25/04/2024

ÔN TẬP CUỐI KÌ II (KHTN7 - CTST)

 I) MỤC TIÊU:

       1. Kiến thức:   

- Hệ thống hóa kiến thức về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật, cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật, sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, sinh sản ở sinh vật,…

- Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề liên quan trong học tập và trong cuộc sống.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

-  Năng lực tự chủ và  tự học: Chủ động, tích cực phối hợp với các thành viên trong nhóm và các bạn trong lớp hoàn thành nội dung ôn tập chủ đề sinh vật.

- Năng lực lực giao tiếp và hợp tác: Xác định đúng nội dung hợp tác nhóm, tích cực thực hiện các nhiệm vụ cá nhân trong ôn tập chủ đề; đánh giá được kết quả của nhóm trong ôn tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất, phân tích, thiết kế được sơ đồ tư duy. Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề liên quan trong học tập và trong cuộc sống.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :

- Hệ thống hóa kiến thức về  trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật, cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật, sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, sinh sản ở sinh vật,…

- Vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn.

3. Phẩm chất:

- Hệ thống hóa kiến thức về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật, cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật, sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, sinh sản ở sinh vật,…

- Vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: chuẩn bị giấy khổ A3, bài tập cho Hs ôn tập

- Thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi - đáp;

- Dạy học theo nhóm cặp đòi/ nhóm nhỏ;

- Kĩ thuật sơ đồ tư duy;

- Sử dụng tranh ảnh hoặc bản trình chiếu slide.

2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

Học bài cũ ở nhà

Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG :

a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho HS vào bài

b. Nội dung: GV chiếu cho học sinh quan sát và phát phiếu học tập.

c. Sản phẩm: HS đưa ra sơ đồ tư duy, hệ thống hóa được kiến thức cơ bản về tốc độ chuyển động, âm thanh, ánh sáng.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chiếu cho học sinh quan sát và phát phiếu học tập + GV chiếu cho học sinh quan sát và phát phiếu học tập.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 Hs quan sát và hoàn thành nội dung phiếu học tập 

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + GV gọi đại diện các cá nhân lần lượt lên trình bày

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nghe và nhận xét, chấm điểm HS trình bày tốt nhất, nhanh nhất

GV dẫn dắt vào ôn tập.

 

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động: Hệ thống hóa kiến thức

a. Mục tiêu: HS hệ thống hóa được kiến thức về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật, cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật, sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, sinh sản ở sinh vật,…

b. Nội dung:

- HS  sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. 

- GV sử dụng kĩ thuật sơ đổ tư duy, giúp cho HS hệ thống hoá được kiến thức vể trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật, cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật, sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, sinh sản ở sinh vật,…

c. Sản phẩm:  HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS bằng những câu hỏi trắc nghiệm.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm từ 4-6 người tổng hợp kiến thức.

 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + GV gọi đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày và trả lời 1 số nội dung GV yêu cầu

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nghe và nhận xét, chọn nhóm trình bày tốt nhất

HS  tổng hợp lại kiến thức vào giấy.

 

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Câu 1: Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng tự dưỡng?

A. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ.

B. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ.

C. Con người, vật nuôi, cây trồng.

D. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ.

Câu 2: Sự biến đổi các chất có kích thước phân tử lớn thành các chất có kích thước phân tử nhỏ trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở cơ thể người được gọi là quá trình

A. phân giải.

B. tổng hợp.

C. đào thải.

D. chuyển hóa năng lượng.

Câu 3: Quá trình trao đổi chất của con người thải ra môi trường những chất nào?

A. Khí carbon dioxide, nước tiểu, mô hôi.

B. Khí oxygen, nước tiểu, mồ hôi, nước mắt.

C. Khí oxygen, khí carbon dioxide, nước tiểu.

D. Khí oxygen, phân, nước tiểu, mồ hôi.

Câu 4: Trong quá trình trao đổi chất, luôn có sự

A. giải phóng năng lượng.

B. tích lũy (lưu trữ) năng lượng.

C. giải phóng hoặc tích lũy năng lượng.

D. phản ứng dị hóa.

Câu 5: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với

A. sự chuyển hóa của sinh vật.

B. sự biến đổi các chất.

C. sự trao đổi năng lượng.

D. sự sống của sinh vật.

Câu 6: Chất nào sau đây không được dùng làm nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào?

