Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài 25: Tính chất của phi kim. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài 25: Tính chất của phi kim. Hiển thị tất cả bài đăng

27/11/2023

Bài 25: Tính chất của phi kim

 

I/- Mục tiêu:

1/- Kiến thức:

- Tính chất vật lí của phi kim.

- Tính chất hoá học của phi kim: Tác dụng với kim loại, với hidro và với oxi.

- Sơ lược về mức độ hoạt động hoá học mạnh, yếu của một số phi kim.

 2/- Kĩ năng: 

- Quan sát thí nghiệm hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét về tính hoá học của phi kim.

- Viết một số PTHH  theo sơ đồ chuyển hoá của phi kim.

- Tính lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng hoá học.

 3/- Thái độ:  Giáo dục thái độ, lòng yêu thích bộ môn.

 4/- Năng lực hình thành:  

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực thực hành hóa học

- Năng lực tính toán hóa học

- Năng lực hợp tác

     - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

II/- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

  1/- Chuẩn bị của giáo viên:

    * Hóa chất: Cu, S, P, bình đựng khí oxi, bình đựng khí clo.

    * Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, muỗng mút hóa chất.

              (tất cả đủ dùng cho các nhóm)

   2/- Chuẩn bị của học sinh:   Xem trước kiến thức bài mới.

III/- Tổ chức các hoạt động học tập:

   1/- Ổn định lớp

   2/- Kiểm tra bài cũ: (không có)

   3/- Thiết kế tiến trình dạy học:

3.1. Hoạt động khởi động:

- Mục tiêu:  HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình….

   Giáo viên đặt câu hỏi: Kim loại có những tính chất vật lý nào?

      So với kim loại, phi kim có những tính hóa học và tính chất vật lý nào khác? Để giải thích rõ ta vào bài mới.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 1: I/-Phi kim có những tính chất vật lý nào? 

Mục tiêu:

+ Kiến thức: học sinh biết sự tồn tại của phi kim.

+ Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết tính chất vật lí của phi kim.

Phương thức: Nêu giải quyết vấn đề, vấn đáp, hoạt động nhóm...

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

Nội dung

* Gọi một hs cho ví dụ một số nguyên tố phi kim.

* Phát mẫu vật cho các nhóm quan sát Cu, S, P, C.

* Yêu cầu các nhóm thảo luận, gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung.

 + Trong các mẫu vật trên hãy cho biết tên nguyên tố, KHHH.

 + Trong các nguyên tố trên nguyên tố nào dẫn điện dẫn nhiệt?

* Gọi hs đọc thông tin 74 sgk, đặt câu hỏi tiếp:

 + Nguyên tố S,C,P có dẫn điện dẫn nhiệt không?

 + Ở điều kiện thường phi kim tồn tại mấy trạng thái?

 + Ở trạng thái rắn gồm những phi kim nào?

 +Ở trạng thái lỏng gồm những phi kim nào?

 + Ở trạng thái khí gồm những phi kim nào?

 + Phi kim có những tính chất vật lý nào?

 - Gợi ý sản phẩm:

+ Đồng (Cu), lưu hùynh (S), Phốt pho (P), các bon (C).

 + Cu dẫn điện, dẫn nhiệt.

+ Không.

 + Ba trạng thái: Rắn, lỏng, khí.

 + Rắn gồm PK: C,S,P

 + Lỏng gồm PK: Brôm

 + Khí gồm PK: Oxi, nitơ, hyđrô, clo…….

 + Không dẫn điện ,dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động.

* Cho ví dụ một số nguyên tố phi kim.

* Các nhóm nhận mẫu vật.

 

* Các nhóm thảo luận, cử đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.

 

 

 

 

* Đọc thông tin 74/ sgk, trả lời.

 

    

 

 

 

 

- Ở điều kiện thường phi kim tồn tại ở ba trạng thái:

  Ø Trạng thái rắn: C,S,P.

  Ø Trạng thái lỏng: Brôm.

  Ø Trạng thái khí: O2, H2, N2, Cl2.

- Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điện, không dẫn   nhiệt,  nhiệt độ nóng chảy thấp. Một số phi kim độc như: Clo, Brôm, Iốt.

Hoạt động 2:   II/-Phi kim có những tính chất hóa học nào?

Mục tiêu:

+ Kiến thức: học sinh biết tính chất  hóa học của phi kim.

+ Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết tính chất hóa học của phi kim.

 Phương thức: Vấn đáp,  hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

1/- Tác dụng với kim loại:

* Đặt vấn đề gọi hs trả lời.

 + Các em đã biết kim loại tác dụng với phi kim, sản phẩm tạo ra chất nào?

