I/-Mục tiêu: 1/-Kiến thức: · Củng cố các kiến thức đã học về hyđrôcacbon. · Hệ thống mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của hyđrôcacbon. 2/-Kỹ năng : Cũng cố các phương pháp giải bài tập nhận biết, xác định công thức hợp chất hữu cơ. 3/-Thái độ : Yêu thích môn học. 4/- Năng lực: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. II/-Chuẩn bị của giáo viên và của học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập các bài tập 1,2,3,4/133sgk. 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem toàn bộ kiến thức metan. Etylen, benzen, ….; kẻ sẵn bảng màu xanh vào vở bài tập; Chuẩn bị trước bài tập 1,2,3,4/133sgk. III/- Tổ chức các hoạt động học tập: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: a. Nhiên liệu là gì? Có mấy loại nhiên liệu ? Hãy nêu ứng dụng từng loại nhiên liệu đó. b. Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho đạt hiệu quả ? 3. Thiết kế tiến trình dạy học: 3.1. Hoạt động khởi động: - Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Phương thức: Dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình…. Đặt vấn đề: Các em đã học về metan, etylen, benzen, axetylen....... Chúng ta dã tìm hiểu về mối quan hệ giữa cấu tạo phân tử và tính chất của hyđrôcacbon (ankan) và những ứng dụng của chúng. Để hiểu rõ về mối quan hệ giữa cac hyđrôcacbon ta sang bài mới. Để có đủ cơ sở giải bài tập, trước hết ta phải nắm vững kiến thức cơ bản của hyđrôcacbon. Để giải quyết vấn đề trên ta vào hoạt động 1. 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức: è Hoạt động 1: I/- Kiến thức cần nhớ Mục tiêu : -Kiến thức : Nắm được các kiến thức cần nhớ của chương 4. - Kĩ năng : Tái hiện kiến thức. Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm nhỏ, vấn đáp đàm thoại. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
* Phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu các nhóm trao đổi thảo luận hoàn thành bảng theo mẫu sau:
* Treo bảng phụ ghi sẵn thông tin trên bảng, gọi đại diện nhóm lên điền, nhóm còn lại nhận xét, bổ sung * Giáo viên sữa chữa cho hoàn chỉnh. * Viết một số PTHH lên bảng gọi hs lên bảng làm, hs khác theo dõi nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh. CH4 + Cl2 C2H4 + Br2 ---> C2H2 + Br2 ---> * Gọi hs khác nhận xét bổ sung. *Nhận xét sữa chữa cho hoàn chỉnh và thông báo thêm : “benzen tham gia 2 loại phản ứng : Phản ứng thế với clo và phản ứng cộng với hyđrô ( có 3 liên kết đôi và 3 liên kết đơn xen kẻ nhau). | * Các nhóm nhận phiếu học tập thảo luận để hoàn thành bảng.
* Cử đại diện nhóm lên điền, nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Quan sát theo dõi. * HS lên bảng làm, hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung. CH4+ Cl2
C2H4 + Br2 à C2H4Br2 C2H2 + Br2 à C2H2Br2 * HS khác nhận xét, bổ sung. * Lắng nghe và ghi nhớ.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
è Hoạt động 2 : II/- Bài tập Mục tiêu : -Kiến thức : Biết được các dạng bài tập của hyđrocacbon. - Kĩ năng : Làm bài tập. Phương thức : Vấn đáp, đàm thoại, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bài 1: Viết công thức cấu tạo đầy đủ và thu gọn của các chất hữu cơ có công thức phân tử sau: C3H8, C3H6, C3H4. * Gọi học sinh đọc đề bài, yêu cầu 3 hs lên bảng viết 3 CTCT của C3H8, C3H6, C3H4, hs khác theo dõi nhận xét bổ sung. |
* Đọc đề bài, 3 hs lên bảng viết 3 CTCT của 3 chất đã nêu, hs khác theo dõi nhận xét bổ sung. | Bài 1: Viết công thức cấu tạo đầy đủ và thu gọn của các chất hữu cơ có công thức phân tử sau: C3H8, C3H6, C3H4. * Công thức cấu tạo C3H4 * Công thức cấu tạo của C3H8
H H H * Công thức cấu tạo C3H6
C | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bài 2: Có 2 bình đựng hai chất khí là CH4 và C2H4. Chỉ dùng dung dịch Brom có thể phân biệt được hai chất khí trên không? Nêu cách tiến hành. * Gọi học sinh đọc đề bài. * Cho hs thảo luận nhóm để thảo luận bài tập, gọi đại diện nhóm lên điền, nhóm còn lại theo dõi nhận xét bổ sung.
