I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
a. Biết: - Một số chất hữu cơ đã gặp trong cuộc sống.
- Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ.
- Phân loại hợp chất hữu cơ ( hiđrôcacbon và dẫn xuất của hiđrôcacbon ).
b. Hiểu: Cách phân loại hợp chất vô cơ với hữu cơ thông thường theo CTPT.
c. Vận dụng: Vận dụng kiến thức đã học trong bài làm BT phân loại: hiđrôcacbon, dẫn xuất hiđrôcacbon, hợp chất vô cơ với hữu cơ.
d. Vận dụng cao: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn giải bài tập nâng cao:
- Công dụng một số hợp chất hữu cơ trong ngành y và nông dược.
- Xác định công thức HCHC.
- Thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ.
2. Kỹ năng: - Quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận.
- Phân loại hợp chất hữu cơ.
- Lập CTHH của hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần phần trăm các nguyên tố.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, tạo hứng thú để HS yêu thích bộ môn.
4. Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực tự học.
- Năng lực hợp tác theo nhóm.
- Năng lực vận dụng hóa học vào cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
II. ChuẨn bỊ cỦa giáo viên và hỌc sinh.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh màu: Các loại thức ăn, hoa quả, đồ dùng quen thuộc hàng ngày.
- Hóa chất: Bông, nến, nước vôi trong.
- Dụng cụ: Cốc thủy tinh, ống nghiệm, đũa thủy tinh.
2. Chuẩn bị của học sinh: - Xem trước bài mới.
- Các mẫu vật: Ly nhựa, bút nhựa, bọc nhựa,…
III. TỔ chỨc hoẠt đỘng hỌc tẬp.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Thông qua.
3. Thiết kế tiến trình dạy học:
3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
3.1.1.Mục tiêu: Biết một số đồ dùng làm từ hợp chất hữu cơ và một số loại thức ăn có chứa HCHC.
3.1.2. Phương thức hoạt động: Cho HS hoạt động nhóm kể một số đồ dùng thông dụng đã biết làm từ HCHC và một số thức ăn có chứa HCHC.
3.1.3. Gợi ý sản phẩm:
HS kể tên được một số đồ dùng thông dụng làm từ HCHC như: Vỏ xe, thau nhựa, vải, cặp da, bút và các thức ăn có chứa HCHC như: Dầu ăn, thuốc chữa bệnh, xăng, nón, dép,...
3.1.4. Dẫn dắt vào bài mới: Từ thời xưa, con người đã biết sử dụng và chế biến các loại hợp chất hữu cơ có trong tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống.
Nhưng hiện nay khoa học tiến bộ hơn, con người đã chế biến đa dạng thức ăn đồ dùng... từ HCHC. Vậy để biết HCHC là gì? Hóa học hữu cơ là gì? Bài học hôm nay sẽ rõ hơn.
3.2. HoẠt đỘng hình thành kiẾn thỨc:
HOẠT ĐỘNG 1: Khái niệm về hợp chất hữu cơ
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết được khái niệm về hợp chất hữu cơ.
2. Kỹ năng: Quan sát, phân biệt được hợp chất hữu cơ.
B. Phương thức: hoạt động theo nhóm, quan sát.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung |
- Cho HS quan sát tranh vẽ và các mẫu vật có chứa HCHC và giới thiệu về HCHC. - Yêu cầu HS tìm hiểu thêm thông tin SGK cho biết: Số lượng HCHC và tầm quan trọng của nó đối với đời sống. HCHC có ở đâu nhiều nhất? - GV gợi ý cho HS trả lời. * Dự kiến sản phẩm: Chất hữu cơ có ở đâu, tầm quan trọng của một số chất hữu cơ thường gặp trong đời sống. - GV nhận xét chung -> Kết luận. | - Quan sát tranh vẽ và mẫu vật.
- Tìm hiểu thông tin, trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. - Đại diện nhóm trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung. | I. KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ. 1. Hợp chất hữu cơ có ở đâu? Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh chúng ta, có trong hầu hết các loại lương thực, thực phẩm (cá, thịt, rau,..), trong đồ dùng (quần, áo,…) và ngay trong cơ thể chúng ta.