A. Carbon dioxide.

B. Oxygen.

C. Nhiệt.

D. Tinh bột.

Câu 7. Nam châm vĩnh cửu có mấy cực?

Một cực                B. Hai cực

Ba cực                  D. Bốn cực

Câu 8. Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại.....

A. Từ trường (trường từ).      B. đường sức từ.

  C. Lực từ.                                   D.  Lực điện từ.

Câu 9: Đặc điểm nào của lá giúp lá nhận được nhiều ánh sáng?

A. Phiến lá có dạng dẹt, rộng.

B. Lá có màu xanh.

C. Lá có cuống lá.

D. Lá có tính đối xứng.

Câu 10. Nam châm tồn tại trong thời gian dài được gọi là gì?

A.Nam châm.                       B. Nam châm ba cực.

C. Nam châm điện               D. Nam châm vĩnh cửu.

Câu 11: Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình nào?

A. Quá trình trao đổi chất và sinh sản.

B. Quá trình chuyển hóa năng lượng.

C. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

D. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng.

Câu 12: Chọn phát biểu đúng. Trao đổi chất ở sinh vật là gì?

A. Sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường giúp sinh vật phát triển.

B. Quá trình biến đổi vật lí của các chất từ thể rắn sang thể lỏng trong cơ thể sinh vật.

C. Tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào cơ thể sinh vật và sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.

D. Quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, giúp sinh vật lớn lên, phát triển và sinh sản.

Câu 13: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình trao đổi chất ở sinh vật?

(1) Chuyển hóa các chất ở tế bào được thực hiện qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất.

(2) Chuyển hóa các chất luôn đi kèm với giải phóng năng lượng.

(3) Trao đổi chất ở sinh vật gồm quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.

(4) Tập hợp tất cả các phản ứng diễn ra trong và ngoài cơ thể được gọi là quá trình trao đổi chất.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 14: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể sinh vật

A. phát triển kích thước theo thời gian

B. tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động

C. tích lũy năng lượng

D. vận động tự do trong không gian

Câu 15: Quá trình trao đổi chất diễn ra ở những loài sinh vật nào?

A. Động vật

B. Thực vật

C. Vi sinh vật

D. Cả A, B và C

Câu 16: Ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá?

A. Chất hữu cơ và chất khoáng.

B. Nước và chất khoáng.

     C. Chất hữu cơ và nước.

D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng.

Câu 17. La bàn là dụng cụ dùng để xác định?

A.Khối lượng của vật.   

 B. Phương hướng trên mặt đất.

C. Trọng lượng của vật.           

 D. Nhiệt độ.

Câu 18: Trong hệ mạch, máu vận chuyển nhờ

A. Dòng máu chảy liên tục.

B. Sự va đẩy của các tế bào máu.

C. Sự co bóp của mao mạch.

D. Sự co bóp của tim.

Câu 19: Ý nghĩa chủ yếu của việc ra mồ hôi ở cơ thể người là:

A. giảm nhịp tim.             B. bài tiết chất thải.

C. điều hòa thân nhiệt.   D. giảm cân.

Câu 20: Hiện tượng thân cây cong về phía nguồn sáng thuộc kiểu cảm ứng nào sau đây:

A. Tính hướng nước.         B. Tính hướng sáng.

C. Tính hướng tiếp xúc.     D. Tính hướng hóa.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi ngẫu nhiên 4 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV kết luận câu trả lời đúng.

Học sinh thảo luận và trả lời:

1D, 2A, 3A, 4C, 5D, 6C, 7B, 8A, 9A, 10D, 11C, 12C, 13B, 14B, 15D, 16B, 17B, 18D, 19C, 20B.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP + VẬN DỤNG:

a. Mục tiêu: 

- HS trả lời một số bài tập phát triển năng lực KHTN

- Hệ thống được một số kiến thức đã học về  trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật, cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật, sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, sinh sản ở sinh vật,…

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:  HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

 

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Câu 1. Quang hợp có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống của các sinh vật trên Trái Đất? Những sinh vật nào có thể quang hợp.