 + Kim loại tác dụng với pk oxi, clo, lưu huỳnh tạo ra sản phẩm gì?

 

 

+ Gọi 3 hs lên bảng hoàn thành 3 PTHH.

    K + O2 --->

    Cu +  Cl2 --->

   Fe   + S --->

+ Dựa vào tính chất của kim loại tác dụng với phi kim, ta có thể dự đoán được tính chất của phi kim không?

* Thông báo thêm: “Phi kim tác dụng với kim loại sản phẩm tạo thành một là muối và hai là oxit bazơ”.

* Làm thí nghiệm biễu diễn cho sắt tác dụng với lưu huỳnh.

 “Lấy tỉ lệ 3 : 1 mạt sắt và bột lưu huỳnh vào ống nghiệm rồi đun nóng”.

* Yêu cầu hs quan sát hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận.

 + Sắt và lưu hùynh trước khi thí nghiệm có màu gì?

 + Khi cho Fe và S vào ống nghiệm đun nóng lên có hiện tượng gì xảy ra?

 + Tại sao có màu đen xuất hiện?

+ Hãy ghi PTHH.

* Làm thí nghiệm biễu diễn tiếp,  yêu cầu hs quan sát hiện tượng.

 “Đốt dây Cu trên ngọn lửa đèn cồn”

* Đặt câu hỏi gọi hs trả lời, yêu cầu hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung.

 + Dây Cu trước khi thí nghiệm có màu gì?

 + Đốt dây Cu trên ngọn đèn cồn sau một thời gian có hiện tượng gì?

 + Tại sao lại có hiện tượng đó?

 + Hãy ghi PTHH

 + Dựa vào những thí nghiệm trên hãy cho biết phi kim oxi tác dụng với kim loại tạo ra sản phẩm gì?

 + Phi kim clo, lưu huỳnh tác dụng với kim loại tạo ra sản phẩm gì?

 + Hãy ghi  2 PTHH.

   Na + Cl2 --->

   Fe  + S --->

- Gợi ý sản phẩm:

+Tạo ra oxit bazơ hoặc muối.

 + Với oxi tạo ra oxit bazơ, với clo tạo ra muối clorua, với lưu huỳnh tạo ra muối sunfua.

 + 3 hs lên bảng ghi 3 PTHH.

 2K + O2  K2O

 Cu  + Cl2 CuCl2 

 Fe  + S  FeS

+ Được

+ Fe: trắng xám; S: màu vàng.

+ Màu đen xuất hiện.

+ Vì sắt đã tác dụng với lưu huỳnh.

 Fe + S FeS

+ Màu đỏ.

 + Dây Cu có màu đen.

 + Cu tác dụng với oxi tạo ra oxit Cu có màu đen

  Cu +  O2 CuO

 + Tạo ra oxit bazơ.

+ Muối clorua và muối sunfua.

+ Ghi 2 PTHH.

 2Na   + Cl2  2NaCl

 Fe   +   S  FeS

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động.

 

* Trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

* Quan sát hiện tượng thí nghiệm rút ra kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

* Quan sát thí nghiệm.

 

 

* Trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung.

                      

1/- Tác dụng với kim loại:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Phi kim oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit bazơ.

PTHH:

 2Cu    +  O2  2CuO

        

 

 

 

* Phi kim clo, lưu huỳnh tác dụng với kim loại tạo thành muối clorua và muối sunfua.

PTHH:

 2Na  +   Cl2  2NaCl

  Fe      +      S   FeS

 

2/-Tác dụng với hyđrô:

* Treo H3.1/75 sgk yêu cầu hs nhìn hình mô tả thí nghiệm.

* Đặt vấn đề gọi hs trả lời, hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung.

 + Khí clo có màu gì?

 + Dẫn khí hyđrô đang cháy vào trong bình đựng khí clo có hiện tượng gì xảy ra?

 + Tại sao khi cho khí  hyđrô đang cháy vào bình đựng khí clo có màu vàng lục có hiện tượng khí không màu tạo thành và màu vàng lục clo mất đi?

 + Khi cho nước vào trong lọ sau phản ứng và cho quì tím vào trong lọ , tại sao quì tím hóa đỏ?

 + Vậy qua thí nghiệm cho phi kim clo tác dụng với hyđrô sản phẩm tạo thành gì?

 + Các em hãy nhớ lại khí oxi tác dụng với hyđrô tạo thành gì?

 + Hãy ghi 2 PTHH phi kim clo, phi kim oxi tác dụng với hyđrô.

- Gợi ý sản phẩm:

+ Vàng lục.

 + Tạo thành khí không màu, màu vàng lục clo mất đi.