|
- GV làm thí nghiệm: ( hình 4.2 SGK). - Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm nhận xét hiện tượng và nêu kết luận. * Dự kiến sản phẩm: biết được hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon. - Yêu cầu Hs khác nhận xét. - Nhận xét & bổ sung. - Giới thiệu: Đa số hợp chất của cacbon đều là HCHC, chỉ có một số ít là hợp chất vô cơ như: CO, CO2 , H2CO3 và các muối cacbonat kim loại. - Yêu cầu HS hoạt động nhóm: + Tìm hiểu thông tin SGK cho biết: HCHC chia làm mấy loại và cho ví dụ nêu đặc điểm, cấu tạo từng loại. * Dự kiến sản phẩm: HS phân loại đúng: Có 2 loại - Yêu cầu Hs khác nhận xét. - Nhận xét & bổ sung. - Giới thiệu: Còn nhiều cách phân loại khác phức tạp hơn như phân loại theo mạch cacbon ( mạch hở, mạch vòng,…). - Yêu cầu HS làm bài tập: phân biệt HC vô cơ và HCHC (hiđrôcacbon, dẫn xuất hiđrôcacbon) của các chất: MgCO3 , C2H2 , MgHCO3 , C6H6 , C6H12O6 ,C2H4O2, C3H7Cl - Nhận xét chung -> Kết luận. | - Quan sát thí nghiệm GV làm. - Nhận xét hiện tượng: nước vôi trong vẫn đục. - Nước vôi trong đục vì bông cháy sinh ra khí CO2 . - Đại diện nhóm trả lời. - Hs khác nhận xét. - HS ghi nhớ.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS ghi nhớ.
- Làm bài tập theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày và nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS ghi nhớ. | 2. Hợp chất hữu cơ là gì? HCHC là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2 , H2CO3, các muối cacbonat kim loại). VD: CH4, C2H5OH, C2H4, CH3Cl,…
3. Các hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào? HCHC chia làm 2 loại: - Hiđrôcacbon: Phân tử chỉ chứa C và H. VD: CH4 , C6H6, C2H4,… - Dẫn xuất của hiđrôcacbon: Ngoài C, H phân tử còn chứa các nguyên tố khác như: O, Cl,... VD: C2H6O, CH3Cl …
|
HOẠT ĐỘNG 2 : Khái niệm về hóa học hữu cơ
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Khái niệm về hóa học hữu cơ là chuyên nghiên cứu về các loại HCHC và chuyển đổi của chúng.
- Vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.
2. Kỹ năng: Tìm hiểu, quan sát.
B. Phương thức: thảo luận nhóm và quan sát.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung |
- Cho HS quan sát một số hình ảnh về các sản phẩm của ngành hóa học hữu cơ như: Vải, dầu ăn, xăng, rượu, vỏ xe, đường ăn, nước hoa, thuốc uống,… - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và hoạt động nhóm theo yêu cầu: + Hóa học hữu cơ là gì? + Hóa học hữu cơ có vai trò như thế nào đối với đời sống xã hội. * Dự kiến sản phẩm: biết được: Khái niệm về hóa học hữu cơ và vai trò của ngành hóa học hữu cơ đối với kinh tế xã hội. - Nhận xét, đánh giá sản phẩm. | - Quan sát các sản phẩm của ngành hóa học hữu cơ.
- Đọc thông tin và thảo luận nhóm theo yêu cầu. - Nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận -> Ghi bài. | II. KHÁI NIỆM VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ: - Hóa học hữu cơ là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các loại HCHC và chuyển đổi của chúng. - Ngành hóa học hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội.
|
GV tích hợp: Khi sử dụng các sản phẩm từ các hợp chất hữu cơ cần chú ý đến việc phân hủy các phế liệu từ những chất này cần phải cẩn thận tránh làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe con người. |
3.3. HoẠt đỘng luyỆn tẬp:
3.3.1. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố và khắc sâu kiến thức về hóa học hữu cơ.
2. Kỹ năng: So sánh, phân loại HCHC.
3.3.2. Phương thức: Tổ chức HS hoạt động nhóm, cá nhân kết hợp hoạt động này để hoàn thiện các bài tập.
3.3.3. Dự kiến sản phẩm: Đáp án của các bài tập.
1. Dựa vào dữ kiện nào sau đây để có thể nói là hợp chất vô cơ hay hữu cơ?
A. Trạng thái. C. Độ tan trong nước.
B. Màu sắc. D. Thành phần nguyên tố.
Đáp án: D
2. Dãy chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ:
A. CH4 , C2H6, CO2 C. CH4 , C6H6, C2H5OH
B. CH4 , C6H6, CO D. CH4 , C6H6, CaCO3
Đáp án: C
3. Dãy các chất là hiđrôcacbon:
A. CH4 , C2H6, C6H6 C. CH4 , C2H6, CH3Cl
B. CH4 , C2H6, C2H6O D. CH3Cl , C2H2 , C2H6
Đáp án: A
4. Chọn câu đúng:
A. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất trong tự nhiên.
B. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon.
C. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.
D. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống.
Đáp án: C
3.3.4. Nhận xét đánh giá sản phẩm:
- Thông qua hoạt động cá nhân, nhóm GV chú ý quan sát kịp thời phát hiện khó khăn của HS để hổ trợ đúng lúc.
- Thông qua báo cáo kết quả của HS, GV hướng dẫn và giúp HS hoàn thiện kiến thức.
