Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài 14: BÀI THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ VÀ MUỐI (HÓA 9). Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài 14: BÀI THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ VÀ MUỐI (HÓA 9). Hiển thị tất cả bài đăng

29/10/2023

Bài 14: BÀI THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ VÀ MUỐI (HÓA 9)

 

I/- Mục tiêu:

1/- Kiến thức: Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

             - Bazơ tác dụng với dung dịch axít, với dung dịch muối.

             - Dung dịch muối tác dụng với kim loại, với dung dịch muối khác và với axít.

 2/- Kĩ năng:              

             - Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công 5 thí nghiệm trên.

             - Quan sát mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các PTHH.

             - Viết tường trình thí nghiệm.

  3/- Thái độ:   Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm…trong học tập và trong thực hành hóa học, biết giử gìn sạch sẽ PTN.

4/- Định hướng năng lực hình thành: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

II/- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

   1/- Chuẩn bị của giáo viên:

+ Hóa chất: Dung dịch: NaOH, FeCl3, HCl, BaCl2, Na2SO4, H2SO4, CuSO4, đinh sắt.

+ Dụng  cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá thí nghiệm, ống nhỏ giọt cốc thủy tinh 250ml, chổi rửa.

                                   (Đủ dùng cho các nhóm)

    2/- Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài thực hành.

III/- Tổ chức các hoạt động học tập:

   1/- Ổn định lớp.

   2/- Kiểm tra bài cũ: (không)

   3/- Tiến hành bài học:

3/- Thiết kế tiến trình dạy học:

3.1. Hoạt động khởi động:

- Mục tiêu: HS hiểu được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương thức: nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

         Để nắm lại tính chất đồng thời kiểm chứng lại tính chất hóa học của oxit và axit như thế nào, hôm nay chúng ta tiến hành thực hành về tính chất hóa học của chúng.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 1:  HƯỚNG DẪN MỘT SỐ QUY TẮC AN TOÀN VÀ CÁCH SỬ DỤNG HÓA CHẤT, DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM:

Mục tiêu:

-Kiến thức: Học sinh biết được một số  quy tắc an toàn thí nghiệm.

- Kĩ năng: Thí nghiệm an toàn.

Phương thức: nêu và giải quyết vấn đề.

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

Nội dung

- Làm thí nghiệm với các dung dịch HCl, H2SO4, NaOH phải cẩn thận, không để hóa chất dây vào người, vào quần áo.

 - Khi gạn ống nghiệm để giữ lại phần kết tủa Cu(OH)2  phải cẩn thận, gạn nhẹ để giữ lại phần kết tủa Cu(OH)2  trong ống  nghiệm nếu không Cu(OH)2 sẽ trôi theo dung dịch ra ngoài.

- Dùng giấy ráp đánh thật sạch một đinh sắt, cẩn thận vì đinh sắt có thể làm sướt da tay. Đinh sắt cần sạch hết lớp gỉ bên ngoài để tham gia phản ứng.

 

* Học sinh lắng nghe tiếp thu kiến thức.

 

 

* Học sinh lắng nghe tiếp thu kiến thức.

 

 

 

 

* Học sinh lắng nghe tiếp thu kiến thức.

 

- Làm thí nghiệm với các dung dịch HCl, H2SO4,  NaOH phải cẩn thận, không để hóa chất dây vào người, vào quần áo.

- Khi gạn ống nghiệm để giữ lại phần kết tủa Cu(OH)2  phải cẩn thận, gạn nhẹ để giữ lại phần kết tủa Cu(OH)2  trong ống  nghiệm nếu không Cu(OH)2 sẽ trôi theo dung dịch ra ngoài.

- Dùng giấy ráp đánh thật sạch một đinh sắt, cẩn thận vì đinh sắt có thể làm sướt da tay. Đinh sắt cần sạch hết lớp gỉ bên ngoài để tham gia phản ứng.

Hoạt động 2:    I/ – Tính chất hóa học của bazơ :  

Mục tiêu:

- Kiến thức: Học sinh nắm và nhớ lại TCHH của bazơ.

- Kĩ năng: Thực hành thí nghiệm an toàn.

 Phương thức: Thí nghiệm nêu vấn đề, quan sát, hoạt động nhóm, giải thích.

1/- Thí nghiệm 1: Natri hyđroxit tác dụng với dung dịch FeCl3

* Gọi học sinh đọc thí nghiệm 1.

* Đặt vấn đề, gọi học sinh trả lời.

  + Hãy nêu dụng cụ và hóa chất cần cho thí nghiệm 1.

 

 

+ Em hãy trình bày các bước tiến hành thí nghiệm

 

 

* GV hướng dẫn các thao tác khi tiến hành thí nghiệm (lấy ống hút hút chất lỏng rồi nhỏ giọt vào  ống nghiệm).

* Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm.

 

* Gv theo dõi, uốn nắn về thao tác và ý thức thái độ.

  + Em hãy trình bày hiện tượng quan sát được?

  + Giải thích kết quả? Và viết PTHH?

 

 

  + Vì sao cho từng giọt dd NaOH vào ống nghiệm dd FeCl3 mà không làm ngược lại?

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 

 

* 1 học sinh đọc thí nghiệm 1.

* Trả lời. (Gợi ý sản phẩm)

- Hóa chất: Dung dịch NaOH, FeCl3

    Dụng cụ: Ống nghiệm, ống nhỏ giọt giá thí nghiệm.

- Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch FeCl3, lắc nhẹ ống nghiệm.

* Học sinh lắng nghe.

 

 

 

* Các nhóm tiến hành thí nghiệm và ghi lại hiện tượng quan sát được.

 

 

- Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.

 

-  FeCl3 đã tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra chất kết tủa đỏ nâu.

FeCl3+3NaOH"Fe(OH)3 +3NaCl

- Nếu làm ngược lại thì NaOH sẽ văng lên gây nguy hiểm.

 

1/- Thí nghiệm 1: Natri hyđroxit tác dụng với dung dịch FeCl3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*  Hiện tượng:

  Xuất hiện kết tủa nâu đỏ.

 

 * Giải thích:

    FeCl3 tác dụng NaOH sinh ra kết tủa Fe(OH)3

   PTHH:

   FeCl3+3NaOH" Fe(OH)3 +3NaCl

2/- Thí nghiệm 2: Đồng (II) hyđrôxit tác dụng với axit.

* GV: đặt vấn đề.

  + Em hãy trình bày cách điều chế đồng(II) hyđroxít?

 

 

 

* Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm điều chế Cu(OH)2

* Theo dõi uốn nắn thái độ từng nhóm.

* Gọi học sinh đọc thí nghiệm 1.

  + Em hãy trình bày các bước tiến hành thí nghiệm.

 

* GV yêu cầu HS nhóm tiến hành thí nghiệm, GV theo dõi về thao tác và ý thức thái độ.

  + Em hãy trình bày hiện tượng quan sát được?

  + Giải thích kết quả? Và viết PTHH?

 

 

  + Em có kết luận gì về tính chất hóa học của bazơ?

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 

 

* Trả lời. (Gợi ý sản phẩm)

- Ống nghiệm chứa 2ml dd CuSO4, cho từ từ từng giọt NaOH vào lắc nhẹ, để yên cho Cu(OH)2 lắng đáy, gạn giữ lại Cu(OH)2.

* Làm thí nghiệm theo nhóm.

 

 

 

* 1 học sinh đọc thí nghiệm 1.

- Nhỏ từng giọt dd HCl vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2, lắc nhẹ ống nghiệm.

* HS nhóm tiến hành thí nghiệm và ghi lại hiện tượng.

 

- Cu(OH)2 tạo dd xanh lam.

 

- Cu(OH)2 tan dần trong dung dịch HCl tạo thành một dung dịch có màu xanh lam.

Cu(OH)2+2HCl"CuCl2+2H2O

- Bazơ tác dụng axít tạo muối và nước.

 

 2/- Thí nghiệm 2: Đồng (II) hyđrôxit tác dụng với axit. 

 

*  Hiện tượng:

  Cu(OH)2 tạo dd xanh lam.

* Giải thích: Cu(OH)2 tan dần trong dung dịch HCl tạo thành dung dịch có màu xanh lam.

 Cu(OH)2+ 2HCl "CuCl2 + 2H2O

 

Hoạt động 3:    II/ – Tính chất hóa học của muối  

Mục tiêu:

- Kiến thức: Cho học sinh nắm và nhớ lại TCHH của muối.

- Kĩ năng: Thực hành thí nghiệm an toàn

 Phương thức: Thí nghiệm nêu vấn đề, quan sát, hoạt động nhóm, giải thích…

1/- Thí nghiệm 3: Đồng (II) sunfát tác dụng với kim loại.

* Gọi học sinh đọc thí nghiệm 3.

  + Hãy trình bày các bước tiến hành thí nghiệm.

 

 

* GV hướng dẫn các thao tác tiến hành thí nghiệm (thả đinh sắt từ từ vào ống nghiệm có chứa sẵn dung dịch CuSO4).

* GV yêu cầu HS nhóm tiến hành thí nghiệm, GV theo dõi về thao tác và ý thức thái độ.

  + Em hãy trình bày hiện tượng quan sát được?

 

  + Giải thích kết quả? Và viết PTHH?

 

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 

 

* 1 học sinh đọc thí nghiệm 3.

Gợi ý sản phẩm:

- Ngâm 1 đinh Fe sạch trong ống nghiệm có sẳn 1ml dd CuSO4.

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

* Làm thí nghiệm theo nhóm và ghi lại hiện tượng thí nghiệm.

 

- Màu xanh dd CuSO4 nhạt dần, lớp màu đỏ bám trên đinh Fe.

 

- Fe đẩy được Cu ra khỏi dd muối Cu, Cu sinh ra bám trên đinh Fe

  Fe + CuSO4 " FeSO4 + Cu

1/- Thí nghiệm 3: Đồng (II) sunfát tác dụng với kim loại.

 

 

 

 

 

*  Hiện tượng:

Màu xanh dd nhạt dần, lớp màu đỏ bám trên đinh Fe.

  * Giải thích:

Fe đẩy được Cu ra khỏi dd muối Cu, Cu sinh ra bám trên đinh Fe.

 PTHH:

Fe + CuSO4 " FeSO4 + Cu

                                               

2/- Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối. 

* Gọi học sinh đọc nội dung thí nghiệm.

  + Hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm.

 

 

* GV hướng dẫn các thao tác khi làm thí nghiệm.

* GV yêu cầu HS nhóm tiến hành thí nghiệm, GV theo dõi về thao tác và ý thức thái độ.

  + Em hãy trình bày hiện tượng quan sát được?

  + Giải thích kết quả? Và viết PTHH?

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 

 

* 1 học sinh đọc nội dung thí nghiệm.

Gợi ý sản phẩm:

- Nhỏ vài giọt dd BaCl2 vào ống nghiệm chứa 1ml dung dịch Na2SO4

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

* HS nhóm tiến hành thí nghiệm và ghi lại hiện tượng.

 

- Xuất hiện kết tủa trắng

 

- 2dd muối tác dụng với nhau sản phẩm tạo 2 muối mới.

BaCl2 + Na2SO4 "BaSO4+ 2NaCl

2/- Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối. 

 

 

 

 

 

 

 

* Hiện tượng:

   Xuất hiện kết tủa trắng.

* Giải thích:

 2dd muối tác dụng với nhau sản phẩm tạo 2 muối mới.

PTHH:

 BaCl2  +Na2SO4 " BaSO4  + 2NaCl

                                                                                  

 3/- Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit

+ Em hãy trình bày nội dung thí nghiệm 5?

* GV yêu cầu HS nhóm tiến hành thí nghiệm, GV theo dõi về thao tác và ý thức thái độ.

  + Em hãy trình bày hiện tượng quan sát được?

  + Giải thích kết quả? Và viết PTHH?

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 

 

-Nhỏ vài giọt dd BaCl2 vào ống nghiệm chứa H2SO4

* HS nhóm tiến hành thí nghiệmvà ghi lại hiện tượng.

Gợi ý sản phẩm:

- Xuất hiện kết tủa trắng.

 

- Do dd muối tác dụng axít tạo muối mới và axít mới.

BaCl2+H2SO4"BaSO4+ 2HCl

3/- Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit.

* Hiện tượng:

    Xuất hiện kết tủa trắng.

  * Giải thích:

     Do dd muối tác dụng Axít tạo muối mới và axít mới.

  PTHH:

BaCl2  + H2SO4 "BaSO4 + 2HCl

3.3; 3.4. Hoạt động luyện tập và vận dụng:       

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

+ Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ nhanh kiến thức dể làm bài tập.

- Phương thức:  Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

           +  GV nhận xét buổi thực hành.

           +  Nhóm thu dọn dụng cụ, hóa chất và vệ sinh sau buổi thực hành.

           +  Làm bài thu hoạch.

        * Trật tự, vệ sinh: (1 điểm)

        * Thao tác thí nghiệm: (2điểm)

        * Phần câu hỏi: (7điểm)

Câu 1: (2 điểm) Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch HCl có xảy ra phản ứng không? Nếu có hãy nêu hiện tượng để chứng tỏ phản ứng xảy ra. Minh hoạ bằng PTHH.

Câu 2: (2 điểm)  Khi ngâm đinh sắt nhỏ vào dung dịch CuSO4 thì đinh sắt có hiện tượng gì ? Hãy cho biết khối lượng đinh sắt lúc bấy giờ tăng hay giảm, tại sao tăng ? Viết PTHH minh hoạ.

Câu 3:(2 điểm) Em hãy cho biết dấu hiệu xảy ra phản ứng khi cho BaCl2 vào trong dung dịch muối Na2SO4? Người ta dùng dung dịch BaCl2 để làm gì? Minh hoạ bằng PTHH.

Câu 4:(1 điểm) Những tính chất hoá học của muối thuộc loại phản ứng gì? Hãy trình bày khái niệm phản ứng đó. Có mấy điều kiện xảy ra phản ứng?

3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: 

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

+ Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ nhanh kiến thức dể làm bài tập.

- Phương thức:  Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

          -  GV nhận xét buổi thực hành.

          - HS thu dọn dụng cụ và hóa chất, làm vệ sinh PTN. Thu tường trình.

* Dặn dò:

                Học từ bài tính chất hóa học của bazơ đến hết bài 13 và xem lại toàn bộ những bài tập sau sgk giờ tới ôn tập để chuẩn bị kiểm tra giữa kì I.

Web: giaoanviolet.com

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN KHTN 7 CTST MỚI NHẤT

  I.  TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 ,0 điểm)        Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng.             ...