 

 

 

 

Câu 2.  Khi trồng cây trong phòng ngủ, vì sao cần để phòng ngủ được thông thoáng vào ban đêm?

 

 

 

 

 

 

Câu 3. Tập tính ở động vật là gì? Phân biệt  tập tính bẩm sinh và tập tính học được, cho ví dụ minh họa.

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp ở thực vật.

 

Câu 5. Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn ở người.

 

 

 

Câu 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển  sinh vật.

 

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm từ 4-6 người, tham gia trò chơi

 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + GV gọi đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày câu hỏi của nhóm mình

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nghe và nhận xét, chọn nhóm tốt nhất.

Kết quả:

Câu 1:  

- Quang hợp cung cấp thức ăn cho các sinh vật, cân bằng hàm lượngkhí carbon dioxi và oxygen trong không khí, làm sạch không khí,…

- Ngoài thực vật, các sinh vật có lục lạp khác cũng có khả năng quang hợp như: các loài tảo, trùng roi..

Câu 2:

- Ban đêm, cây hô hấp mạnh nên lấy oxygen và thải carbon dioxide.

- Nếu phòng ngủ không được thông thoáng sẽ cản trở quá trình trao đổi khí dẫn đến lượng oxygen trong phòng giảm và lượng carbon dioxide càng tăng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp ở người, có nguy cơ tử vong.

- Do đó, cần để phòng ngủ thông thoáng để đảm bảo quá trình hô hấp diển ra bình thường.

Câu 3:

Tập tính là một chuổi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời các kích thích từ môi trường bên trong hoặ bên ngoài cơ thể.

- Tập tính bẩm sinh: Là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyề từ bố mẹ,đặc trưng cho loài.

Ví dụ: tập tính giăng tơ ở nhện,tập tính bơi ở cá…

- Tập tính học được: Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Ví dụ: trẻ nhỏ học cách cầm đũa, tập tính rình con mồi của mèo,…

Câu 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp:ánh sáng, nước, hàm lươợng khí carbon dioxide, nhiệt độ…

Câu 5. 

Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn ở người có các giai đoạn chính: thu nhận, biến đổi thức ăn,hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải các chất cặn bã.

Câu 6. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển  sinh vật: nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng.

 

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ:

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

-  Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

 V. HỒ SƠ DẠY HỌC

GỢI Ý BẢNG HƯỚNG DẪN CHẤM CHO CÁC CÁC CÂU HỎI  

Nội Dung đánh giá

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Trả lời câu hỏi

 

 

Trả lời đúng câu hỏi. Viết/ Trình bày rõ ràng ngắn gọn

Trả lời được hầu hết các ý đúng.  Có thể viết còn ngắn gọn hoặc quá dài

Trả lời đúng được 50% các ý đúng , diễn đạt còn chưa súc tích

Trả lời rất ít các ý đúng, diễn đạt còn lúng túng

GỢI Ý BẢNG HƯỚNG DẪN CHẤM CHO  DỰ ÁN SƠ ĐỒ TƯ DUY

Tiêu chí đánh giá

Mức 3

Mức 2

Mức 1

Sản phẩm dự án

Sản phẩm đáp án mục tiêu, mổ tả đầy đủ quá trình thực hiện dự án và kết quả thu được

Hình ảnh, rỏ nét

 

Sản phẩm đáp án mục tiêu, có thể thiếu một vài  nội dung

Hình ảnh, chưa thật sự rỏ nét

Có sản phẩm đáp án nhưng còn sơ sài chưa đáp án mục tiêu,

 

Báo cáo dự án

Báo cáo kết quả đầy đủ,ngắn gọn rỏ ràng, hấp dẫn

Báo cáo kết quả đầy đủ, nhưng chưa rỏ ràng có thể dài dòng hoặc quá ngắn

Báo cáo kết quả còn thiếu người nghe chưa hiểu hết vấn đề

Web: giaoanviolet.com   

Bài 39: CHỨNG MINH CƠ THỂ SINH VẬT LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT

