I/- Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được: * Tính chất hóa học: Phản ứng với natri, với axit axetic, phản ứng cháy * Ứng dụng: Làm nguyên liệu, làm dung môi trong công nghiệp * Phương pháp điều chế ancol etylic từ tinh bột, đường hoặc từ etilen 2. Kĩ năng: * Viết các phương trình hóa học dạng công thức phân tử và công thức cấu tạo thu gọn. * Phân biệt ancol etylic với benzen. * Tính khối lượng ancol etylic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng có sử dụng độ rượu và hiệu suất phản ứng. 3. Thái độ: Giáo dục thái độ có ý thức trong khi sử dụng rượu để uống. 4. Năng lực: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. II/- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: * Natri, nước, iốt. * Ống nghiệm chén sứ loại nhỏ, ống đong. * Giá để ống nghiệm, diêm (Tất cả đủ dùng cho các nhóm) 2. Chuẩn bị của học sinh: xem trước kiến thức bài mới; sưu tầm các loại nhãn rượu. III/- Tổ chức các hoạt động học tập: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Độ rượu là gì? Áp dụng tính số ml rượu có trong 300ml rượu 600 3. Thiết kế tiến trình dạy học: 3.1. Hoạt động khởi động: - Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Phương thức: Dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình…. Đặt vấn đề: Rượu etylic có những TCHH, ứng dụng, điều chế như thế nào ta tiếp phần còn lại. 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức: | ||
è Hoạt động 4: IV/- Tính chất hoá học Mục tiêu: -Kiến thức: Biết được các tính chất hoá học của rượu etylic. - Kĩ năng: Quan sát, nhận biết. Phương thức: Thí nghiệm nêu giải quyết vấn đề, quan sát, giải thích, hợp tác nhóm nhỏ. | ||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung |
1/- Rượu etylic có cháy không ? * Chiếu lên màn hình nội dung thí nghiệm: “Nhỏ vào bát sứ 1ml rượu etylic rồi châm lửa đốt”. * Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm theo nhóm. * Yêu cầu các nhóm quan sát ngọn lửa khi đốt rượu, đặt câu hỏi gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung. + Rượu cháy với mức độ ra sao? + Màu sắc của ngọn lửa? + Ngọn lửa khi đốt rượu có giống với ngọn lửa bếp ga (C4H10) không ? + Vậy rượu đã tác dụng mạnh với chất nào? Và sản phẩm sinh ra là gì? + Hãy ghi PTHH và hòan thành PTHH. Nhận xét, đánh giá sản phẩm. * Theo dõi nhận xét, bổ sung thêm: “Khi rượu cháy tỏa nhiều nhiệt 1374kj và không có muội than nên có thể dùng làm nhiên liệu cho động cơ ôtô, giảm nhiễm môi trường”. |
* Nhìn lên màn hình đọc nội dung thí nghiệm.
* Các nhóm tiến hành thí nghiệm. * Các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm, cử đại diện nhóm trả lời nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung. Gợi ý sản phẩm: à Cháy rất mạnh. à Màu xanh nhạt. à Rất giống.
à Tác dụng mạnh với oxi sinh ra khí cacbonic và hơi nước. 2C2H6O+6O2
* Lắng nghe và ghi nhớ.
| 1/- Rượu etylic có cháy không?
Rượu etylic cháy mạnh trong khí oxi khi đốt nóng với ngọn lửa màu xanh sinh ra khí cacbon đioxit, nước và tỏa nhiệt. 2C2H6O + 6O2
|
2/-Rượu etylic có phản ứng với natri không ? * Chiếu lên màng hình nội dung thí nghiệm: “Lấy 2 cốc: một cốc đựng ít nước cất và một cốc đựng ít rượu etylic, sau đó cho vào mỗi cốc một lượng nhỏ natri bằng hạt đậu xanh”. * Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn giáo viên * Yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng, nhận xét qua câu hỏi. + Khi cho natri vào 2 cốc, cốc nào phản ứng xảy ra nhanh hơn? + Khi thí nghiệm xảy ra có hiện tượng gì? + Thí nghiệm ở cốc rượu xảy ra có hiện tượng gì? + Khí thoát ra đó là khí gì? + Khi ta cho cục Na vào cốc rượu tại sao Na chìm xuống rồi sau đó lại nổi lên?
