I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
+ Ôn tập lại kiến thức đã học
- Ôn
tập nguyên tử
- Ôn tập Sơ lược về
bảng tuần hoàn các NTHH
- Ôn tập phân tử, đơn chất, hợp
chất.
- Ôn tập về các loại
liên kết hóa học
- Ôn tập về hóa trị và công
thức hóa học
+ Hoàn thiện giải một số bài tập phát triển
năng lực khoa học tự nhiên cho cả 2 chủ đề
2.
Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: đọc sách giáo khoa, chủ động tìm hiểu
các kiến thức trong chủ đề ôn tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp
tác: thảo luận nhóm, phối
hợp với các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập chủ đề.
- Năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo: Đề xuất được cách giải
bài tập hợp lí và sáng tạo.
* Năng lực khoa học tự nhiên
- Hệ thống hoá được kiến thức
vể đơn chất, hợp chất, phân tử, liên kết hoá học, hợp chất ion, hợp chất cộng
hoá trị, hoá trị, công thức hoá học.
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng
đã học vào việc giải các bài tập ôn tập chủ đề.
3.
Phẩm chất
-
Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập
-
Có ý thức tìm hiểu về
chủ để học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học;
-
Quan tâm đến bài tổng
kết của cả nhóm, kiên nhẩn thực hiện các nhiệm vụ học tập, vận dụng, mở rộng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: chuẩn bị giấy khổ A3,
bài tập cho Hs ôn tập
- Thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi -
đáp;
- Dạy học theo nhóm cặp đòi/ nhóm nhỏ;
- Kĩ thuật sơ đồ tư duy;
- Sử dụng tranh ảnh hoặc bản trình chiếu slide.
2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ
dùng học tập và chuẩn bị từ trước
-
Học bài cũ ở nhà
-
Đọc nghiên cứu và tìm hiểu
trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG
KHỞI ĐỘNG Chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”
a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho HS vào bài
b. Nội dung:
+ GV
chiếu cho học sinh quan sát và phát phiếu học tập
Bài Tập 1: Cho sơ đồ nguyên tử của 4 nguyên tố như sau:
a. Tra bảng SGK Viết tên, kí hiệu hóa học của mỗi
nguyên tố trên
b. Theo sơ đồ nguyên tử của 4 nguyên tố cho ở trên hãy chỉ ra :
Những nguyên tử
nguyên tố nào có cùng số lớp electron ( mấy lớp)
Những nguyên tử
nguyên tố nào có cùng số electron lớp ngoài cùng ( mấy electron)
+ Hs quan
sát và hoàn thành nội dung phiếu học tập
c. Sản phẩm: Kết quả câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
và HS |
Nội dung ghi bài |
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm
vụ học tập GV
chiếu cho học sinh quan sát và phát phiếu học tập + GV chiếu cho học sinh
quan sát và phát phiếu học tập Bài Tập 1: Cho sơ đồ nguyên tử của 4 nguyên tố như sau: a. Tra bảng SGK Viết tên, kí
hiệu hóa học của mỗi nguyên tố trên b. Theo sơ đồ nguyên tử của 4 nguyên tố cho ở trên
hãy chỉ ra : Những nguyên tử nguyên tố nào có cùng số lớp
electron ( mấy lớp) Những nguyên tử nguyên tố nào có cùng số electron
lớp ngoài cùng ( mấy electron) Thời
gian hoàn thành nhiệm vụ tối đa 2 phút . - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Hs quan sát và hoàn thành nội dung phiếu học tập - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt
động và thảo luận + GV gọi đại diện các cá nhân lần lượt lên
trình bày - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập GV
nghe và nhận xét, chấm điểm HS trình bày tốt nhất, nhanh nhất GV dẫn
dắt:
Ở chủ đề 1, chúng ta đã học về Nguyên tử – Nguyên tố hoá học –Sơ lược về bảng
tuần hoàn các nguyên tố hoá học . Ngày hôm nay, chúng ta sẽ đi ôn tập và hoàn
thiện bài tập để củng cố lại kiến thức…. |
