I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ.
- Cacbon.
- Các oxit của cacbon.
- Axit cacbonic và muối cacbonat.
II. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
a. Biết:
- Đơn chất cacbon có 3 dạng thù hình chính, dạng hđhh nhất là cacbon vô định hình. Sơ lược tính chất vật lí của dạng thù hình.
- Cacbon tạo 2 oxít tương ứng là CO và CO2.
- Axít cacbonic là axít rất yếu, không bền.
- Muối cacbonat được chia làm 2 loại: muối trung hòa và muối axit.
b. Hiểu:
- Tính chất hóa học của cacbon. Cacbon có 1 số tính chất hóa học của phi kim. Tính chất hóa học đặc biệt của cacbon là tính khử ở nhiệt độ cao. Viết các phương trình hóa học của cacbon.
- CO là oxít trung tính, có tính khử mạnh.
- CO2 là oxít axít.
- PTHH liên quan đến tính axit yếu của axit cacbonic.
- Muối cacbonat có những tính chất của muối như: Tác dụng với axít, với dung dịch muối, với dung dịch kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao giải phóng khí cacbonic.
c. Vận dụng:
- Giải thích được một số ứng dụng với tính chất vật lí và tính chất hóa học của cacbon.
- Giải được các bài toán liên quan đến CO, CO2, H2CO3 , và muối cacbonat.
d. Vận dụng cao:
-Tính lượng cacbon và hợp chất của cacbon trong phản ứng hóa học.
- Giải thích các hiện tượng trong thực tế liên quan đến CO, CO2
- Muối cacbonat có ứng dụng trong sản xuất, đời sống , giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên liên quan đến muối cacbonat.
2. Kĩ năng:
- Biết suy luận từ tính chất của phi kim nói chung, dự đoán tchh của cacbon.
- Biết nghiên cứu thí nghiệm để rút ra kết luận tính hấp thụ của than gỗ.
- Biết nghiên cứu thí nghiệm để rút ra tính chất đặc biệt của cacbon là tính khử.
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của CO, CO2.
- Vận dụng được những hiểu biết về tính chất hóa học của oxit: CO, CO2 để giải các bài tập định tính và định lượng. Viết PTHH.
- Biết nguyên tắc điều chế CO2 trong PTN và cách thu khí CO2
- Biết quan sát thí nghiệm qua hình vẽ để rút ra nhận xét.
- Viết được các PTHH chứng tỏ CO có tính khử, CO2 có tính oxi hóa.
- Biết cách tiến hành để chứng minh tính chất hoá học của muối cacbonat: tác dụng với axít, với dung dịch muối, với dung dịch kiềm.
- Biết quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất dễ bị nhiệt phân huỷ của muối cacbonat.
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của axit cacbonic và muối cacbonat.
- Vận dụng được những hiểu biết về tính chất hóa học của axit cacbonic và muối cacbonat để giải các bài tập định tính và định lượng. Viết PTHH.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, cẩn thận và an toàn trong tiến hành thực hành thí nghiệm, tích cực trong học tập, hợp tác nhóm.
- Cẩn thận, chính xác khi viết PTHH.
- Yêu thích môn học.
- Biết ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống.
- So sánh những điểm giống và khác nhau của các oxit cacbon với các oxit khác.
- Nghiêm túc, cẩn thận và an toàn trong tiến hành thực hành thí nghiệm, tích cực trong học tập, hợp tác nhóm.
4. Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
III. XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU:
Nội dung kiến thức | Mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |
1. Cacbon. | Biết được: Cacbon vô định hình có tính hấp phụ và hoạt động hóa học mạnh nhất. Cacbon là phi kim hoạt động hóa học yếu: tác dụng với oxi và một số oxit kim loại. | - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất của cacbon. - Viết các PTHH của cacbon với oxi, với một số oxit kim loại. | Tính hàm lượng cacbon trong than và hợp chất của cacbon trong phản ứng hoá học. | Vận dụng giải các bài tập hỗn hợp. |
2. Các oxit của cacbon. | Biết được: - CO là oxit không tạo muối, độc, khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao. - CO2 có những tính chất của oxit axit. - Nhận biết phòng chống độc hại của khí CO, CO2 và bảo vệ môi trường. | - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra tính chất hóa học của CO, CO2. - Nêu hiện tượng và viết PTHH. | - Viết các phương trình hóa học của các phản ứng minh họa tính chất các hợp chất của cacbon. - Tính thành phần phần trăm thể tích khí CO và CO2trong hỗn hợp. | Vận dụng giải các bài tập định tính và định lượng. Giải thích hiện tượng thực tiễn: -Sử dụng nước đá khô (CO2 rắn) để tạo môi trường lạnh và khô trong việc bảo quản thực phẩm và hoa quả tươi. - vì sao trên bề mặt vôi tôi lâu ngày thường có lớp màng chất rắn. |
3. Axit cacbonic và muối cacbonat | - Axit cacbonic là axit yếu, không bền nên làm đổi màu quỳ tím thành đỏ nhạt. -Biết phân loại muối cacbonat | Hiểu được tính chất hóa học của muối cacbonat | -Xác định sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động ở núi đá vôi là do có phản ứng nào xảy ra. - Tính số mol chất nào dư khi cho muối cacbonat tác dụng với axit. | Vận dụng giải bài tập hỗn hợp |
IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP THEO BẢNG MÔ TẢ.
