ĐỀ:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (5 ĐIỂM)
Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng. (Mỗi câu đúng 0,25 điểm).
Câu 1. Người ta đã nghiên cứu và vận dụng sự hiểu biết nào trong tự nhiên để tạo ra con diều?
A. Ánh nắng B. Nhiệt độ
C. Sức đẩy của gió D. Sức đẩy của nước
Câu 2. Hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên là
A. tìm hiểu vũ trụ. B. tập thể dục.
C. vận chuyển xăng dầu. D. múa lân.
Câu 3. Để đo thể tích chất lỏng người ta dùng
A. pipette. B. bình chia độ.
C. nhiệt kế. D. cân điện tử.
Câu 4. Theo em, việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời (hình dưới) thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?
A. Chăm sóc sức khoẻ con người.
B. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên.
C. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất.
D. Hoạt động nghiên cứu khoa học.
Câu 5. Đơn vị đo nào sau đây không phải là đơn vị đo chiều dài?
A. Kilôgam B. Mét C. Đềximét D. Xentimét
Câu 6. Phát biểu nào sau đây không thuộc các bước đo chiều dài?
A. Chọn thước đo thích hợp.
B. Đặt thước dọc theo chiều dài vật cần đo.
C. Đặt vạch số 0 ngang với một đầu của thước.
D. Đeo kính để đọc số đo chiều dài vật.
Câu 7. Đo khối lượng người ta dùng dụng cụ gì ?
A. Thước. B. Bình chia độ. C. Cân. D. Ca đong.
Câu 8. Điền vào chỗ trống: Khi đo độ dài cần đặt mắt nhìn theo hướng ..... với cạnh thước ở đầu kia của vật.
A. ngang bằng với B. vuông góc C. gần nhất D. dọc theo
Câu 9. Thước thích hợp để đo bề dày quyển sách Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo là
A. thước kẻ có giới hạn đo 10 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.
B. thước dây có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm.
C. thước cuộn có giới hạn đo 3 m và độ chia nhỏ nhất 5 cm.
D. thước thẳng có giới hạn đo 1,5 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm.
Câu 10. Dụng cụ dùng để do thời gian là
A. lực kế. B. cân đồng hồ. C. đồng hồ. D. nhiệt kế.
Câu 11. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất gọi là sự
A. nóng chảy. B. đông đặc. C. bay hơi. D. ngưng tụ.
Câu 12. Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể
A. rắn sang thể lỏng của chất. B. lỏng sang thể hơi của chất.
C. rắn sang thể hơi của chất. D. khí sang thể lỏng của chất.
Câu 13. Trường hợp nào sau đây đều là chất?
A. Đường mía, muối ăn, con gà. B. Con dao, cái bát, cái thìa nhôm.
C. Nhôm, muối ăn, đường mía. D. Con dao, đôi đũa, muối ăn.
Câu 14. Quá trình hòa tan muối ăn vào nước thể hiện tính chất gì của muối?
A. Tính chất vật lí. B. Cả tính chất vật lí và hoá học.
C. Tính chất hoá học. D. Không thể hiện tính chất gì.
Câu 15. Tính chất nào sau đây là của oxygen?
A. Oxygen là chất khí. B. Oxygen có màu, có mùi.
C. Tan nhiều trong nước. D. Nhẹ hơn không khí.
Câu 16. Khí oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ
A. nước biển. B. khí carbon dioxide.
C. không khí. D. thuốc tím
Câu 17. Khí oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?
A.15% B. 21% C. 30% D. 79%
Câu 18. Chất chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí là
A. carbon dioxide. B. hydrogen. C. oxygen. D. nitrogen.
Câu 19. Chất tinh khiết được tạo ra từ
A. một chất duy nhất. B. một nguyên tố duy nhất.
C. một nguyên tử. D. hai chất khác nhau.
Câu 20. Hỗn hợp được tạo ra từ
A. nhiều nguyên tử. B. một chất.
C. nhiều chất trộn lẫn vào nhau. D. nhiều chất để riêng biệt.
B/ PHẦN TỰ LUẬN. (5 ĐIỂM)
Câu 21. (1 điểm)
Hệ thống tưới nước tự động được bà con nông dân lắp đặt để tưới tiêu cây trồng thuộc vai trò nào của khoa học tự nhiên?
Câu 22. (1 điểm)
Tại sao chỉ có nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu mà không có nhiệt kế nước?
Câu 23. (1 điểm)
Tại sao trên bao bì và vỏ hộp các loại thực phẩm thường ghi hạn sử dụng?
Câu 24. (2 điểm)
Trong quá trình sử dụng bếp gas, để bếp có ngọn lửa đều và màu xanh thì chúng ta thường làm vệ sinh mâm chia lửa, kiềng bếp và mặt bếp. Em hãy giải thích cách làm đó.
---Hết---
HƯỚNG DẪN CHẤM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6
GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024
A. Phần trắc nghiệm. ( 5 điểm)
Mỗi câu đúng đạt 0.25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án đúng | C | A | B | C | A | D | C | B | A | C |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án đúng | A | D | C | A | A | C | B | C | A | C |
B. Phần tự luận. (5 điểm)
Câu | Hướng dẫn chấm | Điểm |
Câu 21 (1 điểm) | Trong hoạt động này, vai trò của KHTN là ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, nâng cao năng suất sản xuất. |
1
|
Câu 22 (1 điểm)
| - Chỉ có nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu mà không có nhiệt kế nước vì: + Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. +Rượu hay thủy ngân có tính co dãn vì nhiệt đều còn nước thì không có tính chất này. Hơn nữa, nước thì không đo được nhiệt độ âm. |
0,5
0,5 |
Câu 23 (1 điểm) | - Hạn sử dụng sẽ đưa ra hướng dẫn về thời gian của thực phẩm cho người tiêu dùng - Thời gian sản phẩm có thể giữ được chất lượng và an toàn trước khi bắt đầu hư hỏng và có thể trở nên không an toàn. | 0,5
0,5 |
Câu 24 ( 2 điểm) |
2 |