I/- Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được: * Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý của tinh bột và xenlulozơ. * Công thức chung của tinh bột và xenlulozơ là ( C6H10O5)n * Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ: Phản ứng thủy phân, phản ứng màu của hồ tinh bột và iốt. * Ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ trong đời sống và sản xuất. * Sự tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh. 2. Kĩ năng: * Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật….. rút ra nhận xét về ính chất của tinh bột và xenlulozơ. * Viết được các phương trình hóa học của phản ứng thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ, phản ứng quang hợp tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh. * Phân biệt tinh bột với xenlulozơ. * Tính khối lượng ancol etylic thu được từ tinh bột và xenlulozơ. 3. Thái độ: Giáo dục thái độ yêu thích môn học. 4. Năng lực: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. II/- Chuẩn bị của giáo viên và của học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: · Hóa chất: Tinh bột, dung dịch iốt. · Dụng cụ: Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ, đèn cồn. · Tranh: Sơ đồ ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ. 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước kiến thức bài mới. III/- Tổ chức các hoạt động học tập: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Để biết dung dịch saccarơzơ có glucozơ người ta dùng chất gì? Khi đun nóng dung dịch saccarozơ với H2SO4, sau một thời gian người thu được gì? Viết PTHH minh họa. 3. Thiết kế tiến trình dạy học: 3.1. Hoạt động khởi động: - Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Phương thức: Dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình…. Đặt vấn đề: Tinh bột và xenlulozơ là những gluxit quan trọng đối với đời sống con người. Vậy công thức của tinh bột và xenlulozơ như thế nào? Chúng có những tính chất và ứng dụng ra sao. Để hiểu rõ ta vào bài mới. 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức: èHoạt động 1: I/- Trạng thái tự nhiên Mục tiêu: -Kiến thức: Biết trạng thái tự nhiên của tinh bột và xenlulozo có ở đâu. - Kĩ năng: quan sát, nhận biết. Phương thức: Đặt và giải quyết vấn đề, quan sát, nhận biết. | ||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung |
* Giáo viên đưa ra một số loại quả, cây củ, cho học sinh quan sát (quả chuối, quả bông, lúa, ngô, tre, nứa, khoai, sắn, mận, xồi, ….). * Đặt vấn đề gọi học sinh trả lời. + Trong những loại trên, loại nào có chứa tinh bột, loại nào có chứa xenlulozơ? + Hãy cho thêm một số ví dụ có ở địa phương em những loại nào có chứa tinh bột, loại nào có chứa xenlulozơ? Nhận xét, đánh giá sản phẩm. | * Quan sát.
* Trả lời. Gợi ý sản phẩm:
à Tinh bột: chuối, ngô, lúa, khoai chứa xenlulozơ: tre, nứa, quả bông… à Cho ví dụ.
| * Tinh bột có nhiều trong loại hạt , củ, quả: Lúa, ngô, chuối, sắn……. * Xenlulozơ có trong sợi bông, tre, gỗ, nứa……..
|
è Hoạt động 2: II/- Tính chất vật lý Mục tiêu: -Kiến thức: Biết tính chất vật lý của tinh bột và xenlulozơ. - Kĩ năng: Quan sát, nhận biết. Phương pháp: Thí nghiệm nêu vấn đề, quan sát, giải thích, hợp tác nhóm nhỏ. | ||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung |
* Cho học sinh quan sát mẫu tinh bột và xenlulozơ (bông gòn) để trên mẫu giấy trắng (quan sát màu sắc, trạng thái) * Đặt vấn đề gọi học sinh trả lời. + Tinh bột và xenlulozơ ở trạng thái nào, màu gì? * Gọi học sinh đọc thí nghiệm sgk/156. * Phát hóa chất dụng cụ cho các nhóm tiến hành thí nghiệm theo sgk (Cho một ít tinh bột, xenlulozo vào hai ống nghiệm, thêm nước vào, lắc nhẹ, sau đó đun nóng hai ống nghiệm). * Đặt vấn đề gọi học sinh trả lời qua quan sát thí nghiệm.
