Hiển thị các bài đăng có nhãn Đề kiểm tra giữa kì I môn Sinh học 9 (có đáp án). Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đề kiểm tra giữa kì I môn Sinh học 9 (có đáp án). Hiển thị tất cả bài đăng

29/11/2023

Đề kiểm tra giữa kì I môn Sinh học 9 (có đáp án)

 ĐỀ:

I. Phần trắc nghiệm (5điểm)

  Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng của các câu sau (Mỗi câu đúng: 0.5 điểm).

Câu 1. Trong phân bào lần II của giảm phân, NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở:

    A. Kì đầu.

    B. Kì giữa.

    C. Kì sau.

    D. Kì cuối.

Câu 2. Trong phân bào lần I của giảm phân, các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào ở kì nào?

   A. Kì đầu.

   B. Kì giữa.

   C. Kì sau.

   D. Kì cuối.

Câu 3. Sự hình thành giới tính ở cá thể của nhiều loài được xác định chủ yếu bởi

    A. Cơ chế NST xác định giới tính.

  B. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong.

   C. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ngoài.

    D. Ảnh hưởng của khí hậu.

Câu 4. Tính trạng là

A. Những biểu hiện của kiểu gen thành kiểu hình

B. Kiểu hình bên ngoài cơ thể sinh vật.

C. Các đặc điểm bên trong cơ thể sinh vật.

D. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể.

Câu 5. Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 được gọi là

A. Tính trạng lặn

B. Tính trạng tương ứng.

C. Tính trạng trung gian.

D. Tính trạng trội.

Câu 6. Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của menđen cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là

         A. 2 trội : 1 lặn.                B. 1 trội : 1 lặn

          C. 3 trội : 1 lặn.                D. 4 trội : 1 lặn.

Câu 7. Ý nghĩa thực tiễn của sự di truyền liên kết là gì ?

         A. Để xác định số nhóm gen liên kết

         B. Đảm bảo sự di truyền bền vững của các tính trạng.

        C. Đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm gen quý, nhờ đó người ta chọn lọc đồng thời được cả nhóm tính trạng có giá trị

      D. Dễ xác định được số nhóm gen liên kết của loài.

Câu 8. Kết quả của nguyên phân là từ một tế bào mẹ ban đầu sau một lần nguyên  phân tạo ra:

A. 2 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n.

B. 2 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội n.

C. 4 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội.

D. Nhiều cơ thể đơn bào.

Câu 9.Trong các phép lai sau, phép lai nào là phép lai phân tích

A. AaBB x aaBb

B. AAbb x aaBb

C. AaBb x aabb

D. aabb x aabb

Câu 10.Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen của cơ thể đồng hợp 

A. AABb

B. Aabb

C. AaBb

D. AABB

II. Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm) . Cho hai giống cá kiếm mắt đen và mắt đỏ thuần chủng giao phối với nhau được F1 toàn cá kiếm mắt đen. Khi cho các con cá Fgiao phối với nhau thì tỉ lệ về kiểu gen và kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào? Cho biết màu mắt chỉ do một gen quy định.  

Câu 2 ( 2 điểm). Trình bày cơ chế sinh con trai ,con gái ở người.Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai?

Câu 3 ( 1 điểm). Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam:nữ sắp xỉ 1:1?


HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: SINH HỌC   -  KHỐI: 9

I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm.

 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

B

C

A

D

D

C

C

A

C

D

II. Phần tự luận: (5 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

2,0 điểm

 

Vì F1 toàn là cá kiếm mắt đen, nên mắt đen là tính trạng trội, mắt đỏ tính trạng lặn.

Quy ước: Gen A quy định mắt đen.

              Gen a quy định mắt đỏ

Sơ đồ lai: Ptc: AA (mắt đen) x aa (mắt đỏ)

G :                  A                      a

F1:                        Aa (mắt đen)

F1x  F1:   Aa (mắt đen)  x           Aa (mắt đen)

GF1:           1A :1a                         1A:1a

F2:                   1 AA : 2 Aaa : 1aa

                  3 cá mắt đen : 1 cá mắt đỏ

 

0,25 đ

0,25 đ

 

0,5 đ

 

0,5 đ

 

Câu 2

2,0 điểm

Cơ chế NST xác định giới tính ở người :

P. (44A+XX) x (44A+XY)

                            22A+X

GP   22A+X         22A+Y

F1:   (44A+XX) (gái)

       (44A+XY) (trai)

- Cơ chế xác định giới tính: sự  tự nhân đôi ,phân li và tổ hợp  của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính.

-Quan niệm người mẹ quyết định sinh con trai hay con gái là sai.vì chỉ có bố mới cho hai loại tinh trùng mang NST X và NST Y

0,5đ

 

 

0,5đ

 

 

0,5đ

 

 

0,5đ



Câu 3

1,0 điểm

-  Sự phân li của cặp NST giới tính xy trong quá trình phát sinh giao tử tạo ra 2 loại tinh trùng mang NST x và y có số lượng ngang nhau.

-Qua thụ tinh của hai loại tinh trùng này với trứng mang NST x tạo ra hai loại tổ hợp xx và xy với số luợng ngang nhau do đó tạo ra tỉ lệ đực cái xấp sĩ 1:1 ở đa số loài.


0,5đ

 

 

0,5đ

 Web: giaoanviolet.com

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN KHTN 7 CTST MỚI NHẤT

  I.  TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 ,0 điểm)        Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng.             ...