|
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
Hoạt động: Hệ thống hóa kiến thức
a. Mục tiêu: HS hệ thống hóa được kiến thức về Nguyên tử – Nguyên tố hoá học –Sơ lược về bảng tuần hoàn các
nguyên tố hoá học - Phân tử, đơn chất, hợp chất - liên kết hóa học
- hóa trị và công thức hóa học
b. Nội
dung: HS sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập nội dung kiến
thức theo yêu cầu của GV. - GV sử dụng kĩ thuật sơ đổ tư duy,
giúp cho HS hệ thống hoá được kiến thức vể đơn chất, hợp chất, phân tử, liên
kết hoá học, công thức hoá học, quy tắc hoá trị, công thức tính %, công thức
tính khối lượng phân tử, phương pháp tìm còng thức hoá học.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được
câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
và HS |
Nội dung ghi bài |
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm
vụ học tập Gv
hướng dẫn HS thiết kế sơ đồ tư duy để tổng kết những kiến thức cơ bản của chủ
đề - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS Hoạt động theo nhóm từ 4-6 người, vẽ sơ
đồ tư duy tổng hợp kiến thức -
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi đại diện các nhóm lần lượt lên
trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình và trả lời 1 số nội dung GV yêu cầu - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập GV
nghe và nhận xét, chọn nhóm trình bày tốt nhất |
HS vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức
vào giấy A3 |
Sơ đồ tư duy
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: B1. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phân tử luôn là đơn chất. B.
Phân tử luôn là
hợp chất. C. Phân tử luôn là hợp chất cộng hoá trị. D. Phân tử có thể là đơn chất hoặc là hợp chất. B2. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hợp chất chứa nguyên tố hydrogen và nguyên tố carbon là hợp
chất cộng hoá trị. B.
Hợp chất có
chứa nguyên tố sodium
là hợp chất có liên kết ion. C. Không có hợp chất chứa cả 2 loại liên kết ion và
liên kết cộng hoá trị. D. Không có hợp chất ion ở thể khí. B3. Trong các phát biểu sau: A. Tất cả các hợp chất của kim loại đều ở thể rắn. B.
Tất cả các hợp
chất tạo bởi các nguyên tố phi kim đều ở thể khí. C.
Trong hợp chất,
tích hoá trị và chỉ số của các nguyên tố luôn bằng nhau. D.
Nếu biết khối
lượng phân tử và % của một nguyên tố, ta luôn tìm được công thức phân tử của
hợp chất chứa 2 nguyên tố. E.
Các phân tử
khác nhau luôn có khối lượng phân tử khác nhau. Số phát biểu đúng là A. 1. B.2. C.3. D.4. B4. Điền đầy đủ các từ hoặc cụm từ thích hợp vào các
câu dưới đây: A. Phân tử gồm nguyên tố M (hoá trị II) và oxygen luôn có công thức hoá học chung là (1)..., các phân
tử này có thể là (2)..., ví dụ: (3)... B. Trong các hợp chất (1)..., luôn có nguyên tố (2)... C. Phân tử chất khí luôn là (1)..., phân tử chất rắn
luôn là (2)... *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 4 HS lần lượt trình bày ý kiến
cá nhân. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV kết
luận câu trả lời đúng |
Học sinh thảo luận và trả lời: 1.
Đáp án D. 2.
Đáp án C 3.
Đáp án C 4.
A) (1): MO, (2): hợp chất ion hoặc hợp
chất cộng hoá trị, (3): CaO, CO. B.
(1): hợp chất
ion hoặc hợp chất cộng hoá trị, (2): phi kim. C.
(1): hợp chất
cộng hoá trị, (2): hợp chất ion hoặc hợp chất cộng hoá trị. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP + VẬN DỤNG:
a) Mục
tiêu:
HS giải một số bài tập phát triển năng lực KHTN - Hệ thống
được một số kiến thức đã học về đơn chất, hợp chất, phân tử, liên kết hoá học,
hợp chất ion, hợp chất cộng hoá trị, hoá trị, công thức hoá học.