 I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

 Dựa vào sơ đồ mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể - môi trường và sơ đồ quan hệ giữa các hoạt động sống: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng – sinh trưởng, phát triển – cảm ứng – sinh sản, chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cẩu, nhanh và đảm bảo trật tự; xác định nội dung hợp tác nhóm: Thảo luận sơ đồ mối quan hệ giữa tế bào - cơ thể - môi trường và sơ đồ mối quan hệ giữa các hoạt động sống.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để chứng minh cơ thể là một thể thống nhất.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:

Nhận thức khoa học tự nhiên: dựa vào sơ đổ mối quan hệ giữa tế bào - cơ thể - môi trường và sơ đồ mối quan hệ giữa các hoạt động sống chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

- Tìm hiểu tự nhiên: lấy được các ví dụ hoạt động hằng ngày của cơ thể để thấy rõ cơ thể là một thể thống nhất.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: bằng những dẫn chứng cụ thể, chứng minh được cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

3. Về phẩm chất:

Có niềm tin yêu khoa học.

Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm.

Có ý thức hoàn thành tổt các nội dung thảo luận trong bài học.

Luôn cố gắng vươn lên trong học tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Video về hoạt động chạy việt dã

- Máy chiếu,laptop

- Phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1.  Hãy lấy ví dụ chứng tỏ rằng một tế bào có thể đảm nhận chức năng của một cơ thể sống.

Câu 2. Vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa tế bào/ cơ thể – môi trường đối với cơ thể đơn
bào.

Câu 3. Quan sát Hình 39.2, hãy nêu mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể – môi trường thông qua hoạt động trao đổi chất ở thực vật.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2.

Bài tập 1. Chứng minh rằng cơ thể đơn bào (có cấu tạo tế bào nhân sơ hay nhân
thực) là một cơ thể thống nhất.

Bài tập 2. Lấy ví dụ về tính thống nhất trong cơ thể sinh vật phụ thuộc vào mi quan hệ giữa các hoạt động sống.

Bài tập 3: Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể – môi trường khi em tham gia một cuộc chạy đua.

Bài tập 4: Khi ăn cơm, những cơ quan, hệ cơ quan nào trong cơ thể của em hoạt động? Em hãy nêu mối quan hệ giữa các hoạt động đó.

2. Chuẩn bị của học sinh:

 Tìm hiểu trước về hoạt động chạy việt dã hoặc bơi lội vào mùa hè của trẻ em.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập/ Mở đầu

a. Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, để học sinh bày tỏ được quan điểm cá nhân về cơ thể sinh vật là một thể thống nhất dựa trên những mối quan hệ giữa tế bào - cơ thể - môi trường và các hoạt động sống trong cơ thể.

b. Nội dung: GV trình chiếu đoạn video về hoạt động chạy việt dã hoặc bơi lội vào mùa hè của trẻ em và đặt câu hỏi vể những hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan cùng tham gia trong chuỗi cử động của cơ thể.

c. Sản phẩm: Học sinh nhận thấy cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

d.Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 

GV trình chiếu đoạn video về hoạt động chạy việt dã hoặc bơi lội vào mùa hè của trẻ em và đặt câu hỏi về những hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan cùng tham gia trong chuỗi cử động của cơ thể.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ 

- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận 

- Mời 1 hs trình bày kết quả, hs khác nhận xét.

- GV phân tích , chọn phương án.

Bước 4. Kết luận, nhận định 

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Chạy bộ là một hoạt động vận động tích cực và cần sự phối hợp của nhiều cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. Trong quá trình chạy bộ, hoạt động trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ. Nếu duy trì tích cực hoạt động này thì cơ thể sẽ phát triển cân đối. Vậy các hoạt động sống trong cơ thể có mối quan hệ như thế nào đảm bảo cho cơ thể thống nhất và phát triển toàn vẹn?

