I/- Nội dung chủ đề: - Tính chất hóa học của axit - Một số axit quan trọng. II/- Mục tiêu: 1/- Kiến thức: Biết
được + HS biết được những tính chất
hóa học chung của Axít và dẫn ra được những phương trình hóa học tương ứng
cho mỗi tính chất. + Biết được những axit mạnh và
axit yếu. + Tính chất, ứng
dụng, cách nhận biết axít HCl, H2SO4 loãng và H2SO4
đặc (tác dụng với kim loại, tính háo nước). Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công
nghiệp. 2/- Kĩ năng: + Quan sát thí nghiệm và rút
ra kết luận về tính chất hóa học của axit. + HS biết vận dụng những hiểu
biết về tính chất hóa học để giải thích 1 số hiện tượng thường gặp trong đời
sống và sản xuất. + HS biết vận dụng những tính
chất hóa học của Axít, oxít axít đã học để làm các bài tập hóa học.
+ Viết các PTHH chứng minh
tính chất của H2SO4 loãng, H2SO4 đặc,
nóng. + Nhận biết được dung dịch
axít và muối clorua, axít H2SO4 và dung dịch muối sunfát. + Tính nồng độ hoặc khối lượng
dung dịch axít HCl, H2SO4 trong phản ứng.
3/- Thái độ: Giáo dục thái độ cẩn thận trong thí nghiệm. 4/- Định hướng năng lực hình thành: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu
và thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông
qua môn hóa học, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự quản lí,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào
cuộc sống. III. Bảng mô tả các mức độ cần
đạt:
IV. Biên soạn các câu hỏi: 1.
TRẮC NGHIỆM: Câu
1: (Mức 1) Để nhận biết gốc sunfat (=
SO4) người ta dùng muối nào sau đây ? A. BaCl2. B. NaCl. C. BaCO3. D. MgCl2. Đáp án: A Câu 2: (Mức 1) Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch
H2SO4 loãng là: A. Fe, Cu, Mg. B.
Zn, Fe, Cu.
C. Zn,
Fe, Al. D.
Fe, Zn, Ag Đáp án: C Câu
3: ( Mức 1) Dãy các chất không tác dụng được với dung dịch H2SO4
loãng là A. Zn,
ZnO, Zn(OH)2. B. Cu,
CuO, Cu(OH)2. C. Na2O, NaOH,
Na2CO3. D. MgO,
MgCO3, Mg(OH)2. Đáp án: B Câu
4: (Mức 1) Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành muối và nước. a.
Mg và dung dịch H2SO4 b. MgO và dung dịch H2SO4 c. Mg(NO3)2
và H2CO3 d.MgCl2 và
NaCl Đáp án: b Câu
5: (Mức 1) Nhóm chất tác dụng với dung
dịch H2SO4 loãng sinh ra chất kết tủa màu trắng. a.
ZnO, BaCl2 b.
CuO, BaCl2 c. BaCl2, Ba(NO3)2 d. Ba(OH)2, ZnO Đáp án: c Câu 6. Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4. Người ta
dùng thuốc thử nào sau đây? A.
Quỳ tím. B.
Zn. C. dd NaOH. D.
dd BaCl2. Đáp án: D Câu
7: ( Mức 1) Dãy chất tác dụng với dung
dịch H2SO4 loãng tạo thành dung dịch có màu xanh lam. A.
CuO, MgCO3 B.
Cu, CuO C.
Cu(NO3)2,
Cu D. CuO,
Cu(OH)2 Đáp án: D Câu 8: (Mức 1) Nhóm chất tác dụng với dung dịch Na2SO4 loãng
sinh ra chất kết tủa màu trắng. A. ZnO,
BaCl2 B. CuO, BaCl2 C. BaCl2, Ba(OH)2 D. ZnO , Ba(NO3)2 Đáp án: C Câu 9: (Mức 1) Thuốc thử dùng để
nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là: A. K2SO4 B. Ba(OH)2 C. NaCl D. NaNO3
Đáp án: B Câu 10.Cặp chất nào tác dụng được
với nhau? a/MgSO4và H2SO4 c/ Cu và
HCl b/BaCl2 và
H2SO4 d/ Ag và
H2SO4
Đáp án: B Câu 1: (Mức 2) Sơ đồ phản ứng nào sau đây dùng để sản xuất
axit sunfuric trong công nghiệp ? A.