* Đưa ra đáp án đúng nhất. |
* Đọc đề bài. * Hoạt động nhóm thảo luận để hoàn thành bài tập, cử đại diện nhóm lên giải, nhóm còn lại nhận xét bổ sung. * Quan sát theo dõi. | Bài 2: Có 2 bình đựng hai chất khí là CH4 và C2H4. Chỉ dùng dung dịch Brom có thể phân biệt được hai chất khí trên không? Nêu cách tiến hành. Giải Cho 2 khí vào 2 bình có cùng thể tích , sau đó cho vào 2 bình có cùng dung dịch brôm và lắc đều . Bình nào không làm đổi màu là CH4 , bình làm dung dịch brôm mất màu đó là C2H4 C2H4 + Br2® C2H4Br2 | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bài 3: Biết 0,01 mol hidrocacbon và có thể tác dụng tối đa với 100 ml dung dịch Brom 0,1M vậy X là hidrocacbon nào trong số các chất sau: A. CH4 ; B. C2H2 ; C. C2H4 ; D. C6H6 * Gọi học sinh đọc bài tập 3 /133 sgk. * Yêu cầu hs thảo luận nhóm hoàn thành bài tập 3, gọi đại diện nhóm trả lời nhóm còn lại nhận xét bổ sung. * Theo dõi sữa chửa và treo đáp án đúng nhất. |
* Đọc bài tập 3 trang 133 sgk. * Thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập 3/133 sgk, cử đại diện nhóm trả lời, nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. * Quan sát theo dõi nhận xét, bổ sung.
| Bài 3: Biết 0,01 mol hidrocacbon và có thể tác dụng tối đa với 100 ml dung dịch Brom 0,1M vậy X là hidrocacbon nào trong số các chất sau: A. CH4 ; B. C2H2 ; C. C2H4 ; D. C6H6 Giải + Ta thấy CH4, C6H6 là 2 hidrocacbon không phản ứng với dung dịch Brôm. + Còn lại C2H2 và C2H4. Nếu là C2H2 thì C2H2 tham gia phản ứng cộng được tối đa 2 lần nên số mol của Brom bằng 2 lần số mol của C2H2. + Nếu là C2H4 thì chỉ tham gia phản ứng cộng được một lần nên + Theo đề bài cho thì nx = 0,01 mol. Mà Vậy X là C2H4 | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bài 4 : Đốt cháy 3g chất hữu cơ A , thu được 8,8g khí CO2 và 5,4g H2O a.Trong chất hữu cơ A có những nguyên tố nào ? b. Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Tìm công thức phân tử của A c.Biết A có làm mất màu dung dịch brôm không? Viết PTHH của A với clo khi có ánh sáng. * Gọi học sinh đọc đề bài và tóm tắt đề bài. * Hướng dẫn hs giải bài tập 4 bằng câu hỏi gợi mở. + Theo đề bài khối lượng CO2 và H2O là bao nhiêu? + Dựa vào khối lượng CO2 và H2O ta có thể tìm được gì ? * Hướng dẫn thêm: “Từ số mol CO2 và H2O ta có thể suy ra khối lượng của cac bon và hyđrô theo công thức m = n . M à dựa vào khối lượng C , H để suy ra tên nguyên tố trong hợp chất hữu cơ A và có công thức tổng quát là CxHy”. * Gọi hs giải câu a,b,c,d, hs khác theo dõi nhận xét bổ sung. * Theo dõi nhận xét bổ sung và sữa chữa cho hoàn chỉnh. |
* Đọc đề bài và tóm tắt đề bài. * Quan sát và theo dõi, trả lời. Gợi ý sản phẩm : à 8,8g CO2 ; 5,4g H2O à Số mol CO2 và H2O * Lắng nghe và ghi nhớ. * HS giải bài tập câu a, b, c, d, hs khác theo dõi nhận xét bổ sung. * Quan sát theo dõi cho hoàn chỉnh.