GV đặt vấn đề: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất dựa trên những mối quan hệ giữa tế bào - cơ thể - môi trường và các hoạt động sống trong cơ thể. Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá điều này.

 

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 

* Hoạt động 2.1: Mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể - môi trường.

a. Mục tiêu: Học sinh nhận biết được mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể - môi trường.

b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp trò chơi “Mảnh ghép hoàn hảo” để tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, đọc đoạn thông tin kèm quan sát H39.1, qua đó HS nhận biết bản chất của mối quan hệ giữa tế bào - cơ thể - môi trường. Sau đó, GV hướng dẫn HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 1.

c. Sản phẩm: 

Câu 1:

- Trong cơ thể đa bào, mối quan hệ thể hiện về mặt cấu trúc từ cấp độ tổ chức tế bào - mô - cơ quan - hệ cơ quan - cơ thể. Mỗi tế bào đảm nhận các chức năng sóng và thực hiện trao đổi chất qua các tế bào cùng nhóm. Ví dụ: Các tế bào đảm nhận chức năng của hệ tiêu hoá sẽ thực hiện trao đổi chất với mòi trường trong và ngoài cơ thể, tích luỹ dinh dưỡng và năng lượng giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống.

- Cơ thể đơn bào như trùng giày, amip: chỉ cấu tạo từ một tế bào nhưng tế bào đó đảm bảo sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống như lớn lên, sinh sản.Câu 2: Sơ đồ về mối quan hệ giữa tế bào cơ thể – môi trường đối với cơ thể đơn bào.

Câu 3: Ở thực vật, mỗi loại tế bào thực hiện chức năng nhất định thông qua các tổ chức mô (tế bào mạch rây, tế bào mạch gỗ), cơ quan (mạch rây, mạch gỗ), hệ cơ quan (hệ mạch dẫn). Đồng thời các tổ chức phối hợp hoạt động chặt chẽ giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống, trao đổi và phản ứng lại với môi trường.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 

- GV tổ chức trò chơi “Mảnh ghép hoàn hảo” mô tả bằng lời về mối quan hệ giữa tế bào - cơ thể - môi trường thông qua H39.1.

- Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 1.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ 

- Hs tham gia trò chơi “Mảnh ghép hoàn hảo”  để  tả bằng lời về mối quan hệ giữa tế bào - cơ thể - môi trường thông qua H39.1.

- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận 

- Mời 1 nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét

- GV phân tích , chọn phương án

Bước 4. Kết luận, nhận định 

- GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết.

ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ RUBRICS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ RUBRICS

Nội dung đánh giá

Mức 1 (5đ)

Mức 2 (7đ)

Mức 3 (10đ)

Điểm

Trả lời câu hỏi

Trả lời được khoảng 50% các ý đúng, diễn đạt còn chưa súc tích.

Trả lời được hầu hết các ý đúng, có thể viết còn dài hoặc quá ngắn.

Trả lời đúng câu hỏi. Viết/ trình bày rõ ràng, ngắn gọn.

 

Đóng góp ý kiến

Chỉ nghe ý kiến

Có ý kiến

Có nhiều ý kiến, ý tưởng

 

Tiếp thu, trao đổi ý kiến, hỗ trợ bạn cùng nhóm

Lắng nghe

Có lắng nghe, phản hồi

Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phẩn hồi và tiếp thu ý kiến có hiệu quả

 

 

- Nhóm trình bày đúng được cộng điểm.

- GV thu phiếu học tập của các nhóm khác kiểm tra.

- Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận về mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể - môi trường.

- Tổng hợp để đi đến kết luận về  mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể - môi trường:

GV: chốt lại và đi đến kết luận.

 

 

 

Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng của cơ thể sống. Mọi hoạt động sống trong cơ thể sinh vật đều diễn ra trong tế bào, giúp cho cơ thể sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường ngoài.

 

* Hoạt động 2.2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể.

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết được mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể.

b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động nhóm để HS tìm hiểu Hình 39.3 và đoạn thông tin, qua đó nhận biết bản chất mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể. Sau đó, GV hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi trong SGK.

c. Sản phẩm : 

- Quan sát Hình 39.3, hãy mô tả mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể.