 + Vì khí hyđrô phản ứng mạnh với khí clo tạo thành khí hyđrô clorua không màu.

 + Vì khí hyđrô clorua hòa tan vào trong nuớc tạo thành dung dịch HCl nên làm quì tím hóa đỏ.

 + Khí hyđrô clorua.

+ Nước.

 + Ghi 2 PTHH.

* Theo dõi nhận xét, bổ sung và giải thích thêm: “Ngoài phi kim clo và oxi tác dụng với hyđrô còn có các phi kim khác như: C, S, Br2….. tác dụng với hyđrô tạo thành hợp chất khí”.

 

* Quan sát H3.1/75 sgk mô tả thí nghiệm.

* Trả lời, hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


* Lắng nghe và ghi nhớ.

 


2/-Tác dụng với hyđrô:

 

 

 

 

 

 

 

Phi kim phản ứng với hyđrô tạo thành hợp chất khí.

PTHH:  

O2     +  2H2  2H2O

 Cl2    +   H2   2HCl

  C       +  2H2   CH4 

3/-Tác dụng với oxi:

* Yêu cầu hs nhớ lại thí nghiệm ở lớp 8 S, P cháy trong oxi, nêu hiện tượng phản ứng.

* Gọi 2 hs lên bảng ghi 2 PTHH.

* Làm thí nghiệm biễu diễn yêu cầu hs quan sát, nêu lên hiện tượng thí nghiệm “Lấy S, P, C đốt nóng đỏ lên đưa vào từng lọ chứa khí oxi, sau đó cho nước vào lắc nhẹ và cho quì tím vào”.

* Yêu cầu hs nhận xét màu của quì tím khi nhúng vào các lọ trên.

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động.

 

* Nhắc lại thí nghiệm ở lớp 8, nêu lên hiện tượng phản ứng.

* Ghi 2 PTHH lên bảng.

* Quan sát thí nghiệm biễu diễn của giáo viên.

 

 

 

* Nhận xét màu của quì tím hóa màu đỏ.

3/-Tác dụng với oxi:

Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo ra oxit axit.

  PTHH:   

S    +   O2 SO2 

 4P   +  5O2  2P2O5 

Hoạt động 3:  III/-Mức độ hoạt động của phi kim 

Mục tiêu:

+ Kiến thức: học sinh biết được mức độ hoạt động hóa học của phi kim.

+ Kĩ năng: Nhận biết hoạt động mạnh yếu của phi kim.

 Phương thức: Vấn đáp,  hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

* Gọi hs đọc thông tin, đặt câu hỏi gọi hs trả lời, yêu cầu hs khác nhận xét, bổ sung.

 + Độ mạnh yếu của phi kim được xét qua đâu?

 + Mức độ phản ứng của phi kim được thể hiện qua phản ứng chất nào?

* Thông báo thêm: Các phi kim khác nhau hoạt động hóa học mạnh yếu khác nhau (Flo, clo, oxi, brôm, iốt…..) là phi kim mạnh, riêng flo là phi kim mạnh nhất. Còn phi kim (S, P, C, Si) là phi kim hoạt động yếu hơn. Mức độ mạnh yếu của phi kim xét qua phản ứng  của phi kim với hyđrô và với kim loại.

 Ví dụ: F2 + H2à 2HF (xảy ra ngay cả bóng tối).

   Cl2  + H2 à 2HCl (xảy ra khi có ánh sáng MT).

S  + Fe    FeS  (II)

2Fe + 3Cl2  2FeCl3 (III)

* Đặt câu hỏi, gọi hs trả lời.

  + Qua 2 phản ứng đầu phi kim nào mạnh hơn?

  + Qua 2 phản ứng cuối phi kim nào mạnh hơn?

- Gợi ý sản phẩm:

+ Khả năng và mức độ phản ứng

+ Với phi kim và với hyđrô.

+ Flo mạnh hơn clo.

+ Clo mạnh hơn lưu huỳnh, vì clo làm sắt đạt tới hóa trị III.

* GV thông báo:

- F, O, Cl là phi kim hoạt động hoá học mạnh. S,P,C,Si là những  yếu hơn.

- Tính oxi hoá của phi kim theo quan điểm nhận electron.

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động.

* Đọc thông tin, dựa vào thông tin trả lời, hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung.

.

 

 

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Hs chú ý lắng nghe tiếp thu kiến thức.

 

Mức độ hoạt động hóa học mạnh yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim với hyđrô và với kim loại.

* Với hyđrô:

 

PTHH:

F2 + H2  à 2 HF (xảy ra ngay cả trong bóng tối)

Cl2  +  H2  -> 2HCl  (xảy ra khi có ánh sáng).

