Hiển thị các bài đăng có nhãn CHỦ ĐỀ: BAZƠ (HÓA 9). Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CHỦ ĐỀ: BAZƠ (HÓA 9). Hiển thị tất cả bài đăng

29/10/2023

CHỦ ĐỀ: BAZƠ (HÓA 9)

 

I/- Nội dung chủ đề:

- Tính chất hóa học của bazơ. 

- Một số bazơ quan trọng.

II/- Mục tiêu:

  1/- Kiến thức:

          Tính chất hóa học chung của bazơ (tác dụng với chất chỉ thị màu, với axít); tính chất hóa học riêng của bazơ tan (kiềm) (tác dụng với oxít axít và với dung dịch muối); tính chất riêng của bazơ không tan trong nước (bị nhiệt phân hủy).

  2/- Kĩ năng:

             -  Tra bảng tính tan để biết một bazơ cụ thể thuộc loại kiềm hoặc bazơ không tan.

             - Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất của bazơ, tính chất riêng của bazơ không tan.

             - Viết các PTHH minh họa cho tính chất hóa học của bazơ.

 3/- Thái độ:  Giáo dục thái độ lòng yêu thích bộ môn.

 4/- Định hướng năng lực hình thành: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

III. Bảng mô tả các mức độ cần đạt:

Nội dung

Nhận biết

 

Thông hiểu

 

Vận dụng thấp

 

Vận dụng cao

 

 

 

Tính chất của Bazơ

- Biết được những tính chất hoá học chung của bazơ tan, không tan

- Nhận biết được các hiện tượng hóa học ở mức độ đơn giản.

- Phân biệt được các hợp chất vô cơ

- Nhận biết các hợp chất vô cơ dựa vào phản ứng hóa học đặc

trưng và vận dụng vào làm bài tập đơn giản.

- Nhận biết dung dịch các chất.

-  Xác định cặp chất xảy ra phản ứng.

- Thực hiện các bài toán định lượng

- Tính khối lượng, tính thành phần phần % mỗi chất trong hỗn hợp.

IV. Biên soạn các câu hỏi:

I/. Trắc nghiệm:

1. Mức độ biết.

Câu 1: Chất nào tác dụng với nước tạo ra dung dịch Bazơ:

A. MgO                   B. Na2O                        C. SO2                          D. Fe2O3

Đáp B ( A,D  làm nhiểu vì HS hiểu tất cả oxit bazơ đều tan trong nước)

Câu 2: Dãy chất nào sau đây thuộc hợp chất bazơ

A. Cu(OH)2, HCl, CaO                           B.. Cu(OH)2 , NaOH, Fe(OH)2

            C. NaOH, CO2, Na2SO4.                         D. FeSO4, KOH, CuO.

          Đáp án đúng B (A,C,D nhiểu vì HS chưa xác định thành phần các HCVC)

Câu 3:  Khi nhỏ dung dịch NaOH vào giấy quì tím thì giấy quì sẽ:

A. Hóa đỏ                                                B. Hóa Xanh     

C. Hóa đen                                               D. Không đổi màu

Đáp án đúng B ( A,C,D nhiểu vì HS chưa xác định được sự đổi màu của chất chỉ thị)

Câu 4: Dung dịch NaOH phản ứng được với những chất nào:

A. NaCl                  B.   KCl                C.  BaCl2                 D. CuCl2

                        Đáp án đúng D ( A,B,C nhiểu vì HS chưa xác định được điều kiện của phản ứng)

Câu 5: Nguyên liệu để sản xuất NaOH trong công nghiệp:

          A. Na.                            B. Na2O.                     C. NaCl.                   D. Na2CO3

            Đáp án đúng C ( D nhiểu vì HS nghĩ nguyên liệu điều chế là muối)

Câu 6: Bazơ nào bị nhiệt phân hủy

A.Fe(OH)2                             B.NaOH                                 C.Ca(OH)2                 D.KOH

Đúng A( B,C,D nhiểu vì HS chưa nắm vững tính chất hoá học của bazơ hoặc chưa phân biệt được bazơ tan và bazơ không tan)

Câu 7.

         Các bazơ không tan là

A.           NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Fe2O3. 

B.            Mg(OH)2, Fe(OH)3, H3PO4.

C.            NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3.

D.           Mg(OH)2, Fe(OH)3.

Câu 8: Trong các chất sau đây, chất làm quỳ tím chuyển màu xanh là:

     A.   H2O                                            B.  dung dịch H2SO4

     C. dung dịch KOH                            D. dung dịch Na2SO4   

Câu 9. Công thức hóa học của sắt(III) hiđroxit là

            A. Fe(OH)2.               B. Fe2O3.        C. Fe(OH)3.      D. Fe3O4.

Câu 10.