+ Khi cho tinh bột và xenlulozơ vào ống nghiệm thêm nước vào lắc nhẹ có hiện tượng gì xảy ra? + Khi đun nóng 2 ống nghiệm có hiện tượng gì xảy ra? + Vậy tinh bột tan ở đâu? + Khi tinh bột tan trong nước nóng tạo ra gì? + Qua thí nghiệm hãy cho biết tinh bột có tính chất vật lý gì?
+ Xenlulozơ có tính chất vật lý gì?
* Nhận xét, đánh giá sản phẩm. | * Học sinh quan sát mẫu tinh bột và xenlulozơ (bông gòn).
* Trả lời. Gợi ý sản phẩm:
à Trạng thái rắn, màu trắng * 1 học sinh đọc thí nghiệm sgk. * Các nhóm nhận hóa chất tiến hành thí nghiệm.
* Các nhóm quan sát hiện tượng và cử đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung. à Không tan trong nước.
à Ống chứa tinh bột tan trong nước còn ống chứa xenlulozơ không tan. à Tan trong nước nóng. à Tạo ra hồ tinh bột.
à Là chất rắn, màu trắng không tan trong nước ở nhiệt độ thường, nhưng tan được trong nước nóng tạo ra hồ tinh bột. à Là chất rắn, màu trắng không tan trong nước, ngay cả khi đun nóng
|
- Tinh bột: Là chất rắn, màu trắng không tan trong nước ở nhiệt độ thường, nhưng tan được trong nước nóng tạo ra dung dịch keo gọi là hồ tinh bột. - Xenlulozơ: Là chất rắn, màu trắng không tan trong nước, ngay cả khi đun nóng.
|
èHoạt động 3: III/- Đặc điểm cấu tạo phân tử Mục tiêu: -Kiến thức: Biết đặc điểm cấu tạo của tinh bột và xenlulozo được cấu tạo như thế nào? - K4 năng: Quan sát, nhận biết. Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, giải thích. | ||
Hoạt động giáo viên | Hoạt động học sinh | Nội dung |
* Gọi học sinh đọc thông tin từ: “Tinh bột…. với nhau”. * Viết công thức cấu tạo của tinh bột và xenlulozơ lên bảng cho học sinh quan sát: * Tinh bột: (C6H10O5)n có cấu tạo. - C6H10O5 - C6H10O5 - C6H10O5 - Tinh bột dạng amilozơ * Xenlulozơ: (C6H10O5)n có cấu tạo - C6H10O5 - C6H10O5 - C6H10O5 - * Đặt vấn đề gọi học sinh trả lời, học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung. + Một nhóm – C6H10O5- được gọi là gì? + Số mắc xích trong phân tử tinh bột là bao nhiêu? Xenlulozơ là bao nhiêu? + Em hãy cho biết công thức cấu tạo của tinh bột và xenlulozơ có giống với polyetylen PE không? + Vậy tinh bột và xenlulozơ loại hợp chất gì monome hay polime ? + Nhìn vào trong công thức cấu tạo của tinh bột và xenlulozơ có phân tử khối ra sao? * Nhận xét, đánh giá sản phẩm. | * 1 học sinh đọc thông tin theo hướng dẫn giáo viên. * Quan sát công thức cấu tạo của tinh bột và xenlulozơ.
* Trả lời, học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung. Gợi ý sản phẩm: à Một mắc xích.
à Tinh bột là n à Giống.
à Polime.
à Phân tử khối rất lớn.
|
* Công thức cấu tạo của tinh bột : (- C6H10O5 - )n - Tinh bột là polime trong phân tử có n mắc xích – C6H10O5 – liên kết với nhau tạo thành mạch thắng (amilozơ) hay mạch nhánh (amilopeptin). - Số mắc xích của tinh bột n * Công thức cấu tạo của xenlulozơ: (- C6H10O5 - )n - Xenlulozơ là polime trong phân tử có n mắc xích – C6H10O5 – liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng. - Số mắc xích trong phân tử xenlulozơ rất lớn ( ví dụ đối với bông: n
|
èHoạt động 4: VI/- Tính chất hoá học Mục tiêu: -Kiến thức: Biết từng tính chất hoá học của tinh bột và xenlulozơ. - Kĩ năng; Quan sát, nhận biết. Phương thức: Thí nghiệm nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, giải thích, hợp tác nhóm nhỏ. | ||
Hoạt động giáo viên | Hoạt động học sinh | Nội dung |
1.Phản ứng thủy phân: * Đặt vấn đề gọi học sinh trả lời, học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung. + Dựa vào thông tin sgk cho biết khi đun nóng dung dịch tinh bột và xenlulozơ có axit làm xúc tác tạo ra chất gì? + Hãy cho biết quá trình chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người và động vật như thế nào ?
