I/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức: Biết được:
- Khái niệm về sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
- Cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
- Hiểu được: Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng hóa học.
- Biết cách sử dụng và bảo quản một số đồ vật bằng kim loại.
- Giải thích được một số hiện tượng thường gặp trong đời sống.
- Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ các công trình, thiết bị bằng kim loại không bị ăn mòn.
2/ Kĩ năng
- Quan sát một số TN và rút ra nhận xét về một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
- Nhận biết được hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế.
- Vận dụng kiến thức để bảo vệ được một số đồ vật kim loại trong gia đình.
- Biết liên hệ với các hiện tượng trong thực tế về sự ăn mòn kim loại , những yếu tố ảnh hưởng và bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn.
- Biết thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại, từ đó đề xuất biện pháp bảo vệ kim loại.
3/ Thái độ: HS có ý thức sử dụng cũng như bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn.
4/ Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tính toán
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- Năng lực thực hành hoá học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
- Năng lực thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin trên mạng internet.
- Năng lực quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1/ Chuẩn bị của GV
- Thiết bị dạy học:
+ Dụng cụ: 20 ống nghiệm, 5 giá thí nghiệm, 5 nút cao su.
+ Hoá chất: Đinh sắt, CaO, NaCl, dầu nhờn.
+ Mẫu vật: Một số đồ vật bằng kim loại bị gỉ.
- Học liệu: SGK, SGV, sách chuẩn kiến thức kĩ năng.
2/ Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ nội dung bài, làm thí nghiệm 1, 2, 3, 4 SGK hình 2.19 ở nhà, sưu tầm một số mẫu vật bằng kim loại bị gỉ.
III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1/ Ổn định lớp
2/ Ktr bài cũ: a/ Gang là gì? Nguyên liệu, nguyên tắc, quá trình SX gang như thế nào?
b/ Thép là gì? Nguyên liệu, nguyên tắc, quá trình SX thép như thế nào?
3. Thiết kế tiến trình dạy học
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu:
+ Kiến thức:
· Biết được một số dụng cụ, đồ vật bằng kim loại bị ăn mòn.
· Biết được chất bị ăn mòn và chất tạo ra khi bị ăn mòn.
+ Kĩ năng: Rèn Hs kĩ năng suy luận, tư duy.
- Phương thức:
+ Đàm thoại, nêu vấn đề, phát vấn, gợi mở, trực quan.
+ Hoạt động cá nhân, nhóm.
Hoạt động nhóm: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết những đồ vật đó chứa kim loại nào? Lớp màu nâu trên các đồ vật đó gọi là gì? Lớp màu nâu có chứa chất gì?
- Gợi ý sản phẩm:
Những đồ vật đó chứa kim loại sắt. Lớp màu nâu trên đó gọi là gỉ sắt. Lớp màu nâu có chứa chất oxit của sắt: Fe3O4
- Giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào bài mới:
Hằng năm, thế giới mất đi khoảng 15% lượng gang, thép luyện được do kim loại bị ăn mòn. Vậy thế nào là sự ăn mòn kim loại? Tại sao kim loại bị ăn mòn và có những biện pháp nào để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là sự ăn mòn kim loại.
- Mục tiêu:
+ Kiến thức:
· Biết được thế nào là sự ăn mòn kim loại.
· Hiểu được khi nào kim loại bị ăn mòn.
+ Kĩ năng: Nhận biết được một số hiện tượng, dấu hiệu kim loại bị ăn mòn.
- Phương thức:
+ Vấn đáp, trực quan, thuyết trình.
+ Hoạt động cá nhân, nhóm.
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của HS | Nội dung chính | |||||||||||||||||||||||||||||
- Cho HS hoạt động nhóm quan sát mẫu vật (GV, HS đã chuẩn bị), rồi trả lời câu hỏi: 1/ Những nguyên nhân làm cho kim loại bị ăn mòn? 2/ Màu sắc của kim loại bị ăn mòn ntn? 3/ Khi bị gỉ, tính dẻo, tính dẫn điện và ánh kim của kim loại ntn? 4/ Vậy sự ăn mòn kim loại là gì? Dự kiến sản phẩm 1/ Do kim loại hợp kim tiếp xúc với oxi, với axit trong nước mưa, với các muối hòa tan trong nước... 2/ Thường có màu nâu. 3/ Tính dẻo, tính dẫn điện kém do bị xốp giòn, tính ánh kim không còn. 4/ Sự phá huỷ kim loại, hợp kim do td hoá học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại. -GV nhận xét, đánh giá hoạt động, sản phẩm của HS. | - HS quan sát thảo luận nhóm trả lời.
- Đại diện nhóm trả lời (các nhóm khác nhận xét bổ sung (nếu có)).
-HS theo dõi. | I/ THẾ NÀO LÀ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI?
Sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại. | |||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhhững yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại. - Mục tiêu: + Kiến thức: · Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại. · Vận dụng kiến thức đã học đẻ giải thích được một số hiện tượng trong cuộc sống. + Kĩ năng: Quan sát được hiện tượng TN và hiện tượng bị ăn mòn trong thực tế. - Phương thức: + Diễn giảng, Vấn đáp, trực quan, làm thí nghiệm, thuyết trình... + Hoạt động cá nhân, nhóm. | |||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của HS | Nội dung chính | |||||||||||||||||||||||||||||
- GV yêu cầu các nhóm trình bày TN 1, 2, 3, 4 SGK hình 2.19 đã làm trước ở nhà. - Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả TN (GV kiểm tra kết quả TN). Dự kiến sản phẩm
GV hỏi tiếp: 1/ Vậy điều kiện cần thiết để kim loại bị ăn mòn là gì? 2/ Ngoài các yếu tố trên sự ăn mòn kim loại còn ảnh hưởng đến yếu tố nào khác? Cho VD. 3/ Như vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại? Dự kiến sản phẩm 1/ Điều kiện cần để kim loại bị ăn mòn là cần có cả nước và kk. 2/ Yếu tố nhiệt độ. Ví dụ thanh sắt trong bếp than bị ăn mòn nhanh hơn so với thanh sắt để nơi khô ráo (bếp ga, dĩ nướng…) 3/ Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc và ảnh hưởng của nhiệt độ, nhiệt độ càng cao sự ăn mòn kim loại xảy ra càng nhanh. -GV nhận xét, đánh giá hoạt động, sản phẩm của HS. | - HS trình bày TN.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- HS lắng nghe và lần lượt trả lời câu hỏi theo sự yêu cầu của GV
-HS theo dõi. | II/ NHỮNG YẾU TỐ NÀO ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
1/ Ảnh hưởng của các chất trong môi trường Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc.
2/ Ảnh hưởng của nhiệt độ Nhiệt độ càng cao sự ăn mòn kim loại xảy ra càng nhanh. | |||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp bảo vệ đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn. - Mục tiêu: + Kiến thức: Biết được các biện pháp bảo vệ đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn + Kĩ năng: Vận dụng được một số biện pháp đơn giản để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại. - Phương thức: + Vấn đáp, trực quan, thuyết trình, giải thích. + Hoạt động cá nhân, cả lớp. | |||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của HS | Nội dung chính | |||||||||||||||||||||||||||||
GV đặt câu hỏi: 1/ Trong gia đình các em thường dùng những biện pháp nào để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn? Giải thích. 2/ Bếp ga làm bằng inox và bếp ga thường loại nào bền hơn? Vì sao? 3/ Vậy nhhững biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn là gì? Dự kiến sản phẩm 1/ Sơn, bôi dầu mỡ hoặc ngâm trong dầu, biện pháp này nhằm ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường. 2/ Bếp ga inox bền hơn vì nó được làm bằng hợp kim không gỉ. 3/ Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường bằng cách sơn, mạ, bôi dầu mỡ hoặc để nơi khô ráo, thường xuyên lao chùi sạch sẽ và chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn. -GV nhận xét, đánh giá hoạt động, sản phẩm của HS. |
HS trả lời theo yêu cầu của GV
HS theo dõi | III/ LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ CÁC ĐỒ VẬT BẰNG KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN
1/ Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường bằng cách sơn, mạ, bôi dầu mỡ hoặc để nơi khô ráo, thường xuyên lao chùi sạch sẽ. 2/ Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn. | |||||||||||||||||||||||||||||
3.3. Hoạt động luyện tập: - Mục tiêu: + Kiến thức: · Biết được thế nào là sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại. · Biết cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. · Hiểu được sự ăn mòn kim loại là hiện tượng hóa học. + Kĩ năng: · Biết cách sử dụng và bảo quản một số đồ vật bằng kim loại. · Giải thích được một số hiện tượng thường gặp trong đời sống. - Phương thức: + Vấn đáp, gợi mở, thuyết trình. + Hoạt động cá nhân. Yêu cầu HS đọc lần lượt từng bài tập 1, 2, 3, 4, 5 SGK trang 67 rồi gọi HS trả lời. - Dự kiến sản phẩm: Bài 1 - Sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường gọi là sự ăn mòn kim loại. - Ba ví dụ: Thanh sắt trong bếp lò than bị ăn