       Các bazơ kiềm là

A.           NaCl, NaOH, Mg(OH)2, Mg(NO3)2, Fe(OH)3, Fe2O3 

B.            NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3

C.            NaOH, Mg(OH)2

D.           NaOH, KOH, Ba(OH)2

2. Mức độ hiểu.

Câu 1: Dãy chất nào sau đây tác dụng với NaOH:

A. CuCl2, FeCl2, MgCl2                                          

B. KCl. FeCl2, CuCl2

C. BaCl2, CuCl2, FeCl2       

D. CaCl2, CuCl2, FeCl2

Đúng A(Nhiễu B,C,D vì HS chưa nắm vững điều kiện của phản ứng trao đổi)

Câu 2: Dãy chất nào bị nhiệt phân hủy:

A.Cu(OH)2, Mg(OH)2, NaOH                             

B. Fe(OH)3, KOH, Mg(OH)2,

C. Al(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2                                   

D. Fe(OH)2, Ba(OH)2, Mg(OH)2

Đúng C (nhiễu A,B,D vì HS nhầm tính chất hóa học của bazơ tan và bazơ không tan)

Câu 3: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuCl2, chất kết tủa nào được tạo ra:

                   A. Cu                               B. CuO                   C. Cu(OH)2               D. Cu2O

                   Đúng C ( nhiễu A,B,D vì tất cả đều là chất không tan)

Câu 4: Cho khí CO2 qua dd nước vôi trong, sản phẩm kết tủa là:

                   A. CaO                B. CaCO3                   C. BaSO4                    D. AgCl

                   Đúng B (nhiễu C,D vì tất cả đều tạo kết tủa trắng)

Câu 5: Dẫn 6,72 lít khí CO2 (ĐKTC) vào dung dịch nước vôi trong, khối lượng kết tủa tạo ra:

                   A. 3g              B. 0,5g                     C. 20g                   D. 300g

                   Đúng A (nhiễu B,C,D vì HS tính nhầm)

Câu 6:  .Để phân biệt 2 dd NaOH và Ca(OH)2 ta dùng thuốc thử:

A. Khí CO2

B. DD HCl

C. Giấy quì

D. Khí Oxi

Đúng A (nhiễu C vì đây là chất chỉ thị màu nhận biết kiềm)

Câu 7.

 Cho các chất : CuO ; SO2 ; H2SO4 ; Cu(OH)2 ; Al2O3 ; Fe ; K2SO4 ; CuSO4. Dung dịch NaOH phản ứng được với :

A.  Al2O3 ; Fe ; K2SO4 ; SO2 

B.  Al2O3 ;  H2SO4 ; SO2 ; CuSO4

C.  SO2 ; H2SO4 ; Cu(OH)2 ; Al2O3 

D.  H2SO4 ; Al2O3 ; Fe ; CuSO4             

Câu 8. Trong các chất sau đây, chất làm quỳ tím chuyển màu xanh là:

     A.   H2O                                         B.  dung dịch H2SO4

     C. dung dịch KOH                            D. dung dịch Na2SO4   

Câu 9. Nhóm gồm các khí đều phản ứng với dung dịch NaOH ở điều kiện thường: 

      A.   H2, Cl2                                              B.   CO, CO2              

      C.   Cl2, CO2                                           D.   H2, CO

Câu 10

Chất phản ứng với dung dịch NaOH là:

            A. Ag.                         B. Al.             C. CuO.                      D. Fe.

3. Mức độ vận dụng thấp.

Câu 1:Số ml dung dịch H2SO4 2M cần để phản ứng vừa đủ 100ml dd NaOH 1M là :

A. 50

B. 25

C. 100

D. 250

Đúng B (nhiễu A,C,D vì HS tính toán sai)          

Câu 2: Cho các chất : Na2O, Na, NaOH, Na2SO4, Na2CO3, dãy chất nào thể hiện mối quan hệ đúng:

A. Na2OàNa2SO4 àNa2CO3

B. Naà Na2CO 3 àNa2SO4

C. Na à Na2O àNa2SO4 à Na2CO3

D. NaOH à Na2CO3 à Na2SO4

            Đúng D (Nhiễu A,B,C vì HS không xác định được mối quan hệ HCVC)