1. Mức độ nhận biết:
Câu 1: Dạng thù hình của một nguyên tố là
A. những đơn chất khác nhau do một nguyên tố hóa học tạo nên.
B. những chất khác nhau do hai nguyên tố hoá học tạo nên.
C. những chất khác nhau do nhiều nguyên tố hoá học tạo nên.
D. những đơn chất khác nhau do nguyên tố kim loại và nguyên tố phi kim tạo nên.
Đáp án : A
Câu 2: Các dạng thù hình của cacbon là
A. than chì, cacbon vô định hình, vôi sống.
B. than chì, kim cương, canxi cacbonat.
C. cacbon vô định hình, kim cương, canxi cacbonat.
D. kim cương, than chì, cacbon vô định hình.
Đáp án : D
Câu 3: Dãy các chất nào sau đây là muối axit ?
A. KHCO3, CaCO3, Na2CO3. B. Ba(HCO3)2, NaHCO3, Ca(HCO3)2.
C. Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, BaCO3. D. Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2, CaCO3.
Đáp án : B
Câu 4: Chất nào sau đây không phải là dạng thù hình của nhau
A. Khí oxi và ozon.
B. Kim cương và than chì.
C. Kim cương và cacbon vô định hình.
D. Nhôm và oxit nhôm.
Đáp án : D
Câu 5: Than hoạt tính là một loại than
A. có tính chất hóa học cao.
B.có tính chất hấp phụ cao.
C. Có khả năng giữ trên bề mặt nó các chất khí và chất hơi.
D. Có khả năng giữ các chất màu trong dung dịch trên bề mặt.
Đáp án : B
Câu 6: Cacbon là một phi kim
A. mạnh B. yếu. C. trung bình. D. rất mạnh.
Đáp án : B
Câu 7: Khí CO có tính chất của
A. oxit axit. B. oxit bazo.
C. có tính khử. D. tác dụng với nước tạo thành axit.
Đáp án : C
Câu 8: Khí CO2 có tính chất của
A. oxit axit. B. oxit bazo.
C. có tính khử. D. tác dụng với oxit axit tạo thành axit.
Đáp án :A
Câu 9: phản ứng nào trong các phản ứng sau đây, cacbon thể hiện tính oxi hóa ?
A. C + O2 → CO2. B. C + 2CuO → 2Cu + CO2.
C. 3C + 4Al → Al4C3. D. C + H2O → CO + H2.
Đáp án :A
Câu 10. Chất làm quì tím chuyển sang màu đỏ nhạt là:
A. MgO B. CaO C. H2CO3 D. K2O
Đáp án : C .
2. Mức độ hiểu:
Câu 1: Quá trình thổi khí CO2 vào dung dịch NaOH, muối tạo ra theo thứ tự là:
A. NaHCO3, Na2CO3. B. Na2CO3, NaHCO3.
C. Na2CO3. D. Không đủ dữ liệu để xác định.
Đáp án : B
Câu 2: Khí O2 bị lẫn tạp chất là khí CO2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ tạp chất?
A. Nước B. H2SO4 loãng
C. Dung dịch CuSO4 D. Dung dịch Ca(OH)2
Đáp án : D
Câu 3: Cho giấy quì tím vào ống nghiệm đựng nước có sục khí CO2 vào. Đun nóng ống nghiệm một thời gian. Màu của quì tím:
A. Không đổi màu.
B. Chuyển sang màu đỏ.
C. Chuyển sang màu đỏ, sau đó lại chuyển sang màu tím.
D. Chuyển sang màu xanh.
Đáp án : C
Câu 4: Cho CO2 tác dụng với dung dịch NaOH có tỉ lệ mol là 1: 1 sản phẩm thu đươc:
A. Na2CO3. B. NaHCO3.
C. Na2CO3 và NaHCO3. D. Không xảy ra phản ứng.
Đáp án : B
Câu 5: Có các khí sau:CO, CO2, H2, Cl2, O2.
Nhóm gồm các khí nào đều phản ứng với dung dịch NaOH ở điều kiện thường là
A. CO2, Cl2. B. CO2, H2. C. CO, CO2. D. CO, H2.
Đáp án : A
Câu 6: Cho các hóa chất sau: Cl2, CO2, H2, O2, SO2, Trong PTN, số chất khí trong số các chất trên có thể được điều chế bằng phương pháp đẩy nước là
A. 2. B. 3 C. 4. D. 5.
Đáp án : B
Câu 7: Có các khí sau:CO, CO2, H2, Cl2, O2.
Nhóm gồm các khí nào đều phản ứng với nước ở điều kiện thường là
A. CO, CO2. B. CO2, Cl2. C. H2, Cl2. D. CO, H2.
Đáp án : B
Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng sau: A+O2→ to B ; D+O2→ to B
B+NaOH→Y; Y+NaOH→Na2CO3+H2O.
B có công thức: A. SO2. B. CO2. C. CaCO3. D.H2CO3.
Đáp án : B
Câu 9: Có các khí sau: CO, CO2, H2, Cl2, O2. Nhóm gồm các khí đều cháy được là
A. CO, CO2. B. CO, H2. C. O2, CO2. D. CO2, H2.
Đáp án : B
Câu 10: Cho các hóa chất sau: Cl2, CO2, H2, O2, SO2, và NaOH. Số sản phẩm phản ứng có thể xãy ra giữa các chất trên là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 6.
Đáp án : D
Câu 11. Dãy các chất tác dụng với Na2CO3 là:
A. Na2O; CO2; NaOH; Ca(OH)2
B. HCl; BaCl2; Ca(OH)2; Ba(OH)2
C. HCl; BaCl2; Fe2O3; Fe(OH)3
D. Na2O; Ba(OH)2; SO3; BaCl2
Đáp án : B .
