Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài 49: Thực hành tính chất của rượu và axit. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài 49: Thực hành tính chất của rượu và axit. Hiển thị tất cả bài đăng

28/11/2023

Bài 49: Thực hành tính chất của rượu và axit

 

I/- Mục tiêu:

   1. Kiến thức:

       *Thí nghiệm thể hiện tính axit của axit axetic.

       * Thí nghiệm tạo este etyl axetat.

   2. Kĩ năng:

       * Thực hiện thí nghiệm chứng tỏ axit axetic có những tính chất chung của một axit (tác dụng với CuO, CaCO3, quì tím, Zn).

       * Thực hiện thí nghiệm điều chế este etyl axetat.

       * Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng.

       * Viết PTHH minh họa các thí nghiệm đã thực hiện.

  3. Thái độ: Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong thực hành hoá học.

  4. Năng lực: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

II/- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

   1/- Chuẩn bị giáo viên:

        * Dụng cụ : Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm, ống nhỏ giọt, nút cao su một lỗ, cốc thuỷ tinh, đế sứ.

        * Hoá chất : DDCH3 –COOH; Zn; CuO; CaCO3, quì tím, C2H5OH, H2SO4 đặc, nước cất (đủ dùng cho các nhóm).

    2/- Chuẩn bị học sinh: Xem trước bài mới – Ôn lại tính chất hoá học của rượu và axit axêtic.

III/- Tổ chức các hoạt động học tập:

    1/- Ổn định lớp.

    2/- Kiểm tra bài cũ: (Không có)  

    3/- Thiết kế tiến trình dạy học:

3.1. Hoạt động khởi động:

- Mục tiêu:  HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương thức: Dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình….

       Đặt vấn đề: Chúng ta đã học về axit axêtic và rượu etylic , bằng thực nghiệm chúng ta kiểm nghiệm lại tính chất hoá học của 2 chất trên qua bài thực hành.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

] Lưu ý an toàn trong thí nghiệm:

      *  Khi làm thí nghiệm rượu tác dụng với axit axetic:Để phản ứng tạo thành este xảy ra thận lợi thì dùng:

Rượu khan 96o dễ cháy, nên ta không để gần lửa.

H2SO4 đặc, nóng dễ gây bỏng nặng, làm cháy quần áo, khi tiến hành thí nghiệm phải thận trọng

Cho thêm cát trắng vào trong ống nghiệm để hổn hợp sôi đều và không bắn hóa chất nóng ra ngoài

Lắp hệ thống ống khí phải kín, thao tác thay lắp ống dẫn khí phải gọn gàng, ít thời gian

Ngâm ống nghiệm thu este trong cốc nước lạnh ( tốt nhất là nước đá )

     * Khi làm thí nghiệm về tính axit của axetic: để tiết kiệm hóa chất ta làm trên đế sứ

è Hoạt động 1:  Tiến hành thí nghiệm:

                    1/-Thí nghiệm 1: Tính axit của axit axetic  

Mục tiêu:

-Kiến thức: Biết đối chứng lại các thí nghiệm của axit axetic để chứng minh axit axetic có tính axit.

- Kĩ năng: Quan sát, thực hành.

 Phương thức: Thí nghiệm kiểm tra đối chứng, quan sát, giải thích, hợp tác nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề.

Hoạt động của  giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

* Nêu mục đích thí nghiệm: Nghiên cứu tính axit của axit axetic.

* Cho học sinh xem hóa chất trước. Yêu cầu quan sát trạng thái màu sắc của các chất trước phản ứng.

* Hãy dự đoán liệu có phản ứng nào xảy ra. Tại sao?

* Hãy làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán, quan sát, mô tả hiện tượng.

* Phát hóa chất cho các nhóm.

* Trước khi tiến hành thí nghiệm giáo viên nhắc nhở lại các nhóm về sự an toàn khi thí nghiệm.

* Hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm.

Cho giấy quì  và cho Zn, NaOH,  Na2CO3, CuO vào chén sứ, nhỏ từ từ axit axetic vào chén sứ ”.

* Yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm, gọi đại diện nhóm trả lời nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.

 + Khi cho axit axetic vào quì tím có hiện tượng gì xảy ra?

 + Ở chén sứ thứ 2 đựng kẽm có hiện tượng gì xảy ra?

 + Ở chén sứ thứ 3 đựng dung dịch axit natri hyđrôxyt có hiện tượng gì xảy ra?

 + Ở chén sứ thứ 4 đựng dung dịch muối Na2CO3 có hiện tượng gì xảy ra?

 + Ở chén sứ thứ 5 CuO có hiện tượng gì xảy ra?

 + Qua 5 thí nghiệm trên ta có nhận xét gì về tính chất của axit axetic ?

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm..

* Nghiên cứu tính chất của axit axetic.

 

* Quan sát trước phản ứng: giấy quì, kẽm, CuO, đá vôi nhỏ, dung dịch axit axetic.

Gợi ý sản phẩm:

à Tất cả đều xảy ra, vì axit axetic có tính axit.