Câu 3: Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2, ta dùng:

A.Quì tím

B.DD Ba(NO3)2

C.DD AgNO3

D.KOH

Đúng D (Nhiễu C vì tất cả  đều tạo chất kết tủa )

Câu 4: Để phân biệt Al, Fe, Ag dùng cặp dd nào sau đây là hợp lý

A.HCl và NaOH

B.HCl và Na2SO4

C.NaCl và NaOH

D.CuCl2 và KNO3

            Đúng A (nhiễu B vì cùng có HCl)

4. Mức độ vận dụng cao.

Câu 1: Cho hỗn hợp CaCO3 và CaSO4 tác dụng với dung dịch HCl dư tạo thành 448 ml khí ( đktc). Khối lượng CaCO3 trong hỗn hợp ban đầu

A.0,2 gam                  B.20 gam                   C.12 gam                   D.2 gam

Đúng D( nhiễu A,B,C vì HS tính toán sai)

Câu 2:  Nung hỗn hợp 2 muối MgCO3 và CaCO3 đến khối lượng không đổi thu được 3,8 g chất rắn và giải phóng 1,68 lit  CO2. Khối lượng MgCO3 trong hỗn hợp là:

A.30,57 %                  B.30 %                       C.29,58 %                  D.28, 85 %

Đúng C ( nhiễu A,B,D vì HS tính toán sai) II/ Tự luận;

1/ Biết:

Câu 1:

Hãy viết công thức hóa học của các:

a/ Bazơ ứng với những oxit sau: Na2O, BaO, Al2O3

b/ Oxit ứng với những bazơ sau: KOH, Ca(OH)2, Zn(OH)2, Cu(OH)2

Câu 2: Từ những chất có sẵn là Na2O, CaO, H2O. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế các dung dịch bazơ.

Câu 3: Cho các chất: NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3, KOH, Ba(OH)2, Cu(OH)2,

Al(OH)3, Ca(OH)2. Hãy chỉ ra chất nào là bazơ kiềm, chất nào là bazơ không tan.

2/ Hiểu

Câu 1: Có những bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào

a/ tác dụng được với dung dịch HCl

b/ tác dụng được với dung dịch CO2?

c/ bị nhiệt phân hủy?

d/ đổi màu quỳ tím thành xanh?

Viết các phương trình hóa học.

Câu 2: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết hai dung dịch không màu là  NaOH  và Ba(OH)2 . Viết các phương trình phản ứng

Câu 3: Từ những chất sau: CaO (vôi sống), Na2CO3 (sô đa), H2O. Viết các  phương trình hoá học điều chế NaOH.

3/ Vận dụng:

Câu 1: Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, và Na2SO4. Chỉ được dung quỳ tím, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học? Viết các phương trình hóa học.

4/ Vận dụng cao:

Câu 1: Cho 3,04 gam hổn hợp NaOH và KOH tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 4,15 gam các muối clorua

a/ Viết các phương trình hóa học xãy ra.

b/ Tính khối lượng của mỗi hidroxit trong hổn hợp ban đầu

V/- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

   1/- Chuẩn bị của giáo viên:

      + Hóa chất: các dd KOH, NaOH, HCl, HNO3, CuSO4, phenoltalin, quì tím, CaCO3, hoặc Na2CO3.

      + Dụng  cụ: ống nghiệm cở nhỏ, đủa thủy tinh, phểu, giấy lọc, thiết bị điều chế CO2 từ CaCO3 hoặc SO2 từ Na2SO3

              + Chú ý: đối với bazơ ko tan: Cu(OH)2, phải điều chế tại chổ bằng phản ứng của dd muối tác dụng với dd kiềm.

   2/- Chuẩn bị của học sinh:   Xem trước nội dung kiến thức bài mới.

VI/- Tổ chức các hoạt động học tập

   1/- Ổn định lớp.

   2/- Kiểm tra bài cũ: (Thay bằng kiểm tra 15 phút)

   3/- Thiết kế tiến trình dạy học:

3.1. Hoạt động khởi động:

- Mục tiêu: HS hiểu được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương thức: nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

Tiết 1:

* Hoạt động cá nhân:

Giáo viên treo bảng tính tan, yêu cầu hs quan sát cho biết: dựa vào bảng tính tan trong nước, bazơ được phân thành mấy loại?