3.Mức độ vận dụng
Câu 1: Đốt cháy hết m gam than (C) trong V lít oxi thu được 2,24 lít hỗn hợp X gồm 2 khí. Tỉ khối của X so với oxi bằng 1,25. Các thể tích đo được (đktc). Giá trị của m là
A. 1,2 và 1,96. B. 1,5 và 1,792.
C. 1,2 và 2,016. D. 1,5 và 2,8
Đáp án : A
Câu 2: Người ta dùng 22 gam CO2 hấp thụ 20 gam NaOH. Khối lượng muối tạo thành là
A. 2,65 gam B. 4,2 gam. C. 26,5 gam. D. 42 gam.
Đáp án : D
Câu 3:Đốt cháy hoàn toàn 0,5 kg than chứa 90% cacbon và 10% tạp chất không cháy. Thể tích không khí (đktc) cần dùng là (biết thể tích oxi chiếm 1/5 thể tích không khí).
A. 168 lít. B. 840 lít. C. 4200 lít. D. 4666,7 lít
Đáp án : C
Câu 4: Người ta dùng 22 gam CO2 hấp thụ 42 gam KOH. Muốiđược tạo thành là:
A. K2CO3 B. KHCO3. C. K2CO3 và KHCO3. D. Na2CO3
Đáp án : C
Câu 5: Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động ở núi đá vôi là do có phản ứng nào?
A. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 .
B. Ca(OH)2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaOH.
C. Ca(OH)2 + CO2CaCO3 + H2O.
D. Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O
Đáp án : A
Câu 6
Cho 20 gam CaCO3 vào 200 ml dung dịch HCl 3M. Số mol chất còn dư sau phản ứng là:
A. 0,4 mol B. 0,2 mol C. 0,3 mol C. 0,25 mol
Đáp án : B
4. Mức độ vận dụng cao:
Câu 1: : Cho 10 lít hỗn hợp X gồm CO2 và CO đktc hấp thụ vào dd KOH sau pứ tạo ra 2,07g K2CO3 và 6g KHCO3. Thành phần % về thể tích của CO2 trong hỗn hợp là:
A. 16,8%. B. 28%. C. 42%. D. 50%.
Đáp án:
Câu 2: Cho 4,48 lít khí CO2 đktc vào 40 lít dd Ca(OH)2 thu đc 12g kết tủa A. nồng độ mol của dd Ca(OH)2 là:
A. 0,004M. B. 0,002M. C. 0,006M. D. 0,008M
Đáp án:
Câu 3: Vì sao người ta có thể sử dụng nước đá khô (CO2 rắn) để tạo môi trường lạnh và khô trong việc bảo quản thực phẩm và hoa quả tươi?
A. Nước đá khô có khả năng hút ẩm.
B. Nước đá khô có khả năng thăng hoa.
C. Nước đá khô có khả năng khử trùng.
D. Nước đá khô có khả năng dễ hóa lỏng.
Đáp án : C
Câu 4: Khi phân hủy bằng nhiệt 14,2 g CaCO3 và MgCO3 ta thu được 3,36 lít CO2 ở đktc. Thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu là:
A. 29,58% và 70,42%
B. 70,42% và 29,58%
C. 65% và 35%
D. 35% và 65%
Đáp án : B
Câu 5:Đốt cháy 7,2 gam một loại than chứa tạp chất trơ trong khí oxi dư. Cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng lượng dư dung dịch NaOH. Sau đó thêm vào bình lượng dư dung dịch BaCl2, thấy tạo thành 114,26 gam kết tủa trắng. Hàm lượng cacbon trong loại than đã đem đốt là:
A. 75 %. B. 80 %.
C. 96,67 %. D. 97,67%.
Đáp án :C
Câu 6::Tính khối lượng của Fe thu được khi cho một lượng CO dư khử 32 gam Fe2O3. Biết rằng hiệu suất phản ứng là 80%.
A. 22,4 gam. B. 17, 92 gam. C. 26, 88 gam. D. 25,77 gam.
Đáp án : B
Câu 7: Giải thích hiện tượng vì sao trên bề mặt vôi tôi lâu ngày thường có lớp màng chất rắn.
Đáp án:
Do Ca(OH)2 tác dụng với khí CO2 trong không khí tạo nên một lớp CaCO3 rất mỏng trên bề mặt nước vôi.
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
Câu 3. Cho 15,9 gam Na2CO3 vào 200gam dung dịch H2SO4 9,8% đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và thoát ra V lít khí CO2 (đo ở ĐKTC)
a. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
b. Tìm V.
c. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch X.
Đáp án:
a/ Na2CO3 + H2SO4 --> Na2SO4 + CO2 + H2O
b/ Na2CO3 + H2SO4 --> Na2SO4 + CO2 + H2O
1 mol 1 mol 1 mol 1 mol
0,15 0,2 -- > 0,15 -- > 0,15
- Số mol Na2CO3 = = 0,15 mol
- Khối lượng H2SO4 trong 200g dung dịch
mct ==
= 19,6g
- Số mol H2SO4 = = 0,2 mol
- Thể tích CO2 sinh ra = 0,15 * 22,4 = 3,36 lít
c/Nồng độ % của các chất sau phản ứng
- Khối lượng Na2SO4 = 0,15 * 142 = 21,3g
- Khối lượng H2SO4 dư = (0,2- 0,15) * 98 = 4,9g
- C% của Na2SO4 = = 10,18%
- C% của H2SO4 dư = = 2,34%
V. CHUẨN VỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
a. Dụng cụ:
- Ống nghiệm, nút có ống dẫn thủy tinh xuyên qua, cốc hoặc ống nghiệm, đèn cồn, diêm quẹt.
- Ống hình trụ, nút có ống vuốt, giá sắt, kẹp sắt, cốc thủy tinh
- Bình kíp cải tiến, 1 bình đựng dd NaHCO3 để rửa khí, 1 lọc có nút thu khí.
b. Hoá chất:
- Nước có màu (mực xanh), than gỗ tán nhỏ, bông thấm nước.
- Bột CuO khô, than gỗ khô, nước vôi trong, NaHCO3 , H2O, HCl, Na2CO3, CaCl2
K2CO3, quì tím...