Dự kiến:

+ Các hoạt động sống trong cơ thể: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản.

+ Mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể:

Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng giúp tổng hợp các chất dinh dưỡng, dự trữ năng lượng giúp cơ thể lớn lên, sinh trưởng, phát triển. Chuyển hoá các dạng năng lượng trong cơ thể giúp cơ thể hoạt động và toả nhiệt.

Cảm ứng giúp cơ thế thích nghi với môi trường, tìm kiếm được nguồn dinh dưỡng phù hợp. Đồng thời giúp cơ thể điều hoà, thích nghi trước những thay đổi của môi trường.

- Trong cơ thể sống, hoạt động trao đổi chất diễn ra không bình thường ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động sống khác?

Dự kiến:

+ Khi một hoạt động trao đổi chất diễn ra không bình thường sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống các hoạt động sống trong cơ thể. Ví dụ: Thiếu nguồn dinh dưỡng, tế bào phân chia kém, cây sinh trưởng và phát triển chậm, sinh sản không đúng chu kì.

+ Môi trường thay đổi, cơ thể không thích nghi kịp thời sẽ bị chết.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 

- GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi trong SGK.

+ Quan sát Hình 39.3, hãy mô tả mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể.

+ Trong cơ thể sống, hoạt động trao đổi chất diễn ra không bình thường ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động sống khác?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ 

- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận 

- Mời đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án. Mời nhóm khác nhận xét

- GV phân tích, chọn phương án.

- GV mở rộng: Ung thư phổi là một căn bệnh, khi một người mắc bệnh này, một số tế bào ở phổi phát triển không kiểm soát và lan sang toàn lá phổi hoặc các mô, cơ
quan khác trong cơ thể. Hậu quả làm phá vỡ mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong trên toàn thế giới.

Bước 4. Kết luận, nhận định 

- GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết.

- HS trả lời đúng được cộng điểm

- Nhóm trình bày đúng được cộng điểm.

- GV thu phiếu học tập của các nhóm khác kiểm tra.

- Hướng dẫn HS tự rút ra kết luận về mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể.

- Gv rút ra kết luận về mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất thể hiện ở mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể - môi trường và mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể.

 

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu:

- Xác định được mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể - môi trường.

- Lấy được ví dụ chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

b. Nội dung: Hoạt động cá nhân và nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2.

c. Sản phẩm : 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2.

Bài tập 1.

- Mỗi tế bào cấu trúc nên một cơ thể: tế bào vi khuẩn -► cơ thể vi khuẩn; tế bào trùng giày cơ thể trùng giày.

- Mỗi tế bào/ cơ thể thực hiện các chức năng sóng như trao đổi chất, cảm ứng, lớn lên, sinh sản và có mói quan hệ mật thiết với mòi trường.

Bài tập 2. 

Ví dụ:

Hệ tuần hoàn hoạt động cần cơ chế điều hành của hệ thần kinh, hệ thần kinh hoạt động cần cung cấp oxygen từ hệ hô hấp, oxygen đến được não bộ cần có cơ chế vận chuyển của hệ tuần hoàn.

Bài tập 3: Chạy bộ là một hoạt động vận động tích cực và cần sự phối hợp của nhiều cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. Khi chạy, các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể tăng lên, sự vận động của các cơ quan trong cơ thể tăng lên nhiều lần, khi đó tế bào trao đổi chất tích cực giúp cơ thể có đủ năng lượng để chạy, quá trình hô hấp tăng lên, các chất thải ra môi trường lớn (như CO2, nhiệt, mồ hôi, ...). Nếu duy trì tốt việc chạy bộ hằng ngày, cơ thể sẽ khoẻ mạnh và phát triển tốt.

Bài tập 4: 

- Các hệ cơ quan hoạt động là: Hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ bài tiết, hệ tuần hoàn

- Mối quan hệ giữa các hệ cơ quan:

+ Hệ thần kinh điều khiển hoạt động nhai nuốt và tiêu hóa thức ăn.