Cu C.
FeO Đáp
án: D Câu
2: (Mức 2) Hoà
tan hết 3,6 g một kim loại hoá trị II bằng dung dịch H2SO4
loãng được 3,36 lít H2 (đktc). Kim loại là: A.
Zn . B.
Mg. C.
Fe. D. Ca. Đáp
án: B Câu
3: (Mức 2) Dãy oxit tác dụng với dung
dịch H2SO4 loãng là: A. MgO,
Fe2O3, SO2, CuO. B. Fe2O3, MgO, P2O5, K2O . C. MgO,
Fe2O3,
CuO, K2O. D. MgO,
Fe2O3, SO2, P2O5. Đáp án: C Câu 4:(Mức 2) Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4
loãng. Ta dùng một kim loại: A. Mg B. Ba C. Cu D. Zn Đáp án: B Câu
5:(Mức 2) Nhóm chất tác dụng với
dung dịch HCl và với dung dịch H2SO4
loãng là: A.
CuO, BaCl2, ZnO B.
CuO, Zn, ZnO C. CuO,
BaCl2, Zn D.
BaCl2, Zn, ZnO Đáp án: B Câu
6: (Mức 2) Dãy các chất tác dụng được
với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành sản phẩm có chất
khí: A.
BaO, Fe, CaCO3 B.
Al, MgO, KOH C.
Na2SO3,
CaCO3, Zn D.
Zn, Fe2O3, Na2SO3 Đáp án: C Câu 7: (Mức 2) Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với
dung dịch axit sunfuric. Thể tích khí
Hiđro thu được ở đktc là: A. 44,8 lít B. 4,48 lít C. 2,24 lít D.
22,4 lít Đáp án: B Câu 8. Dung dịch H2SO4
tác dụng với dãy chất nào sau đây: A. Fe, CaO, HCl. B.Cu,
BaO, NaOH. C. Mg, CuO, HCl. D. Zn,
BaO, NaOH. Đáp án: D Câu
9. Chất nào sau đây tác dụng
với axit sunfuric loãng tạo thành muối và nước: a. Cu b. CuO c. CuSO4 d. CO2 Đáp án: B Câu 10: Dung dịch H2SO4
có thể tác dụng được những dãy chất nào sau đây? a. CO2, Mg,
KOH. b. Mg, Na2O, Fe(OH)3 c. SO2, Na2SO4,
Cu(OH)2 d. Zn, HCl, CuO. . Đáp án: B Câu
1: (Mức 3) Cho 10,5 gam hỗn hợp hai
kim loại Zn, Cu vào dung dịch H2SO4
loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo
khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là: A. 61,9% và 38,1% B. 63% và 37% C. 61,5% và 38,5% D. 65% và 35% Đáp án: A Câu
2:( Mức 3) Hoà tan 12,1 g hỗn hợp bột
kim loại Zn và Fe cần 400ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng hỗn hợp muối thu
được sau phản ứng là: A. 26,3 g B. 40,5 g C. 19,2 g D. 22,8 g Đáp án: A 1.
TỰ LUẬN: Câu 1: ( Mức 1) - Hãy trình bày và viết
phương trình hóa học chứng minh tính chất hóa học của HCl Câu 2: ( Mức 1) - Hãy trình bày và viết
phương trình hóa học chứng minh tính chất hóa học của H2SO4 Câu 3: ( Mức 1) - Trình bày các công đoạn
sản xuất H2SO4 Câu
1: ( Mức 2) - Có những chất sau: Cu,
Zn, MgO, NaOH, Na2CO3. Hãy dẫn ra những phản ứng hóa
học của dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng với
những chất đã cho để chứng minh rằng hai axit này có tính chất hóa học giống
nhau. Câu
2: ( Mức 2) - Có 4 lọ không nhãn , mỗi lọ đựng
một dung dịch không màu là : HCl, H2SO4, NaCl, Na2SO4.
Hãy nhận biết dung dịch trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các
phương trình hóa học chứng minh Câu 3: ( Mức 2) - Có hỗn hợp gồm bột kim loại đồng và sắt.
Hãy chọn phương pháp hóa học để tach riêng bột đồng ra khỏi hỗn hợp. Viết các
phương trình hóa học chứng minh . Câu 1: ( Mức 3) - Cho những chất sau: đồng, các hợp chất của đồng và axit H2SO4.