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
- Tài liệu: SGK, sách tham khảo.
VI. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày ứng dụng của clo.
- Khí clo được điều chế như thế nào ?
3. Thiết kế tiến trình dạy học:
3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình….
- GV làm thí nghiệm chứng minh tính chất của cacbon, CO,CO2, axit cacbonic và muối cacbonat
- Hoạt động nhóm để dự đoán hiện tượng? Giải thích? Viết PTHH minh họa?
Gợi ý sản phẩm:
- Đa số nêu được một số tính chất của cacbon, CO,CO2, axit cacbonic và muối cacbonat.
- HS nêu được hiện tượng, giải thích. Viết PTHH minh họa
- HS có thể gặp khó khăn chỉ có một oxit phản ứng được với nước hoặc dd bazơ khi viết PTHH. GV cần hướng dẫn cho các em phân biệt 2 loại oxit.
Dẫn dắt vào bài mới: Cacbon là một phi kim vậy cacbon, các hợp chất của cac bon có những tính chất gì đặc biệt? có những ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất? Hôm nay ta tìm hiểu chủ đề cacbon, các hợp chất của cac bon.
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HOẠT ĐỘNG 1: CÁC DẠNG THÙ HÌNH CỦA CACBON
* Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Biết được các dạng thù hình của cacbon.
+ Vận dụng: ứng dụng các dạng thù hình của cacbon vào trong thực tiễn cuộc sống và sản xuất.
- Kĩ năng: Quan sát, nhận xét, rút ra kết luận về các dạng thù hình của cacbon.
* Phương thức: Hoạt động nhóm.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung |
- Cho học sinh đọc thông tin SGK. Trả lời câu hỏi - Dạng thù hình là gì? - Nêu VD? * Dự kiến sản phẩm: Biết khái niệm dạng thù hình của 1 nguyên tố là gì? Cacbon có những dạng thù hình nào? - GV nhận xét, đánh giá và bổ sung. - GV yêu cầu hs đọc thông tin SGK và Quan sát những dạng thù hình của cacbon. Cho biết cacbon cónhững dạng thù hình nào? - GV nhận xét, đánh giá và bổ sung thông qua kết quả trình bày báo cáo của HS và góp ý của các nhóm để đi đến kết luận. | - Đọc thông tin SGK. - Trả lời câu hỏi.
- HS các nhóm ghi nhận. - HS các nhóm quan sát thảo luận báo cáo kết quả.
- HS các nhóm ghi nhận.
| A/ CAC BON: I. CÁC DẠNG THÙ HÌNH CỦA CACBON: 1. Dạng thù hình là gì? Các dạng thù hình của 1 số nguyên tố hóa học là những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên.
2. Cacbon có những dạng thù hình nào? Cacbon có 3 dạng thù hình chính là kim cương, than chì và cacbon vô định hình. |
HOẠT ĐỘNG 2: TÍNH CHẤT CỦA CACBON
* Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Biết được tính chất của cacbon: tính chất hấp thu, tính chất hóa học, viết PTHH minh họa.
+ Vận dụng tính chất của cacbon để tính lượng cacbon và hợp chất của cacbon trong phản ứng hóa học.
- Kĩ năng: Quan sát TN, hiện tượng, nhận xét, rút ra kết luận về tính chất của cacbon.
* Phương thức: Quan sát TN, thảo luận nhóm, diễn giảng, thuyết trình.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung |
- GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm, nghiên cứu SGK nêu tính chất hấp phụ của cacbon. * Dự kiến sản phẩm: Biết được tính hấp phụ và ứng dụng của cacbon. - Gv yêu cầu hs nhóm nhận xét sản phẩm. * GV: Nhận xét, bổ sung đánh giá hoạt động sản phẩm HS. | - HS quan sát thí nghiệm và nêu tính chất hấp phụ của cacbon.
- HS nhận xét, bổ sung. - HS ghi nhận. | II. TÍNH CHẤT CỦA CACBON 1. Tính chất hấp phụ. Than gỗ, than xương,… mới điều chế có tính hấp thụ cao được gọi là than hoạt tính.
+ Ứng dụng: Than hoạt tính được dùng để làm trắng đường, chế tạo mặt nạ phòng độc ... |
- GV hướng dẫn làm thí nghiệm: Đưa que đóm đỏ vào bình Oxi. Nhận xét và viết PTHH, kết luận. * Dự kiến sản phẩm: Biết được tính chất hoá học và ứng dụng của cacbon. - Gv yêu cầu hs nhóm nhận xét sản phẩm. * GV: Nhận xét, bổ sung đánh giá hoạt động sản phẩm HS. - GV làm thí nghiệm biểu diễn cho học sinh quan sát.
- Yêu cầu học sinh quan sát trạng thái, màu sắc của hỗn hợp chất rắn và dd nước vôi trước phản ứng. - Yêu cầu học sinh nêu hiện tượng, giải thích; viết PTHH. Và Kết luận. - Gv yêu cầu hs nhóm nhận xét sản phẩm. * GV: Nhận xét, bổ sung đánh giá hoạt động sản phẩm HS. | - HS: làm thí nghiệm Nêu hiện tượng, nhận xét, kết luận.
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Quan sát thí nghiệm: Nêu hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét.
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét.
- HS nhận xét, bổ sung. - HS ghi nhận.
| 2. Tính chất hóa học. a. Tác dụng với oxi - Cacbon cháy trong oxi. Cacbon đioxit - Cacbon là chất khử, phản ứng tỏa nhiều nhiệt. PTHH: C + O2 * Ứng dụng: Cacbon dùng làm nhiên liệu.
b. Cacbon tác dụng với oxit kim loại. PTHH: CuO + C
* Ở nhiệt độ cao C còn khử được 1 số oxit KL khác: PbO, ZnO, Fe2O3, … |
HOẠT ĐỘNG 3: ỨNG DỤNG CỦA CACBON
* Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Biết được ứng dụng của cacbon.
