Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài 38: Axetilen. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài 38: Axetilen. Hiển thị tất cả bài đăng

28/11/2023

Bài 38: Axetilen

 

I/- Mục tiêu:

1.Kiến thức: 

  a/ HS biết được

     * Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của axetilen

     * Tính chất vật lý: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí

    b/ HS hiểu được

 * Tính chất hóa học: Phản ứng cộng brôm trog dung dịch, phản ứng cháy

     * Ứng dụng: Làm nhên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp

   c/ Vận dụng:

 * Học sinh cần biết do phân tử axetilen có chứa một liên kết ba trong đó có 2 liên kết kém bền nên có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng

*“ Trong thực tế axêtylen được dùng để hàn gió đá , hoặc dùng trong các thợ hàn cửa sắt”

   2. Kĩ năng:

     * Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất axtilen

     * Viết các PTHH dạng công thức phân tử và công thức cấu tạo thu gọn

     * Phân biệt khí axetilen với khí metan bằng phương pháp hóa học

     * Tính phần trăm thể tích khí axetilen trong hỗn hợp hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng ở điều kiện tiêu chuẩn

     * Cách điều chế axetilen từ CaC2 và từ CH4

  3. Thái độ: Tích cực học tập, cẩn thận.

  4. Năng lực, phẩm chất:    Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Từ hoạt động kiểm tra bài cũ GV đặt vấn đề vào bài.

II/- Chuẩn bị của giáo viên và của học sinh

    2.1/- Chuẩn bị của giáo viên:

        * Hóa chất: C2H5OH, CH3COOH, H2SO4 đặc, ống nhỏ giọt ,

        * Dụng cụ: Ống nghiệm, ống dẫn khí, cốc thủy tinh, đèn cồn,

             (tất cả đủ dùng cho các nhóm)

        GV chuẩn bị thí nghiệm ảo

    2.2/- Chuẩn bị của học sinh: Xem trước kiến thức bài mới

III/- Tổ chức các hoạt động  dạy học

   1/- Ổn định lớp

   2/- Kiểm tra bài cũ:

a. Hãy ghi CTCT của etilen và cho biết trong CTCT có đặc điểm gì?

b. Hãy khoanh tròn vào  một trong các chữ cái ( a, B, C….) đầu chỉ ý trả lời đúng:

    * Dung dịch brom có màu da cam khi dẫn khí etilen đi qua, hiện tượng quan sát được là:

      A. Có chất lỏng màu nâu xuất hiện    ;   B. Dung dịch màu da cam phai dần

      C. Có chất khí thoát ra                       ;    D. Không có sự thay đổi nào

    * Để phân biệt khí SO2 và khí C2H4, có thể dùng:

      A. Dung dịch Ca(OH)2               ;      B. Dung dịch NaCl

      C. Quì tím khô                            ;      D. Dung dịch H2SO4

         *  Hãy viết phản ứng trùng hợp của axetilen và gọi tên sản phẩm tạo thành?

   3.- Thiết kế tiến trình dạy học

3.1: Hoạt động khởi động

*Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

a/ Biết :

  HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b/ Hiểu:

   -Tính chất hóa học: Phản ứng cộng brôm trog dung dịch, phản ứng cháy

   - Ứng dụng: Làm nhên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp

 c/ Vận dụng:

 * Học sinh cần biết do phân tử axetilen có chứa một liên kết ba trong đó có 2 liên kết kém bền nên có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng

*“ Trong thực tế axêtylen được dùng để hàn gió đá , hoặc dùng trong các thợ hàn cửa sắt”

2. Kĩ năng:

     * Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất axtilen

     * Viết các PTHH dạng công thức phân tử và công thức cấu tạo thu gọn

     * Phân biệt khí axetilen với khí metan bằng phương pháp hóa học

     * Tính phần trăm thể tích khí axetilen trong hỗn hợp hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng ở điều kiện tiêu chuẩn

     * Cách điều chế axetilen từ CaC2 và từ CH4

3. Thái độ: Tích cực học tập, cẩn thận.

*Phương thức:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Dự kiến sản phẩm: vở ghi của học sinh.

GV nhận xét, đánh giá

* Chúng ta đã tìm hiểu xong 2 hyđrô cacbon đó là CH4 và C2H4 , hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm 1 hyđrô cacbon nữa để xem cấu tạo phân tử , tính chất hóa học có giống với êtylen không ? Để giải thích vấn đề trên ta nghiên cứu bài mới

      Axêtylen là một chất nằm ở thể nào ? Tỉ khối của axêtylen so với CH4 hay C2H4 nặng hay nhẹ hơn . Để tìm hiểu về tính chất của C2H2 , ta sang hoạt động

3.2/ Hoạt động hình thành kiến thức:

è Hoạt động 1: I/- Tính chất vật lý  

 * Mục tiêu:

- Kiến thức:Tìm hiểu tính chất vật lý của axetylen

- Kĩ năng : Quan sát, nhận biết.

