I/- Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được: * Trong các hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau đúng hoá trị: C(IV) O (II) , H(I) . * Mỗi chất hữu cơ có 1 công thức cấu tạo ứng với 1 trật tự liên kết xác định, các nghuyên tử cacbon có khả năng liên kết nhau tạo thành mạch cacbon. * Đặc iểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ và ý nghĩa của nó. 2. Kĩ năng: * Quan sát mô hình cấu tạo phân tử, rút ra được đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ. * Viết được một số công thức cấu tạo (CTCT) mạch hở, mạch vòng của một số chất hữu cơ đơn giản (<4C) khi biết CTCT. 3. Năng lực: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. II/- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1/- Chuẩn bị của giáo viên: * Tranh vẽ: Công thức cấu tạo của C2H5OH , đimetyl ete C2OH6 * Mô hình lắp ráp: C2H5OH , CH4 2/- Chuẩn bị của học sinh: Xem trước kiến thức bài mới III/- Tổ chức các hoạt động học tập 1/- Ổn định lớp 2/- Kiểm tra bài cũ: - Hợp chất hữu cơ chia làm mấy loại? Kể ra và cho ví dụ. - Hợp chất hữu cơ là gì? Hãy cho ví dụ những loại thuộc hợp chất hữu cơ. 3. Thiết kế tiến trình dạy học: 3.1 Hoạt động khởi động: Mục tiêu: + Kiến thức: HS hiểu được cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ. + Kĩ năng: tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài sâu hơn. Phương thức: Hoạt động cá nhân; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan. Nhiệm vụ: 1/Các nguyên tử liên kết với nhau như thế nào? 2/Mạch cacbon là gì ? Dự kiến sản phẩm: 1/ Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng. 2/ Những nguyên tử cacbon trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon. Chúng ta đã biết trên thế giới, người ta đã tìm ra hàng chục triệu hợp chất hữu cơ gấp hơn 10 lần số lượng các hợp chất không chứa các bon của tất cả các nguyên tố khác . Chúng ta biết hợp chất hữu cơ là hợp chất của cácbon nhưng tại sao số lượng hợp chất hữu cơ lớn như thế nào? Cấu tạo hợp chất hữu cơ ra sao? Bài học hôm nay sẽ giải thích vấn đề trên. Các hợp chất hữu cơ là hợp chất của các bon . Vậy đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ ra sao? Hóa trị và trật tự liên kết giữa các nguyên tử như thế nào? Những nguyên tử cácbon có liên kết với nhau không ? Để giải thích vấn đề trên ta sang hoạt động 1. 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động 1: I/- Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ: Mục tiêu: + Kiến thức: HS hiểu được phân tử hợp chất hữu cơ có cấu tạo như thế nào ? + Kĩ năng: Viết công thức cấu tạo. Phương thức: Hoạt động nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề, sử dụng đồ dùng trực quan.… 1/- Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử |
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung | ||
* Đưa ra công thức: CO2, H2O…………, yêu cầu hs tính hóa trị C, O, H trong hợp chất. * Đặt câu hỏi yêu cầu hs tìm hiểu thông tin sgk để trả lời , gọi hs khác nhận xét bổ sung. + Trong hợp chất hữu cơ, nguyên tố C, O, H có hóa trị mấy? * Thông báo thêm: “Đối với hợp chất hữu cơ không thể dùng qui tắc hóa trị thông thường để tính mà nhất thiết phải viết CTCT để thể hiện hết trật tự liên kết giữa các nguyên tử và thấy rõ hóa trị của C luôn luôn là 4. Nếu ta dùng mỗi nét gạch để biểu diễn một đơn vị hóa trị của nguyên tố ta có:
Nếu ta nối liền từng cặp nét gạch hóa trị của 2 nguyên tố liên kết với nhau để biễu diễn kiên kết giữa chúng. Ví dụ: Phân tử CH4 H
H * Lấy mô hình mêtan lấp ráp cho hs quan sát và gọi 2 hs lên bảng lấp ráp 2 mô hình CH4O, CH3Cl, yêu cầu hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung. * Theo dõi và đưa ra mô hình lấp ráp đúng nhất cho hs quan sát.
H H
H * Giải thích thêm: “Chỉ có cách lấp ráp đúng các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ được sắp xếp theo một trật tự nhất định đảm bảo đúng hóa trị nguyên tố”. * Kiểm tra sự thu nhận kiến thức của học sinh bằng các câu hỏi: + Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết giữa các nguyên tử như thế nào ? + Mối liên kết giữa các nguyên tử được biễu diễn bằng gì? + Em rút ra kết luận gì về liên kết giữa các nguyên tử? Nhận xét, đánh giá sản phẩm. | * Quan sát công thức và tính hóa trị.
* Tìm hiểu thông tin để trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung.
à C : IV ; O : II ; H : I
* Quan sát và lắng nghe.
* Quan sát mô hình, cử 2 hs lên lấp ráp mô hình CH4O, CH3Cl, hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung. * Quan sát, 2 học sinh lắp ráp mô hình phân tử CH4O và CH3Cl, học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung.
