I/- Nội dung chủ đề: - Tính chất hóa học của muối. - Một số muối quan trọng. II/- Mục tiêu: 1/- Kiến thức: - Những tính chất hóa học của muối, viết đúng PTHH
cho mỗi tính chất. - Thế
nào là phản ứng trao đổi và những điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi. - Muối NaCl có ở dạng hòa tan trong
nước biển và dạng kết tinh trong mỏ muối. - Những ứng dụng NaCl trong đời sống và
trong công nghiệp. 2/- Kĩ năng: - Tiến hành một số thí
nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng, rút ra kết luận về tính chất hóa học
của muối. - Viết được các phương trình hóa học
minh họa tính chất hóa học của muối. -
Biết giải những bài tập hóa học liên quan đến tính chất của muối. 3/- Thái độ: Bồi
dưỡng lòng yêu thích bộ môn. 4/- Định hướng năng lực hình thành: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu
và thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông
qua môn hóa học, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự quản lí,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào
cuộc sống. III. Bảng mô tả các mức độ cần
đạt:
IV. Biên soạn các câu hỏi: 1 Hai dung dịch tác dụng với nhau, sản phẩm thu được có NaCl. Hãy
cho biết hai dung dịch chất ban đầu có thể là những chất nào. Minh họa bằng
các phương trình hóa học. 2. Dung dịch NaOH có thể dùng để
phân biệt 2 muối có trong mỗi cặp chất sau được không? (Nếu được thì ghi dấu
(x), nếu không thì ghi dấu (o) vào các ô vuông) a) Dung dịch K2SO4
và dung dịch Fe2(SO4)3. £ b) Dung dịch Na2SO4
và dung dịch CuSO4 £ c) Dung dịch NaCl và dung dịch
BaCl2 £ Viết các phương trình hóa học (nếu có) 3.
Khi điện phân dd NaCl không có màng ngăn sản phẩm thu được là : A. NaOH, H2, và Cl2 ; B. NaCl, NaClO và Cl2 ; C .
NaCl, NaClO, H2 và H2O
; D .NaClO, H2
và Cl2 4. Có những muối sau :NaCl,MgSO4,HgSO4,Pb(NO3)2,KNO3,CaCO3.
Muối nào trong số các muối trên A .Làm
nguyên liệu sản xuất vôi ,sản xuất ximăng B.Rất
độc đối với người và động vật C. Muối
nào có thể dùng làm thuốc chống táo bón D .Được
sản xuất nhiều ở vùng bờ biển nước ta E. Muối
nào được dùng làm thuốc nổ đen 5.Có các dd muối không màu NaCl,MgCl2,KNO3,Na2SO4
.Các thuốc thử để phân biệt các muối là: A.Quỳ
tím , NaOH, AgNO3;
B
.BaCl2, NaOH, AgNO3
; C.