Hs nghiên cứu bảng tính tan, trả lời câu hỏi

Gv: Hãy kể 1 số bazơ tan, bazơ không tan, bazơ ít tan

Hs kể 1 số bazơ tan, bazơ không tan, bazơ ít tan

Dự kiến sản phẩm:

Có 2 loại: bazơ tan và bazơ không tan trong nước

Bazơ tan: NaOH, KOH, ….

Bazơ ít tan: Ca(OH)2

Bazơ không tan: Fe(OH)3, Cu(OH)2….

Giáo viên nhận xét dẫn dắt vào bài mới:

   Chúng ta đã biết có loại bazơ tan và bazơ không tan. Những loại bazơ này có những tính chất hóa học nào? Để tìm hiểu rõ chúng ta bước vào bài mới.

Tiết 2:

            NaOH là một bazơ tan hay không tan? Vậy nếu NaOH là bazơ không tan thì nó có tính chất gì và những ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất. Để hiểu rõ hơn ta sang bài mới (Giáo viên ghi tựa bài)

          Tổ chức tình huống: Khi ta nghiên cứu về thể, màu, mùi, vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy…… thì ta muốn nói tới tính chất gì?. Vậy NaOH có tính chất vật lý gì ? Để hiểu rõ hơn ta sang hoạt động.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 1:     I/-Tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị màu: 

Mục tiêu:

- Kiến thức: Cho học sinh biết dung dịch bazo làm đổi mầu chất chỉ thị.

- Kĩ năng: Viết PTHH.

 Phương thức: Hợp tác nhóm nhỏ, thí nghiệm nêu vấn đề, nêu giải quyết vấn đề, đàm thoại.

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

Nội dung

* Phát hóa chất và dụng cụ thí ngiệm cho các nhóm.

* Gọi học sinh đọc thông tin thí nghiệm 1,2 sgk/24.

* Yêu cầu học sinh trình bày cách tiến hành thí nghiệm.

* Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm và ghi lại hiện tượng thí nghiệm.

* GV: Theo dõi và uốn nắn từng nhóm.

* Đặt vấn đề, gọi đại diện nhóm trả lời.

   + Em hãy trình bày hiện tượng quan sát được?

 + Qua thí nghiệm em rút ra nhận xét gì?

Gợi ý sản phẩm:

- Quì tím chuyển thành màu xanh, phenolptalein không màu chuyển màu hồng.

- Làm đổi màu chất chỉ thị.

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

* Các nhóm nhận hóa chất và dụng cu thí nghiệm.

* 2 học sinh đọc nội dung thí nghiệm 1,2.

* 1 học sinh trình bày cách tiến hành thí nghiệm.

* Các nhóm tiến hành thí nghiệm và ghi hiện tượng.

 

* Cử đại diện nhóm trả lời, nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.

* Đại diện nhóm trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Dung dịch bazơ làm:

- Quì tím chuyển sang màu xanh.

- Phenolphtalin không màu hóa hồng.

Hoạt động 2:            II/- Tác dụng của dung dịch bazơ với oxit axit  

Mục tiêu:

- Kiến thức: Cho học sinh biết phản ứng giữa dung dịch bazo với oxit axit.

- Kĩ năng: Viết PTHH.

 Phương thức: Nêu giải quyết vấn đề, gợi mở, giải thích.

* Đặt vấn đề gọi học sinh trả lời.

  + Oxit axit có bao nhiêu tính chất hóa học?

  + Trong các tính chất hóa học của oxit axit có tính chất hóa học nào của dung dịch bazơ không?

  + Vậy dung dịch Bazơ tác dụng với oxit axit tạo ra chất gì?

  + Hãy hoàn thành 2 PTHH sau:

   Ca(OH)2  +  P2O5 à

    NaOH    +  SO2 à

  + Từ PTHH em rút ra được kết luận gì?

Gợi ý sản phẩm:

- 3 tính chất hóa học.

- Có oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ.

- Có à Muối và nước.

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

* Học sinh trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 2 học sinh hoàn thành 2 PTHH.

 

 

 

- Kết luận.

 

 

 

 

 

Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước

 PTHH:

 3Ca(OH)2+P2O5àCa3(PO4)2+ 3H2O                                     2NaOH+SO2àNa2SO3+  H2O

Hoạt động 3:  III/- Tác dụng của dung dịch bazơ với dung dịch muối (7 phút)

Mục tiêu:

- Kiến thức: Cho học sinh biết sản phẩm khi dung dịch bazo tác dụng với dung dịch muối.

