I) MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.
- HS biết Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
- HS biết các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn Hóa học:
+ Khi học tập môn Hóa học, cần thực hiện các hoạt động sau: Tự thu thập, tìm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ.
+ Học tốt môn Hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm và quan sát.
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
3. Thái độ: Giáo dục lòng say mê môn học.
4. Định hướng năng lực hình thành: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II) CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Hình 0.1; 0.2 SGK.
- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt.
- Hóa chất: Đinh sắt, dung dịch NaOH, HCl, CuSO4, Ca(OH)2, đá vôi CaCO3, giấm ăn….
- Tranh ứng dụng của hiđro và oxi.
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài ở nhà.
III) TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số lớp + ghi sổ đầu bài.
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Thiết kế tiến trình dạy học:
3.1. Hoạt động khởi động:
- Mục tiêu: HS hiểu được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương thức: nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
Muốn biết các phản ứng xảy ra như thế nào thì chúng ta phải biết làm thí nghiệm. Như vậy Hóa học là gì? Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? Phải làm gì để có thể học tốt môn Hóa học?
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:
* Hoạt động 1: I – TÌM HIỂU HÓA HỌC LÀ GÌ?
Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh biết được khái niệm về hóa học.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết định nghĩa về Hóa học.
Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, quan sát, hoạt động nhóm, thí nghiệm nêu vấn đề, giải thích.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | NỘI DUNG |
I) HÓA HỌC LÀ GÌ? - GV giới thiệu sơ lược về bộ môn và cấu trúc chương trình bộ môn Hóa ở THCS. - GV nêu mục tiêu của bài. - HS yêu cầu HS đọc nội dung thí nghiệm. - GV kiểm tra các dụng cụ và hóa chất thí nghiệm, đồng thời phát cho từng nhóm học sinh, hướng dẫn HS các nhóm cách tiến hành làm thí nghiệm như trong hình 0.1; 0.2 SGK. - GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm để làm thí nghiệm, gọi đại diện nhóm lên trả lời; gọi đại diện nhóm khác nhận xét. - GV đặt vấn đề gọi HS trả lời. + Các em hãy quan sát và cho biết trạng thái, màu sắc của các chất trong ống nghiệm của mỗi nhóm. + Cho 1ml dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa 1ml dung địch CuSO4 thì có hiện tượng gì xảy ra? + Cho một đinh sắt nhỏ vào ống nghiệm chứa 1ml dung dịch HCl thì có hiện tượng gì xảy ra? - Gợi ý sản phẩm : + Ống 1: Dung dịch NaOH trong suốt, không màu. Ống 2: Dung dịch CuSO4 có màu xanh. Ống 3: Dung dịch HCl trong suốt, không màu. + Có chất rắn kết tủa. + Có chất khí (bọt khí) bay lên, đinh sắt tan dần. * GV yêu cầu HS các nhóm dùng hơi thở từ miệng thổi vào dung dịch nước vôi trong hay Cho một mẫu đá vôi vào giấm + Người ta sử dụng cốc nhôm để đựng: a) nước; b) nước vôi; c)giấm. Theo em, cách sử dụng nào là đúng, tại sao? Gợi ý sản phẩm : Sử dụng cốc nhôm để đựng nước (nhưng không giải thích được vì sao). * GV thông báo: Sở dĩ các em chưa hiểu được cách dùng nào đúng, cách dùng nào sai và chưa giải thích được vì sao là do chúng ta chưa có kiến thức về các chất hóa học. Vì vậy mà chúng ta phải học hóa học và hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất (như thí nghiệm ta đã quan sát) và ứng dụng của chúng (ví dụ như cách dùng cốc nhôm ta vừa thảo luận). + Qua việc quan sát các thí nghiệm trên, các em có thể rút ra kết luận: Hóa học là gì? Gợi ý sản phẩm : Là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. - Nhận xét, đánh giá sản phẩm. |
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe. - HS đọc nội dung thí nghiệm. - HS các nhóm nhận dụng cụ, hóa chất thí nghiệm và lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS hoạt động theo nhóm để làm thí nghiệm, đại diện nhóm lên trả lời; đại diện nhóm khác nhận xét. - HS trả lời. * HS các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV. * HS lắng nghe.
| I) HÓA HỌC LÀ GÌ? Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.
|
* Hoạt động 2: II – NGHIÊN CỨU HÓA HỌC CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO TRONG CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA?
Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh biết được vai trò của hóa học trong cuộc sống.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết vai trò của Hóa học trong cuộc sống.
Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, hoạt động nhóm.