Hãy viết những phương trính hóa học điều chế đồng (II) Sunfat từ những chất
đã cho, cần ghi rõ điều kiện phản ứng . Câu
1: ( Mức 4) - Để phân biệt được hai dung dịch
Na2SO4 và Na2CO3 người ta sử dụng
thuốc thử nào ? Giải thích sự lựa chọn và viết phương trình hóa học chứng
minh . V-
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1/- Chuẩn bị của giáo
viên: + Hóa chất: dd HCl , H2SO4, quì tím, kim
loại: Zn, Al, Fe những hóa chất cần thiết để điều chế Cu(OH)2 hoặc
Fe(OH)3, Fe2O3 hoặc CuO. + Dụng
cụ: Ống nghiệm, đủa thủy tinh,
cốc thủy tinh (đủ dùng cho mỗi nhóm). 2/- Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước kiến thức bài mới, chuẩn
bị trước thông tin các thí nghiệm. VI/-
Tổ chức các hoạt động học tập: 1/- Ổn định lớp: 2/- Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 học sinh
lên bảng giải bài tập 1 và bài tâp 5 sgk/11. - Dùng bảng phụ
treo lên bảng cho học sinh chọn câu đúng. Những PTHH sau
đây PT nào dùng để điều chế ra SO2 trong PTN. A. Na2SO3 + 2HCl
à
2NaCl + SO2 + H2O B. 4FeS2
+ 11O2 à 2Fe2O3 +
8SO2 C. S + O2 à SO2 3/- Thiết kế tiến trình dạy học: 3.1. Hoạt động khởi
động: - Mục tiêu: HS hiểu được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được,
tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Phương thức: nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
Axit có rất nhiều loại: HCl,
H2SO4, H2S…. Trong những axit đó có loại
axit loãng, có loại axit đặc nóng. Đối với axit loãng và axit đặc nóng có
tính chất giống nhau không, để hiểu rõ hơn ta nghiên cứu bài mới. 3.2. Hoạt động hình
thành kiến thức: Hoạt động 1: I/- Tính chất hóa học của axit Mục tiêu: -Kiến
thức: Cho học sinh biết axit có những tính chất hóa học nào. -Kĩ
năng: Rèn kĩ năng viết PTHH. Phương thức: Hợp tác nhóm nhỏ, thí nghiệm nêu vấn đề, thí nghiệm biễu diễn, quan
sát và giải thích. |
||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động
của Giáo viên |
Hoạt động
của Học sinh |
Nội dung |
||||||||||||||||||||||||||
1/- Axit làm đổi màu chất chỉ thị: *
Phát hóa chất và dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm. *
Gọi học sinh đọc thí nghiệm 1 sgk/12. *
Hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm thí nghiệm. *
Yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm, gọi đại diện nhóm trả lời
nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung - Khi nhỏ dung dịch axit vào quì tím thì
quì tím như thế nào? - Trong thực tế người ta dùng chất nào để
phân biệt axit? Gợi
ý sản phẩm: -
Làm quì tím hóa đỏ. -
Quì tím. *
Nhận xét, đánh giá sản phẩm. |
*
Các nhóm nhận hóa chất và dụng cụ. *
1 học sinh đọc thí nghiệm. *
Các nhóm làm thí nghiệm. *
Các nhóm theo dõi hiện tượng thí nghiệm, cử đại diện nhóm trình bày, nhóm
khác theo dõi nhận xét, bổ sung. |
1/- Axit làm đổi màu chất chỉ thị: Dung
dịch axit làm quì tím chuyển thành màu đỏ. |
||||||||||||||||||||||||||
2/- Axit tác dụng với kim loại: *
Yêu cầu HS đọc nội dung thí nghiệm 2. *
Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm và ghi lại hiện tượng thí nghiệm. *
Trình bày hiện tượng quan sát được qua câu hỏi gợi mở của giáo viên. - Khi ta nhỏ dung dịch axit vào ống nghiệm