| Bài 4 : Đốt cháy 3g chất hữu cơ A , thu được 8,8g khí CO2 và 5,4g H2O a.Trong chất hữu cơ A có những nguyên tố nào ? b. Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Tìm công thức phân tử của A c.Biết A có làm mất màu dung dịch brôm không? Viết PTHH của A với clo khi có ánh sáng. Giải a) Số mol CO2 Khối lượng cacbon : m = n . M à 0,2 . 12 = 2,4g Số mol nước: Khối lượng khí hyđrô : m = n . M à 0,3 . 2 = 0,6 g Tổng khối lượng cacbon và hyđrô 2,4 g + 0,6 g = 3 g Vậy khối lượng cacbon và hyđrô bằng 3g bằng khối lượng của chất A đề bài cho . Vậy hợp chất hữu cơ A có 2 nguyên tố là C và H , có công thức tổng quát CxHy. Ta có: x:y= b) Công thức phân tử A có công thức ( CH3)n vì : Vậy công thức A là C2H6 c) A không làm mất màu dung dịch brôm vì không có liên kết đôi hoặc ba C2H6 + Cl2 | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3.3. Hoạt động luyện tập: - Mục tiêu: + Kiến thức: Luyện tập củng cố nội dung bài học. + Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán.. -Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân. Khoanh tròn câu đúng: Câu 1: Chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom là A. CO2. B. C2H4. C. C2H6. D. CH4. Câu 2: Khí tham gia phản ứng trùng hợp là A. CH4. B. C2H4. C. C3H8. D. C2H6. Câu 3: Chất khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen là A. Al4C3. B. CaC2. C. CaO. D. Na2S. Câu 4: Phân biệt metan và etilen dùng dung dịch nào sau đây ? A. Br2 B. NaOH C. NaCl D. AgNO3 trong NH3 Câu 5: Khi đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol metan người ta thu được một lượng khí CO2 (đktc) có thể tích là A. 5,6 lít. B. 11,2 lít. C. 16,8 lít. D. 8,96 lít. GV nhận xét, đánh giá sản phẩm. 3.4. Hoạt động vận dụng: - Mục tiêu: + Kiến thức: Vận dụng làm bài tập. + Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán.. -Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân. Tổ chức cho hs chơi trò chơi giải ô chữ (treo bảng phụ lên bảng kẻ sẵn 11 hàng, mỗi hàng có nhiều ô và 1 bảng phụ ghi sẵn 11 câu hỏi. 1. Loại phản ứng nào để điều chế ra PE 2. Tên gọi của chất hữu cơ trong công thức cấu tạo có 2C , 1liê kết đôi 3. Tên gọi hợp chất mà dân gian hay dùng để điều chế ra axtylen 4. Phương pháp dùng để điều chế ra dầu , xăng 5. Chất mà cả etylen và axetylen cũng làm mất màu dung dịch của chất đó 6. Tất cả các hyđrô cacbon đều tham gia phản ứng này, sản phẩm tạo thành là CO2 và H2O 7. Tên gọi hợp chất hữu cơ trong CTCT 1 liên kết ba 8. Phản ứng chỉ xảy ra ở hợp chất hữu cơ có liên kết đôi hoặc liên kết ba 9. Tên gọi của hợp chất hữu cơ trong cấu tạo mạch vòng gồm 6 nguyên tử cacbon 10. Khí nào chiếm 20% thành phần của không khí 11. Tên gọi của một ankan trong công thức chỉ có 1 C 12. Tên gọi của một hợp chất mà thành phần phân tử gồm C và H
· Gọi 1 nhóm làm số 1, 2, 3; nhóm 2 làm số 4, 5, 6 ; nhóm 3 làm số 7, 8, 9, nhóm 4 làm số 10, 11 ; các nhóm còn lại theo dõi nhận xét bổ sung. GV nhận xét, đánh giá và cho điểm. 3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: - Mục tiêu: + Kiến thức: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học + Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán.. - Phương thức: hoạt động cá nhân. - Xem lại những bài tập đã giải, đồng thời xem lại bài axetylen và benzen để giờ sau thực hành. - Mỗt nhóm chuẩn bị đất đèn (khí đá). - Xem trước bài thực hành.
|