I. Phần Đọc- hiểu: (5,0 điểm)
Học sinh đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!
( Trích Ngữ Văn 9, Tập một )
Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ.
Câu 2. (2,0 điểm) Sáu dòng thơ đầu của đoạn thơ trên nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở ấy là gì?
Câu 3. (1,0 điểm) Có mấy cách dẫn lời nói và ý nghĩ? Hãy kể tên.
Câu 4. (1,0 điểm) Hãy giải thích nghĩa thành ngữ: “Ăn ốc nói mò”. Cho biết thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào?
II. Phần Tạo lập văn bản: (5,0 điểm)
Viết bài văn thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 9 | |
Phần | Câu | Nội dung | Điểm | I.Phần Đọc- hiểu | 1 | - Đoạn thơ trên trích từ văn bản “Đồng chí” - Hoàn sáng tác: Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (Thu đông 1947). -Xuất xứ: in trong tập thơ “Đầu súng trăng treo” | 0,25 0,5 0,25 | 2 | Những cơ sở hình thành tình đồng chí - Họ đến từ những vùng quê khác nhau, có sự tương đồng trong cảnh ngộ: xuất thân nghèo khó “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”. - Cùng chung lí tưởng chiến đấu, cùng ý chí. - Cùng chia sẻ gian khổ, thiếu thốn - “tri kỉ” àKeo sơn, gắn bó | 0,5 0,5 0,5 0,5 | 3 | Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ: - Cách dẫn trực tiếp - Cách dẫn gián tiếp | 0,5 0,25 0,25 | 4 | - Giải thích nghĩa thành ngữ: “Ăn ốc nói mò”: nói không có căn cứ -Thành ngữ trên liên qua đến phương châm về chất | 0,5 0,5 | II.Phần Tạo lập văn bản | | | | | a. Đảm bảo thể thức, cấu trúc của một bài văn thuyết minh (Có đủ ba phần Mở bài, thân bài, kết bài). b. Xác định đúng vấn đề thuyết minh: Con trâu ở làng quê Việt Nam. c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn: Biết vận dụng các yếu tố miêu tả vào bài văn. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau : * Mở bài: 0,5 điểm Giới thiệu về con trâu Việt Nam - Con trâu gắn liền với người nông dân Việt Nam từ xa xưa, bao đời nay. - Con trâu như một người bạn thân thiết với người nông dân Việt Nam. Chính vì thế mà con trâu đi vào thơ ca Việt Nam rất đỗi tự nhiên. * Thân bài: 3,0 điểm 1. Nguồn gốc của con trâu - Con trâu Việt Nam là thuộc trâu đầm lầy - Con trâu Việt Nam là trâu được thuần hóa 2. Đặc điểm của con trâu Việt Nam - Trâu là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen - Trâu có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm, có sừng dài, cong và nhọn,… - Trâu rất có ích với người nông dân Việt Nam - Mỗi năm trâu đẻ một lứa và mỗi lứa một con 3. Lợi ích của con trâu Việt Nam a. Trong đời sống vật chất thường ngày - Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng án: cày, bừa, - Trâu là người gián tiếp là ra hạt lúa, hạt gạo - Trâu là một tài sản vô cùng quý giá đối với người nông dân - Trâu có thể lấy thịt - Da của trâu có thể làm đồ mĩ nghệ,… b. Trong đời sống tinh thần - Trâu là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam - Trâu là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của tuổi thơ: chăn trâu thổi sáo, cưỡi lưng trâu,… - Trâu có trong các lễ hội ở Việt Nam: + Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. + Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên. + Là biểu tượng của SeaGames 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam. 4. Tương lai của trâu Những tác động khiến trâu mất đi giá trị của mình: - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa- Máy móc kĩ thuật hiện đại: máy bừa, máy cày,…. - Phát triển đô thị, quy hoạch hóa, xây dựng khu đô thị,…. +Giá trị kinh tế +Giá trị tinh thần - Trong nghệ thuật * Kết bài: 0,5 điểm - Khẳng định vai trò của con trâu ở làng quê Việt Nam - Nêu cảm nhận với ý nghĩ của mình về con trâu ở làng quê Việt Nam d. Sáng tạo: Học sinh đạt được một trong các yêu cầu sau: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo: biết vận dụng và kết hợp tốt các yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. | 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5
0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 |
| |
| |
* LƯU Ý :
- GV cần chấm sát hướng dẫn. Mọi sự điều chỉnh, thay đổi phải được thông qua trường hoặc tổ chuyên môn.
- Đối với học sinh khi làm bài để đạt điểm tối đa cần đảm bảo:
+ Trình bày rõ ràng, sạch sẽ, tránh tẩy xoá.
+ Tránh lỗi chính tả.
+ Bài văn: phải đủ ba phần, viết đúng kiểu bài, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy./.