I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau bài học, HS sẽ:
-Tính được lượng
chất trong PTHH theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1bar và 25oC.
- Nêu được
các khái niệm về hiệu suất phản ứng.
- Tính được
hiệu suất của phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lý thuyết và lượng
sản phảm thu được theo thực tế.
2. Năng lực
2.1. Năng lực
chung
- Năng lực tự chủ và
tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, tính toán để tìm ra
cách tính
+ Lượng
chất trong PTHH.
+ Khái
niệm và cách tính hiệu suất của phản ứng.
- Năng lực giao tiếp
và hợp tác:
+ Hoạt động nhóm để tiến hành tìm ra cách tính lượng chất trong PTHH và
khái niệm và cách tính hiệu suất của phản ứng
- Năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo:
GQVĐ: Đánh giá được phản ứng hóa học xảy ra
hoàn toàn hay không hoàn toàn.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nêu được khái niệm hiệu suất của phản ứng.
- Tính được lượng chất tham gia và lượng chất
sản phẩm trong quá trình sản xuất.
- Biết được công thức tính Hiệu suất của phản
ứng
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm
-
Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ
- Trung thực, cẩn thận
trong hoạt động nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC
LIỆU
1. Đối với giáo viên:
Phiếu học
tập
Hoạt động 1 Tính
lượng chất trong PTHH.
Hoạt động 2 Hiệu
suất của phản ứng.
2. Đối với học sinh:
Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI
ĐỘNG
a. Mục tiêu:
Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung:
GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
Gv tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn
HS trả lời câu hỏi:?
Dẫn dắt: Gv cho Hs quan sát một số hình ảnh về sản xuất vôi. Bằng
cách nào người dân có thể tính được chất tham gia và sản phẩm trong quá trình sản
xuất? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi đó.
- Gv nêu phân phối của bài học gồm
5 tiết.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tính lượng chất tham gia trong phản ứng.
a. Mục tiêu:
- HS tính được lượng chất tham
gia và sinh ra trong phản ứng
-
HS biết được
khái niệm và công thức cũng như cách tính hiệu suất của phản ứng.
-
HS lấy được ví dụ chất tinh khiết, hỗn hợp.
b. Nội dung: Đọc
thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả
lời của học sinh trong phiếu học tập .
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV
chuyển giao nhiệm vụ học tập GV : Hoạt động cặp đôi nghiên cứu phần 1 trong SGK và thực hiện yêu cầu
sau 1. Hoàn thành phiếu học tập số 1 (Thí dụ 1) 2. Hoàn thành thí dụ 2 (Phiếu học tập 2 + GV chia lớp thành các nhóm hoàn thành PHT1 và hoàn thành phiếu học tập
số 2 . Bước 2:HS
thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát, hướng dẫn HS Bước 3: Báo
cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS trả lời phiếu học tập 1
và 2 theo gợi ý của GV, hoàn thiện được PHT 1,2 + HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh
giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến
thức. |
I.Tính lượng
chất trong phương trình hóa học. 1.Tính lượng
chất tham gia phản ứng. Thí dụ 1: Khi cho Fe tác dụng với dung
dịch HCl thì xảy ra phản ứng hóa học sau: Cần dùng bao nhiêu mol Fe để thu được 1,5mol H2 Bài giải Bước 1: Lập PTHH Bước 2: Tìm số mol : Bước 3 : Tính số mol chất Fe dựa vào tỉ lệ số mol của H2 trong
PTHH: Theo PTHH ta có: Vậy Thí dụ 2: Khi cho Zn tác dụng với dung
dịch HCl thì xảy ra phản ứng hóa học sau: Cần dùng bao nhiêu mol Zn để thu được 3 mol H2 Bài giải Bước 1: Lập PTHH Bước 2: Tìm số mol : Bước 3 : Tính số mol chất Zn dựa vào tỉ lệ số mol của H2 trong
PTHH: Theo PTHH ta có: Vậy |
Hoạt
động 2: Tính lượng chất sinh ra trong phản ứng.