+ Hãy nhận xét rượu tác dụng với natri? * Chiếu trên màn hình cơ chế phản ứng và gọi học sinh lên bảng viết phương trình hóa học. + Hãy nhận xét trong PTHH ngtử Na thay thế ngtử H nào trong phân tử rượu ? * Theo dõi nhận xét cho học sinh sau đó giải thích thêm: “Rượu etylic có nguyên tử hyđrô liên kết với nguyên tử oxi khác với các nguyên tử hyđrô liên kết với nguyên tử cacbon, do đó chỉ có nguyên tử hyđrô liên kết với nguyên tử oxi mới có khả năng thay thế bởi nguyên tử natri”. * Đặt câu hỏi gọi hs trả lời. + Phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì? * Nhận xét và thông báo thêm: “Phản ứng trên gọi là phản ứng thế, lý do là một nguyên tử hyđrô đã bị thay thế bởi một nguyên tử natri”. |
* Nhìn lên màng hình và 1 học sinh đọc nội dung thí nghiệm:
* Các nhóm tiến hành thí nghiệm.
* Các nhóm quan sát hiện tượng, nhận xét hiện tượng, trả lời. à Cốc nước xảy ra phản ứng nhanh hơn. à Cục natri tan dần và có khói trắng bay lên. à Cục natri tan chậm dần và cũng có khí thoát ra. à Khí hyđrô. à Vì khối lượng Na lớn hơn khối lượng của rượu nên khi cho vào rượu, Na chìm xuống sau đó nổi lên gần mặt thoáng vì khi phản ứng xảy ra nhiệt tỏa ra làm Na giản nở, mặt khác những giọt khí bám xung quanh Natri. à Rượu tác dụng với natri giải phóng khí hyđrô. * Quan sát cơ chế phản ứng trên màn hình, và viết PTHH lên bảng. 2CH3 – CH2 – OH +2Na à 2CH3 – CH2 – ONa + H2 à Trong PTHH ngtử Na thay thế ngtử H trong nhóm – OH
* Quan sát, lắng nghe và ghi nhớ.
* Trả lời. à Phản ứng thế.
* Lắng nghe và ghi nhớ.
| 2/-Rượu etylic có phản ứng với natri không?
Tương tự nước, rượu etylic tác dụng được với natri, giải phóng khí hyđrô. 2CH3 – CH2– OH + 2Na à2CH3–CH2 – ONa + H2 (Natri etylat)
|
3/-Phản ứng với axit axetic (học ở bài sau) |
| 3/-Phản ứng với axit axetic (học ở bài sau) |
è Hoạt động 5: V/- Ứng dụng Mục tiêu: -Kiến thức: Biết được ứng dụng của rượu etylic. - Kĩ năng: Quan sát, nhận biết. Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, giải thích. | ||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung |
* Chiếu lên màn hình “ghi nhớ nhanh” những ứng dụng của rượu etylic bằng từng sơ đồ, yêu cầu học sinh ghi nhớ nhanh, gọi học sinh nêu lại ứng dụng của rượu etylic. * Chiếu lên màn hình sơ đồ ứng dụng của rượu cho học sinh quan sát, đối chiếu với trả lời của học sinh. * Đặt vấn đề gọi học sinh trả lời. + Dựa vào sơ đồ cho biết những ứng dụng nào của rượu thuộc về tính chất vật lý? + Ứng dụng nào của rượu thuộc về tính chất hóa học? + Ngoài những ứng dụng trên rượu còn dùng để làm gì? + Nếu ta uống nhiều rượu gây ra tác hại gì?
Nhận xét và bổ sung thêm: “Dựa vào tính chất vật lý như rượu hòa tan nước và nhiều chất hữu cơ như benzen, iốt... nên dùng để pha chế sơn, nước hoa, pha chế dược phẩm, vecni... ; còn dựa vào tính chất hóa học: rượu dùng để làm nhiên liệu ít gây ô nhiễm môi trường (cháy tỏa nhiều nhiệt), tổng hợp axit axetic, este, cao su bu na. Ngoài ra dựa vào tác dụng sinh hóa: rượu etylic dùng để pha chế rượu, bia để uống, nếu nồng độ rượu lên tới 90o là cồn dùng trong y tế". | * Học sinh nhìn lên màn hình ghi nhớ nhanh những ứng dụng của rượu etylic, hoc sinh nêu lại từng ứng dụng của rượu.
* Quan sát sơ đồ ứng dụng của rượu.