+ Vận dụng ứng dụng của cacbon vào trong thực tiễn cuộc sống và sản xuất.
- Kĩ năng: Quan sát, nhận xét, rút ra kết luận về ứng dụng của cacbon.
* Phương thức: thuyết trình.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung |
- GV yêu cầu: học sinh về nhà đọc thông tin SGK tìm hiểu ứng dụng của cacbon. Ứng dụng người ta dựa vào tính chất nào? | - HS thực hiện tự học theo các câu hỏi gợi ý của giáo viên.
| III. ỨNG DỤNG CỦA CACBON. (HS tự học theo hướng dẫn) |
HOẠT ĐỘNG 4: CACBON OXIT (CO)
* Mục tiêu:
- Kiến thức:
HS biết được những tính chất vật lý, tính chất hóa học của CO, dẫn ra được những phương trình hóa học tương ứng với mỗi tính chất.
- Kĩ năng:
+ Dựa vào thông tin sách giáo khoa rút ra tính chất vật lý và tính chất hóa học của CO.
+ Vận dụng được những hiểu biết về tính chất hóa học của CO để giải các bài tập định tính và định lượng. Viết PTHH.
* Phương thức: thí nghiệm, quan sát, thuyết trình.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung |
* Dự kiến sản phẩm: Biết được CTHH, PTK, tính chất vật lý , phân loại oxit của cacbon oxit. - GV hướng dẫn HS nhận xét và kết luận CTHH, PTK, phân loại oxit, tính chất vật lý của cacbon oxit thông qua quan sát HS, qua vở ghi chép của HS và báo cáo, góp ý của các nhóm. - Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét đánh giá. - Để biết CO có tính chất hóa học của Oxit trung tính không ta cùng nhau làm TN để chứng minh. - GV dán bảng phụ ghi các bước tiến hành TN, yêu cầu đại diện nhóm HS lên nhận dụng cụ hóa chất. - GV yêu cầu HS các nhóm làm thí nghiệm: CO tác dụng với CuO. CO tác dụng với O2. => quan sát hiện tượng, nhận xét, viết PTHH * Dự kiến sản phẩm: Biết được TCHH của CO và viết được PTHH.. - GV hướng dẫn HS nhận xét và kết luận về TCHH của CO thông qua quan sát HS, qua vở ghi chép của HS và báo cáo, góp ý của các nhóm. - Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét đánh giá.
* Dự kiến sản phẩm: Biết được ứng dụng của cacbon oxit. - GV hướng dẫn HS nhận xét và kết luận về ứng dụng của cacbon oxit thông qua quan sát HS, qua vở ghi chép của HS và báo cáo, góp ý của các nhóm. - Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét đánh giá. | - HS đọc thông tin và nghiên cứu thông tin thảo luận và trả lời.
- HS báo cáo sản phẩm.
- HS khác nhận xét. - HS ghi nhận. - HS nhận dụng cụ, hóa chất.
- HS tiến hành hoạt động nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
- HS báo cáo sản phẩm.
- HS khác nhận xét. - HS ghi nhận. - HS tiến hành hoạt động nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
- HS báo cáo sản phẩm.
- HS khác nhận xét. - HS ghi nhận. | B/ CÁC OXIT CỦA CACBON: I. CACBON OXIT: Công thức hóa học: CO PTK: 28. 1. Tính chất vật lý: Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí, rất độc.
2. Tính chất hóa học: a/ CO là oxit trung tính: Ở điều kiện thường, CO không phản ứng với nước, kiềm và axit. CO còn có tính khử. b/ CO là chất khử: * Ở nhiệt độ cao, CO khử được nhiều oxit kim loại. - CO khử CuO: t0 CO + CuO → CO2 + Cu - CO khử oxit sắt trong lò cao: t0
* CO cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt. t0
3. Ứng dụng: CO được dùng làm nhiên liệu, chất khử trong công nghiệp hóa học. |
Giáo viên tích hợp: Khí CO rất độc khi chúng có trong không khí và chúng ta hít vào cơ thể thì các hemolobin trong máu sẽ kết hợp với các khí này tạo liên kết bền khó đứt ra để trả hemolobin trở về dạng tự do . Khi hít với một lượng lớn hemolobin thì hàm lượng hemolobin trong máu bị hết thì cơ thể không thực hiện quá trình trao đổi khí trong cơ thể người được từ đó con người bị ngạt và tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Không nên tạo ra nhiều khí CO trong không khí qua các việc đun nấu, nhóm than, củi sưởi ấm khi ngủ, đặc biệt là than, củi ẩm ướt. Tránh tạo ra nhiều khí CO vào môi trường để gây ô nhiễm môi trường dẫn đến biến đổi khí hậu và gây thiên tai cho con người. |
HOẠT ĐỘNG 5: CACBON ĐIOXIT: CO2
* Mục tiêu:
- Kiến thức: HS biết được những tính chất hóa học của CO2, dẫn ra được những phương trình hóa học tương ứng với mỗi tính chất.
- Kĩ năng:
+ Dựa vào tính chất hóa học của oxit axit và rút ra tính chất CO2.
+ Vận dụng được những hiểu biết về tính chất hóa học của CO2 để giải các bài tập định tính và định lượng .Viết PTHH.