a. Mục tiêu: Học
sinh tính được chất sinh ra trong phản ứng
b. Nội dung: HS
hoạt động theo sự hướng dẫn của GV và phân công trong nhóm, ghi chép và nêu nhận
xét chính xác
c. Sản phẩm học tập: Câu trả
lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV
chuyển giao nhiệm vụ học tập Gv yêu cầu Hs hoạt động nhóm nghiên
cứu ví dụ trong SGK trong 5 phút tìm ra các bước giải bài toán GV chia lớp thành các nhóm,
hoàn thành phiếu học tập 3 Hoạt động hỏi chấm SGK trang
29 GV hướng dẫn HS chia nhóm làm
trả lời câu hỏi trong hoạt động Bước 2: HS
thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận tìm ra các bước giải toán theo PTHH, sau đó vận dụng làm
phần ? SGK trang 29 Bước 3: Báo
cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện
nhóm báo cáo kết quả. + Nhóm khác nhận xét. Bước 4: Đánh
giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức Muốn giải toán theo PTHH ta cần thực hiện theo 4 bước B1: Tính số mol chất tham gia hoặc sản phẩm ( đầu bài cho) B2 : Viết và cân bằng PTHH B3: Tìm số mol chất tham gia hoặc tạo
thành sau phản ứng theo tỉ lệ số mol các chất trong PTHH B4: Tính Khối lượng hoặc thể tích ... theo yêu cầu của bài toán. |
2. Tính lượng chất sinh ra trong phản ứng. Ví dụ Bước 1:Tìm số mol
chất tham gia Số mol Zn tham gia phản ứng: Bước 2 : Viết PTHH Bước 3: Tìm số mol muối Zincchloride tạo thành sau phản ứng theo tỉ lệ số mol các chất trong PTHH Theo phương trình hoá học: 1 mol Zn tham gia phản ứng sẽ
thu được 1 mol ZnCl2. Vậy 0,01 mol Zn tham gia phản
ứng sẽ thu được 0,01 mol ZnCl2. Bước 4:Tính khối lượng muối
Zincchloride tạo thành sau phản ứng là: |
Hoạt động 3:
Hiệu suất của phản ứng
a. Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm của
hiệu suất phản ứng
- Tính được
hiệu suất của phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lý thuyết và lượng
sản phảm thu được theo thực tế.
b. Nội dung: Đọc
thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả
lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV
chuyển giao nhiệm vụ học tập Gv gợi mở cho Hs nghiên cứu SGK cho biết khái niệm về hiệu suất.Cách tính
hiệu suất.( hoàn thành phiếu học tập số 4) Gv chia lớp thành các nhóm, Hoàn thành phần ? phần II .1 SGK trang 29 Phần ? phần II.2 SGK trang 29 Sau đó GV hướng dẫn HS chia nhóm rồi viết báo cáo, trả lời câu hỏi trong
hoạt động. Bước 2:HS
thực hiện nhiệm vụ học tập + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. Bước 3: Báo
cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau Bước 4: Đánh
giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Gv biểu diễn thí nghiệm, HS quan sát và rút ra kết luận, trả lời câu hỏi Bổ sung khiến
thức: |
II. Hiệu Suất của phản ứng 1/ Khiệu suất
phản ứng Hiệu suất phản ứng trong hóa học là lượng sản phẩm tối đa
(sản phẩm thực tế) mà một phản ứng hoá học có thể tạo ra. ? CH: Khi nung nóng KClO3 xảy
ra phản ứng hoá học sau (phản ứng nhiệt phân): 2KClO3 to→ 2KCl + 3O2 Biết rằng hiệu
suất phản ứng nhỏ hơn 100%. Hãy chọn các