mòn, khung của sổ bằng sắt, chân bàn làm bằng sắt bị gỉ sét. Bài 2 a) Nguyên nhân của sự ăn mòn kim loại: Trong không khí có oxi, trong nước mưa thường có axit yếu do khí CO2, SO2 và một số khí khác hòa tan. Trong nước biển có một số muối như NaCl, MgCl2 ... Những chất này đã tác dụng với kim loại hoặc hợp kim sắt có màu nâu, xốp, giòn làm đồ vật bằng sắt bị ăn mòn. b) Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn. - Ảnh hưởng các chất trong môi trường: Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh, chậm hoặc không xảy ra phụ thuộc vào môi trường. Ví dụ: Xe đạp, xe honđa ở vùng biển dễ bị gỉ nhanh hơn so với vùng ở sâu trong đất liền. - Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn. Ví dụ: Thanh sắt trong lò than bị ăn mòn nhanh hơn so với thanh sắt để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Bài 3 Các biện pháp đã sử dụng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn: 1. Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường: Sơn, mạ, bôi dầu mỡ lên trên bề mặt kim loại, các chất này không cho kim loại tiếp xúc. 2. Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn: Người ta sản xuất một số hợp kim ít bị ăn mòn, ví dụ như thép không gỉ (inox) để làm các vật dụng, máy móc ... Hai ví dụ: Sơn cánh cửa sắt, bôi mỡ lên ổ khóa để bảo vệ đồ dùng trong gia đình. Bài 4: Sự ăn mòn kim lọi là hiện tượng hóa học vì có sự biến đổi chất này thành chất khác. Ví dụ: Dao sắt bị gỉ, đinh sắt bị ăn mòn trong dung dịch axit HCl, thanh sắt bị gỉ sẽ đổi màu và giòn... Bài 5: Chọn câu a. - Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động: GV cho HS nhận xét, GV nhận xét. | |||||||||||||||||||||||||||||||
3.4. Hoạt động vận dụng - Mục tiêu: + Kiến thức: Biết được một số biện pháp bảo vệ đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn. + Kĩ năng: Quan sát và vận dụng kiến thức đã học vào việc bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn. - Phương thức: + Vấn đáp, gợi mở, thuyết trình. + Hoạt động cá nhân, nhóm. Về nhà tra cứu các nguồn tài và thực tế bản thân để trả lời các câu hỏi sau: 1. Nêu 2 ví dụ cụ thể mà bản thân em đã làm để bảo vệ đồ dùng bằng kim loại trong gia đình em. 2. Tháp Eiffel là một công trình kiến trúc bằng thép độc đáo, là biểu tượng của thủ đô Paris, nước Pháp. Em hãy tìm hiểu về các biện pháp bảo vệ công trình này không bị ăn mòn. - Dự kiến sản phẩm 1. VD Bôi dầu mỡ lên búa, dao, chi tiết máy Để đồ vật nơi khô ráo, thường xuyên vệ lau chùi đồ vật bằng kim loại. 2. Biện pháp bảo vệ công trình tháp Eiffel không bị ăn mòn: Mỗi năm để bảo vệ tháp không bị gỉ người ta đã được sử dụng 50 đến 60 tấn sơn để sơn tháp. - Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động: GV nhận xét đánh giá ở tiết sau. | |||||||||||||||||||||||||||||||
3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: + Kiến thức: · HS biết được qui trình bảo vệ máy móc tránh bị ăn mòn. · Hiểu được phương pháp ăn mòn điện hóa để bảo vệ vỏ tàu biển. + Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, tra cứu thông tin. - Phương thức: + Nghiên cứu tài liệu, trải nghiệm thực tế cuộc sống. + Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm. Yêu cầu HS vê nhà trả lời các yêu cầu sau: 1/ Em hãy tìm hiểu quy trình bảo vệ một số máy móc bằng kim loại trong thực tế. 2/ Tìm hiểu qua tài liệu, internet,... và cho biết vỏ tàu biển bằng thép đã được bảo vệ như thế nào? - Dự kiến sản phẩm 1/ Sử dụng các hợp kim chống ăn mòn để làm các thiết bị máy móc. Phủ một lớp sơn lên bề mặt kim loại. 2/ Áp dụng phương pháp điện hóa. Người ta dùng kẽm để bảo vệ tàu biển bằng thép khỏi bị ăn mòn. Trong thân làm bằng thép thì phần lớn là sắt, mà kẽm là chất hđ hóa học mạnh hơn sắt nên kẽm bị ăn mòn trước, sau một thời gian người ta sẽ thay những lá kẽm này vì vậy vỏ tàu biển luôn được bảo vệ. - Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động: GV nhận xét, đánh giá sản phẩm vào tiết học sau. - Học kỹ bài. Xem trước bài mới “Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn” . - Gợi ý: + Nguyên nhân nào kim loại bị ăn mòn? + Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại? + Nêu những biện pháp bảo vệ kim loại - Về nhà làm bài tập 6/63 sgk, 20.1, 20.2, 20.4/24sbt. Các nhóm làm thí nghiệm theo thông tin H2.19 / 65 sgk (làm trước một tuần). |