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm
hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được
câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
và HS |
Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm
vụ học tập Gv
chia lớp làm 4 đội chơi: tham gia trò chơi chơi cờ cá ngựa: Mỗi đội chơi có 5
câu hỏi, trả lời đúng 1 câu ngựa di chuyển 1 nấc, đội nào lên được cao nhất
thì chiến thắng Xanh lá: Câu 1: Kí hiệu hóa
học của nguyên tố calcium là : A. C B.
Ca C. Cr D. Cs Câu 2. Khối lượng tính bằng gam của 1 nguyên tử C là: A. 1, 9926.10-24g B. 1,9924.10-27g C. 1,9925.10-25g D. 1,9926.10-23 g Câu 3: Nguyên tố nào được sử dụng trong việc chế tạo con chip
trong máy tính A. Neon B. Slicon C. Silver D. Chlorine Câu 4: Em biết được thông tin gì trong ô
nguyên tố sau? Câu 5: Cho điện tích hạt nhân của X là 15+. Biết rằng số hạt mang
điện nhiều hơn không mang điện là 14. Xác định nguyên tố và số khối Cam Câu
1: Đặc
điểm của electron là A.
Không mang điện tích. B.
Mang điện tích dương và chuyển động xung quanh hạt nhân. C.
Mang điện tích âm và không có khối lượng. D.
Mang điện tích âm và chuyển động xung quanh hạt nhân. Câu 2: 1 amu có khối lượng
là: A. 1, 6605.10-24g B. 1,6605.10-25g C. 0,19926.10-23g D. 1,9926. 10-24g Câu 3: Nguyên tố kim loại nào có thể cắt bằng dao? A.
Magnesium B.
Iron
C. Mercury D. Sodium Câu 4: Xác định vị trí ( ô nguyên tố,
chu kỳ, nhóm) của nguyên tố Sodium trong bảng tuần hoàn. Câu 5: Nguyên tử A có tổng
số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là
16. Tính số hạt proton và neutron trong nguyên tử Đỏ Câu
1: Các
hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là A.
Neutron, electron. B. Electron, proton
và neutron. C.
Electron, proton. D. Proton,
neutron. Câu 2: Khối
lượng tính bằng gam của nguyên tử Al
là: A. 4,4835.10-24g B. 5,342.10-23g C. 6,023.10-23g D.
3,99. 10-23g Câu
3: Tên gọi của các cột trong bảng tuần hoàn các
nguyên tố hóa học là gì? A. Chu kỳ B.
Nhóm C. Loại D. Họ Câu 4: Cho biết số proton, số electron , tên và kí hiệu
hóa học của nguyên tử có sơ đồ cấu tạo sau:
Câu
5: Một
nguyên tử có 17 electron ở lớp vỏ và hạt nhân của nó có 18 nơtron. Tính số
khối và tổng số hạt proton, nơtron, electron có trong nguyên tử. Xanh biển Câu
1: Trong
nguyên tử, hạt mang điện là A.
Proton. B. Proton và hạt nhân. C.
Proton và electron. D. Proton và nơtron. Câu
2: Các kim loại kiềm trong nhóm IA đều có số electron
ngoài cùng là bao nhiêu A. 1 B.
3 C. 2 D. 7 Câu 3: Nguyên tố nào được sử dụng trong thuốc tẩy gia dụng A.
Iodine B. Bromine C.
Flourine D. Chlorine Câu 4: Cho các nguyên tố sau: Ca, S, He, Mg,
Fe, Ne, P. Hãy xác định nguyên tố nào là phi kim, kim loại và khí hiếm. Câu 5: Biết rằng 4 nguyên tử magnesium
nặng bằng ba nguyên tử nguyên tố X.