* Phương thức: Phát hiện và giải quyết vấn đề, quan sát, giải thích, thí nghiệm biễu diễn.

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

Nội dung

* Tiến hành thí nghiệm theo H4.12/122 sgk điều chế khí C2H2 và thu khí C2H2 vào bình, yêu cầu hs quan sát

 

* Cầm bình khí C2H2 lên cho hs quan sát và hỏi, yêu cầu hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung.

 + C2H2 ở thể nào? Màu gì? Mùi gì? Tan trong nước không.Tỷ khối là bao nhiêu?

 + Nếu so với không khí ,C2H2 nặng hay nhẹ hơn không khí?

  + Tại sao ta có thể thu axetilen bằng cách đẩy nước?

* Để đối chứng với thông tin trong sgk  gọi hs đọc thông tin

* Đặt câu hỏi gọi hs trả lời, hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung

 + Qua thông tin hãy cho biết C2H2 có tính chất vật lý gì?

Dự kiến sản phẩm:

à Là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, tỉ khối 26

à  Nhẹ hơn không khí

à Vì axetilen ít tan trong nước

à Thể khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí

* Yêu cầu hs so sánh tính chất vật lý của C2H2 và C2H4 ( nếu điều chế C2H2 từ CaC2 có mùi)

* Giáo viên theo dõi nhận xét bổ sung sự giống nhau và khác nhau của etilen và axetilen, kết luận.

* Quan sát thí nghiệm biểu diễn của giáo viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Quan sát bình C2H2 trả lời, hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung

 

* Đọc thông tin

 

* Trả lời, hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung

 

 







* HS so sánh tính chất vật lý của C2H2 và C2H4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Axêtylen là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí , có tỉ khối là 26/29

 

 

 

 

 

èHoạt động 2: II/- Cấu tạo phân tử  

* Mục tiêu:

- Kiến thức: Nghiên cứu cấu tạo phân tử của axetylen viết CTCT, nhận xét

- Kĩ năng: quan sát, lắp ráp mô hình

* Phương thức: Phát hiện và giải quyết vấn đề, quan sát, giải thích. Hđ nhóm.

* Yêu cầu   HS nhận xét về số nguyên tử C và H trong phân tử axetilen và etilen?

* Yêu cầu HS viết mạch cácbon

* Yêu cầu hs khác nhận xét, bổ sung cho mạch hoàn chỉnh

* Gọi hs lên bảng gắn nguyên tử hyđrô vào mạch

* Yêu cầu hs quan sát công thức :

                 H –  C –C –H  

* Đặt câu hỏi gọi hs trả lời, yêu cầu hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung

 + Trong công thức có mấy nét gạch trống?

 + Những nét gạch trống tự do đó gọi là gì của nguyên tử cacbon?

Sản phẩm:

à 1học sinh nhận xét: Số nguyên tử C bằng số nguyên tử H

à 1 học sinh viết mạch cacbon

* học sinh khác nhận xét bổ sung

à 1 học sinh lên bảng gắn hyđrô vào mạch

à 4 nét gạch trống

à  Hóa trị

* Nhận xét và giải thích thêm : “ Mỗi 1 nguyên tử cacbon có 2 hóa trị tự do . Vậy ta cứ việc nối 2 hóa trị tự do của 2 nguyên tử cacbon ta sẽ được 1 liên kết Vậy trong công thức cấu tạo của C2H2 có một liên kết 3

* Treo H4.10/120 sgk, yêu cầu hs quan sát và lấy mô hình ra , yêu cầu hs lên lắp ráp mô hình rỗng giống như H4.10/120 sgk

SP:

à  CTCT:   H – C = C – H  thu gọn: CH = CH

à 2 liên kết đơn, 1 liên kết ba

à C – H

à Giữa cacbon với cacbon

à  So sánh

* Cầm mô hình lắp ráp lên và giải thích thêm “ Trong phân tử axêtylen có 1 liên kết ba , góc liên kết là 180o , 4 nguyên tử trong phân tử axetylen nằm trên một đường thẳng”

* Đặt câu hỏi gọi hs trả lời , hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung

 + Hãy viết CTCT của axetilen và thu gọn.

 + Trong công thức cấu tạo axetylen có mấy mối liên kết ?

 + Liên kết đơn giữa các nguyên tử nào?

