Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài 23. Thực hành tính chất hóa học của nhôm và sắt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài 23. Thực hành tính chất hóa học của nhôm và sắt. Hiển thị tất cả bài đăng

27/11/2023

Bài 23. Thực hành tính chất hóa học của nhôm và sắt

 

I/- Mục tiêu:

1/- Kiến thức:

         Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

             - Nhôm tác dụng với oxi.

             - Sắt tác dụng với lưu huỳnh.

             - Nhận biết kim loại nhôm và sắt.

  2/- Kĩ năng: 

    - Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

    - Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hóa học.

    - Viết tường trình thí nghiệm.

  3/- Thái độ:  Giáo dục thái độ, lòng yêu thích bộ môn.

  4/- Năng lực hình thành:  

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực thực hành hóa học

- Năng lực tính toán hóa học

- Năng lực hợp tác

     - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

II/- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

  1/- Chuẩn bị của giáo viên:   Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất cho HS thực hành theo nhóm:

- Dụng cụ:  đèn cồn, giá Fe, kẹp Fe, ống nghiệm, giá ống nghiệm, nam châm.

- Hóa chất: Bột Fe, bột S, dd NaOH, bột Al (đựng trong lọ có nút đục nhiều lổ nhỏ)  

  2/- Chuẩn bị của học sinh:   Xem trước bài mới.

III/- Tổ chức các hoạt động học tập:

   1/- Ổn định lớp: 

   2/- Kiểm tra bài cũ: (không có)

   3/- Thiết kế tiến trình dạy học:

3.1. Hoạt động khởi động:

- Mục tiêu:  HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình….

Đặt vấn đề: Chúng ta đã học 2 nguyên tố kim loại tương đối điển hình và rất quan trọng trong đời sống, trong sản xuất đó là nhôm và sắt. Hôm nay bằng thực nghiệm, chúng ta sẽ kiểm chứng một số tính chất quan trọng của 2 nguyên tố này.

        Lưu ý an toàn trong PTN:

       - Làm thí nghiệm nhôm tác dụng với oxi cần điều chỉnh khoảng cách từ tờ giấy đến ngọn lửa đèn cồn để bột nhôm rơi gần ngọn, không nên để bột nhôm rơi vào bấc đèn cồn.

       -  Làm thí nghiệm sắt tác dụng với lưu huỳnh nên trộn theo tỷ lệ 1 : 3 vì nếu trộn tỷ lệ không chính xác phản ứng sẽ tỏa ra nhiệt lượng lớn gây nguy hiểm.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 1: TN1: Tác dụng của nhôm với oxi     

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Cho học sinh biết hiện tượng phản ứng của nhôm với oxi.

+ Kĩ năng: Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công thí nghiệm.

 Phương thức: Phát hiện vấn đề, hoạt động nhóm, quan sát, giải thích, so sánh.

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

Nội dung

* Phát dụng cụ và hóa chất cho các nhóm.

* Yêu cầu HS trình bày các bước tiến hành thí nghiệm?

* Hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm: Lấy khoảng ½ thìa nhỏ bột Al vào tờ bìa cứng. Đốt đèn cồn khum tờ bìa lại bằng tay phải, lắc nhẹ cổ tay”.

* GV: Theo dõi  thao tác, ý thức, thái độ từng nhóm.

* Nêu vấn đề:

 + Lắc nhẹ cổ tay có tác dụng gì?

 + Em nêu hiện tượng quan sát được?

  + Giải thích và viết PTHH?

- Gợi ý sản phẩm:

à Bột Al rơi đều và từ từ trên ngọn lửa đèn cồn.

à Bột nhôm cháy sáng chói theo tia, chất tạo thành màu trắng.

à Al cháy trong oxi và tạo nhôm oxít.

          

- Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động.

* Các nhóm nhận dụng cụ và hóa chất.

* 1 học sinh đọc các bước tiến hành thí nghiệm theo sgk.

* Các nhóm tiến hành thí nghiệm.

 

 

 

 

 

* Trả lời.

 

 

 

*  Hiện tượng: Al cháy sáng và tạo chất rắn màu trắng.

* Giải thích: Al cháy trong oxi và tạo nhôm oxít.                                    

Hoạt động 2:  TN 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh

Mục tiêu:

+ Kiến thức:  Học sinh biết thao tác và hiện tượng của thí nghiệm.

+ Kĩ năng: Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công thí nghiệm.