H H
H * Lắng nghe và ghi nhớ * Trả lời. (Gợi ý sản phẩm) à Liên kết theo đúng hóa trị của chúng.\ à Bằng nét gạch nối giữa 2 phân tử. à Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị của chúng.Mỗi liên kết biểu diển = 1 nét gạch nối giữa 2 nguyên tử. |
Oxi: - O- - Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng. Mỗi liên kết được biễu diễn bằng một nét gạch nối giữa 2 nguyên tử.
H CH3OH: H
H
| ||
2/- Mạch cacbon: | ||||
* Đưa ra 2 công thức C2H6; C3H8, yêu cầu các nhóm quan sát thảo luận để tính hóa trị cacbon, nếu hs tính sai, giáo viên đặt câu hỏi gợi ý hs. + Có phải trong các hợp chất hữu cơ các nguyên tử cácbon có hóa trị khác IV không? + Trong công thức phân tử C2H6 có mấy nguyên tử cacbon, mấy nguyên tử hyđrô? + Trong hợp chất hữu cơ có cacbon hóa trị mấy? + Hãy biễu diễn các liên kết giữa nguyên tử trong phân tử C2H6 * Yêu cầu hs theo dõi nhận xét liên kết nào đúng kiên kết nào sai. * Giải thích thêm: “Trong phân tử C2H6 có 2 nguyên tử cacbon và 6 nguyên tử hyđrô. Trong đó mỗi nguyên tử cacbon có kiên kết với 3 nguyên tử hyđrô và còn lại một hóa trị sẽ liên kết với 1 nguyên tử cacbon còn lại để tạo thành phân tử C2H6”. * Ghi công thức hóa học C3H8 lên bảng gọi đại diện 2 nhóm lên biễu diễn các liên kết trong phân tử, nhóm káhc nhận xét bổ sung. * Yêu cầu hs tìm hiểu thông tin sgk để trả lời. +Thế nào là mạch cac bon? + Có mấy loại mấy loại mạch cacbon?
* Biễu diễn 3 mạch cacbon cho hs quan sát.
Mạch thẳng
C Mạch nhánh
mạch vòng * Yêu cầu HS thảo luận viết 3 dạng mạch: thẳng, nhánh, vòng của C4H8? - Nhận xét, đánh gia sản phẩm. | * Các nhóm quan sát 2 công thức C2H6, C3H8 tính hóa trị cacbon, hyđrô. Nếu tính sai, trả lời câu hỏi.
à Không.
à Có 2 nguyên tử cacbon và 6 nguyên tử hyđrô.
à Có hóa trị IV.
à Biễu diễn liên kết.
* Nhận xét liên kết.
* Lắng nghe và ghi nhớ.
* 2 hs lên biễu diễn liên kết C3H8
* Tìm hiểu thông tin để trả lời.
à Những nguyên tử cacbon liên kết với nhau Mạch thẳng
Mạch vòng * Quan sát 3 loại mạch cacbon.
* 3 học sinh lên bảng viết 3 dạng mạch của C4H8 |
Những nguyên tử cacbon trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon. Có 3 loại mạch cacbon: * Mạch thẳng: CH3 – CH2 – CH3
CH3 * Mạch vòng:
| ||
3.3. Hoạt động luyện tập: Mục tiêu: +Kiến thức: Viết công thức hợp chất hữu cơ. +Kĩ năng: phân tích đưa ra cách viết đúng. Phương thức dạy học: Hoạt động cá nhân; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình. -Nhiệm vụ: Câu 1: . Hãy viết CTCT của các chất sau: CH3Br , C4H8 - Dự kiến sản phẩm: 1/ Đáp án H
H C4H8
- Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả. 3.4. Hoạt động vận dụng: Mục tiêu: +Kiến thức: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học - Làm các bài tập còn lại SGK +Kĩ năng: Viết phương trình hóa học. Phương thức dạy học: Hoạt động cá nhân; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan Nhiệm vụ: -GV yêu cầu HS giải bài tập 1 SGK trang 112 - Dự kiến sản phẩm: Kết quả thực hiện của học sinh b/ H H
H – C – C – H
H H a/ H
H c/
H H
H – C – C – Cl
H H - Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm 3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng: Mục tiêu: +Kiến thức: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học +Kĩ năng: Viết công thức cấu tạo. Phương thức dạy học: Hoạt động cá nhân; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Nhiệm vụ: 1./ Tra cứu thông tin qua sách, báo, internet và Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học 2./ Viết báo cáo thu hoạch về những thông tin thu được. 3./ Báo cáo với thầy/cô việc đã làm. 4/ -Học bài theo Sgk và vở ghi. - Nhận xét lớp học. - Học kĩ bài - Xem tiếp bài 35: Phần trật tự kiên kết giữa các nguyên tử trong phân tử, và công thức cấu tạo Trả lời câu hỏi sau: Trật tự kiên kết giữa các nguyên tử trong phân tử như thế nào? Thế nào là công thức cấu tạo? - Dự kiến sản phẩm: Kết quả thực hiện của học sinh - Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm. |