- Kĩ năng: Viết PTHH.

 Phương thức: Hợp tác nhóm nhỏ, thí nghiệm nêu vấn đề, nêu giải quyết vấn đề, đàm thoại.

* Giáo viên yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm cho dung dịch bazơ NaOH tác dụng với dung dịch muối CuSO4

* GV: Hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm, ghi lại hiện tượng thí nghiệm.

* Đặt câu hỏi gợi mở, gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.

  + Trước thí nghiệm CuSO4, NaOH  ở trạng thái nào? Màu gì?

  +  Sau khi thí nghiệm xong có hiện tượng gì?

  + Hãy ghi PTHH xảy ra.

       CuSO4 +  NaOH à

  + Em rút ra được kết luận gì?

Gợi ý sản phẩm:

- CuSO4 là dung dịch, màu xanh, NaOH là dung dịch, không màu.

- Có một chất kết tủa màu xanh xuất hiện.

- Sản phẩm tạo thành là muối và nước.

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

* Các nhóm làm thí nghiệm cho dung dịch bazơ NaOH tác dụng với dung dịch muối CuSO4.

 

* Các nhóm tiến hành thí nghiệm, ghi lại hiện tượng.

 

* Cử đại diện nhóm trả lời, nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.

 

 

 

 

 

 

- 1 hs ghi PTHH.

 

 

 

 

 

 

Dung dịch bazơ tác dụng với dung dịch muối sản phẩm tạo thành là muối mới và bazơ mới.

PTHH:  

CuSO4 + 2NaOHàNa2SO4+ Cu(OH)2                                                                                          Màu xanh lam

Hoạt động 4:IV/- Tác dụng của bazơ với axit

Mục tiêu:

- Kiến thức: Cho học sinh biết sản phẩm khi  bazo tác dụng với axit .

- Kĩ năng: Viết PTHH.

 Phương thức: Hợp tác nhóm nhỏ, thí nghiệm nêu vấn đề, nêu giải quyết vấn đề, đàm thoại..

* GV hướng dẩn HS điều chế Cu(OH)2, sau đó yêu cầu HS thêm 1-2ml dd HNO3 vào.

  + Em hãy trình bày hiện tượng quan sát được?

  + Em rút ra nhận xét gì?

  + Yêu cầu HS viết PTHH?

Gợi ý sản phẩm:

-Cu(OH)2 bị hòa tan tạo thành dd màu xanh lam.

- Bazơ không tan tác dụng với axít tạo muối và nước.

 Cu(OH)2 + 2HNO3" Cu(NO3)  + 2H2O

* Yêu cầu HS lấy 1-2ml KOH cho vào ống nghiệm nhỏ 1 giọt dd phenolphtalin vào tiếp tục cho 1-2 ml dd HCl vào.

  + Em hãy trình bày hiện tượng quan sát được.

+ Gọi hs  viết PTHH?

+ Phản ứng giửa axít và bazơ gọi là phản ứng gì?

Gợi ý sản phẩm:

- Từ ko màu chuyển sang màu đỏ, rồi chuyển sang ko màu. Đây là dấu hiệu nhận biết phản ứng xảy ra.

- PTHH:

 KOH  + HCl à KCl + H2O

- Phản ứng trung hòa.

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

* HS tiến hành điều chế Cu(OH)2 theo hướng dẫn giáo viên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Các nhóm làm theo yêu cầu của GV và ghi lại hiện tượng.

 

 

                                                        

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 -  Bazơ tác dụng với axít tạo muối và nước.

 PTHH:  

Cu(OH)2 + 2HNO3 "  Cu(NO3)2 + 2H2O

KOH + HCl " KCl + H2O

 -  Phản ứng giữa axít và bazơ gọi là phản ứng trung hòa.

Hoạt động 4:   V/- Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy

Mục tiêu:

- Kiến thức: Cho học sinh biết sản phẩm  bazơ khi bị đun nóng.

- Kĩ năng: Viết PTHH.

 Phương thức: Hợp tác nhóm nhỏ, thí nghiệm nêu vấn đề, nêu giải quyết vấn đề, đàm thoại..

* Yêu cầu HS đọc nội dung thí nghiệm + nghiên cứu H 1-16 SGK, thảo luận nhóm.

  + Em hãy trình bày hiện tượng quan sát được?

   + Gọi HS ghi lại PTHH.

Gợi ý sản phẩm:

- Chất rắn màu xanh chuyển sang màu đen và có hơi nước thoát ra.