* Phương thức: thí nghiệm, quan sát, thuyết trình, hoạt động nhóm.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung |
* Dự kiến sản phẩm: Biết được CTHH, PTK, tính chất vật lý, phân loại oxit của cacbon đioxit. - GV hướng dẫn HS nhận xét và kết luận CTHH, PTK, phân loại oxit, tính chất vật lý của cacbon đioxit thông qua quan sát HS, qua vở ghi chép của HS và báo cáo, góp ý của các nhóm. - Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét đánh giá. - Để biết CO2 có tính chất hóa học của Oxit axit không ta cùng nhau làm TN để chứng minh. - GV dán bảng phụ ghi các bước tiến hành TN, yêu cầu đại diện nhóm HS lên nhận dụng cụ hóa chất. - GV yêu cầu HS các nhóm làm thí nghiệm: CO2 tác dụng với nước, tác dụng với dung dịch bazơ, tác dụng với oxit bazơ. => quan sát hiện tượng, nhận xét, viết PTHH * Dự kiến sản phẩm: Biết được TCHH của CO2 và viết được PTHH. - GV hướng dẫn HS nhận xét và kết luận về TCHH của CO2 thông qua quan sát HS, qua vở ghi chép của HS và báo cáo, góp ý của các nhóm. - Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét đánh giá.
* Dự kiến sản phẩm: Biết được ứng dụng của cacbon đioxit. - GV hướng dẫn HS nhận xét và kết luận về ứng dụng của cacbon đioxit thông qua quan sát HS, qua vở ghi chép của HS và báo cáo, góp ý của các nhóm. - Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét đánh giá. | - HS đọc thông tin sách giáo khoa hoạt động nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
- HS báo cáo sản phẩm.
- HS khác nhận xét. - HS ghi nhận. - HS nhận dụng cụ, hóa chất.
- HS tiến hành hoạt động nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
- HS báo cáo sản phẩm.
- HS khác nhận xét. - HS ghi nhận. - HS tiến hành hoạt động nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
- HS báo cáo sản phẩm.
- HS khác nhận xét. - HS ghi nhận. | II. CACBON ĐIOXIT: + Công thức phân tử : CO2 + Phân tử khối: 44 1.Tính chất vật lý: Là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, không duy trì sự sống, sự cháy.
2. Tính chất hoá học: a/ Tác dụng với nước: CO2 phản ứng với nước tạo thành dd axit : H2CO3 . H2CO3 không bền dễ bị phân huỷ thành CO2 và H2O. Phương trình hoá học: CO2 + H2O → H2CO3 b/ Tác dụng với dung dịch bazơ: CO2 + NaOH → NaHCO3 1mol 1mol CO2+2NaOH→ Na2CO3 + H2O 1mol 2mol * Tùy thuộc tỉ lệ số mol giữa CO2 & NaOH mà có thể tạo muối trung hòa hay muối axit hoặc hỗn hợp 2 muối CO2 tác dụng với c/ Tác dụng với oxit bazơ: CO2 + CaO → CaCO3 Tóm lại : CO2 có đầy đủ tính chất của một oxit axit. 3.Ứng dụng: CO2 được dùng trong sản xuất, nước giải khát có gas, bảo quản thực phẩm , dập tắt đám cháy … |
Khí CO2 được thải ra từ các nhà máy, xí nghiệp, khói bụi xe cộ và sinh hoạt hàng ngày của con người gây ô nhiễm không khí rất nặng, nếu hàm lượng khí vượt quá mức cho phép sẽ gây hiệu ứng nhà kính, gây biến đổi khí hậu, gây thiên tai, lũ lụt, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người. Giáo viên tích hợp: Để bảo vệ môi trường xanh, sạch, không ô nhiễm tất cả mọi người đều chung tay bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể như trên. HOẠT ĐỘNG 6: AXIT CACBONIC (H2CO3) * Mục tiêu: - Kiến thức: HS biết được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý, tính chất hóa học của H2CO3, dẫn ra được những phương trình hóa học tương ứng với mỗi tính chất. - Kĩ năng: + Dựa vào thông tin sách giáo khoa rút ra tính chất vật lý và tính chất hóa học của H2CO3. + Vận dụng được những hiểu biết về tính chất hóa học của H2CO3, để giải các bài tập định tính và định lượng. Viết PTHH. * Phương thức: thí nghiệm, quan sát, thuyết trình, hoạt động nhóm. |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung |
* Dự kiến sản phẩm: Biết được CTHH, PTK, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý của H2CO3. - GV hướng dẫn HS nhận xét và kết luận CTHH, PTK, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý của H2CO3, thông qua quan sát HS, qua vở ghi chép của HS và báo cáo, góp ý của các nhóm. - Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét đánh giá. - Để biết H2CO3 có tính chất hóa học của axit không ta cùng nhau xem TN để chứng minh. - GV chiếu các bước tiến hành TN, yêu cầu các nhóm quan sát, theo dõi và rút ra kết luận. => quan sát hiện tượng, nhận xét, viết PTHH * Dự kiến sản phẩm: Biết được TCHH của H2CO3 và viết được PTHH. - GV hướng dẫn HS nhận xét và kết luận về TCHH của H2CO3, thông qua quan sát HS, qua vở ghi chép của HS và báo cáo, góp ý của các nhóm. - Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét đánh giá. | - HS đọc thông tin sách giáo khoa hoạt động nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
- HS báo cáo sản phẩm.
- HS khác nhận xét. - HS ghi nhận. - HS đọc thông tin sách giáo khoa hoạt động nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
- HS báo cáo sản phẩm.
- HS khác nhận xét. - HS ghi nhận. | C/ AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT I. AXIT CACBONIC: 1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý: - Nước tự nhiên, nước mưa có hoà tan khí CO2. Một phần khí CO2 tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit cacbonic, phần lớn tồn tại ở dạng phân tử CO2 trong khí quyển. Khi đun nóng khí CO2 bay ra khỏi dung dịch. - Trong nước mưa có axit cacbonic.