 Phương thức: Phát hiện vấn đề, hoạt động nhóm, quan sát, giải thích, so sánh.

* Yêu cầu HS trình bày các bước tiến hành thí nghiệm theo sgk.

 * Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm.

 * GV theo dõi thao tác và ý thức, thái độ.

+  Em nêu hiện tượng quan sát được?

+ Giải thích và viết PTHH.

- Gợi ý sản phẩm:

à Fe: màu xám, S:màu vàng. Hỗn hợp Fe và S: xám vàng.

à Do Fe tác dụng S tạo sắt (II) sunfua FeS; màu đen     

- Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động.

* 1 học sinh trình bày thí nghiệm.


* Các nhóm tiến hành thí nghiệm: “Lấy 1 thìa nhỏ hổ hợp bột S và Fe (đã trộn theo tỉ lệ 1:3)  và đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn.

 

 

            

 

 

   * Hiện tượng:

 Fe: màu xám, S: màu vàng . Hỗn hợp Fe và S: xám vàng.

    * Giải thích:

 Do Fe tác dụng S tạo sắt II sunfua Chất tạo thành FeS; màu đen.

                                            PTHH:  

Hoạt động 3:  TN3: Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe đựng trong 2 lọ không dán nhãn  

Mục tiêu:

+ Kiến thức:  Học sinh biết biết cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.

+ Kĩ năng: Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công thí nghiệm.

 Phương thức: Nêu giải quyết vấn đề, đàm thoại, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài. GV theo dõi.

+ Em hãy trình bày cách tiến hành nhận biết?

+ Em hãy nêu hiện tượng quan sát được?

 - Gợi ý sản phẩm:

à Lấy 1 ít bột kim loại Al, Fe vào 2 ống nghiệm 1,2. Nhỏ 4-5 giọt dd NaOH vào từng ống nghiệm.

à Ống nào tan trong dd NaOH và có khí thoát ra là Al. Ống ko có hiện tượng là Fe.

- Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động.

* HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm và ghi lại hiện tượng.

 

 

 

- Lấy 1 ít bột kim loại Al, Fe vào 2 ống nghiệm 1,2. Nhỏ 4 - 5 giọt dd NaOH vào từng ống nghiệm.

 - Ống nào tan trong dd NaOH và có khí thoát ra là Al. Ống ko có hiện tượng là Fe).

3.3. Hoạt động luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Luyện tập củng cố nội dung bài học.

+ Kĩ năng:   Rèn kỹ năng quan sát nhận xét….

-Phương thức: Làm bảng báo cáo tường trình thí nghiệm, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân.

TT

 

Tên Thí nghiệm

Tiến hành thí nghiệm

Hiện tượng

Nhận xét – Viết PTHH

Thao tác

Kết quả

Ý thức

1

Tác dụng Al với oxi

 

 

 

 

 

2

Tác dụng sắt với lưu huỳnh

 

 

 

 

 

3

Nhận biết mỗi kim loại Al và Fe.

 

 

 

 

 

Gợi ý sản phẩm: dựa vào nội dung ghi bài.

Nhận xét, cho điểm.

3.4. Hoạt động vận dụng:

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Vận dụng làm bài tập.

+ Kĩ năng:   Rèn  kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán..

-Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân.

Nêu lại tính chất hóa học của nhôm và sắt.

Viết các PTHH.

3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

 - Mục tiêu:

+ Kiến thức: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

+ Kĩ năng:   Rèn  kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán..

-Phương thức: hoạt động cá nhân.

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học.

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

Chuẩn bị:

    - HS thu dọn hóa chất, rửa ống nghiệm, thu dọn dụng cụ, vệ sinh PTN.

    - Về nhà ôn lại chương kim loại, chủ yếu là tính chất  hóa học của kim loại. Xem trước bài mới Tính chất hóa học của phi kim”.

     Gợi ý : + Dựa vào tính chất hóa học của kim loại hãy dự đoán tính chất hóa học của phi kim

                  + Phi kim oxi, clo tác dụng với hyđrô tạo ra chất gì?

                  + Phi kim lưu huỳnh, phôt pho, cacbon tác dụng với oxi tạo ra chất gì?

                  + Mức độ hoạt động của phi kim được thể hiện qua đâu?

 

Web: giaoanviolet.com 

 

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN KHTN 7 CTST MỚI NHẤT

  I.  TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 ,0 điểm)        Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng.             ...