có chứa kim loại nhôm, thấy có hiện tượng gì? - Phản ứng sinh ra tạo thành là chất gì
theo thông tin? - Trong phản ứng khí hyđrô có hiện tượng
gì? - Hãy ghi PTHH giữa axit với nhôm và gọi
tên sản phẩm tạo thành. Gợi
ý sản phẩm: -
Kim loại nhôm tan dần có bọt khí không màu bay ra. -
Muối và khí hyđrô. -Bọt
khí không màu. 6HCl + 2Al
à2AlCl3 +3H2 Nhôm clorua *
Giáo viên ghi 2 PTHH lên bảng gọi 2 hs lên hoàn thành, hs khác theo dõi nhận
xét, bổ sung. Fe + H2SO4
à Mg
+ H2CO3 à Gợi
ý sản phẩm: Fe + H2SO4 àFeSO4 +H2
Mg + H2CO3 àMgCO3 +H2 *
GV làm thí nghiệm Cu, Al tác dụng HNO3, H2SO4
đặc. *
Yêu cầu HS nêu hiện tượng quan sát được? - Em có kết luận gì? Gợi
ý sản phẩm: -
Có hiện tượng sủi bọt. -
Không giải phóng khí hiđro, HNO3, H2SO4đ tác
dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng H2. *
Giáo viên theo dõi và nhận xét, bổ sung. 3/- Axit tác dụng với Bazơ: *
GV điều chế sẳn Cu(OH)2 *
Yêu cầu HS đọc nội dung thí nghiệm 3. *
Trình bày cách tiến hành thí nghiệm? *
Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm và ghi lại hiện tượng . |
*
1 HS đọc nội dung thí nghiệm 2. *
Các nhóm tiến hành thí nghiệm, ghi lại hiện tượng. *
Trình bày hiện tượng. *
2 HS lên bảng hoàn thành PTHH *
Theo dõi và quan sát thí nghiệm. * HS đọc, HS lớp nghiên cứu. *
1HS trình bày, HS lớp nhận xét. *
HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm và ghi lại hiện tượng. |
2/- Axit tác dụng với kim loại: Dung
dịch axit tác dụng với nhiều kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hyđrô. PTHH:
6HCl
+ 2Al à 2AlCl3
+ 3H2 Nhôm clorua Chú ý: HNO3, H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại nhưng
không giải phóng H2…. 3/- Axit tác dụng với Bazơ: |
||||||||||||||||||||||||||
*
Giáo viên đặt câu hỏi gọi đại diện nhóm trả lời nhóm khác theo dõi nhận xét,
bổ sung. - Trước khi thí nghiệm Cu(OH)2
nằm ở thể nào và có màu gì? - Khi nhỏ 1-2ml dung dịch axit H2SO4
vào Cu(OH)2 lắc nhẹ có hiện tượng gì? - Sản phẩm tạo ra là chất gì? - Hãy ghi PTHH và gọi tên sản phẩm tạo
thành. Gợi
ý sản phẩm: -
Thể rắn, màu xanh lam. -
Cu(OH)2 bị hòa tan, tạo thành dung dịch có màu xanh lam. - Muối và nước. H2SO4+Cu(OH)2àCuSO4+ 2H2O *
Giáo viên nhận xét và giải thích thêm: “Ngoài
các bazơ không tan trên, còn có các bazơ tan cũng tác dụng với axit tạo thành
muối và nước. Và phản ứng giữa axit và bazơ là phản ứng trung hòa”. *
Ghi 2 PTHH lên bảng gọi 2 hs lên hoàn thành PT: H2SO4
+ NaOH à HCl +
KOH à *
Nhận xét, đánh giá sản phẩm. |
*
Cử đại diện nhóm trả lời, nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung. -
Lắng nghe và ghi nhớ. -
2 HS lên bảng hoàn thành PTHH. |
-
Axit tác dụng với Bazơ tạo thành muối và nước. PTHH: H2SO4 + Cu(OH)2 à CuSO4 + 2H2O - Phản ứng giữa axit và bazơ là phản ứng
trung hòa. |
||||||||||||||||||||||||||
4/- Axit tác dụng với oxit Bazơ
: *
Yêu cầu HS đọc nội dung thí nghiệm 3. *
Trình bày cách tiến hành thí nghiệm? *Yêu
cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm và ghi lại hiện tượng thí nghiệm. *
Trình bày hiện tượng quan sát được qua câu hỏi gợi mỡ của giáo viên: - Khi cho dung dịch axit clohyđric vào
