinh sản. B. Quá trình chuyển hóa năng lượng. C. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. D. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng. Câu 12: Chọn phát biểu đúng. Trao đổi chất ở sinh vật là gì? A. Sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường giúp sinh vật phát triển. B. Quá trình biến đổi vật lí của các chất từ thể rắn sang thể lỏng trong cơ thể sinh vật. C. Tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào cơ thể sinh vật và sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống. D. Quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, giúp sinh vật lớn lên, phát triển và sinh sản. Câu 13: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình trao đổi chất ở sinh vật? (1) Chuyển hóa các chất ở tế bào được thực hiện qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất. (2) Chuyển hóa các chất luôn đi kèm với giải phóng năng lượng. (3) Trao đổi chất ở sinh vật gồm quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào. (4) Tập hợp tất cả các phản ứng diễn ra trong và ngoài cơ thể được gọi là quá trình trao đổi chất. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 14: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể sinh vật A. phát triển kích thước theo thời gian B. tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động C. tích lũy năng lượng D. vận động tự do trong không gian Câu 15: Quá trình trao đổi chất diễn ra ở những loài sinh vật nào? A. Động vật B. Thực vật C. Vi sinh vật D. Cả A, B và C Câu 16: Ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá? A. Chất hữu cơ và chất khoáng. B. Nước và chất khoáng. C. Chất hữu cơ và nước. D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng. Câu 17. La bàn là dụng cụ dùng để xác định? A.Khối lượng của vật. B. Phương hướng trên mặt đất. C. Trọng lượng của vật. D. Nhiệt độ. Câu 18: Trong hệ mạch, máu vận chuyển nhờ A. Dòng máu chảy liên tục. B. Sự va đẩy của các tế bào máu. C. Sự co bóp của mao mạch. D. Sự co bóp của tim. Câu 19: Ý nghĩa chủ yếu của việc ra mồ hôi ở cơ thể người là: A. giảm nhịp tim. B. bài tiết chất thải. C. điều hòa thân nhiệt. D. giảm cân. Câu 20: Hiện tượng thân cây cong về phía nguồn sáng thuộc kiểu cảm ứng nào sau đây: A. Tính hướng nước. B. Tính hướng sáng. C. Tính hướng tiếp xúc. D. Tính hướng hóa. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 4 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV kết luận câu trả lời đúng. | Học sinh thảo luận và trả lời: 1D, 2A, 3A, 4C, 5D, 6C, 7B, 8A, 9A, 10D, 11C, 12C, 13B, 14B, 15D, 16B, 17B, 18D, 19C, 20B.
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP + VẬN DỤNG:
a. Mục tiêu:
- HS trả lời một số bài tập phát triển năng lực KHTN
- Hệ thống được một số kiến thức đã học về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật, cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật, sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, sinh sản ở sinh vật,…
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
| |
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Câu 1. Quang hợp có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống của các sinh vật trên Trái Đất? Những sinh vật nào có thể quang hợp.
Câu 2. Khi trồng cây trong phòng ngủ, vì sao cần để phòng ngủ được thông thoáng vào ban đêm?
Câu 3. Tập tính ở động vật là gì? Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được, cho ví dụ minh họa.
Câu 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp ở thực vật.
Câu 5. Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn ở người.
Câu 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển sinh vật.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS Hoạt động theo nhóm từ 4-6 người, tham gia trò chơi - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày câu hỏi của nhóm mình - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nghe và nhận xét, chọn nhóm tốt nhất. | Kết quả: Câu 1: - Quang hợp cung cấp thức ăn cho các sinh vật, cân bằng hàm lượngkhí carbon dioxi và oxygen trong không khí, làm sạch không khí,… - Ngoài thực vật, các sinh vật có lục lạp khác cũng có khả năng quang hợp như: các loài tảo, trùng roi.. Câu 2: - Ban đêm, cây hô hấp mạnh nên lấy oxygen và thải carbon dioxide. - Nếu phòng ngủ không được thông thoáng sẽ cản trở quá trình trao đổi khí dẫn đến lượng oxygen trong phòng giảm và lượng carbon dioxide càng tăng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp ở người, có nguy cơ tử vong. - Do đó, cần để phòng ngủ thông thoáng để đảm bảo quá trình hô hấp diển ra bình thường. Câu 3: Tập tính là một chuổi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời các kích thích từ môi trường bên trong hoặ bên ngoài cơ thể. - Tập tính bẩm sinh: Là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyề từ bố mẹ,đặc trưng cho loài. Ví dụ: tập tính giăng tơ ở nhện,tập tính bơi ở cá… - Tập tính học được: Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. Ví dụ: trẻ nhỏ học cách cầm đũa, tập tính rình con mồi của mèo,… Câu 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp:ánh sáng, nước, hàm lươợng khí carbon dioxide, nhiệt độ… Câu 5. Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn ở người có các giai đoạn chính: thu nhận, biến đổi thức ăn,hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải các chất cặn bã. Câu 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển sinh vật: nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng.
|
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ:
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
GỢI Ý BẢNG HƯỚNG DẪN CHẤM CHO CÁC CÁC CÂU HỎI
Nội Dung đánh giá | Giỏi | Khá | Trung bình | Yếu |
Trả lời câu hỏi
| Trả lời đúng câu hỏi. Viết/ Trình bày rõ ràng ngắn gọn | Trả lời được hầu hết các ý đúng. Có thể viết còn ngắn gọn hoặc quá dài | Trả lời đúng được 50% các ý đúng , diễn đạt còn chưa súc tích | Trả lời rất ít các ý đúng, diễn đạt còn lúng túng |
GỢI Ý BẢNG HƯỚNG DẪN CHẤM CHO DỰ ÁN SƠ ĐỒ TƯ DUY
Tiêu chí đánh giá | Mức 3 | Mức 2 | Mức 1 |
Sản phẩm dự án | Sản phẩm đáp án mục tiêu, mổ tả đầy đủ quá trình thực hiện dự án và kết quả thu được Hình ảnh, rỏ nét
| Sản phẩm đáp án mục tiêu, có thể thiếu một vài nội dung Hình ảnh, chưa thật sự rỏ nét | Có sản phẩm đáp án nhưng còn sơ sài chưa đáp án mục tiêu,
|
Báo cáo dự án | Báo cáo kết quả đầy đủ,ngắn gọn rỏ ràng, hấp dẫn | Báo cáo kết quả đầy đủ, nhưng chưa rỏ ràng có thể dài dòng hoặc quá ngắn | Báo cáo kết quả còn thiếu người nghe chưa hiểu hết vấn đề |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét