Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài 43: Thực hành Tính chất của hiđrocacbon. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài 43: Thực hành Tính chất của hiđrocacbon. Hiển thị tất cả bài đăng

28/11/2023

Bài 43: Thực hành Tính chất của hiđrocacbon

 

I/- Mục tiêu:

  1. Kiến thức:

     * Thí nghiệm điều chế axetilen từ CaC2

     * Thí nghiệm đốt cháy axetilen và cho axetilen tác dụng với dung dịch brôm.

     * Thí nghiệm benzen hòa tan brôm, benzen không tan trong nước.

  2. Kĩ năng:

     * Lắp dụng cụ điều chế axetilen từ CaC2

     * Thực hiện phản ứng cho axetilen tác dụng với dung dịch brôm và đốt cháy axetilen.

     * Thực hiện thí nghiệm hòa tan benzene vào nước và benzene tiếp xúc với dung dịch brôm.

     * Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích  hiện tượng.

     * Viết PTHH điều chế axetilen, phản ứng của axetilen với dung dịch brôm, phản ứng cháy của axetilen.

  3. Thái độ: Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong học tập, thực hành hoá học.

  4. Năng lực: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

II/- Chuẩn bị của giáo viên và của học sinh:

   1. Chuẩn bị của giáo viên:

         * Ống nghiệm có nhánh.

          * Ống ngghiệm, nút cao su, ống nhỏ giọt.

          * Giá thí nghiệm, đèn cồn, chậu thuỷ tinh.

          * Hoá chất: Đất đèn, (CaC2), dung dịch brôm, nước cất, benzen.

             (đủ dùng cho các nhóm)

    2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước nội dung bài thực hành.

III/- Tổ chức các hoạt động học tập:

    1. Ổn định lớp.

    2. Lưu ý an toàn trong thí nghiệm:

     * Hệ thống ống dẫn khí phải kín.

     Br2 là những chất độc, phải cẩn thận khi làm thí nghiệm.

      * Phản ứng đốt cháy C2H2 tỏa nhiều nhiệt. Trước khi đốt phải cho phản ứng giữa đất đèn và nước xảy ra vài giây để axetilen tạo thành đẩy hết không khí có trong ống nghiệm tránh nổ khi đốt.

     * Làm thí nghiệm với đất đèn chỉ nên làm với lượng nhỏ.

   3. Thiết kế tiến trình dạy học:

3.1. Hoạt động khởi động:

- Mục tiêu:  HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương thức: Dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình….

       Đặt vấn đề:  Chúng ta đã làm quen với một số hợp chất hữu cơ đơn giản nhất, đó là những hyđrôcacbon. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một số thao tác thực hành thí nghiệm về hoá học hữu cơ, bằng thực nghiệm kiểm chứng một số tính chất, cách điều chế ra axetylen.

è Hoạt động 1: I/- Thí nghiệm 1 : Điều chế axetylen 

Mục tiêu:

-Kiến thức: Biết cách điều chế ra axetilen.

- Kĩ năng: Quan sát, thực hành.

 Phương thức: Thí nghiệm theo hướng nghiên cứu, nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, giải thích, hợp tác nhóm nhỏ.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

* Phát dụng cụ hóa chất cho các nhóm.  Yêu cầu các nhóm kiểm tra dụng cụ hoá chất liên quan đến bài thực hành.

* Hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm, bằng cách giáo viên treo bảng hướng dẫn lên cho các nhóm quan sát “ Lắp một ống nghiệm có nhánh vào giá thí nghiệm đậy nút cao su có kèm theo ống nhỏ giọt. Cho vào ống nghiệm 2 mẫu đất đèn (CaC2) bằng hạt ngô. Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có kèm theo ống nhỏ giọt chứa nước, nhỏ từng giọt nước vào ống nghiệm tiếp xúc với đất đèn, khí được tạo thành”.

* Hướng dẫn hs quan sát H4.25a sgk  tiến hành cách thu khí axetylen theo hình bằng cách đẩy nước.

* Yêu cầu các nhóm quan sát thí nghiệm, cử đại diện nhóm trình bày.

 + Trong ống nghiệm thứ 2 cho cô biết khí C2H2 ở thể nào , màu gì, mùi gì?

 + Tại sao có thể thu khí axetylen bằng cách đẩy nước?

* Theo dõi hướng dẫn nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh.

* Các nhóm nhận dụng cụ hóa chất và kiểm tra lại dụng cụ hóa chất.

 

* Các nhóm quan sát bảng phụ ghi sẵn hướng dẫn thí nghiệm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Quan sát H4.25 sgk để tiến hành thu khí axetylen.

 

 

* Các nhóm quan sát theo dõi thí nghiệm, cử đại diện nhóm trình bày.

à Thể khí, không màu, không mùi.

 

à Vì ít tan trong nước.

 

 

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Khí C2H2 ở thể khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí, nên thu khí axetylen qua nước.

CaC2+2H2O"Ca(OH)2+C2H2

 

 

èHoạt động 2: II/- Thí nghiệm 2:  Tính chất của axetylen  

Mục tiêu:

-Kiến thức:  Nghiên cứu tính chất của benzen là tác dụng với dung dịch brom và tham gia phản ứng cháy.

- Kĩ năng: Quan sát, thực hành.

Phương thức: Thí nghiệm theo hướng nghiên cứu, nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, giải thích, hợp tác nhóm nhỏ.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

1. Tác dụng với dung dịch brôm:

* Treo bảng hướng dẫn HS làm thí nghiệm về tính chất hoá học của axetilen (phản ứng với dd brom) Cho ống dẫn khí của ống nghiệm A có khí axetylen vào ống nghiệm C có đựng dung dịch brôm  màu da cam  khoảng 2 ml”.

* Hướng dẫn học sinh lắp dụng cụ giống như h4.25b sgk và tiến hành thí nghiệm.

*Yêu cầu các nhóm theo dõi quan sát hiện tượng thí nghiệm  để rút ra kết luận qua các câu hỏi, gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.

 + Trước khi thí nghiệm dung dịch brôm có màu gì?

 + Khi dẫn khí axetylen vào dung dịch brôm có hiện tượng gì xảy ra?

 + Từ đó ta rút ra kết luận gì?

 + Hãy viết PTHH xảy ra?

* Theo dõi nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.

 

 

* 1 học sinh đọc hướng dẫn thí nghiệm axetilen tác dụng với dung dịch brôm.

 

 

 


* Học sinh tiến hành tháo lắp dụng cụ giống như h4.25b sgk và tiến hành thí nghiệm.

* Các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm rút ra kết luận, cử đại diện nhóm trả lời nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

 

à Màu da cam.

 

à Phản ứng xảy ra là do màu da cam nhạt dần. Sau khi phản ứng kết thúc.

 à Khí axetylen đã tác dụng với dung dịch brôm.

àC2H2+Br2  à C2H2Br2 

* Lắng nghe và ghi nhớ.

1. Tác dụng với dung dịch brôm:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Màu dd brom (da cam) dần dần biến mất sau khi phản ứng kết thúc.

 C2H2 + 2Br2  à C2H2Br4  

 

 

 

2. Tác dụng với oxi:

* Yêu cầu hs quan sát H4.25c sgk, hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm theo sgk và H4.25 sgk.

* Trước khi tiến hành thí nghiệm  giáo viên lưu ý các nhóm : “điều chế ra C2H2 giữa đất đèn và nước trong bình A có ống dẫn vuốt nhọn. Phải để khí C2H2 sinh ra khoảng vài giây để đẩy hết phần không khí trong ống nghiệm A tránh bị nổ khi đốt”.

* Các nhóm tiến hành thí nghiệm và yêu cầu quan sát màu của ngọn lửa khi đốt.

* Theo dõi, kiểm tra từng nhóm , sau đó đặt câu hỏi gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 + Khi châm lửa vào đầu ống thủy tinh vuốt nhọn thì màu của ngọn lửa như thế nào?

 + Ngọn lửa màu xanh đó là chất nào?

 + Ngoài khí CO2 ra còn có chất nào nữa ?

 + Vậy khi đốt các em để tay gần ngọn lửa cảm thấy như thế nào ? Tại sao ?

 + Hãy viết PTHH khi đốt cháy C2H2

* Theo dõi nhận xét, bổ sung và sữa chữa cho hoàn chỉnh.

 

* Các nhóm quan sát H4.25c sgk và tiến hành thí nghiệm theo thông tin sgk và hình.

 

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

* Các nhóm tiến hành thí nghiệm và quan sát màu của ngọn lửa.

* Cử đại diện nhóm trả lời nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 

à Lửa cháy với ngọn lửa màu xanh.

 

 

à  Đó là khí CO2 

à Còn có H2O.

à Nóng vì tỏa nhiệt.

 

 

à C2H2  + O2 àCO2+H2O

* Lắng nghe và ghi nhớ.

2. Tác dụng với oxi:

 

 

 

 

 

Khí đốt khí axetylen, khí axetylen cháy với ngọn lửa  màu xanh và tỏa nhiều nhiệt sinh ra CO2 và H2O.

2C2H2 + 5O2 à  4CO2+2H2O

 

 

 

3.3. Hoạt động luyện tập: /

3.4. Hoạt động vận dụng:

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Luyện tập củng cố nội dung bài học.

+ Kĩ năng:   Rèn  kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán..

-Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân.

* Hướng dẫn học sinh viết bảng tường trình theo mẫu:       

Nhận xét

Điểm

Thao tác thí nghiệm

(3đ)

 

Kết quả thí nghiệm- PTHH

(3đ)

Giải thích thí nghiệm

(2đ)

Ý thức thái độ

( 2đ)

Tổng số

(10đ)

1. TN 1: …..

 

 

 

 

       * GV giải đáp thắc mắc của học sinh.

3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

 - Mục tiêu:

+ Kiến thức: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

+ Kĩ năng:   Rèn  kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán.

-Phương thức: hoạt động cá nhân.

· Yêu cầu các nhóm thu dọn hóa chất, dụng cụ, vệ sinh phòng thực hành.

· Nhận xét thái độ học tập của các nhóm  sau tiết thực hành.

· Yêu cầu các nhóm làm bảng tường trình giờ sau nộp.

· Tiết sau kiểm tra giữa kì.

· Xem trước chương 5 “Dẫn xuất của hyđrô cacbon – Polime”. Xem kỹ bài rượu etylic.

· Gợi ý: Hãy ghi CTCT của rượu etylic. Dựa vào công thức cấu tạo của rượu có tính chất gì đặc biệt. Hãy tìm hiểu xem rượu có bao nhiêu tính chất hoá học? Có mấy cách để điều chế ra rượu etylic.               

 

 Web: giaoanviolet.com


ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN KHTN 7 CTST MỚI NHẤT

  I.  TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 ,0 điểm)        Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng.             ...