trong Fe2O3 có hiện tượng gì xảy ra? - Sản phẩm sinh ra có màu gì? - Hãy ghi PTHH và gọi tên sản phẩm tạo
thành * Em có nhận xét gì? Gợi
ý sản phẩm: -
Fe2O3 bị hòa tan, tạo ra dung dịch có màu vàng nâu. -
Muối có màu vàng nâu. 6HCl
+Fe2O3 à2FeCl3 +3H2O Sắt (III) clorua -
Axit tác dụng với oxit Bazơ tạo thành muối và nước. *
Giáo viên ghi 2 PTHH lên bảng gọi 2 hs lên hoàn thành: - H2SO4 +
CuO à - H2CO3 + MgO à * Nhận xét, đánh giá sản phẩm. |
*
HS đọc, HS lớp nghiên cứu *
1HS trình bày, HS lớp nhận xét. *
HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm và ghi lại hiện tượng. *
Cử đại diện nhóm trả lời qua quan sát hiện tượng. *
2 hs lên bảng hoàn thành 2 PT, hs khác theo dõi nhận xét bổ sung. |
4/- Axit tác dụng với oxit Bazơ: Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối
và nước. PTHH:
6HCl +Fe2O3 à 2FeCl3 + 3H2O Sắt (III) clorua |
||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2: II/- Axit mạnh và axit yếu Mục tiêu: -
Kiến thức: Cho học sinh phân loại được
axit mạnh và axit yếu. -
Kĩ năng: Xác định CTHH của axit mạnh – yếu. Phương thức: Hợp tác nhóm nhỏ, thí nghiệm nêu vấn đề, thí nghiệm biễu diễn, quan
sát và giải thích. |
||||||||||||||||||||||||||||
*
Yêu cầu hs tìm hiểu thông tin sgk/12 - Dựa vào đâu để người ta phân loại Axít? * Yêu cầu HS đọc mục em có biết. - Nêu VD về Axít mạnh và Axít yếu? *
Nhận xét, đánh giá sản phẩm. |
*
Tìm hiểu thông tin sgk. -
Dựa vào tính chất hóa học của axit. *
1 HS đọc mục em có biết. -
Axit mạnh: HCl, H2SO4, HNO3… Axit yếu: H2CO3, H2S,
… |
Dựa vào tính chất hóa học, axit được
chia làm 2 loại: - Axit mạnh: H2SO4,
HNO3, HCl… - Axit yếu: H2S, H2CO3... |
||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 3: A) HCl (Tự
học có hướng dẫn) Hoạt động 4: B) Axít sunfuric (H2SO4) Mục
tiêu: -
Kiến thức: Cho học sinh biết được H2SO4 có những tính chất nào. -
Kĩ năng: ViếT PTHH.. Phương thức: Hợp tác nhóm nhỏ, thí nghiệm nêu vấn đề, thí nghiệm biễu diễn,
quan sát và giải thích.
ii/- Tính chất hóa học: 1)
Axit
sunfuric loãng có tính chất hóa học của axit (Tự học có hướng dẫn)
Hoạt động 5: III/- Ứng dụng Mục tiêu: -
Kiến thức:- Cho học sinh biết axit có những ứng dụng nào. -
Kĩ năng: Rèn kĩ năng xác định ứng dụng của axit. Phương thức: Nêu giải quyết vấn đề, đàm thoại, giải thích.
Hoạt động 6: IV/ Sản xuất axit sunfuric Mục tiêu: -
Kiến thức:- Cho học sinh biết cách sản xuất axit sunfuric. -
Kĩ năng: ViẾT PTHH của axit. Phương thức: Nêu giải quyết vấn đề, gợi mở, giải thích.
Hoạt động 7: V/ Nhận biết axit sunfuric và muối
sunfat: Mục tiêu: -
Kiến thức:- Biết nhận biết axit sunfuric và muối sunfat -
Kĩ năng: ViẾT PTHH của axit. Phương thức: Hợp tác nhóm nhỏ, thí nghiệm nêu vấn đề, thí nghiệm
biễu diễn, quan sát và giải thích.
3.3. Hoạt
động luyện tập: - Mục tiêu: + Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. + Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ nhanh kiến thức dể làm bài tập.. - Phương thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
1/-Có những chất sau: CuO,
Mg, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3.