Phenolphtalein không màu , NaOH, BaCl2 ; D. BaCl2, NaOH, quỳ tím V/-
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1/- Chuẩn bị của giáo
viên: - Hóa chất: Cu, ddAgNO3, ddH2SO4, ddNaCl, ddNaOH,
ddCuSO4, ddBa(OH)2, ddNa2SO4. - Dụng cụ: Giá
gổ, ống nghiệm, kẹp, ống nhỏ giọt (tất cả đủ dùng cho các nhóm). - Sơ đồ ứng dụng của NaCl ; H1.23/34
sgk; NaCl ớ trạng thái rắn. - Viết
sẳn ứng dụng của NaCl. 2/- Chuẩn bị của học sinh: Xem trước nội dung
kiến thức bài mới. VI/-
Tổ chức các hoạt động học tập: 1/- Ổn định lớp. 2/- Kiểm tra bài cũ: -
Gọi 2 học sinh lên giải bài tập 2,3/30 sgk. - Bazơ tan và bazơ không tan có
những tính chất hóa học nào giống nhau? Minh họa bằng PTHH cho 1 tính chất. 3/-
Thiết kế tiến trình dạy học: 3.1. Hoạt động khởi
động: - Mục tiêu: HS hiểu được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được,
tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Phương thức: nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình. Tiết 1: Muối là những sản phẩm của những phản ứng nào? Muối có những tính chất
hóa học nào? Thế nào là phản ứng trao đổi? Điều kiện gì để phản ứng trao đổi
xảy ra? Ta tìm hiểu ở bài học hôm nay. Tiết 2: Chúng ta thử
hình dung cuộc sống thiếu muối NaCl sẽ như thế nào? Trong tác phẩm “Đất nước
đứng lên” của nhà văn Nguyễn Ngọc đã mô tả trong cuộc sống chiến đấu của dân
làng Crông Hoa chống giặc pháp xâm lược. Trong vòng vây của giặc, đồng bào
từng đốt cỏ tranh, lấy tro ăn thay muối, vậy muối thật là cần thiết trong
cuộc sống, nếu thiếu muối cơ thể sẽ chết. Do đó để nghiên cứu về muối và cách
khai thác muối ra sao, ta cùng nhau bước vào bài mới. 3.2. Hoạt động hình
thành kiến thức: Hoạt
động 1: I/-Tính chất hóa học của muối Mục tiêu: -
Kiến thức: Cho học sinh biết muối có
những tính chất hóa học nào. - Kĩ năng: Viết PTHH. Phương thức: Hợp tác nhóm nhỏ, thí nghiệm nêu vấn đề, đàm thoại,
quan sát... |
|
||||||||||||||
Hoạt động của Giáo viên |
Hoạt động của Học sinh |
Nội dung |
|
||||||||||||
1/- Muối tác
dụng với kim loại: * Phát hóa chất và dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm * Gọi 1 học sinh đọc thí nghiệm 1. * Hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm 1, yêu
cầu các nhóm ghi lại hiện tượng thí nghiệm. * Đặt vấn đề gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác
theo dõi nhận xét bổ sung. + Khi cho
dây Cu vào ống nghiệm chứa AgNO3 có hiện tượng gì xảy ra? + Màu
trắng xám đó là chất gì? + Dung
dịch lúc đầu chứa dây Cu có màu gì? + Sau phản
ứng dung dịch có màu gì? + Tại sao
dung dịch sau phản ứng lại có màu xanh? + Ghi PTHH xảy ra.
+ Dựa vào PT hãy cho biết kim loại tác dụng với dd muối tạo ra sản
phẩm gì? Gợi ý sản phẩm: + Màu trắng xám bám vào dây Cu. + Bạc. + Không màu. + Màu xanh. + Cu đẩy bạc ra khỏi dd và Cu bị
hoà tan tạo ra dd Cu(NO3)2 màu xanh lam. Cu+2AgNO3
àCu(NO3)2+2Ag + Muối mới và kim loại mới. Nhận xét, đánh giá sản phẩm. * Vấn đề đặt ra: Có
phải bất kì kim loại nào cũng có phản ứng với các dung dịch muối không?-->
Không. * GV: Giải thích thêm: “Kim loại tác dụng với dung dịch muối,
trong đó kim loại tham gia phải mạnh hơn kim loại trong muối”. |
* Các nhóm nhận hóa chất và dụng cụ * Học sinh đọc thí nghiệm 1. * Các nhóm tiến hành thí nghiệm
và quan sát ghi lại hiện tượng thí nghiệm. * Cử đại diện nhóm trả lời, nhóm
khác nhận xét, bổ sung.
