Hiển thị các bài đăng có nhãn BÀI 22: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 2: KIM LOẠI. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÀI 22: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 2: KIM LOẠI. Hiển thị tất cả bài đăng

27/11/2023

BÀI 22: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

 

I/- Mục tiêu:

1/- Kiến thức: HS ôn tập hệ thống lại:

             + Dãy hoạt động hóa học của kim loại.

              + Tính chất hóa học của kim loại nói chung: tác dụng với phi kim, với dd axít, với dd muối và điều kiện để phản ứng xảy ra.

              + Tính chất giống và khác giữa kim loại Al và Fe.

              + Thành phần, tính chất và sản xuất gang và thép.

              + Sản xuất Al bằng cách điện phân hổn hợp nóng chảy của nhôm oxít và criolít.

              + Sự ăn mòn kim loại là gì? Biện pháp bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn.

 2/- Kĩ năng: 

              + Biết hệ thống hóa, rút ra những kiến thức cơ bản của chương.

              + Biết so sánh để rút ra tính chất giống và khác nhau giữa Al và Fe.

               + Biết vận dụng ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại để viết các PTHH và xét các phản ứng có xảy ra hay không? Giải thích hiện tượng xảy ra trong thực tế.

              + Vận dụng để giải các bài tập hóa học có liên quan.

 3/- Thái độ:  Giáo dục thái độ, lòng yêu thích bộ môn.

 4/- Năng lực hình thành:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực thực hành hóa học

- Năng lực tính toán hóa học

- Năng lực hợp tác

     - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

II/- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

  1/- Chuẩn bị của giáo viên: Phiếu học tập, bảng phụ, tóm tắc kiến thức đã được hệ thống.

   2/- Chuẩn bị của học sinh:   Xem lại tính chất hóa học của kim lọai, dãy họat động hóa học kim lọai, tính chất hóa học của nhôm và sắt. Xem trước nội dung bài ôn tập.

III/- Tổ chức các hoạt động học tập:

   1/- Ổn định lớp

   2/- Kiểm tra bài cũ:

 - Hãy trình bày tính chất hóa học của nhôm. Viết PTHH của nhôm với oxi, với axit, với muối.

 - Hãy ghi dãy họat động hóa học của kim loại. Nêu ý nghĩa của dãy hoạt động.

   3/- Thiết kế tiến trình dạy học:

3.1. Hoạt động khởi động:

- Mục tiêu:  HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương thức: Dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình….

Đặt vấn đề: Chúng ta đã nghiên cứu tính chất chung của kim lọai, đại diện kim loại ta nghiên cứu là nhôm và sắt. Để thực hiện tính chất chung của kim lọai, phải biết dãy hoạt động của kim loại và biết vận dụng kiến thức đó để giải bài tập. Để giải quyết vấn đề trên ta sang bài mới.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 1:     I/-Kiến thức cần nhớ

-Mục tiêu:

+ Kiến thức: HS nắm được kiến thức trọng tâm của chương 2.

+ Kĩ năng: Rèn cách tự học và củng cố kiến thức.

-Phương thức: Phát hiện vấn đề, vấn đáp.

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

Nội dung

* Nêu vấn đề gọi học sinh trả lời cá nhân:

  + Hãy ghi dãy hoạt động hóa học của kim loại? Trình bày ý nghĩa của sãy hoạt động.

  + Nhôm và sắt có tính chất hóa học nào giống nhau và khác nhau?

+ Hợp kim của sắt gồm những loại nào?

- Gợi ý sản phẩm:

à K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au  à Nêu 4 ý nghĩa.

à Giống nhau: Có tính chất hóa học của 1 kim loại.

Khác nhau: Al tác dụng với kiềm, sắt thì không có.

à Gang và thép.

- Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động.

* Trả lời.

 

 

 

Hoạt động 2:  II/-Bài tập

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Nắm được kiến thức cơ bản để làm bài tập.

+ Kĩ năng: vân dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

Phương thức: Vấn đáp,  hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

* Bài tập 1/69sgk:

Hãy viết PTHH trong mỗi trường hợp sau:

  

  a. Kim loại tác dụng oxi tạo oxít Bazơ.

  b. Kim loại tác dụng với phi kim tạo muối.

  c. Kim loại tác dụng dd Axít tạo muối và giải phóng H2.

  d. Kim loại tác dụng với dd muối tạo muối mới và kim loại mới.

- Gợi ý sản phẩm:

3Fe  +  2O2  Fe3O4

 2Al  +  3Cl2  2AlCl3 

 Fe  + 2HCl  à  FeCl2  + H2

Al+3AgNO3àAl(NO3)3 +3Ag

- Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động.

 

 - HS nghiên cứu bài, thảo luận nhóm làm bài. Cử đại diện nhóm lên làm nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.

