Xem video
Web: giaoanviolet.com
ĐỀ:
I. Phần trắc nghiệm (5điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng của các câu sau (Mỗi câu đúng: 0.5 điểm).
Câu 1. Trong phân bào lần II của giảm phân, NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở:
A. Kì đầu.
B. Kì giữa.
C. Kì sau.
D. Kì cuối.
Câu 2. Trong phân bào lần I của giảm phân, các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào ở kì nào?
A. Kì đầu.
B. Kì giữa.
C. Kì sau.
D. Kì cuối.
Câu 3. Sự hình thành giới tính ở cá thể của nhiều loài được xác định chủ yếu bởi
A. Cơ chế NST xác định giới tính.
B. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong.
C. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ngoài.
D. Ảnh hưởng của khí hậu.
Câu 4. Tính trạng là
A. Những biểu hiện của kiểu gen thành kiểu hình
B. Kiểu hình bên ngoài cơ thể sinh vật.
C. Các đặc điểm bên trong cơ thể sinh vật.
D. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể.
Câu 5. Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 được gọi là
A. Tính trạng lặn
B. Tính trạng tương ứng.
C. Tính trạng trung gian.
D. Tính trạng trội.
Câu 6. Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của menđen cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là
A. 2 trội : 1 lặn. B. 1 trội : 1 lặn
C. 3 trội : 1 lặn. D. 4 trội : 1 lặn.
Câu 7. Ý nghĩa thực tiễn của sự di truyền liên kết là gì ?
A. Để xác định số nhóm gen liên kết
B. Đảm bảo sự di truyền bền vững của các tính trạng.
C. Đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm gen quý, nhờ đó người ta chọn lọc đồng thời được cả nhóm tính trạng có giá trị
D. Dễ xác định được số nhóm gen liên kết của loài.
Câu 8. Kết quả của nguyên phân là từ một tế bào mẹ ban đầu sau một lần nguyên phân tạo ra:
A. 2 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n.
B. 2 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội n.
C. 4 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
D. Nhiều cơ thể đơn bào.
Câu 9.Trong các phép lai sau, phép lai nào là phép lai phân tích
A. AaBB x aaBb
B. AAbb x aaBb
C. AaBb x aabb
D. aabb x aabb
Câu 10.Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen của cơ thể đồng hợp
A. AABb
B. Aabb
C. AaBb
D. AABB
II. Phần tự luận (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm) . Cho hai giống cá kiếm mắt đen và mắt đỏ thuần chủng giao phối với nhau được F1 toàn cá kiếm mắt đen. Khi cho các con cá F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ về kiểu gen và kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào? Cho biết màu mắt chỉ do một gen quy định.
Câu 2 ( 2 điểm). Trình bày cơ chế sinh con trai ,con gái ở người.Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai?
Câu 3 ( 1 điểm). Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam:nữ sắp xỉ 1:1?
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: SINH HỌC - KHỐI: 9
I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
B | C | A | D | D | C | C | A | C | D |
II. Phần tự luận: (5 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 2,0 điểm
| Vì F1 toàn là cá kiếm mắt đen, nên mắt đen là tính trạng trội, mắt đỏ tính trạng lặn. Quy ước: Gen A quy định mắt đen. Gen a quy định mắt đỏ Sơ đồ lai: Ptc: AA (mắt đen) x aa (mắt đỏ) G : A a F1: Aa (mắt đen) F1x F1: Aa (mắt đen) x Aa (mắt đen) GF1: 1A :1a 1A:1a F2: 1 AA : 2 Aaa : 1aa 3 cá mắt đen : 1 cá mắt đỏ | 0,25 đ 0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
|
Câu 2 2,0 điểm | Cơ chế NST xác định giới tính ở người : P. (44A+XX) x (44A+XY)
GP 22A+X 22A+Y F1: (44A+XX) (gái) (44A+XY) (trai) - Cơ chế xác định giới tính: sự tự nhân đôi ,phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính. -Quan niệm người mẹ quyết định sinh con trai hay con gái là sai.vì chỉ có bố mới cho hai loại tinh trùng mang NST X và NST Y | 0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ |
Câu 3 1,0 điểm | - Sự phân li của cặp NST giới tính xy trong quá trình phát sinh giao tử tạo ra 2 loại tinh trùng mang NST x và y có số lượng ngang nhau. -Qua thụ tinh của hai loại tinh trùng này với trứng mang NST x tạo ra hai loại tổ hợp xx và xy với số luợng ngang nhau do đó tạo ra tỉ lệ đực cái xấp sĩ 1:1 ở đa số loài. | 0,5đ
0,5đ |
I. Phần trắc nghiệm (5điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng của các câu sau (Mỗi câu đúng: 0.5 điểm).
Câu 1. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
A. Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế.
B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế.
C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế.
D. Giảm khi tăng hiệu điện thế.
Câu 2. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo điện trở?
A. Ôm (Ω) B. Oát (W) C. Ampe (A) D.Vôn (V)
Câu 3. Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị của điện năng?
A. Jun (J). B. Niutơn (N)
C. Kilôoat giờ (kW.h) D. Số đếm của công tơ điện.
Câu 4. Công thức nào sau đây là biểu thức định luật Jun-Len-Xơ?
A. Q = I².R.t B. Q = I². R².t
C. Q = I².U.t D. Q = I.R².t
Câu 5. Trên bóng đèn có ghi 12V - 6W cho biết:
A. Hiệu điện thế định mức và công suất định mức.
B. Cường độ dòng điện định mức và công suất định mức.
C. Điện trở định mức và hiệu điện thế định mức.
D. Công suất định mức và điện trở định mức.
Câu 6. Công thức nào sau đây là công thức tính điện trở?
A. . R= B. R =
C. R = D. R =
Câu 7. Công thức nào sau đây không phải là công thức tính công suất ?
A. B.
C. D.
Câu 8. Điện năng không thể biến đổi thành
A. cơ năng B. nhiệt năng
C. hóa năng D. năng lượng nguyên tử
Câu 9. Trong các kim loại sau, kim loại nào dẫn điện kém nhất?
A. Vônfam B. Sắt
C. Nhôm D. Đồng
Câu 10. Đoạn mạch AB gồm ba điện trở R1, R2, R3 mắc nối tiếp nhau. Biết R1= 7 Ω, R2=5 Ω, R3 = 2R2 ;UAB= 6 V thì cường độ dòng điện qua mạch chính là:
A. . 0,2A B. 0,3A
C. 0,4A D. 0,5A
II. Phần tự luận (5 điểm)
Câu 1 (1,5đ) Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm
Câu 2: (3,5đ) Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1=5 và R2=10
mắc song song với nhau. biết U = 6V
Tính: a) Điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) Cường độ dòng điện qua các điện trở và qua mạch chính.
c) Công suất tỏa nhiệt của toàn mạch.
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: VẬT LÍ - KHỐI: 9
I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
C | A | B | A | A | B | A | D | C | B |
II. Phần tự luận: (5 điểm)
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
1 | Định luật Ôm: - Phát biểu: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây -Biểu thức: Với I là cường độ dòng điện đo bằng ampe(A), U là HĐT đo bằng vôn (V), R là điện trở đo bằng ôm (Ω) |
0,5
0,5
0,5 |
2 | a) Điện trở tương đương đoạn mạch AB : b) Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở Cường độ dòng điện qua mach chính. c) Công suất tỏa nhiệt toàn mạch là:
|
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5 0,5 |
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 ,0 điểm) Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng. ...