II) NGHIÊN CỨU HÓA HỌC CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO TRONG CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA? - GV đặt vấn đề gọi HS trả lời. + Nhiều vật dụng sinh hoạt và công cụ sản xuất được làm từ các chất như: sắt, nhôm, đồng, chất dẻo. Hãy kể ra 3 loại vật dụng là đồ dùng thiết yếu sử dụng trong gia đình em. |
- HS trả lời.
| II) NGHIÊN CỨU HÓA HỌC CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO TRONG CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA?
|
+ Hãy kể ra 3 loại sản phẩm hóa học được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp ở địa phương em. + Hãy kể ra những sản phẩm hóa học phục vụ trực tiếp cho việc học tập của em và cho việc bảo vệ sức khỏe của gia đình em. + Các nhà hóa học đã chế tạo được các chất hóa học, các loại thuốc chữa bệnh từ những nguyên liệu nào? Gợi ý sản phẩm: + Nồi, soong, bát, đãi, giày, dép, quần áo, xô, chậu, dao, cuốc, xẻng…. + Phân bón hóa học (phân đạm, lân, kali…), chất bảo quản thực phẩm và nông sản, thuốc bảo vệ thực vật. + Sách, vở, cặp sách, bút mực, tẩy, hộp bút….; thuốc chữa bệnh và thuốc bồi dưỡng sức khỏe. + Từ những nguyên liệu khoáng chất, động vật và thực vật. * GV thông báo: Nhờ có Hóa học, con người đã tạo nên được các chất có những tính chất theo ý muốn, mà từ đó người ta sản xuất được thực phẩm, quần áo, giày dép, phương tiện vận tải, thiết bị thông tin liên lạc. * GV cho HS xem tranh ứng dụng của hiđro và oxi. * GV thông báo: Tuy nhiên, việc sản xuất và sử dụng hóa chất như việc luyện gang thép, sản xuất axit, sản xuất và sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu…. Cũng có thể gây ô nhiễm môi trường nếu không làm theo đúng quy trình. Do đó các em cần hiểu biết về Hóa học. + Em có kết luận gì về vai trò của Hóa học trong cuộc sống của chúng ta? Gợi ý sản phẩm: Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. - Nhận xét, đánh giá sản phẩm. |
* HS lắng nghe.
* HS xem tranh ứng dụng của hiđro và oxi. * HS lắng nghe.
|
Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. |
* Hoạt động 3:
III – CÁC EM CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ CÓ THỂ HỌC TỐT MÔN HÓA HỌC?
Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh biết được cách học tốt môn Hóa học.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng tự học tốt môn Hóa học.
Phương pháp giảng dạy: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, hoạt động nhóm.:
III) CÁC EM CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ CÓ THỂ HỌC TỐT MÔN HÓA HỌC? - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK. - GV đặt vấn đề gọi HS trả lời. + Khi học tập môn Hóa học, các em cần chú ý thực hiện các hoạt động nào? + Phương pháp học tập môn Hóa học như thế là tốt? + Vậy học như thế nào thì được coi là học tốt môn Hóa học? Gợi ý sản phẩm: + Tự thu thập tìm kiếm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ. + Biết làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, có hứng thú say mê học tập, nhớ một cách chọn lọc, đọc thêm sách…. + Là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học. - Nhận xét, đánh giá sản phẩm. |
- HS đọc thông tin SGK. - HS trả lời. - HS khác nhận xét. | III) CÁC EM CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ CÓ THỂ HỌC TỐT MÔN HÓA HỌC? - Muốn học tốt môn Hóa học cần thực hiện các hoạt động sau: + Tự thu thập tìm kiếm kiến thức. + Xử lí thông tin. + Vận dụng và ghi nhớ. - Học tốt môn Hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học.
|
3.3. Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
+ Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ nhanh kiến thức dể làm bài tập..
- Phương thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- Cho HS đọc khung màu xanh.
- GV hỏi:
+ Hóa học là gì?
+ Hóa học có những ứng dụng gì trong cuộc sống?
+ Muốn học tốt môn Hóa học ta phải làm gì?
3.4. Hoạt động vận dụng:
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
+ Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ nhanh kiến thức dể làm bài tập..
- Phương thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
Yêu cầu HS giải thích hiện tượng: Khi ốm, người bệnh được y-bác sỹ truyền chất muối hoặc đường vào cơ thể qua đường tĩnh mạch.
Gợi ý sản phẩm : Giúp cơ thể nhận lại những chất cần thiết trong hoạt động trao đổi chất nhằm tăng cường khả năng phục hồi.
3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
+ Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ nhanh kiến thức dể làm bài tập.
- Phương thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
+ Kể tên những ứng dụng mà hóa học đem lại trong sinh hoạt của gia đình HS.
+ Thử giải thích hiện tượng hóa học trong câu ca dao:
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
* Dặn dò :
- Về nhà học bài.
- Xem trước bài 2: “Chất”.
- Câu hỏi gợi ý:
+ Chất có ở đâu?
+ Chất có những tính chất như thế nào?
+ Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
- Mỗi nhóm HS chuẩn bị: một khúc mía, ly thủy tinh, ly nhựa, giấy bạc, dây đồng, dụng cụ điện.