 + Liên kết ba giữa các nguyên tử nào?

 + Hãy so sánh công thức cấu tạo giữa CH4 , C2H4 , C2H2

*Nhận xét và giải thích thêm: “ Trong liên kết ba giữa C – C , có 2 liên kết kém bền dễ đứt trong phản ứng hóa học để tạo thành liên kết đơn”

* Đặt vấn đề thêm gọi học sinh trả lời

  + Trong liên kết ba có mấy liên kết không bền? Tại sao.

  + Vậy ta dựa vào liên kết ba của axetilen hãy dự đoán phản ứng đặc trưng của axetilen?

  + Tại sao axetilen lại có phản ứng đó?

Sản phẩm:

->2 liên kết không bền, vì liên kết đó do ta nối lại

à Phản ứng cộng

à Vì có 2 liên kết không bền dễ đứt ra

* Giáo viên theo dõi nhận xét bổ sung và kết luận.

* Cả lớp quan sát

 

* Trả lời, học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung

 

* Lắng nghe và ghi nhớ

* Quan sát H4.10/120 sgk và lắp ráp mô hình

 


* Quan sát lắng nghe và ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Trả lời, hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung.

 

 

 


* Lắng nghe và ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

 

* Trả lời học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Công thức cấu tạo của axetilen:

                                     

thu gọn:  CH = CH

* Trong công thức cấu tạo của phân tử C2H2 có 1 liên kết ba giữa 2 nguyên tử cacbon  (C = C ) . Trong đó có 2 liên kết kém bền dễ đứt  lần lượt trong các phản ứng hóa học.

 

 

 

 

 

 

 

è Hoạt động 3: III/- Tính chất hoá học

*Mục tiêu:

- Kiến thức: Tìm hiểu tính chất hoá học của axetylen

- Kĩ năng:quan sát, viết PTHH

*Phương thức:Phát hiện và giải quyết vấn đề, thí nghiệm biễu diễn, quan sát, giải thích, hợp tác nhóm nhỏ

1/- Axêtylen có cháy không ?

* Yêu cầu HS nhận xét về thành phần cấu tạo của axetilen, Metan , etilen?

 

+ Em hãy dự đoán tính chất hoá học của Axetilen?

* GV tiến hành đốt cháy Axetilen.

* Yêu cầu các nhóm trao đổi thảo luận để rút ra kết luận thí nghiệm , gọi đại diện nhóm giải thích, nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung

 + Khi đốt C2H2 cháy trong không khí , ngọn lửa như thế nào?

 + Quan sát kỹ trong thành ống nghiệm có hiện tượng gì?

 + Vậy khi đốt C2H2 cháy tạo ra sản phẩm gì?

 + Hãy ghi PTHH

* Theo dõi nhận xét, bổ sung PTHH cho hoàn chỉnh.

Sản phẩm:

à Cả 3 thuộc Hidrôcacbon

CH4: có liên kết đơn; C2H4 & C2H2 có liên kết kém bền.

-1 HS dự đoán, HS lớp nhận xét.

à  Sáng chói

à Có hơi nước đọng trên thành ống nghiệm

à CO2 và hơi nước

2C2H2 + 5O2 4CO2 +2H2O

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 

* Quan sát thí nghiệm biểu diễn của giáo viên để kiểm tra dự đoán hiện tượng trước thí nghiệm và sau thí nghiệm.

 

 

* Thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm giải thích, nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung

 

 

1/-Axêtylencó cháy không ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Khí C2H2  cháy trong không khí với ngọn lửa sáng chói, tỏa nhiều nhiệt

2C2H2 +5O24CO2  + 2H2O

 

 

2/-Axêtylen có làm mất màu dung dịch brom không?  

* Đặt câu hỏi gọi hs trả lời

 + Dung dịch brôm có màu gì?

* Làm thí nghiệm biểu diễn, yêu cầu các nhóm quan sát thí nghiệm

“ Dẫn khí C2H2 qua dung dịch brôm có màu da cam đựng sẵn trong ống nghiệm (theo H4.11/121 sgk)”

* Yêu cầu các nhóm quan sát thí nghiệm , thảo luận nhóm rút ra kết luận, gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung

 + Khi dẫn khí C2H2 đi qua dung dịch brôm thì dung dịch brôm có hiện tượng gì?

 + Dung dịch brôm mất màu chứng tỏ có hiện tượng gì xảy ra?

 + Hãy viết PTHH của axetilen tác dụng với brôm ?