* Các nhóm nhận dụng cụ và hóa chất.

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

* Các nhóm tiến hành thí nghiệm.

 

 

 

* Quan sát hiện tượng, cử đại diện nhóm trả lời, nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.

 

à Quì tím hóa hồng.

 

à Kẽm tan dần và có bọt khí bay ra.

 

à Hóa chất sôi lên, ống nghiệm nóng lên.

à Có khí CO2 sủi bọt.

 

à CuO tan dần, dung dịch có màu xanh lam.

à Có tính chất hóa học của một axit.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Axit axetic có tính axit:

 - Tác dụng với chỉ thị màu

 - Tác dụng với kim loại

 - Tác dụng với oxit bazơ

 - Tác dụng với bazơ

 - Tác dụng với muối của axit yếu

 

è Hoạt động 2: II/- Phản ứng của rượu etylic với axit axetic 

Mục tiêu:

-Kiến thức: Cho học sinh tìm hiểu phản ứng giữa axit axetic và rượu etylic qua thí nghiệm.

- Kĩ năng: Quan sát, thực hành.

Phương thức: Thí nghiệm nêu vấn đề, quan sát, giải thích, hợp tác nhóm nhỏ.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

* Hướng dẫn học sinh lắp ráp dụng cụ để thực hiện phản ứng của axit axetic với rượu etylic.

* Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm:

 “Cho vào ống nghiệm A một ít cát và khoảng 2ml rượu etylic 96o, khoảng 2ml axit axetic và một vài giọt axit sunfuric đặc. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống dẫn chữ l, nối đầu ống dẫn với ống nghiệm B ngâm trong cốc nước lạnh (nước đá). Đun nóng nhẹ ống nghgiệm A chất lỏng bay hơi sang ống nghiệm B. đun đến khi chất lỏng trong ống nghiệm A còn khoảng 1/3 thể tích ban đầu , ngừng đun. Lấy ống nghiệm B ra khỏi cốc nước , cho vào ống nghiệm khoảng 2-3ml dung dịch nước muối bảo hòa lắc đều ống nghiệm rồi để yên”

* Yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm và ngửi mùi, gọi đại diện nhóm  trả lời câu hỏi, nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.

 + Mùi của chất lỏng trong ống nghiệm B ra sao?

 + Chất lỏng trong ống nghiệm B có tan trong nước không?

 + Hãy viết PTHH giữa axit axetic với rượu etylic.

 

+ Sản phẩm tạo ra có tên là gì?

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

* Lắp ráp dụng cụ.

 

 

* Tiến hành thí nghiệm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


* Trả lời.

Gợi ý sản phẩm

 


à Mùi thơm.

à Không tan trong nước.

 

àCH3COOH +C2H5OH

CH3COOC2H5 + H2O

à Etyl axetat

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Phản ứng giữa axit axetic và rượu etylic tạo ra este và nước

 

 

 

 

 

èHoạt động 3: III/- Bài tường trình  

Mục tiêu:

-Kiến thức: Biết trả lời các câu hỏi thực hành thí nghiệm.

- Kĩ năng: Nhận biết kiến thức.

Phương thức: Trả lời câu hỏi.

1/- Trật tự: 1 điểm

 2/- Thao tác thí nghiệm: (2 điểm)

 3/- Vệ sinh: (1 điểm)

 4/- Câu hỏi: (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

  Trình bày lại cách tiến hành thí nghiệm axit axetic tác dụng với rượu etylic.

Câu 2: (2 điểm)

   Sản phẩm thu được từ rượu etylic tác dụng với axit axetic có tên là gì? Hãy nêu tính chất vật lý của sản phẩm đó. Viết PTHH giữa axit axetic và rượu etylic.Cho biết đó là phản ứng gì?

Câu 3: (2 điểm)

   Trình bày những tính chất chứng tỏ axit axetic có tính chất của axit. Minh hoạ một PTHH để chứng minh axit axetic có tính chất của axit.

3.3. Hoạt động luyện tập: /

3.4. Hoạt động vận dụng:

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Vận dụng làm bài tập.

+ Kĩ năng:   Rèn  kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán..

-Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân.

         * Yêu cầu các nhóm thu dọn hóa chất, dụng cụ, vệ sinh phòng thực hành.

         * Nhận xét thái độ học tập của các nhóm  sau tiết thực hành.

3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

 - Mục tiêu:

+ Kiến thức: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

+ Kĩ năng:   Rèn  kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán..

-Phương thức: hoạt động cá nhân.

Về nhà xem lại những thí nghiệm đã làm.

Xem trước nội dung bài 50 và 51: Glucozơ và Saccarozơ.

Xem kĩ nội dung bài.

Câu hỏi gợi ý:

- Glucozơ có tính chất và ứng dụng gì?

- Saccarozơ có tính chất và ứng dụng gì?

 Web: giaoanviolet.com

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN KHTN 7 CTST MỚI NHẤT

  I.  TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 ,0 điểm)        Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng.             ...