* GV: Tiến hành thí nghiệm đun nóng Cu(OH)2 cho cả lớp quan sát.

   + Nêu sự giống và khác nhau về tính chất hóa học của dd Bazơ và bazơ không tan.

* Đặt vấn đề gọi học sinh trả ời, học sinh theo dõi nhận xét bổ sung.

  + Dựa vào tính chất hóa học của bazơ, em hãy cho biết bazơ tan và bazơ không tan chúng có tính chất hóa học giống nhau và khác nhau ở chỗ nào?

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

* HS đọc nội dung thí nghiệm+ nghiên cứu H 1-16 SGK, thảo luận nhóm.

 

 

 

* Cả lớp quan sát thí nghiệm.

 

 

-1 HS trả lời, HS lớp nhận xét.

 

 

 

 

 

* Học sinh trả lời, học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bazơ không tan   Oxít bazơ tương ứng + nước.

 PTHH:  

Màu xanh         màu đen

Hoạt động 5:   A) Natri hiđroxit NaOH

                                      I/- Tính chất vật lý:    

Mục tiêu:

- Kiến thức: Cho học sinh biết  NaOH có những tính chất vật lý nào.

- Kĩ năng: Viết PTHH.

 Phương thức: Hợp tác nhóm nhỏ, thí nghiệm nêu vấn đề, nêu và giải quyết vấn đề, giải thích..

* Giáo viên đặt vấn đề:

  + Cho biết CTHH? Phân loại? Tên thường gọi?

Gợi ý sản phẩm: CTHH: NaOH (kiềm), xút ăn da.

* Phát hóa chất NaOH , đế sứ, nước cho các nhóm

* Yêu cầu các nhóm quan sát, trạng thái, màu sắc của hóa chất.

* Hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm: “Lấy một ít NaOH  bỏ vào đế sứ, sau đó cho ít nước vào lắc đều”.

* Yêu cầu các nhóm theo dõi và ghi lại hiện tượng thí nghiệm, gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung.

  + NaOH lúc đầu ở thể nào? Màu gì?

  + Khi cho nước vào lắc nhẹ có hiện tượng gì xảy ra?

Gợi ý sản phẩm:

+ Thể rắn, không màu.

+ NaOH tan dần trong nước.

* Yêu cầu học sinh sờ tay vào dung dịch và nhận xét.

  + Khi em sờ tay vào dung dịch có hiện tượng gì? Và thấy giống chất gì trong đời sống hàng ngày ta thường sử dụng?

Gợi ý sản phẩm: Nhờn, nóng, giống xà phòng.

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

* Giải thích thêm: ”Khi ta hòa tan nước vào NaOH ta được dung dịch NaOH nhờn, làm bục vải, giấy, ăn mòn da (xà phòng), do đó khi ta sử dụng phải hết sức cẩn thận”.      

* 1 học sinh trả lời:

 

 

 

 

* Các nhóm nhận hóa chất và dụng cụ.

* Các nhóm quan sát trạng thái, màu sắc hoá chất NaOH.

 

* Các nhóm làm thí nghiệm.

 

 

 

* Các nhóm quan sát thí nghiệm ghi hiện tượng và cử đại diện nhóm trình bày.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Học sinh sờ tay vào dung dịch.

 * Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 -  CTHH: NaOH (kiềm)

Xút ăn da.

-  Là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.

- Dung dịch NaOH có tính nhờn, làm bục vải giấy, ăn mòn da.

                                      II/- Tính chất hóa học:    (Tự học có hướng dẫn)

Hoạt động 6:    III/- Ứng dụng: 

Mục tiêu:

- Kiến thức: Cho học sinh biết NaOH có những ứng dụng nào trong đời sống và trong công nghiệp.

- Kĩ năng: Viết PTHH.

 Phương thức: Quan sát, nêu giải quyết vấn đề, đàm thoại..

* Gọi HS đọc thông tin.

* Đặt vấn đề:

 + NaOH có những ứng dụng gì trong đời sống?

 + NaOH có những ứng dụng gì trong công nghiệp?

Gợi ý sản phẩm:

- SX xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt, sx nhôm, giấy, tơ nhân tạo…

- Chế biến dầu mỏ, nhiều công ngiệp hoá chất khác…….

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

* Đọc thông tin.

* Trả lời:

 

- NaOH dùng để sản xuất xà phòng, chất tấy rửa, bột giặt.