Sản phẩm:

->Màu da cam

àDung dịch brôm mất màu

à Phản ứng xảy ra

à CH = CH + Br – Br à  Br – CH = CH – Br

* Theo dõi nhận xét, bổ sung ghi PTHH lên bảng cho hs quan sát và sau đó giải thích thêm: “ Axêtylen có mối liên kết ba, trong đó có 2 liên kết kém bền dễ đứt trong phản ứng hóa học . Cho nên axêtylen phản ứng với dung dịch brôm xảy ra theo 2 nấc : Nấc một dễ hơn ,sản phẩm mới tạo thành có liên kết đôi trong phân tử , còn ở nấc 2 sản phẩm mới tạo thành còn lại liên kết đơn ( khó hơn do đó chỉ dừng ở nấc một)

  Phản  ứng giữa C2H2 và dung dịch brôm gọi là phản ứng cộng . Trong điều kiện thích hợp C2H2 cũng phản ứng cộng với hiđrô và một số chất khác”

* Đặt câu hỏi, yêu cầu nhóm thảo luận để trả lời

 + Hãy so sánh tính chất hóa học của C2H2 và C2H4 

SP:

à Giống nhau: (phản ứng cháy;  cộng)

 Khác nhau: (C2H2 cộng 2 lần; C2H4 cộng 1 lần)

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 

 

* Trả lời

 à Da cam

* Quan sát thí nghiệm biểu diễn của giáo viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Các nhóm quan sát thí nghiệm , thảo luận nhóm rút ra kết luận , cử đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Lắng nghe

* Thảo luận nhóm cử đại diện nhóm trả lời

 

2/-Axêtylen có làm mất màu dung dịch brom không?  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Dẫn khí C2H2 đi qua dung dịch brôm có màu da cam, dung dịch brôm bị mất màu

CH = CH + Br – Br à  

                     Da cam                  

Br – CH = CH – Br

không màu                                                  

- Sản phẩn sinh ra có liên kết đôi trong phân tử nên có thể cộng tiếp phân tử brôm nữa.

 Br – CH = CH – Br + Br – Br  à Br2 – CH - CH – Br2 

 * Phản ứng giữa C2H2  và dung dịch brôm là phản ứng cộng . Ngoài ra C2H2 còn có thể cộng với hyđrô , một số chất khác ở điều kiện thích hợp.

 

 

 

 

 

èHoạt động 4: VI/- Ứng dụng   

* Mục tiêu:

- Kiến thức:Nghiên cứu ứng dụng của axetylen

- Kĩ năng: tìm tòi, nhận biết.

* Phương thức: Phát hiện và giải quyết vấn đề, hỏi đáp.

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

Nội dung

* Gọi hs đọc thông tin, đặt câu hỏi gọi hs trả lời

 + Khi C2H2 cháy trong oxi , nhiệt độ lửa lên tới bao nhiêu?

 + Trong đời sống C2H2 dùng để làm gì?

+ Trong công nghiệp C2H2 dùng để làm gì?

Sản phẩm:

à Lên tới 3000oC

à Nguyên liệu trong đèn xì oxi ; hàn cắt kim loại

à Sản xuất ra PVC, cao su, CH3COOH

* Nhận xét và thông báo thêm: “ Trong thực tế axêtylen được dùng để hàn gió đá , hoặc dùng trong các thợ hàn cửa sắt”

* Đọc thông tin, trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

* C2H2 dùng làm nhiên liệu trong đèn xì oxi- axetilen để hàn cắt kim loại

* Trong công nghiệp C2H2 là nguyên liệu để sản xuất Poly( vinyl clorua), cao su, CH3COOH và nhiều hóa chất khác.

 

è Hoạt động 5: V/- Điều chế:

* Mục tiêu:

- Kiến thức:Tìm hiểu các cách điều chế axetylen

- Kĩ năng: quan sát, tìm tòi.

* Phương thức: Thí nghiệm biễu diễn, phát hiện và giải quyết vấn đề, quan sát, giải thích

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

Nội dung

* Yêu cầu hs quan sát H4.12/122 sgk để mô tả thiết bị điều chế C2H2

* Làm thí nghiệm biễu diễn điều chế axetylen trong PTN

* Theo dõi, nhận xét, và giải thích thêm : “Trước khi thu C2H2 bằng cách đẩy nước, ta cho C2H2 đi qua bình đựng dung dịch NaOH có vai trò loại bỏ các tạp chất khí có lẫn với C2H2 như H2S ……..”

* Gọi hs đọc thông tin, đặt câu hỏi gọi hs trả lời, hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung.

 + Trong PTN và trong công nghiệp dùng chất nào để điều chế ra C2H2?

 + Ngoài phương pháp trên còn dùng cách nào nữa để điều chế ra C2H2?