* Lắng nghe và ghi nhớ. |
1/- Muối tác dụng với kim loại:
Dung dịch muối có thể tác dụng
với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới. PTHH: Cu + 2AgNO3 à Cu(NO3)2 + 2Ag |
|
||||||||||||
2/-Muối tác dụng với axit: * Yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất hóa học của
axit tác dụng với dung dịch muối qua câu hỏi của giáo viên. + Axit tác
dụng với dung dịch muối sản phẩm tạo thành là gì? + Muốn cho
phản ứng xảy ra giữa muối và axit cần có điều kiện gì? + Hãy ghi PTHH axit tác dụng với dung dịch muối + Nếu axit
tác dụng với dung dịch muối thì muối có tác dụng với dung dịch muối không? + Có phải
phản ứng của mọi muối với Axít đều thực hiện được không? - Em có kết luận gì về tính chất hóa học này? Gợi ý sản phẩm: +Tạo thành muối mới và axit mới. + Muối tạo thành không tan trong axit mới sinh
hoặc axit tạo thành yếu hơn hoặc dễ tham bay hơi hơn axit tham gia. PTHH: H2SO4+BaCl2 à BaSO4 + 2HCl + Được + Không + Dung dịch muối tác dụng với axit tạo thành muối
mới và axit mới. Nhận xét, đánh giá sản phẩm. * GV: Thông báo: Tính chất hóa học của muối với axit không cần làm thí nghiệm vì đã
học ở bài axit. |
* Học sinh nhắc lại tính chất hóa học của axit tác
dụng với muối.
HS trả lời.
* Lắng nghe và ghi nhớ.
|
2/-Muối tác
dụng với axit:
Muối tác dụng với dd axit, sản
phẩm tạo thành là muối mới và axit mới. PTHH: BaCl2+H2SO4à BaSO4
AgNO3 + HCl à AgCl
|
|
||||||||||||
3/-Muối tác
dụng với dung dịch muối: * Hướng dẫn các nhóm làm thí
nghiệm. “Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm có sẵn 1ml dd
NaCl”. * Yêu cầu các nhóm quan sát hiện
tượng thí nghiệm, gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung + Khi nhỏ dung dịch AgNO3
vào ống nghiệm có sẵn dung dịch NaCl có hiện tượng gì xảy ra? + Phản ứng tạo thành chất kết tủa trắng đó
là chất gì? + Hãy ghi PTHH giữa dd AgNO3 và
dd NaCl. + Qua PTHH hãy cho biết sản phẩm
tạo thành là chất gì? Gợi ý sản phẩm: + Xuất hiện kết tủa trắng dưới
đáy ống nghiệm. + AgCl PTHH: AgNO3 +NaCl àNaNO3
+AgCl + Hai muối mới. * Nhận xét và thông báo thêm: “Muốn phản ứng giữa hai muối xảy ra thỉ chất tham gia phải là hai muối tan và sản phẩm tạo thành có
một muối không tan”. * Nêu vấn đề:
+ Có phải phản ứng của mọi muối đều thực hiện được không?
+ Vậy điều kiện để phản ứng giữa muối và muối thực hiện được là gì? Gợi ý sản phẩm: + Không. + Sản phẩm tạo thành phải có một
chất kết tủa. Nhận xét, đánh giá sản phẩm. |
* Các nhóm làm thí nghiệm.
*Các nhóm quan sát hiện tượng thí
nghiệm, cử đại diện nhóm kết luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS trả lời.
* Lắng nghe và ghi nhớ.
|
3/-Muối tác
dụng với dung dịch muối:
Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành
hai muối mới. PTHH: AgNO3+
NaCl à AgCl BaCl2 + Na2SO4 à BaSO4 |
|
||||||||||||
4/- Tác dụng với bazơ: * Tương tự tính chất hóa học của
muối tác dụng với axit, (Không làm thí nghiệm vì đã làm thí nghiệm ở tính
chất hóa học của axit). + Có phải
phản ứng của mọi muối với bazơ đều thực hiện được không? + Điều
kiện gì để phản ứng xảy ra?