 - Sản xuất tơ nhân tạo, sản xuất giấy, nhôm…

 - Chế biến dầu mỏ và nhiều  ngành công nghiệp hoá chất khác.

Hoạt động 7:    IV/- Sản xuất natri hyđroxit:

Mục tiêu:

- Kiến thức: Cho học sinh biết sản phẩm khi  bazo tác dụng với axit.

- Kĩ năng: Viết PTHH.

 Phương thức: Nêu giải quyết vấn đề, đàm thoại…

* Yêu cầu HS nghiên cứu phần IV.

   + Sản xuất NaOH bằng phương pháp nào?

   + Thùng điện phân có cấu tạo ntn?

   + Màng ngăn giữa 2 điện cực có tác dụng gì?

   + Tại cực âm thu khí gì? Cực dương?

   + Trong thùng điện phân thu được chất nào?

Gợi ý sản phẩm:

+ Điện phân dd NaCl bão hòa

+  Có màng ngăn giữa 2 điện cực.

+ Ngăn không cho Cl2 sinh ra tác dụng với H2

+ (-) thu khí H2, (+) thu khí Cl2

+ Còn lại NaOH.

* Yêu cầu HS viết PTHH.

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

* Đọc thông tin sgk

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*   1 học sinh viết PTHH

 

 

  NaOH được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, sản phẩm thu được là khí hyđrô ợ cực âm, khí clo ở cực dương và dung dịch NaOH trong thùng.

 PTHH: 

2NaCl+  2H2O  2NaOH   + 2H2   +  Cl2

Hoạt động 7:    B) Canxi hiđroxit Ca(OH)­2

              I/-Tính chất    

Mục tiêu:

- Kiến thức: Cho học sinh biết  Ca(OH)2 có những tính chất nào.

- Kĩ năng: làm thí nghiệm..

 Phương thức: Hợp tác nhóm nhỏ, thí nghiệm nêu vấn đề, đàm thoại, giải thích, quan sát..

1/- Pha chế dung dịch canxi hyđrôxit:

* CTHH? Tên thông thường

* Yêu cầu HS đọc thông tin, nghiên cứu H1-17.

* Gv treo tranh 1-17 yêu cầu HS trình bày cách pha chế?


* Phát hóa chất và dung cụ thí nghiệm cho các nhóm.

*Yêu cầu HS thảo luận nhóm tiến hành pha chế.

* Đặt vấn đề yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng khi pha chế để trả lời.

  + Khi hoà tan Ca(OH)2 vào nước có hiện tượng gì ?

 + Khi lọc vôi sữa ta thu được gì?

+ Chất không màu đó là dung dịch gì?

 + Nước vôi trong (dd Ca(OH)2  để lâu ngày trong không khí có một lớp mỏng CaCO3 trên bề mặt, tại sao?

Gợi ý sản phẩm:

+ Ca(OH)2 hoà tan vào nước tạo thành chất lỏng màu trắng (vôi sữa).

+ Thể lỏng trong suốt không màu.

+ dd Ca(OH)2

+  Vì CO2 trong không khí tác dụng với Ca(OH)2

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

* Giải thích thêm: “Dung dịch Ca(OH)2 có tên gọi là nước vôi trong, đây là một dung dịch bảo hòa ở nhiệt độ phòng có chứa gần 2g Ca(OH)2 trong 1 lít dung dịch Ca(OH)2, cho nên không để lâu ngày trong không khí khi đã pha chế”.

 

 

- Ca(OH)2; tên nước vôi trong.

* Đọc thông tin.

 

* Quan sát tranh H1.17sgk và 1 học sinh trình bày cách pha chế.

 

 

 

* Các nhóm nhận hóa chất và dụng cụ.

* HS thảo luận nhóm tiến hành pha chế.

* Các nhóm quan sát và ghi lại hiện tượng để trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

1/- Pha chế dung dịch canxi hyđrôxit:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    Hòa tan 1 ít vôi tôi Ca(OH)2 trong nước ta được 1 chất lỏng màu trắng là vôi nước (vôi sữa). Lọc vôi nước ta được chất lỏng trong suốt không màu là dd Ca(OH)2.

                                2) Tính chất hóa học: (Tự học có hướng dẫn)

3/-Ứng dụng:

* Yêu cầu HS đọc phần  thông tin sgk/29.

*  Nêu ứng dụng của Ca(OH)2

Gợi ý sản phẩm: Làm vật liệu xây dựng.Khử chua đất trồng, khử độc, diệt trùng…..