Hãy chọn 1 trong những chất đã cho tác dụng với dd HCl sinh ra: a/ Khí nhẹ hơn không khí và
cháy được trong không khí. b/ Dung dịch có màu xanh lam. c/ Dung dịch có màu vàng nâu. Viết các PTHH. Dự kiến sản phẩm: a/-
Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí: Khí hyđrô
PT: Mg +
2HCl à MgCl2
+ H2 b/-
Dung dịch có màu xanh lam: Là dung dịch CuCl2
PT: CuO + 2HCl à CuCl2 + H2 c/-
Dung dịch có màu vàng nâu: là dung dịch FeCl3
PT: Fe2O3
+ 6HCl à
2FeCl3 + 3H2O 2/-Hãy viết các PTHH của các phản ứng trong mỗi
trường hợp sau:
a/- Magiê oxit và axit nitric
b/- Đồng II oxit và axit clohyđric
c/- Nhôm oxit và axit sunfuric
d/- Sắt và axit clohyđic e/-
Kẽm và axit sunfuric loãng Dự kiến sản phẩm:
a/- MgO + 2HNO3 à Mg(NO3)2 + H2O
b/- CuO + 2HCl
à CuCl2 + H2O
c/- Al2O3
+ 3H2SO4 à Al2(SO4)3 + 3H2O
d/- Fe + 2HCl
à FeCl2 + H2 Nhận xét, đánh giá` sản phẩm.. 3.4. Hoạt động vận dụng: - Mục tiêu: + Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. + Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ nhanh kiến thức dể làm bài tập. - Phương thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 1. Viết PTHH
điều chế axit H2SO4
từ oxit tương ứng và gọi tên axit
đó. 2. Để nhận biết muối sunfat ta dùng chất nào sau đây: a. Axit H2SO4 b. BaCl2 c. Ba(OH)2 d. Cả
b,c đúng Bài 1.Cho 10,5g hỗn hợp 2 kim loại Cu
và Zn vào dd H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít
khí (đktc). Tính thành phần % theo khối lượng của Cu và Zn Bài 2.Hòa tan 5 gam một kim loại R (chưa rõ hóa trị ) cần vừa đủ 36,5 gam
dung dịch HCl 25%. Xác định kim loại R Gv dự kiến sản phẩm Bài 1. 38,1 % và 61,9% Bài 2. Ca Nhận xét, đánh giá` sản phẩm.. 3.5. Hoạt
động tìm tòi, mở rộng: - Mục tiêu: + Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. + Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ nhanh kiến thức dể làm bài tập. - Phương thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. GV giao nhiệm vụ: Gv giao một số câu hỏi tình huống trong thực tiển Câu 1. Vì sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh
vào thì chuyển sang màu đỏ ? Câu 2. Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với
cơ thể ? Gv dự kiến sản phẩm Giải
thích: Có một số chất hóa học gọi
là chất chỉ thị màu, chúng làm cho màu của dung dịch thay đổi khi độ pH của
dung dịch thay đổi. Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chất chỉ thị
màu này, trong chanh có 7% axit xitric. Vắt chanh vào nước rau làm dung dịch
có tính axit, do đó làm thay đổi màu của nước rau. Khi chưa vắt chanh nước
rau muống màu xanh là chứa chất kiềm. Giải
thích: Axit clohiđric có vai trò
rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dịch dạ dày
của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng chừng 0,0001 đến 0,001 mol/l
(có độ pH tương ứng với là 4 và 3). Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, nó
còn là chất xúc tác cho các phản ứng phân hủy các chất gluxit (chất đường,
bột) và chất protein (đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp
thụ được. Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn
mức bình thường đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit
nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH>4,5) người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng
độ axit lớn hơn 0,001 mol/l (pH<3,5) người ta mắc bệnh ợ chua. Dặn
dò: * Học kĩ bài, xem kĩ phần tính chất
hóa học của oxit (oxit axit, oxit bazơ) tính chất hóa học của axit. Giờ tới
luyện tập. * Về nhà làm bài tập 7 trang19 sgk và
làm bài tập 4.6 ; 4.7 trang 7 SBT.
* Làm bài tập: 1,4 sgk/14 và 3.1; 3.2
; 3.3 sbt/5. * Xem trước nội dung bài 5 và làm bài
tập. |
||||||||||||||||||||||||||||