* Nhận xét, đánh giá sản phẩm. 2. Tác dụng của tinh bột với iot: * Gọi học sinh đọc thí nghiệm sgk. * Phát hóa chất cho các nhóm yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm theo thông tin sgk. * Yêu cầu các nhóm quan sát hóa chất trước khi thí nghiệm và sau khi thí nghiệm để nhận xét hiện tượng. + Khi nhỏ vài giọt iốt vào trong hồ tinh bột ở nhiệt độ thường có hiện tượng gì xảy ra ? + Đun nóng lên dung dịch lên có hiện tượng gì? + Để nguội dung dịch có hiện tượng gì ? + Dùng tính chất này để làm gì? * Nhận xét, đánh giá sản phẩm. |
* Trả lời, Gợi ý sản phẩm:
à Phân hủy thành glucozơ àTinhbột mantozơ glucozơ. à Hay (-C6H10O5)n
C6H12O6 * 1 học sinh thông tin thí nghiệm. * Các nhóm nhận hóa chất và tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn giáo viên. * Các nhóm quan sát hóa chất trước và sau thí nghiệm.
à Sẽ xuất hiện màu xanh.
à Màu xanh biến mất.
à Màu xanh hiện ra. à Nhận biết hồ tinh bột.
| 1.Phản ứng thủy phân:
Khi đun nóng trong dung dịch axit loãng, tinh bột hoặc xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ. ( - C6H12O6 - )n + H2O
2. Tác dụng của tinh bột với iot:
- Nhỏ vài giọt dung dịch iốt vào hồ tinh bột sẽ thấy xuất hiện màu xanh. Đun nóng màu xanh biến mất, để nguội lại hiện ra. - Dùng iốt để nhận biết hồ tinh bột.
|
èHoạt động 5: V/- Tinh bột, xenlulozơ có ứng dụng gì? Mục tiêu: -Kiến thức: Biết những ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ. - Kĩ năng: Quan sát, nhận biết. Phương thức: nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, giải thích. | ||
Hoạt động giáo viên | Hoạt động học sinh | Nội dung |
* Gọi học đọc thông tin sgk. Đặt vấn đề gọi học sinh trả lời. + Quá trình quang hợp cây xanh thực hiện nhờ những nguyên liệu nào? + Trong quá trình quang hợp tạo ra gì? + Hãy viết sơ đồ sự quang hợp cây xanh. + Trong đời sống tinh bột dùng để làm gì? + Trong công nghiệp tinh bột dùng để làm gì? + Nhìn vào sơ đồ cho biết xenlulozơ dùng để làm gì? + Tinh bột và xenlulozơ tạo ra do quá trình quang hợp của cây xanh. Vậy để bảo vệ môi trường trong sạch ta phải làm gì ? * Nhận xét, đánh giá sản phẩm. | * 1 học sinh đọc thông tin sgk và trả lời. Gợi ý sản phẩm: à Nước và khí CO2 à Tinh bột và xenlulozơ. à Lương thực.