+ Hệ tiêu hóa thực hiện chuyển hóa các chất.

+ Hệ tuần hoàn hấp thu các chất, chuyển đi khắp các cơ quan trong cơ thể.

+ Hệ bài tiết loại bỏ chất thải là sản phẩm của quá trình tiêu hóa

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 

- Yêu cầu hs hoạt động cá nhân và nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ 

- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận 

- Mời 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án. Mời nhóm khác nhận xét

- GV phân tích , chọn phương án

Bước 4. Kết luận, nhận định 

- GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết.

ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ RUBRICS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nội dung đánh giá

Mức 1 (5đ)

Mức 2 (7đ)

Mức 3 (10đ)

Điểm

Trả lời câu hỏi

Trả lời được khoảng 50% các ý đúng, diễn đạt còn chưa súc tích.

Trả lời được hầu hết các ý đúng, có thể viết còn dài hoặc quá ngắn.

Trả lời đúng câu hỏi. Viết/ trình bày rõ ràng, ngắn gọn.

 

Đóng góp ý kiến

Chỉ nghe ý kiến

Có ý kiến

Có nhiều ý kiến, ý tưởng

 

Tiếp thu, trao đổi ý kiến, hỗ trợ bạn cùng nhóm

Lắng nghe

Có lắng nghe, phản hồi

Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phẩn hồi và tiếp thu ý kiến có hiệu quả

 

- Nhóm trình bày đúng được cộng điểm.

- GV thu phiếu học tập của các nhóm khác kiểm tra.

- GV khen ngợi tinh thần học tập của HS

4. Hoạt động 4: Vận dụng 

a. Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi thực tế

b. Nội dung: Liên hệ:

- Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em là do hoạt động sống nào chi phối? Giải thích.

- Giải thích việc nên hay không nên xén rễ và xây bờ bao quanh gốc cây cổ thụ trồng trước nhà, trường học hoặc ngoài đường phố.
c. Sản phẩm : Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 

- Yêu cầu hs liên hệ trả lời:

+ Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em là do hoạt động sống nào chi phối? Giải thích.

+ Giải thích việc nên hay không nên xén rễ và xây bờ bao quanh gốc cây cổ thụ trồng trước nhà, trường học hoặc ngoài đường phố.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ 

- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận 

- Tiết học tiếp theo nộp phiếu trả lời cho GV

Bước 4. Kết luận, nhận định 

- GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết.

- Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em do quá trình chuyển hóa và trao đổi năng lượng chi phối.

Giải thích:

+ TH1: Trẻ kém ăn, không được cung cấp đủ dinh dưỡng cơ thể không đủ năng lượng để thực hiện các hoạt động sinh trưởng và phát triển bình thường.

+ TH2: Trẻ bị rối loạn trao đổi chất và năng lượng dẫn đến, dù được cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng, có thể trẻ không thể tiến hành hấp thụ và chuyển hóa từ đó dẫn đến rối loạn các chức năng sống, sinh trưởng và phát triển.

- Không nên xén rễ và xây bờ bao quanh gốc cây cổ thụ trước nhà, trong trường học hoặc đường phố.

Giải thích: Khi cây cổ thụ bị xen rễ và xây bờ bao quanh rễ sẽ làm cho các đầu hệ rễ bị mất lớp tế bào phân sinh, hệ rễ không thể lan rộng, bén sâu. Dần dẩn cây cao to nhưng hệ rễ bám vào đất không chắc chắn làm cho cây dễ bị bật gốc khi trời mưa gió và gây tai nạn.

Kiểm tra đánh giá thường xuyên

Kết thúc bài học, GV cho HS đánh giá theo bảng sau

Họ và tên học sinh

Các tiêu chí

Tốt

Khá

TB

Chưa đạt

Chuẩn bị bài trước khi đến lớp

 

 

 

 

Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV

 

 

 

 

Nêu được mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể - môi trường

 

 

 

 

Chứng minh được cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

 

 

 

 

 

Web: giaoanviolet.com  



ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN KHTN 7 CTST MỚI NHẤT

  I.  TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 ,0 điểm)        Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng.             ...