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 

* HS đọc phần thông tin sgk.

 

*HS nêu.

 

3/- Ứng dụng:

 Canxi hyđrôxyt dùng để:

- Làm vật liệu xây dựng.

- Khử chua đất trồng trọt

- Khử độc chất thải công nghiệp, diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác động vật.

Hoạt động 8:               II/-Thang pH  (Không dạy)

 

3.3. Hoạt động luyện tập: 

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

+ Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ nhanh kiến thức dể làm bài tập..

- Phương thức:  Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Câu 1: (Bài tập 1 SGK trang 30)

Câu 2: Cho các chất: NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3, KOH, Ba(OH)2, Cu(OH)2,

Al(OH)3, Ca(OH)2. Hãy chỉ ra chất nào là bazơ kiềm, chất nào là bazơ không tan.

Câu 3: Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaOH, H2SO4, HCl, và Na2SO4. Chỉ được dung quỳ tím, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học? Viết các phương trình hóa học.

- Dự kiến sản phẩm:

Câu 1: (Bài tập 1 SGK trang 30)

(1)CaCO3CaO+  CO2

(2) CaO+ H2OÒ  Ca(OH)2

(3) Ca(OH)2 + CO2  Ò           CaCO3  + H2O

(4) CaO +  2HCl Ò                CaCl2 +  H2O

(5)Ca(OH)2  + 2 HNO3 Ò       Ca(NO3)2  + H2O

Câu 2:

Bazơ kiềm:  NaOH, KOH, Ba(OH)2,Ca(OH)2

Bazơ không tan: Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2, Al(OH)3.

Câu 3: Dùng quỳ tím nhận biết dung dịch NaOH (tím sang xanh), dung dịch Na2SO4 (không đổi màu quỳ tím) và nhóm 2 axít (tím chuyển sang đỏ)

-         Dùng dd muối bari như: BaCl­2 hoặc Ba(NO3)2 hoặc Ba(OH)2 để phân biệt HCl với H2SO4 nhờ có phản ứng tạo kết tủa trắng.

- Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt  động:

3.4. Hoạt động vận dụng:

 - Mục tiêu:

+ Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

+ Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ nhanh kiến thức dể làm bài tập.

- Phương thức:  Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Bài tập: Cho 3,04 gam hổn hợp NaOH và KOH tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được 4,15 gam các muối clorua

a/ Viết các phương trình hóa học xãy ra.

b/ Tính khối lượng của mỗi hidroxit trong hổn hợp ban đầu.

- Dự kiến sản phẩm (Gợi ý sản phẩm):

a/ Phương trình hóa học:

HCl + NaOH à NaCl + H2O (1)

HCl + KOH à KCl  + H2O

b/ m NaOH = 0,8g , m KOH = 2,24g

3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: 

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

+ Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ nhanh kiến thức dể làm bài tập.

- Phương thức:  Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

1/ Tại sau những người bị bệnh viêm, loét dạ dày không nên ăn thức ăn quá chua hoặc quá cay hoặc uống nhiều rượu, bia, hoặc dung các đồ uống có gas…

2/ Độ pH cũng có vai trò hết sức quan trọng đối với cây trồng và thủy sản. Em hãy tìm hiểu qua sách, báo, mạng internet,… về độ pH thích hợp đối với một số cây trồng  hoặc thủy sản ở địa phương. Nếu độ pH của môi trường không thích hợp với các loại cây trồng/ thủy sản đó thì phải làm như thế nào?

- Dự kiến sản phẩm (Gợi ý sản phẩm):

1/ Vì trong thức ăn, đồ uống quá chua hoặc quá cay … có nhiều axit

2/ Độ pH quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, thủy sản.

- Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt  động:

            Dặn dò:

              * Học kỹ bài, xem trước Chủ đề: Muối.  Chuẩn bị một số kiến thức cơ bản của bài mới theo câu hỏi gợi ý sau:

-         Dựa vào các tính chất hoá học của axit, bazơ mà dự đoán muối có những tính chất hoá nào?

-         Thế nào là phản ứng trao đổi?

-         Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra.

              * Đọc mục em có biết trang 30 SGK. Làm bài tập 2,3,4/30 sgk và một số bài tập 8.4, 8.5, 8.6 SBT trang 9.

 Web: giaoanviolet.com

 


ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN KHTN 7 CTST MỚI NHẤT

  I.  TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 ,0 điểm)        Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng.             ...