* Nhận xét và viết PTHH lên bảng, yêu cầu hs quan sát.

SP:

à CaC2 và nước

à Nhiệt phân mêtan ở nhiệt độ cao

 CaC2+2H2O à C2H2 + Ca(OH)2

Nhận xét, đánh giá sp.

* Quan sát H4.12/122 sgk để mô tả thiết bị điều chế C2H2 

 

 

 

 

 


* Quan sát thí nghiệm của giáo viên.

 

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

* Đọc thông tin, trả lời, hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 


* Quan sát

 

 

 

 

 

 

 

 

* Trong PTN và trong công nghiệp C2H2 được điều chế bằng cách cho can xi cácbua ( khí đất đèn) tác dụng với nước

 CaC2+2H2OàC2H2+ Ca(OH)2

* Nhiệt phân mê tan ở nhiệt độ cao thu được C2H2

 

 

3.3- Hoạt động luyện tập

     * Mục tiêu:

- Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học để làm bài tập.

- Kĩ năng: Làm bài.

* Phương thức: cá nhân, vấn đáp, giải thích.

  Bài tập:

     1. Có một hỗn hợp khí CH4 và C2H2 . Làm cách nào để thu được CH4 tinh khiết.

         * Dự kiến SP:

                  Cho hổn hợp khí từ từ qua dung dịch brôm, nếu khí nào làm mất màu dung dịch brôm đó là C2H2 bị giữ lại, chì còn khí CH4 tinh khiết bay ra.

                   PT:   C2H2    +   Br2  à   C2H2Br2

      2. Hãy cho biết trong các chất sau:

            CH3 – CH3  ;   CH = CH  ; CH2 = CH2  ; CH4  ;  CH = C – CH3 

a. Chất nào có liên kết ba trong phân tử?

b. Chất nào làm mất màu dung dịch brôm ?

          3. Đốt cháy 28ml hổn hợp khí metan và axetylen cần phải dùng 67,2ml khí oxi.

               a. Tính thành phần phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp

               b. Tính thể tích khí sinh ra

                    ( Các thể tích khí đo được ở điều kiện tiêu chuẩn)

                  * SP: Hướng dẫn  cách giải cho học sinh để học sinh về nhà giải

                     Gọi V1 và V2 lần lượt à thể tích của CH4 và C2H2

                        PTHH:   CH4   +  2O2  à   CO2   +   2H2O

                                      V1(l)      2V1(l)

                                     2C2H2    +    5O2   à   4CO2   +   2H2O

                                    2V2(l)           5V2(l)

                    Ta có PT:    V1   +   V2    =    28     (1)

                                       2V1  +    =  67,2    (2)

                        à Giải ra ta được : V1 = 5,6ml

                                                        V2 =  22,4ml

a. Phần trăm thể tích mỗi khí trong hổn hợp

      

b. Theo PT (1) và (2) thể tích của CO2 

        

    3.4/- Hoạt động vận dụng:

* Mục tiêu

- Kiến thức: vận dụng kiến thức tiếp tục giải bài tập

- Kỹ năng: Làm bài

* Phương thức: Nhóm và cá nhân

  1/  GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ -GV phát phiếu học tập cho HS (nhóm)

 

Có liên kết     (=)

Có liên kết            (≡)

Làm mất màu dd Br2

Có phản ứng thế

Có phản ứng cháy

Có pứ trùng hợp

-Mê tan

-Etilen

-Axetilen

 

 

 

 

 

 

 

2/

+ So sánh cấu tạo và tính chất của etilen và axetilen?

* Giống nhau: đều là hiđrocacbon, đều có phản ứng cháy, đều có liên kết kép và làm mất màu dung dịch Brom.

* Khác nhau:

Đặc điểm

Etilen

Axetilen

Cấu tạo

Có một liên kết đôi gồm 1 liên kết bền và một liên kết kém bền

Có một liên kết ba gồm 1 liên kết bền và hai liên kết kém bền

Tính chất

Chỉ có khả năng tham gia PƯ cộng 1 nấc.

Có khả năng tham gia phản ứng cộng hai nấc.

 

3.5. Hoạt động tìm tòi và mở rộng

Mục tiêu:

-Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

- Xây dựng sơ đồ tư duy

* Phương thức: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan.

Sản phẩm:

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

 

- Y/c HS làm các BT 1, 2, 3, 4, 5

- HS Chuẩn bị bài 40 : Dầu mỏ và khí thiên nhiên.

 Web: giaoanviolet.com

 

 

 

 

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN KHTN 7 CTST MỚI NHẤT

  I.  TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 ,0 điểm)        Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng.             ...