từ/cụm từ (lớn hơn, nhỏ hơn, bằng) phù hợp với nội dung còn thiếu trong các
câu sau đây: - Khi nhiệt phân 1
mol KClO3 thì thu được số mol O2 … (1) … 1,5 mol. - Để thu được 0,3 mol O2 thì
cần số mol KClO3 … (2) … 0,2 mol. Trả
lời Khi nhiệt phân 1 mol KClO3 thì
thu được số mol O2 nhỏ hơn 1,5 mol. - Để thu được 0,3 mol O2 thì
cần số mol KClO3 lớn hơn 0,2 mol. 2. Tính hiệu suất 1. Các
bước giải bài tập tình hiệu suất Bước 1:-
Viết phương trình phản ứng và cân bằng phản ứng -Tính theo
phương trình khối lượng sản phẩm tạo thành (mlt) -Dựa vào
giả thiết tính khối lượng thực tế thu được (mtt) Bước 2:
Tính hiệu suất 2.Công
thức tính hiệu suất: H
= Trong đó: + mtt:
khối lượng thực tế + mlt:
khối lượng tính theo lý thuyết + H: hiệu
suất 3. Công
thức tính khối lượng chất tham gia khi có hiệu suất: mtt 4. Công
thức tính khối lượng sản phẩm khi có hiệu suất: mtt |
C+ D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng
cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
b. Nội dung: Đọc
thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả
lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập:
Bài tập 1: Người ta nung 4,9 gam KClO3 có xúc tác thu
được 2,5 gam KCl và một lượng khí oxi.
a. Viết phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính hiệu suất của phản ứng
Hướng dẫn giải:
a. Phương trình hóa học: 2KClO3 --> 2KCl + 3O2↑
b. nKClO3 = 0,04
mol
2KClO3 --> 2KCl + 3O2↑
1 → 1 mol
0,04 → 0,04 (mol)
Khối lượng KCl thu được theo lý thuyết là:
mlt = mKCl= nKCl.MKCl =
0,04.74,5 = 2,98 gam
Hiệu suất của phản ứng là: H = 83,9%
Bài tập 2: Nung 100 kg CaCO3 thì thu được 47,6kg CaO.
Tính hiệu suất của phản ứng.
Biết phản ứng xảy ra như sau: CaCO3 --> CaO + CO2
Hướng dẫn giải:
Phương trình hóa học xảy ra:
CaCO3 --> CaO + CO2
1 → 1 mol
100 → 56 gam
100 → 56 kg
Hiệu suất của phản ứng: H = 85%
Bài tập 3: Nung nóng kali nitrat KNO3, chất
này bị phân hủy tạo thành kali nitrit KNO2 và O2.
Tính khối lượng KNO3 cần dùng để điều chế được 2,4 gam O2.
Biết hiệu suất phản ứng đạt 85%.
Hướng dẫn giải:
Số mol O2 bằng 2,4 : 32 = 0,075 mol
2KNO3 --> 2KNO2 +
O2
2 ← 1 mol
0,15 ← 0,075 mol
Khối lượng KNO3 theo lý thuyết là: mlt = 0,15.101 = 15,15
gam.
Khối lượng KNO3 thực tế cần dùng là: mtt = 17,8g
Phiếu học tập số 1
Khi cho Fe tác
dụng với dung dịch HCl thì xảy ra phản ứng hóa học sau:
Cần dùng bao nhiêu mol Fe để thu được 1,5mol H2
Phiếu học tập số2
Khi cho Zn tác
dụng với dung dịch HCl thì xảy ra phản ứng hóa học sau:
Cần dùng bao nhiêu mol Zn để thu được 3 mol H2
Phiếu học tập số 3
Nung 50g canxi cacbonat CaCO3 ở nhiệt độ cao thu
được CaO và CO2
a. Lập PTHH .
b. Tính khối lượng CaO thu được.
Phiếu học tập số 4
1. Các bước giải bài tập tình hiệu suất
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
1. Công thức
tính hiệu suất:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
3. Công thức
tính khối lượng chất tham gia khi có hiệu suất: ………………
………………………………………………………………………………………
2. Công thức
tính khối lượng sản phẩm khi có hiệu suất:
……………………………………………………………………………………