3.4. HoẠt đỘng vẬn dỤng:
3.4.1. Mục tiêu:
* Kiến thức: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
* Kỹ năng: Làm các bài tập cơ bản và nâng cao.
3.4.2. Phương thức: hoạt động cả lớp.
3.4.3. Dự kiến sản phẩm:
Câu 1: So sánh thành phần về khối lượng cacbon trong các chất sau: CH4 , CH3Cl , CH2Cl2 , CHCl3
Đáp án:
Tìm khối lượng % cacbon trong từng chất rồi so sánh:
% mc (CH4) =
% mc (CH3Cl) =
% mc (CH2Cl2) =
% mc (CHCl3) =
Thành phần phần trăm khối lượng C trong hợp chất sắp xếp theo thứ tự:
CH4 > CH3Cl > CH2Cl2 > CHCl3
Câu 2: Axit axetic có công thức C2H4O2 . Hãy tính phần trăm khối lượng các nguyên tố trong axit axetic. Đáp án:
% mC =
% mH =
% mO =
Câu 3: Sắp xếp các chất: C6H6 , CaCO3 , C4H10 , C2H6O , NaNO3 , CH3NO2 , NaHCO3 , C2H3O2Na vào cột thích hợp ở bảng sau:
Hợp chất hữu cơ | Hợp chất vô cơ | |
Hiđrôcacbon | Dẫn xuất hiđrôcacbon |
|
|
|
Đáp án:
Hợp chất hữu cơ | Hợp chất vô cơ | |
Hiđrôcacbon | Dẫn xuất hiđrôcacbon |
CaCO3 , NaHCO3 |
C6H6 , C4H10 | C2H6O ,CH3NO2,C2H3O2Na |
Câu 4: Xác định công thức phân tử HCHC A chứa 80% cacbon và 20% hiđrô.
Đáp án:
Đặt CTPT của A là: CxHy
Tìm x, y -> Ta có tỷ lệ: x : y = :
= 1 : 3 => x = 1 ; y = 3
Vậy công thức đơn giản là: (CH3)n
Biện luận: Nếu n = 1 => CH3 (cacbon có hóa trị III): loại
Nếu n = 2 => C2H4 (cacbon có hóa trị IV): nhận
Câu 5: Một hợp chất X có cấu tạo bởi cacbon và hiđrô theo tỷ lệ về khối lượng như sau: mC : mH = 4 : 1, và có phân tử khối là 30. Vậy CTPT của X là:
A. C2H4 ; B. C2H6 ; C. C3H4 ; D. C2H2
Đáp án: B
Giải: Đặt CTPT của X là: CxHy
x : y = :
=
: 1 => x : y = 1 : 3
Vậy công thức đơn nguyên là: (CH3)n
M(CH3)n = 30 => n = 2 => C2H6
Câu 6: Chất B chứa 85,71% cacbon và 14,29% hiđrô, một khí A ở đktc nặng 1,25g. Xác định CTPT của B.
Đáp án:
MB = 1,25 x 22,4 = 28g
Số nguyên tử C: nC =
Số nguyên tử H: nH = = 4
Vậy công thức phân tử của B là: C2H4
3.4.4. Nhận xét đánh giá sản phẩm:
Thông qua hoạt động của GV và HS, giúp các em giải quyết các bài tập nâng cao.
3.5. HoẠt đỘng tìm tòi mỞ rỘng:
3.5.1. Mục tiêu:
* Kiến thức: Tìm hiểu một số hợp chất hữu cơ dùng làm thuốc chữa bệnh cho người và một số dùng làm thuốc bảo vệ thực vật, động vật.
* Kỹ năng: Tìm tòi, nghiên cứu.
3.5.2. Phương thức: Hoạt động cá nhân.
3.5.3. Dự kiến sản phẩm:
- HS biết được một số hợp chất hữu cơ có ứng dụng làm thuốc chữa bệnh người và thuốc bảo vệ động, thực vật.
Ví dụ như:
- Naphtalen (Sc – 1 – 04 – 8S): dùng làm thuốc chống gián (bang phiến).
- Chất hữu cơ Z chiết xuất từ cây đại hồi để sản xuất thuốc Tamiflu phòng chống cúm gia cầm hiện nay.
- Axit Benzoic (SC – GH – 5COOH S): Dùng trong nông dược.
- Phenol: Sản xuất chất diệt cỏ 2,4D, diệt nấm mốc, chất trừ sâu bọ,..
- Glucozơ làm thuốc tăng lực.
- Axit Glutamic làm thuốc hỗ trợ thần kinh.
- Methionin là thuốc bổ gan.
- Axit Salixylic / axit O – hiđroxi benzoic -> Chế biến thuốc giảm đau, thuốc xoa bóp, thuốc cảm,…
3.5.4. Nhận xét đánh giá sản phẩm:
GV đánh giá đánh giá dựa trên báo cáo kết quả tìm hiểu của HS.