à Đường glucozơ và rượu etylic. à Dùng để sản xuất giấy, vật liệu xây dựng, sản xuất vải sợi, sản xuất đồ gỗ. à Trồng nhiều cây xanh để giúp loại bỏ khí CO2 tạo ra oxi và cung cấp cho ta tinh bột hoặc xenlulozơ. |
-Tinh bột và xenlulozơ được tạo trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp: 6nCO2 + 5nH2O ( -C6H10O5-)n + 6nO2 - Tinh bột có vai trò quan trọng: +Trong đời sống: Cung cấp lương thực quan trọng cho con người. + Trong công nghiệp: Dùng để sản xuất đường glucozơ và rượu etylic. - Xenlulozơ có những ứng dụng chủ yếu sau: + Sản xuất giấy, sản xuất đồ gỗ. + Sản xuất vải sợi, vật liệu xây dựng. |
3.3. Hoạt động luyện tập: - Mục tiêu: + Kiến thức: Luyện tập củng cố nội dung bài học. + Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán.. -Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân. Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng nhất? A. Tinh bột và xenlulozơ dễ tan trong nước. B. Tinh bột dễ tan trong nước còn xenlulozơ không tan trong nước. C. Tinh bột và xenlulozơ không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng. D. Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng tan được trong nước nóng. Còn xenlulozơ không tan cả trong nước lạnh và nước nóng. Câu 2: Tinh bột, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng A. hòa tan Cu(OH)2. B. trùng ngưng. C. tráng gương. D. thủy phân. Câu 3: Phân tử tinh bột được tạo thành do nhiều nhóm - C6H10O5- (gọi là mắt xích) liên kết với nhau. Số mắt xích trong phân tử tinh bột trong khoảng A. 1200 – 6000. B. 6000 – 10000. C. 10000 -14000. D. 12000- 14000. Câu 4: Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ ta dùng A. quỳ tím. B. iot. C. NaCl. D. glucozơ. Câu 5: Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân? A. Tinh bột. B. Xenlulozơ. C. Saccarozơ. D. Glucozơ. GV nhận xét, đánh giá và cho điểm. 3.4. Hoạt động vận dụng: - Mục tiêu: + Kiến thức: Vận dụng làm bài tập. + Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán.. -Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân. 1. Nêu phương pháp nhận biết các chất sau: a. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. b. Tinh bột, glucozơ saccarozơ. è Đáp án: Nhận biết: a. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. - Cho nước vào 3 mẫu trên, mẫu nào tan tạo ra dung dịch là saccarozơ. Hai mẫu còn lại không tan là tinh bột và xenlulozơ. - Sau đ1o cho 2mẫu trên phản ứng với dung dịch iốt, mẫu nào có màu xanh thẩm đó là tinh bột còn lại là xenlulozơ. b. Tinh bột, glucozơ, saccarozơ. - Cho nước vào 3 mẫu trên, mẫu nào không tan trong nước là tinh bột. Hai mẫu còn lại là glucozơ và saccarozơ. - Sau đó cho dung dịch AgNO3 / NH3 vào 2 mẫu còn lại , mẫu nào có bạc kết tủa là glucozơ, mẫu còn lại là saccarozơ. PTHH: C6H12O6 + Ag2O 2. Viết PTHH thực hiện chuyển hóa : CO2 à tinh bột (xenlulozơ) à glucozơ. è Đáp án: 6nCO2 + 5nH2O (-C6H10O5-)n + nH2O 3. Từ tinh bột người ta sản xuất ra rượu etylic theo hai giai đoạn sau: a. (-C6H10O5-)n b. C6H12O6 Hãy viết PTHH theo các giai đoạn trên. Tính khối lượng ancol etylic thu được từ một tấn tinh bột. è Đáp án: a. PTHH: (-C6H10O5-)n + H2O 162n tấn 180n tấn 1 tấn x tấn Khối lương glucozơ theo PTHH Vì hiệu suất phản ứng là 80% nên khối lượng thưc tế của glucozơ là: b. PTHH: C6H12O6 180 tấn 92 tấn 0,89 tấn x tấn Khối lượng ancol etylic theo PT (2) là: Vì hiệu suất phản ứng là 75% nên khối lượng thực tế của rượu là: GV nhận xét, đánh giá sản phẩm. 3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: - Mục tiêu: + Kiến thức: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học + Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán.. -Phương thức: hoạt động cá nhân. Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học. * Học kĩ bài. Xem trước bài mới: “ Protein”. * Chuẩn bị bài mới: + Protein có ở đâu? Protein có cấu tạo phân tử như thế nào? + Protein có mấy tính chất hóa học ? * Về nhà làm bài tập 1, 2/158 sgk.
|