Hãy xác định tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS Hoạt động theo nhóm từ 4-6 người, tham
gia trò chơi -
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi đại diện các nhóm lần lượt lên
trình bày câu hỏi của nhóm mình - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập GV
nghe và nhận xét, chọn nhóm tốt nhất |
Kết quả trò chơi: Xanh lá Câu 1 B Câu 2 A Câu 3 B Câu 4: -
Số hiệu nguyên tử 20 -
Kí hiệu hóa học Ca -
Tên nguyên tố Calcium -
Khối lượng nguyên tử 40 Câu 5: p = e
=15 p + e –
n =14 n = 16 Nguyên
tố Phosphorus, kí hiệu P Số khối
p + n =31 Cam Câu 1:D Câu 2: B
Câu 3: D Câu 4: Ô số 11 Chu kỳ 3 Nhóm IA Câu 5 p + e +
n = 52 p + e –
n =16 p = e =
17, n = 18 Đỏ Câu 1:D Câu 2: A Câu 3:B Câu 4 : p = e
=15 Potassium,
kí hiệu K Câu 5 p = e
=17 n = 18 Số khối
p + n = 35 Tổng số
hạt 52 Xanh biển Câu 1: C Câu 2 :
A Câu 3 :D Câu 4: Kim loại
Ca, Mg, Fe Phi kim:
S, P Khí
hiếm: He, Ne Câu 5: 4 Mg = 4
x 24 = 96 amu 96 = 3.X ð X= 32 X là Sulfur kí hiệu là S |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập Bài 2. Hãy hoàn thành bảng thông tin sau:
Bài 3. Tính hoá trị của
nguyên tố có trong mỗi oxide sau: K2O, CO,
Fe2O3, N2O5, CI2O7,
SO2, CrO3,
MnO2. Biết trong các oxide, nguyên tố oxygen có hoá
trị bằng II. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi HS lần lượt lên bảng làm bài tập *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư
duy trên bảng. |
Học sinh thảo luận và làm bài tập |
Bài 4.
- Đặt công thức của vitamin C cẩn
tìm là CXHYOZ.
-Trong CxHyOz có:
% C = 40,91%
% H = 4,55%
Suy ra % O = 54,54%
-Vậy: mC = 40,91.176/100 = 72 → nC = 6
mH = 4,55.176/100 = 8 → nH = 8
mC = 54,54.176/100 = 96 → nO =
6
- Công
thức hoá học của hợp chất vitamin C là C6H8O6.
B5. Các nguyên tố trong phân tử
glucose chỉ gồm các nguyên tố phi kim nên
trong phân tử glucose chỉ có liên
kết cộng hoá trị.
Khối lượng phân tử = 12 × 6 + 12 ×
1 + 16 × 6 = 180 (amu)
IV. KẾ HOẠCH
ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học |
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của
người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|
GỢI Ý BẢNG HƯỚNG DẪN CHẤM CHO CÁC CÁC CÂU HỎI
Nội Dung đánh giá |
Giỏi |
Khá |
Trung bình |
Yếu |
Trả lời câu hỏi |
Trả lời đúng câu hỏi. Viết/ Trình
bày rõ ràng ngắn gọn |
Trả lời được hầu hết các ý
đúng. Có thể viết còn ngắn gọn hoặc
quá dài |
Trả lời đúng được 50% các ý đúng ,
diễn đạt còn chưa súc tích |
Trả lời rất ít các ý đúng, diễn
đạt còn lúng túng |
GỢI Ý BẢNG HƯỚNG DẪN CHẤM CHO DỰ ÁN SƠ ĐỒ TƯ DUY
Tiêu chí đánh giá |
Mức 3 |
Mức 2 |
Mức 1 |
Sản phẩm dự án |
Sản phẩm đáp án mục tiêu, mổ tả đầy đủ quá
trình thực hiện dự án và kết quả thu được Hình ảnh, rỏ nét |
Sản phẩm đáp án mục tiêu, có thể thiếu một
vài nội dung Hình ảnh, chưa thật sự rỏ nét |
Có sản phẩm đáp án nhưng còn sơ sài chưa đáp
án mục tiêu, |
Báo cáo dự án |
Báo cáo kết quả đầy đủ,ngắn gọn rỏ
ràng, hấp dẫn |
Báo cáo kết quả đầy đủ, nhưng chưa
rỏ ràng có thể dài dòng hoặc quá ngắn |
Báo cáo kết quả còn thiếu người
nghe chưa hiểu hết vấn đề |
Nội dung câu
hỏi:
Xanh lá:
Câu 1: Kí hiệu hóa học của nguyên tố calcium
là :
B.