* Trả lời. Gợi ý sản phẩm: à Pha nước hoa, vecni, dược phẩm... à làm nhiên liệu, axit axetic, cao su tổng hợp.... à Để uống, sát trùng.... à Hại sức khỏe: mắc bệnh gan, đau dạ dày, cao huyết áp... hoặc uống nhiều rượu khi lái xe dễ gây tai nạn ... * Lắng nghe và ghi nhớ.
|
Rượu etylic dùng để làm nguyên liệu, nhiên liệu và dung môi trong đời sống và sản xuất. * Làm nhiên liệu: Sản xuất cao su tổng hợp, axitaxetic…………… * Làm nhiên liệu chất đốt……… * Làm dung môi: Pha vecni, nước hoa, dược phẩm………..
|
èHoạt động 6: VI/- Điều chế Mục tiêu: -Kiến thức: Nghiên cứu cách điều chế rượu etylic. - Kĩ năng: Quan sát, nhận biết. Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, giải thích. | ||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung |
* Yêu cầu hs tìm hiểu thông tin để trả lời câu hỏi, hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung. + Có mấy phương pháp điều chế ra rượu etylic? + Phương pháp thứ nhất là gì? + Nguyên liệu lấy từ đâu? * Chiếu lên màn hình câu hỏi: Nêu các bước tiến hành làm rượu? * Chiếu trên màn hình từng giai đoạn để đối chứng với câu trả lời của học sinh. + Phương pháp thứ hai là gì? * Theo dõi nhận xét bổ sung và ghi 2 PTHH lên bảng. + Tinh bột hoặc đường + C2H4 + H2O | * Tìm hiểu thông tin để trả lời câu hỏi, hs khác nhận xét bổ sung. Gợi ý sp: à 2 phương pháp.
à Lên men rượu. à Tinh bột hoặc đường. * Quan sát trên màn hình, trả lời từng giai đoạn.
* Quan sát.
à Từ etylen. * Quan sát theo dõi 2 PTHH.
|
Có 2 phương pháp điều chế ra rượu etylic. - Lên men rượu. Tinh bột hoặc đường - Từ etilen (C2H4 ) C2H4+H2O
|
3.3. Hoạt động luyện tập: - Mục tiêu: + Kiến thức: Luyện tập củng cố nội dung bài học. + Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán.. -Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân. Câu 1 Rượu etylic tác dụng được với dãy hóa chất là A. NaOH; Na; CH3COOH; O2. B. Na; K; CH3COOH; O2. C. C2H4; K; CH3COOH; Fe. D. Ca(OH)2; K; CH3COOH; O2. Câu 2: Cho 11,2 lít khí etilen (ở đktc) tác dụng với nước có axit sunfuric đặc làm xúc tác, thu được 9,2 gam rượu etylic. Hiệu suất phản ứng là A. 40%. B. 40%. C. 50%. D. 60%. Câu 3: Cho 23 gam rượu etylic nguyên chất tác dụng với kali dư. Thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc) là A. 2,8 lít. B. 5,6 lít. C. 8,4 lít. D. 11,2 lít. Câu 4: Hòa tan 30 ml rượu etylic nguyên chất vào 90 ml nước cất thu được A. rượu etylic có độ rượu là 20°. B. rượu etylic có độ rượu là 25°. C. rượu etylic có độ rượu là 30°. D. rượu etylic có độ rượu là 35°. GV nhận xét, đánh giá và cho điểm. 3.4. Hoạt động vận dụng: - Mục tiêu: + Kiến thức: Vận dụng làm bài tập. + Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán.. -Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân. + Chiếu lên màn hình bài tập, yêu cầu học sinh làm tại lớp. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết ancol etylic và bezen. v Đáp án: Cho na tri tác dụng với 2 chất trên nếu chất nào có bột khí bay lên đó là rượu chất còn lại là benzen (hoặc cho Brôm lỏng} PTHH: 2CH3–CH2– OH (l)+ 2Na (r)à2CH3–CH2 – ONa(dd)+H2(k) GV nhận xét, đánh giá sản phẩm. 3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: - Mục tiêu: + Kiến thức: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học + Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán.. -Phương thức: hoạt động cá nhân. Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học. + Chiếu lên màn hình dặn dò học sinh: · Học kỹ bài, xem trước bài mới “Axit axetic”. · Gợi ý: Viết được CTCT của axit axetic. Tìm hiểu xem từ CTCT của axit axetic có gì đặc biệt. Axit axetic có những tính chất hoá học gì và cách điều chế ra axit axetic. · Đọc mục em có biết. Về nhà làm bài tập 3,4/139 sgk và một số bài tập 48.1, 48.2, 48.3 trang 52 SBT. |