- Em có kết luận gì về tính chất hóa học này? Nhận xét, đánh giá sản phẩm. |
+ không
-+ Muối và bazơ tham gia phản ứng phải tan trong
nước, muối hoặc bazơ tạo thành không tan. - Muối tác dụng với dd bazơ tạo thành muối mới và
bazơ mới.
|
4/- Tác dụng với bazơ: Dung dịch
muối tác dụng với dung dịch bazơ sinh ra muối mới và
bazơ mới (không tan). PTHH:
CuSO4+2NaOHà Cu(OH)2
Na2CO3+Ba(OH)2à NaOH + BaCO3 |
|
||||||||||||
5/- Phản ứng phân hủy muối: * Đặt vấn đề, gọi học sinh trả
lời.
+ Trong tính chất hóa học của oxit, em hãy cho biết muối nào bị phân
hủy?
+ Muối đó bị phân hủy tạo thành sản phẩm gì?
+ Hãy ghi PTHH. + Ngoài muối trên bị phân hủy, còn muối nào
bị phân hủy nữa không? Hãy ghi PTHH.
+ Có phải mọi muối đều bị
phân hủy không?cho VD? + Em có
kết luận gì về tính chất hóa học của muối? Gợi ý sản phẩm: + Muối CaCO3 + CaO, CO2 CaCO3
2KClO3 + KClO3 +
Không. + Muối có 5 tính chất hóa học. Nhận xét, đánh giá sản phẩm. * GV: Thông báo thêm: “Phản ứng phân hủy muối còn gọi
là phản ứng phân tích”. |
* Trả lời
HS
lắng nghe. |
5/- Phản ứng phân hủy muối: Muối bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. PTHH:
CaCO3 2KClO3
|
|
||||||||||||
Hoạt động 2: II/-Phản ứng
trao đổi trong dung dịch Mục tiêu: -
Kiến thức: Cho học sinh biết
muối có những tính chất hóa học nào. - Kĩ năng: Viết PTHH. Phương thức: Nêu giải quyết vấn đề, đàm thoại, gợi mở.. |
|
||||||||||||||
1/-Phản ứng trao đổi: + Hãy hoàn thành ba PTHH sau: BaCl2 + Na2SO4 --->
Na2CO3 +
H2SO4 --->
CuSO4 + NaOH --> + Các phản ứng hoá học xảy ra
giữa muối với muối, muối với axit, muối với kiềm, …….có đặc điểm chung gì? Gợi ý sản phẩm: BaCl2+Na2SO4àBaSO4 Na2CO3+ H2SO4 àNa2SO4
+CO2 CuSO4+NaOHàNa2SO4+Cu(OH)2 + Sản phẩm tạo thành có một kết tủa hoặc bay hơi. * Nhận xét và thông báo: Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng trao
đổi. + Vậy thế
nào là phản ứng trao đổi? yêu cầu Hs tìm hiểu lại các VD trên. + Hãy hoàn
thành các PTHH sau và cho biết: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản
ứng trao đổi? 1. BaCl2 +
Na2SO4 à 2.
Al +
AgNO3 ---> 3. CuSO4 +
NaOH ----> 4. Na2SO4 + H2SO4
----> Gợi ý sản phẩm: BaCl2+Na2SO4àBaSO4 Al +3AgNO3
àAl(NO3)3 +3Ag CuSO4+NaOHàCu(OH)2+Na2SO4 Na2SO4 +H2SO4 àKhông
xảy ra à 3 phản
ứng trên đều là phản ứng trao đổi. Nhận xét, đánh giá sản phẩm. |
- 3 học sinh lên hoàn thành 3
PTHH
* Lắng nghe và ghi nhớ.
- Theo ví dụ và thông tin sgk.