2. Tính chất hoá học : - H2CO3 là một axit yếu: dung dịch H2CO3 làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ nhạt. - H2CO3 là một axit không bền: dễ bị phân huỷ thành CO2 và H2O . H2CO3 → CO2 + H2O
|
GV tích hợp: mưa axit gây ảnh hưởng lớn đến công trình, sản xuất, cuộc sống của con người, gây biến đổi khí hậu và thiên tai. Hạn chế ảnh hưởng của những tác hại đó chúng ta cần phải hạn chế việc thải khí CO2 và SO2 ra môi trường. Nồng độ các khí này trong không khí cao khi gặp nước mưa se gây ra hiện tượng mưa axit. Tuy nhiên trong trường hợp nước mưa gặp núi đá vôi sẽ tạo nên hiện tượng thạch nhũ trong hang động tạo nên một trong những kỳ quan thiên nhiên tuyệt hảo. |
HOẠT ĐỘNG 7: MUỐI CACBONAT
* Mục tiêu:
- Kiến thức: HS biết được những tính chất hóa học của muối, dẫn ra được những phương trình hóa học tương ứng với mỗi tính chất.
- Kĩ năng:
+ Dựa vào tính chất hóa học của muói và rút ra tính chất của muối cacbonat.
+ Vận dụng được những hiểu biết về tính chất hóa học của muối cacbonat để giải các bài tập định tính và định lượng .Viết PTHH.
* Phương thức: Thí nghiệm, quan sát, thuyết trình, hoạt động nhóm.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung | |
* Dự kiến sản phẩm: Biết được cách phân loại muối cacbonat và cho ví dụ chính xác. - GV hướng dẫn HS nhận xét và kết luận phân loại muối cacbonat thông qua quan sát HS, qua vở ghi chép của HS và báo cáo, góp ý của các nhóm. - Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét đánh giá. - Cho biết tính chất hóa học của muối. Để biết muối cacbonat có tính chất hóa học của muối không ta cùng nhau làm TN để chứng minh. - GV dán bảng phụ ghi các bước tiến hành TN, yêu cầu đại diện nhóm HS lên nhận dụng cụ hóa chất. - GV yêu cầu HS các nhóm làm thí nghiệm: muối cacbonat tác dụng với dd axit, tác dụng với dung dịch bazơ, tác dụng với dd muối, muối bị nhiệt phân hủy. => quan sát hiện tượng, nhận xét, viết PTHH * Dự kiến sản phẩm: Biết được TCHH của muối cacbonat và viết được PTHH. - GV hướng dẫn HS nhận xét và kết luận về TCHH của muối thông qua quan sát HS, qua vở ghi chép của HS và báo cáo, góp ý của các nhóm. - Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét đánh giá.
* Dự kiến sản phẩm: Biết được ứng dụng của muối cacbonat. - GV hướng dẫn HS nhận xét và kết luận về ứng dụng của muối cacbonnat thông qua quan sát HS, qua vở ghi chép của HS và báo cáo, góp ý của các nhóm. - Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét đánh giá. | - HS đọc thông tin sách giáo khoa hoạt động nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
- HS báo cáo sản phẩm.
- HS khác nhận xét. - HS ghi nhận kiến thức. - HS tiếp nhận thông tin.
- HS nhận dụng cụ, hóa chất.
- HS tiến hành hoạt động nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
- HS báo cáo sản phẩm.
- HS khác nhận xét. - HS ghi nhận kiến thức.
- HS tiến hành hoạt động nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
- HS báo cáo sản phẩm.
- HS khác nhận xét. - HS ghi nhận kiến thức. | II. MUỐI CACBONAT: 1. Phân loại: Có 2 loại. - Muối cacbonat trung hoà (muối cacbonat): không còn nguyên tố H trong thành phần góc axit. VD: CaCO3... - Muối cacbonat axit (hidrocacbonat) còn nguyên tố H trong thành phần gốc axit. VD: Ca(HCO3)2, NaHCO3..
2. Tính chất: a. Tính tan: - Đa số muối cacbonat không tan trong nước (trừ K2CO3, Na2CO3…). - Hầu hết muối hidro cacbonat tan trong nước như: Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 …
b. Tính chất hoá học: * Tác dụng với axit: muối cacbonat tác dụng với axit mạnh hơn axit cacbonic tạo thành muối và giải phóng khí CO2 NaHCO3+ HCl → NaCl+ H2O +CO2 Na2CO3 + HCl → 2NaCl +H2O +CO2 *Tác dụng với dung dịch bazơ: một số dung dịch muối cacbonat phản ứng với dung dịch bazơ tạo thành muối cacbonat không tan và bazơ mới . K2CO3+Ca(OH)2→ CaCO3 +2KOH + Lưu ý: Muối hidro cacbonat tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối trung hoà và nước. NaHCO3 + NaOH →Na2CO3 + H2O *Tác dụng với dung dịch muối: dd muối cacbonat tác dụng với một số dd muối khác tạo thành 2 muối mới. Na2CO3 + CaCl2g CaCO3+ 2NaCl * Muối cacbonat bị nhiệt phân huỷ. Nhiều muối cacbonat (Trừ muối cacbonat trung hoà của kim loại kiềm) dễ bị phân huỷ, giải phóng khí CO2 to CaCO3 → CaO + CO2 to 2NaHCO3→ Na2CO3 +H2O+CO2 3. Ứng dụng: Một số cacbonat được dùng làm nguyên liệu sản xuất vôi, xi măng, xà phòng, thuốc chữa bệnh, bình cứu hoả …
| |
- GV khuyến khích học sinh tự học bằng cách về nhà quan sát chu trình cacbon trong tự nhiên, sự biến đổi của cacbon trong thiên nhiên và theo em qua chu trình này để không gây hiện tượng nhà kính và biến đổi khí hậu gây hạn hán, lũ lụt và thiên tai chúng ta phải làm gì? | - Học sinh tiếp nhận thông tin và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
| III. CHU TRÌNH CACBON TRONG TỰ NHIÊN: (HS tự học)
| |
|
|
|
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
* Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Biết được các dạng thù hình của cacbon
+Tính chất của cacbon, CO, CO2, muối cacbonat viết được phương trình hóa học.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải các bài tập liên quan đến tính chất của cacbon axit cacbonic, muối cacbonat.