* Với kim loại:

 PTHH:  

 S   +   Fe   FeS  (Fe có hóa trị II)

  3Cl2 + 2Fe  2FeCl3 (Fe có hóa trị III)

43.3. Hoạt động luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Luyện tập củng cố nội dung bài học.

+ Kĩ năng:   Rèn  kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán..

-Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân.

Khoanh tròn câu đúng:

Bài 1. Ở đk thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái

A. Lỏng và khí

B. Rắn và lỏng

C. Rắn và khí

D. Rắn, lỏng, khí

Bài 2. Dãy gồm các phi kim thể khí ở đk thường

A. S, P, N2, Cl2

B. C, S, Br2, Cl2

C. Cl2, H2, N2, O2

D. Br2, Cl2, N2, O2

Bài 3. Dãy gồm các nguyên tố phi kim là

A. C, S, O, Fe

B. Cl, C, P, S

C. P, S, Si, Ca

D. K, N, P, Si

Bài 4.

Ở đk thường phi kim ở thể lỏng là:

A. Oxi

B. Brom

C. Clo

D. Nitơ

Bài 5. Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit

A. S, C, P

B. S, C, Cl2

C. C, P, Br2

D. C, Cl2, Br2

Bài 6. Dãy phi kim tác dụng với nhau là:

A. Si, Cl2, O2

B. H2, S, O2

C. Cl2, C, O2

D. N2, S, O2

Bài 7. Độ tan của chất khí tăng nếu:

A. Tăng nhiệt độ, tăng áp suất

B. Tăng nhiệt độ, giảm áp suất

C. Giảm nhiệt độ, tăng áp suất

D. Giảm nhiệt độ, giảm áp suất

Bài 8. Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng

phản ứng của phi kim đó với:

A. Hiđro hoặc với kim loại

B. Dung dịch kiềm

C. Dung dịch axit

D. Dung dịch muối

Bài 9. Để các phi kim tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí là:

A. C, Br2, S, Cl2

B. C, O2, S, Si

C. Si, Br2, P, Cl2

D. P, Si, Cl2, S

Bài 10. Dãy phi kim được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần:

A. Br, Cl, F, I

B. I, Br, Cl, F

C. F, Br, I, Cl

D. F, Cl, Br, I

Bài 11. Dãy các phi kim sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần

A. Cl, S, P, Si

B. S, P, Cl, Si

C. Cl, Si, P, S

D. S, Si, Cl, P

Bài 12. X là nguyên tố phi kim có hóa trị III trong hợp chất với hiđro. Biết thành phần phần trăm

khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%. X là nguyên tố:

A. C

B. N

C. S

D. P

Gợi ý sản phẩm:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

D

C

B

B

A

B

C

A

A

B

A

B

3.4. Hoạt động vận dụng:

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Vận dụng làm bài tập.

+ Kĩ năng:   Rèn  kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán..

-Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân.

* Gọi hs đọc phần ghi nhớ sgk/76

  1. Cho các sơ đồ sau:

       A  BCD ( axit )

    Bốn chất A, B, C, D có thể lần lượt là:

       A. C , CO2 , CO , H2CO3 

       B. S , SO2 ,  SO3 , H2SO3

       C. S , SO2 , SO3 , H2SO4 

       D. N2 , N2O , NO ,  HNO3

2. Hãy xác định công thức của hợp chất  khí A, biết rằng:

- A là oxit của lưu huỳnh chứa 50%  oxi.

- 1gam khí A chiếm thể tích là 0,35 lit ở đktc.

      Đáp án:

 Khối lượng mol của oxit A :  = 64 g

Đặt công thức hoá học của  oxit A  là  SxOy

Ta có tỉ lệ :       x : y =  = 1 : 2

Công thức phân tử  của  oxit A  :   ( SO2 )n

MA  = 64 = (32 + 2 * 16) * n  -> n=1 , vậy CTPT của A là SO2

   3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

 - Mục tiêu:

+ Kiến thức: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

+ Kĩ năng:   Rèn  kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán..

-Phương thức: hoạt động cá nhân.

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học.

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

Chuẩn bị:

        - Học kỹ bài.

        - Xem trước bài mới “Clo”.

        - Xem kỹ H3.4 ; H3.5/79 sgk.

        - Làm bài tập 3,4,5/76 sgk.

        - Clo có đầy đủ tính chất hoá học của 1 phi kim không tác dụng được vói những chất nào, có ứng dụng gì, điều chế bằng cách nào?

 Web: giaoanviolet.com 


 

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN KHTN 7 CTST MỚI NHẤT

  I.  TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 ,0 điểm)        Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng.             ...