* Học sinh lên hoàn thành PTHH
|
1/-Phản ứng trao đổi:
Phản ứng
trao đổi là phản ứng hóa học , trong đó 2 hợp chất tham gia phản ứng trao đổi
với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới. PTHH: BaCl2 + Na2SO4
àBaSO4 Na2CO3
+ H2SO4à Na2SO4 + CO2 |
|
||||||||||||
2/- Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi: * Đặt câu hỏi. + Trong các sản phẩm ở PTHH trên hãy cho
biết sản phẩm nào là chất không tan và sản phẩm nào là chất khí? Gợi ý sản phẩm: Chất không tan: BaSO4,
Cu(OH)2, Ag, chất khí là CO2 * Nhận xét và giải thích thêm: “BaSO4là
chất không tan trong nước hay trong axit, Cu(OH)2 là chất không
tan trong nước; CO2 là chất khí”. * Đặt câu hỏi để cũng cố kiến
thức, gọi HS trả lời. + Thế nào là phản ứng trao đổi? + Muốn cho phản ứng trao đổi xảy ra cần điều
kiện gì? + Hãy cho ví dụ về phản ứng trao đổi? Gợi ý sản phẩm: + Hai hợp chất trao đổi với nhau. + Chất không tan hay chất khí. Nhận xét, đánh giá sản phẩm. * Giới thiệu bảng tính tan trang
170 sgk hóa học 9 và cách sử dụng bảng. Lưu ý HS “phản ứng trao đổi cũng là phản
ứng trung hoà”. |
* Trả lời.
* Lắng nghe và ghi nhớ.
* Trả lời.
+ Cho ví dụ.
* Lắng nghe và ghi nhớ.
|
2/- Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi:
Phản ứng
trao đổi thực hiện được nếu sản phẩm tạo thành có chất bay hơi hoặc chất
không tan. |
|
||||||||||||
Hoạt động 3: III/- MUỐI NATRI CLORUA (NaCl) Mục tiêu: -
Kiến thức: Cho học sinh biết:
Trạng thái, cách khai thác và ứng dụng của NaCl. - Kĩ năng: Nhận biết kiến
thức mới.. Phương thức: Hợp tác nhóm nhỏ, thí nghiệm nêu vấn đề, nêu giải
quyết vấn đề, đàm thoại.. |
|
||||||||||||||
1/-Trạng thái tự nhiên: * Gọi HS đọc thông tin, kết hợp
quan sát mẫu muối NaCl để rút ra nhận xét câu hỏi của giáo viên + Trong tự nhiên muối NaCl có ở đâu? + Muối NaCl trong nước biển tồn tại ở dạng
nào? + Khi phơi nước biển ta thu được gì? Trong
đó có thành phần nào? + Ngoài muối NaCl tồn tại ở dạng hoà tan
trong nước biển thì muối NaCl còn tồn tại ở đâu? + Muối mỏ có nguồn gốc từ đâu? + Em hãy
trình bày trạng thái tự nhiên NaCl? Gợi ý sản phẩm: + Nước biển. + Dạng hoà tan trong nước biển. + Hỗn hợp muối, trong đó có NaCl. +Trong lòng đất (muối mỏ). + Hồ nước mặn. +
NaCl có nhiều
trong tự nhiên, dưới dạng hòa tan trong nước biển và kết tinh trong mỏ muối. * Nhận xét, đánh giá sản phẩm. |
* Đọc thông tin, quan sát mẫu
muối NaCl trả lời
|
1/-Trạng thái tự nhiên:
Muối NaCl có
nhiều trong tự nhiên, dưới dạng hòa tan trong nước biển và kết tinh trong mỏ
muối.
|
|||||||||||||
2/-Cách khai thác: * Yêu cầu HS tự nghiên cứu SGK , kết hợp H1,2,3/SGK,
thảo luận nhóm. + Nhân dân ta khai thác muối ăn từ đâu? + Cách khai thác như thế nào? + Ở những nơi có mỏ muối người ta khai thác bằng
cách nào? + Làm thế
nào thu được muối sạch? Gợi ý sản phẩm: +
Nước biển hoặc hồ nước mặn. +
Cho nước biển bay hơi từ từ thu được muối kết tinh. +
Đào hầm hoặc giếng sâu… + Nghiền nhỏ và tinh chế. * Nhận xét, đánh giá sản phẩm. |
* HS tự nghiên cứu SGK , kết hợp H1.23/34 SGK,
thảo luận nhóm.
