Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài 55: Thực hành tính chất của gluxit. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài 55: Thực hành tính chất của gluxit. Hiển thị tất cả bài đăng

28/11/2023

Bài 55: Thực hành tính chất của gluxit

 

I/- Mục tiêu:

   1. Kiến thức:

  - Phản ứng tráng gương của glucozơ.

  - Phân biệt glucozơ, saccarozơ và hồ tinh bột.

   2. Kĩ năng: 

 - Thực hiện thành thạo phản ứng tráng gương.

 - Lập sơ đồ nhận biết 3 dung dịch glucozơ, saccarozơ và hồ tinh bột.

 - Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng.

 - Trình bày bài nhận biết các dung dịch nêu trên.

 -  Viết PTHH minh hoạ các thí nghiệm đã thực hiện.

   3. Thái độ: Giáo dục thái độ yêu thích môn học.

   4. Năng lực: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

II/- Chuẩn bị của giáo viên và của học sinh:

   1. Chuẩn bị của giáo viên:

          - Hoá chất : glucozơ, saccarozơ, hồ tinh bột, iot, dung dịch AgNO3, dung dịch NH3

          - Dụng cụ : giá ống nghiệm (1), ống nghiệm (10), chổi rửa (1), kẹp ống nghiệm (1), đèn cồn (1).

          - Mẫu tường trình.

                   (Hoá chất và dụng cụ đủ cho 4 nhóm thực hành)

    2. Chuẩn bị học sinh: Xem lại kiến thức cũ của nhóm gluxit.

III/- Tổ chức các hoạt động học tập:

    1. Ổn định lớp.

    2. Kiểm tra bài cũ: (không có)

    3. Thiết kế tiến trình dạy học:

     3.1. Hoạt động khởi động:

- Mục tiêu:  HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương thức: Dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình….

       Đặt vấn đề: Người ta dùng glucozơ, muối bạc và amoniac để tráng lên mặt tấm kính một lớp bạc mỏng, tạo thành gương soi. Chúng ta sẽ tự tay thực hiện phản ứng này trong giờ thực hành. Chúng ta đã nghiên cứu về cacbonhiđrat những chất quan trọng nhất là glucozơ, sacarozơ, tinh bột. Hôm nay sẽ nghiên cứu bằng thực nghiệm những phản ứng quan trọng nhất của chúng.

 ] Lưu ý an toàn trong thí nghiệm:

Phản ứng của glucozơ với dung dịch bacnitrat trong dung dịch amoniac là phản ứng đặc trưng để nhận ra glucozơ, còn gọi là phản ứng tráng gương.

· Các em cần thực hiện phản ứng này cẩn thận mới thành công cụ thể:

+ Ống nghiệm phải thật sạch: Rửa ống nghiệm bằng chổi rửa ống nghiệm, sau đó tráng lại bằng dung dịch NaOH loãng để khô.

+ Không đun dung dịch quá nóng.

              + Khi cho dung dịch glucozơ vào hổn hợp dung dịch AgNO3 trong NH3 phải làm nhẹ nhàng, không lắc ống nghiệm.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

èHoạt động 1: I/- Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozơ với bac nitrat trong dung dịch amoniac  

Mục tiêu:

-Kiến thức: Biết làm thí nghiệm tác dụng của glucozơ với bac nitrat trong dung dịch amoniac.

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hiện phản ứng tráng gương.

Phương thức: Thí nghiệm nêu vấn đề, quan sát, giải thích, gợi mở.

* GV kiểm tra lại dụng cụ và hóa chất phát cho các nhóm.

* Gọi học sinh đọc nội dung thí nghiệm 1.

* GV hướng dẫn  HS các thao tác của từng thí nghiệm, và tiến hành thí nghiệm 1 theo từng nhóm.

“Rửa sạch ống nghiệm bằng dung dịch NaOH, sau đó cho dung dịch NH3 vào và nhỏ tiếp vài giọt AgNO3 lắc nhẹ. Sau đó cho tiếp vào 1 ml dung dịch glucozơ vào lắc khẻ, rồi đun nóng trên đèn cồn”.

-Yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng và nhận xét qua gợi ý của giáo viên.

  + Đun nóng ống nghiệm trên đèn cồn có hiện tượng gì xảy ra ? Tại sao ?

  + Hãy ghi PTHH

  + Phản ứng trên gọi là phản ứng gì?

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

* Nhận hóa chất và kiêm lại.

 

* 1 học sinh đọc nội dung thí nghiệm.

* Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn giáo viên.

 

 

 

 

 

- Các nhóm quan sát hiện tượng và nhận xét.

Gợi ý sản phẩm:

à Có lớp bạc bám trên thành ống nghiệm, vì có phản ứng xảy ra.

àC6H12O6 + Ag2O C6H12O7 +  2Ag

à Phản ứng tráng gương.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phản ứng tráng gương:

 C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 +  2Ag

 


è Hoạt động 2: II/- Phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột   

Mục tiêu:

- Kiến thức: Giúp học sinh phân biệt được glucozơ, saccarozơ, tinh bột.

- Kĩ năng: Nhận biết kiến thức.

Phương thức: Thí nghiệm nêu vấn đề, quan sát, giải thích.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

* Gọi học sinh đọc nội dung thí nghiệm sách giáo khoa.

* Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm, yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm.

* Giáo viên theo dõi nhắc nhở các nhóm làm thí nghiệm.

* Yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm và nhận xét.

 + Lọ 1, 2, 3 có hiện tượng gì?

 + Hãy nêu kết luận về tên hóa chất đựng trong mỗi lọ.

* Giáo viên nhận xét và kết luận.

* 1 học sinh đọc nội dung thí nghiệm.

* Các nhóm tiến hành thí nghiệm.

 

 


* Các nhóm quan sát hiện tượng.

 

 

 

 

 

 

- Lọ 1: dung dịch biến thành màu xanh đó là tinh bột

  - Lọ 2: Glucozơ có phản ứng tráng gương.

   - Lọ 3 : Saccarozơ không có hiện tượng.

 

 

 

è Hoạt động 3: III/- Bài thu hoạch  

Mục tiêu:

-Kiến thức: Giúp học sinh nắm lại thao tác và các hiện tượng thí nghiệm.

- Kĩ năng: Làm việc nhóm.

Phương pháp: Hoạt động nhóm.

Tên TN

Thao tác TN

Kết quả TN

Giải thích TN

Ý thức thái độ

PTHH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.3. Hoạt động luyện tập: /

3.4. Hoạt động vận dụng: /

3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

 - Mục tiêu:

+ Kiến thức: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

+ Kĩ năng:   Rèn  kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán..

-Phương thức: hoạt động cá nhân.

                   Hãy xây dựng sơ đồ sau:

         

           * Cho học thu dọn dụng cụ, hóa chất, vệ sinh phòng.

           *  Giờ tới nộp bảng tường trình.

           * Xem trước bài ôn tập cuối năm, giờ tới ôn tập.

 

 Web: giaoanviolet.com

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN KHTN 7 CTST MỚI NHẤT

  I.  TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 ,0 điểm)        Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng.             ...