C B.
Ca C. Cr D. Cs
Câu 2. Khối
lượng tính bằng gam của 1 nguyên tử C là:
A. 1, 9926.10-24g B.
1,9924.10-27g C.
1,9925.10-25g D.
1,9926.10-23 g
Câu 3: Nguyên tố nào được sử dụng trong việc chế tạo con chip
trong máy tính
A.
Neon B.
Slicon C. Silver D. Chlorine
Câu 4: Em biết được thông tin gì trong một ô nguyên tố sau?
Câu 5: Cho
điện tích hạt nhân của X là 15+. Biết rằng số hạt mang điện nhiều hơn không
mang điện là 14. Xác định nguyên tố và số khối
Vàng
Câu 1: Đặc điểm của
electron là
A. Không mang điện
tích.
B. Mang điện tích dương
và chuyển động xung quanh hạt nhân.
C. Mang điện tích âm và
không có khối lượng.
D. Mang điện tích âm và
chuyển động xung quanh hạt nhân.
Câu 2: 1 amu có khối lượng
là:
A.
1, 6605.10-24g B.
1,6605.10-25g C.
0,19926.10-23g D.
1,9926. 10-24g
Câu 3: Nguyên tố kim loại nào có thể cắt bằng dao?
A.
Magnesium B.
Iron C.
Mercury D. Sodium
Câu 4: Xác định vị trí ( ô nguyên tố, chu
kỳ, nhóm) của nguyên tố Sodium trong bảng tuần hoàn.
Câu 5: Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong
đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt proton
và neutron trong nguyên tử
Đỏ
Câu 1: Các hạt cấu tạo
nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. Nơtron, electron. B. Electron, proton và nơtron.
C. Electron, proton. D. Proton, nơtron.
Câu 2: Khối
lượng tính bằng gam của nguyên tử Al là:
A. 4,4835.10-24g B.
5,342.10-23g C.
6,023.10-23g D. 3,99.
10-23g
Câu 3: Tên gọi của các cột trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì?
A.
Chu kỳ B.
Nhóm C.
Loại D. Họ
Câu 4: Cho biết số proton, số electron , tên và kí hiệu hóa học của nguyên tử có
sơ đồ cấu tạo sau:
Câu 5: Một nguyên tử có 17
electron ở lớp vỏ và hạt nhân của nó có 18 nơtron. Tính tổng số hạt proton,
nơtron, electron có trong nguyên tử.
Xanh biển
Câu 1: Trong nguyên tử,
hạt mang điện là
A. Proton. B.
Proton và hạt nhân.
C. Proton và electron. D. Proton và nơtron.
Câu 2: Các kim loại kiềm trong nhóm IA đều có số electron ngoài cùng là bao
nhiêu
A.
1 B. 3 C. 2 D. 7
Câu 3: Nguyên tố nào được sử dụng trong thuốc tẩy gia dụng
A.
Iodine B.
Bromine C. Flourine D. Chlorine
Câu 4: Cho các nguyên tố sau: Ca, S, He, Mg, Fe, Ne, P. Hãy xác
định nguyên tố nào là phi kim, kim loại và khí hiếm.
Câu 5: Biết rằng 4 nguyên tử magnesium
nặng bằng ba nguyên tử nguyên tố X. Hãy
xác định tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X
Câu 6: Xác định CTHH
dựa vào phầm tram nguyên tố và khối lượng phân tử.
Câu 7: Xác định CTHH
dựa vào quy tắc hoá trị
Câu 8: Thế nào là liên kết ion, cho ví dụ ?
Câu 9: Thế nào là liên kết cộng hóa trị,
cho ví dụ ?
Câu 10: Hóa trị của một nguyên tố là gì ?
Quy tắc hóa trị