* Phương thức: Sử dụng câu hỏi bài tập, hoạt động cả lớp
Câu 1: Các dạng thù hình của cacbon là
A. than chì, cacbon vô định hình, vôi sống.
B. than chì, kim cương, canxi cacbonat.
C. cacbon vô định hình, kim cương, canxi cacbonat.
D. kim cương, than chì, cacbon vô định hình.
Đáp án: D
Câu 2: Cacbon là một phi kim
A. mạnh B. yếu. C. trung bình. D. rất mạnh.
Đáp án: B
Câu 3: Khí CO có tính chất của
A. oxit axit. B. oxit bazo.
C. có tính khử. D. tác dụng với nước tạo thành axit.
Đáp án: A
Câu 4: Khí CO2 có tính chất của
A. oxit axit. B. oxit bazo.
C. có tính khử. D. tác dụng với oxit axit tạo thành axit.
Đáp án: A
Câu 5: phản ứng nào trong các phản ứng sau đây, cacbon thể hiện tính oxi hóa ?
A. C + O2 → CO2. B. C + 2CuO → 2Cu + CO2.
C. 3C + 4Al → Al4C3. D. C + H2O → CO + H2.
Đáp án: A
Câu 6. Dãy các chất tác dụng với Na2CO3 là:
A. Na2O; CO2; NaOH; Ca(OH)2
B. HCl; BaCl2; Ca(OH)2; Ba(OH)2
C. HCl; BaCl2; Fe2O3; Fe(OH)3
D. Na2O; Ba(OH)2; SO3; BaCl2
Đáp án : B .
Nhận xét đánh giá sản phẩm: Thông qua những hoạt động giữa GVvà học sinh mà các em tiếp thu được kiến thức của chủ đề trên tùy theo mức độ hiểu của các HS.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
* Mục tiêu:
- Kiến thức: Hs vận dụng những kiến thức để áp dụng trong bài tập và thực tiễn trong đời sống.
- Kĩ năng: Làm các bài tập nâng cao.
* Phương thức: Sử dụng câu hỏi bài tập, cho HS thảo luận theo nhóm.
* Dự kiến sản phẩm:
Câu 1. Viết phương trình hóa học với các oxit sau: CuO, PbO, CO2, FeO
Đáp án
C + CuO Cu + CO2
C + PbO Pb + CO2
C + CO2 CO
C + FeO Fe + CO2
Câu 2: Viết phương trình hóa học biểu diễn những chuyển đổi hóa học sau:
C CO2
CaCO3
CaO
Ca(OH)2
Ca(HCO3)2
Đáp án
C + O2 CO2
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
CaCO3 CaO + CO2
CaO + H2O Ca(OH)2
Ca(OH)2 + 2CO2 Ca(HCO3)2
Câu 3. Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào việc gây hiệu ứng nhà kính dẫn đến sự biến đổi khí hậu?
A. CO2 B. O2 C. N2 D. O3
Đáp án : A .
Câu 4. Chất nào có trong không khí góp phần gây nên hiện tượng vôi sống hóa đá?
A. NO B. NO2 C. CO2 D. CO
Đáp án : C .
Nhận xét, đánh giá sản phẩm:Thông qua những hoạt động của gv và hs mà các em giải quyết các bài tập.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: Hs vận dụng những kiến thức để áp dụng vào thực tiễn trong đời sống.
+ Kĩ năng: Vận dụng được những hiểu biết về tính chất hóa học của cacbon, cacbon đioxit để viết PTHH, giải các bài tập định lượng dạng nâng cao.
Giải thích những vấn đề trong cuộc sống và trong sản xuất.
- Phương thức: Học sinh có thể tự đưa tình huống, hoạt động cả lớp.
Dự kiến sản phẩm:
Câu 1: Đốt cháy 1,5 g 1 loại than có lẫn tạp chất không cháy trong O2 đủ. Toàn bộ khí thu được sau phản ứng được hấp thụ vào dd nước vôi trong dư Ca(OH)2 thu được 10g kết tủa.
a. Viết PTHH.
b. Tính % cacbon có trong loại than trên.
Giải a/. PTHH: C + O2 CO2 (1)
1 1 1
0,1mol 0,1mol
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3
+ H2O (2)
1 1 1 1
0,1mol 0,1mol
b./ Do Ca(OH)2 dư nên tính theo kết tủa thu được là CaCO3
nCaCO3 = = 0,1(mol)
Theo PT (2)
nCO2 = nCaCO3 = 0,1(mol)
Mà nCO2(1) = nCaCO3 = nCO2(2) = 0,1(mol) = nC
mC = n.M = 0,1 x 12 = 1,2(g)
% C có trong than
%C = = 80%
Câu 2: Giải thích được các hiện tượng trên bề mặt vôi tôi lâu ngày thường có lớp màng chất rắn.
Đáp án:
Do Ca(OH)2 tác dụng với khí CO2 trong không khí tạo nên một lớp CaCO3 rất mỏng trên bề mặt nước vôi.
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
Nhận xét, đánh giá sản phẩm:
*Dặn dò: Học kĩ bài xem từ chương 1 đến chương 3. Xem trước bài ôn tập HKI. Giờ tới ôn thi HKI.