Hs
trả lời.
|
2/-Cách khai thác: - Cách khai
thác NaCl từ nước biển. Cho nước mặn ở trên bay hơi từ từ, thu được muối kết
tinh. - Cách khai
thác muối NaCl từ mỏ muối: Đào hầm hoặc giếng sâu qua các lớp đất đá đến mỏ
muối. Mỏ muối được khai thác nghiền nhỏ và kết tinh để có muối sạch. |
|||||||||||||
3/-Ứng dụng: * Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm. * Treo sơ đồ ứng dụng muối NaCl
lên bảng, yêu cầu HS quan sát và thảo luận qua sơ đồ, gọi đại diện nhóm trả
lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Quan sát sơ đồ cho biết NaCl có những ứng
dụng gì? + Dùng NaCl chế tạo ra Na, Cl2
bằng cách nào? + Dùng NaCl để chế tạo ra: NaClO, NaOH, H2,
Cl2 bằng cách nào? Gợi ý sản phẩm: à Sản xuất ra: Na, Cl2, NaHCO3,
Na2CO3, điện phân dung dịch NaCl……. à Bằng cách điện phân nóng chảy NaCl. à Điện phân dung dịch. * Nhận xét, đánh giá sản phẩm. * GV liên hệ thực tế, bổ sung các sự kiện, giải
thích và minh họa cho ứng dụng của NaCl. |
* Hoạt động nhóm. * Quan sát sơ đồ thảo luận nhóm,
cử đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét. bổ sung. HS
trả lời.
*
Lắng nghe và ghi nhớ.
|
3/-Ứng dụng:
Muối
NaCl dùng để: - Làm gia vị
bảo quản thực phẩm. - Điện phân
nóng chảy dung dịch NaCl để sản xuất ra Na, Cl2 - Điện phân
dung dịch NaCl để sản xuất ra: NaClO, NaOH, Cl2 H2. - Sản xuất ra muối NaHCO3, Na2CO3 |
|||||||||||||
Hoạt động : II/-MUỐI
KALI NITRAT (KNO3) Giảm tải |
|||||||||||||||
3.3. Hoạt
động luyện tập: - Mục tiêu: + Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. + Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ nhanh kiến thức dể làm bài tập.. - Phương thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. GV: yêu cầu HS làm bài
tập 1, 2 ( SGK – 36) Dự kiến sản phẩm: * Bài 1: a, Pb(NO3)2; c, CaCO3 b, NaCl
; d, CaSO4 * Bài 2: Muối NaCl có thể làm sản phẩm của
phản ứng giữa 2 dung dịch sau: +
Phản ứng trung hòa HCl + NaOH +
Phản ứng trao đổi giữa muối và Axit (Na2CO3
+ HCl)
Muối (Na2SO4 +BaCl2)
Dd bazơ (CuCl2
+ NaOH) Nhận xét, đánh giá sản
phẩm. 3.4. Hoạt động vận dụng: - Mục tiêu: + Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. + Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ nhanh kiến thức dể làm bài tập. - Phương thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. Bài tập: 1. Hãy viết các PTHH thực hiện những
chuyển đổi hóa học sau và phân loại các phản ứng: (gọi 5 học sinh lên bảng hoàn thành)
2. Có những muối sau: Mg(NO3)2,
CuCl2. Hãy cho biết muối nào có thể tác dụng với: a) Dung dịch NaOH ; b) dung dịch HCl ; c) Dung dịch AgNO3 Nhận xét, đánh giá sản
phẩm. 3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: - Mục tiêu: + Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. + Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ nhanh kiến thức dể làm bài tập. - Phương thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. * Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại
nội dung bài học.
* Học kĩ bài, xem trước bài mới: “Phân bón hóa học” .
Chuẩn bị kiến thức cho bài mới: - Có những phân bón nào
thường dùng? - Phân
bón nào là phân bón đơn, phân bón kép? - Phân
bón đơn gồm những loại nào? Phân bón kép gồm những loại nào? * Về nhà làm bài tập: 1,3,5/36 sgk. |
|||||||||||||||