 

 

 

* Bài tập 1/69sgk:

 

 

 

 

a. 3Fe  +  2O2  Fe3O4

                                                    b.2Al  +  3Cl2  2AlCl3

                                                    c. Fe + 2HCl à FeCl2 + H2

                                                    d.Al+3AgNO3àAl(NO3)3+ 3Ag

* Bài tập 2/69sgk:

Hãy xét các cặp chất sau đây, cặp chất nào có phản ứng?

       

 

       a/ Al + Cl2  ;  Fe  + Cl2.

 

       b/Al  +  HNO3 đ, nguội

 

       c/ Fe  và  H2SO4 đ, nguội.

       d/ Fe và dd Cu(NO3)2.

  Viết các PTHH (nếu có).

- Gợi ý sản phẩm:

a. 2Al +  3Cl2  2AlCl3

b.Al+HNO3(đặc, nguội)

->Không xảy ra

c. Fe + H2SO4 (đặc, nguội)

-> Không xảy ra

d. Fe +2Cu(NO3)2àFe(NO3)2+  2Cu

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động.

 

* HS nghiên cứu bài, thảo luận nhóm làm bài. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.

 

* Bài tập 2/69sgk:

a. 2Al  +  3Cl2 2AlCl3

 

b. Al + HNO3(đặc, nguội)

à Không xảy ra.

  

c. Fe + H2SO4 (đặc, nguội)

à Không xảy ra.

 

d. Fe+2Cu(NO3)2à Fe(NO3)2+ 2Cu

* Bài tập 4/69 sgk:

* Gọi HS đọc đề bài.

* Yêu cầu các nhóm quan sát đề bài thảo luận nhóm, gọi đại diện nhóm trả lời.

 + Câu (a) có mấy PTHH?

 + Câu (b) có mấy PTHH?

 + Câu (c) có mấy PTHH?

* Gọi đại diện nhóm 1 làm 3 PTHH câu (a), nhóm 2 làm 3PTHH còn lại câu (a), nhóm 3 làm câu (b), nhóm 4 làm câu (c) , nhóm còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung.

- Gợi ý sản phẩm:

->  6 PTHH

-> 3 PTHH

-> 4 PTHH

* Giáo viên theo dõi nhận xét, bổ sung các PTHH cho hoàn chỉnh, nhận xét các nhóm làm đúng bằng cách cho điểm.

- Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động.

 

* HS đọc đề bài.

* Các nhóm quan sát đề bài, thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Đại diện nhóm 1, 2, 3, 4 lên làm, các nhóm còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung.

 

* Bài tập 4/69 sgk:

a)

AlAl2O3AAlCl3Al(OH)3Al2O3

AlAlCl3

b)

FeFeSO4Fe(OH)2FeCl2  

c)  FeCl3Fe(OH3Fe2O3Fe Fe3O4

3.3. Hoạt động luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Luyện tập củng cố nội dung bài học.

+ Kĩ năng:   Rèn  kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán..

-Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân.

· Thế nào là sự ăn mòn kim loại? Hãy nêu những yếu tố kim loại bị ăn mòn?

· Hãy điền những thông tin vào bảng sau cho phù hợp:

 

Gang

Thép

Thành phần

 

 

Tính chất

 

 

Sản xuất

 

 

  3.4. Hoạt động vận dụng:

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Vận dụng làm bài tập.

+ Kĩ năng:   Rèn  kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán..

-Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân.

Bài tập 5/69 sgk:

Cho 9.2g 1 kim loại A phản ứng với khí clo dư tạo thành 23.4g muối.

Hãy xác định kim loại A? Biết A có hóa trị I.

Gợi ý sản phẩm:

PTHH của kim loại A với khí clo.

    2A   + Cl2  à   2ACl

  2mol    1mol     2mol

9,2g                   23,4g

0.4mol  0,2mol

  Theo định luật bảo toàn khối lượng thì khối lượng khí clo là

  23,4g – 9,2g = 14,2g

 Số mol khí clo là:   ð nA=   

             = 2 * 0,2 = 0,4mol

  Khối lượng mol của A là

      mA = nA  . MA  

 à  

  Vậy kim loại A là natri có nguyên tử khối là 23

     2Na   + Cl2 à 2NaCl

Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động.

 3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

 - Mục tiêu:

+ Kiến thức: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

+ Kĩ năng:   Rèn  kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán..

-Phương thức: hoạt động cá nhân.

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học.

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

Chuẩn bị:

        - Về nhà học kỹ phần kiến thức cần nhớ.

        -  Làm bài tập 7 /69 sgk , bài 22.2, 22.4 , 22.5/25 sbt .

        - Mỗi nhóm đem 5 cây đinh mới.

        - Xem trước bài 23 “Thực hành tính chất hóa học của nhôm và sắt”.

 Web: giaoanviolet.com 

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN KHTN 7 CTST MỚI NHẤT

  I.  TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 ,0 điểm)        Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng.             ...