29/10/2023

CHỦ ĐỀ: OXIT (HÓA 9)

 

I/- Nội dung chủ đề:

- Tính chất hóa học của oxit – Khái quát về sự phân loại oxit.

- Một số oxit quan trọng.

II/- Mục tiêu:

   1/- Kiến thức: Biết được:

     - HS biết được những tính chất hóa học của: Oxít bazơ, oxít axít và dẫn ra PTHH tương ứng với mỗi tính chất.

     - HS hiểu được cơ sở để phân loại oxít bazơ và oxít axít dựa vào tính chất hóa học của chúng.

      - Sử dụng thí nghiệm để HS quan sát và nhận xét CaO và SO2, chất nào là oxít axít, chất nào là oxít bazơ. Viết đúng các PTHH minh họa cho mỗi tính chất của CaO và SO2.

      - Biết được các phương pháp điều chế CaO và SO2 trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp và những phản ứng hóa học làm cơ sở cho phương pháp điều chế.

   2/- Kĩ năng:

    - Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hóa học của oxit axit và oxit bazơ.

    -  Viết được các PTHH minh họa tính chất hóa học của oxit.

    -  Phân biệt được một số oxit cụ thể.

               - Vận dụng được những hiểu biết về tính chất hóa học của oxít để giải các bài tập định tính và định lượng. 

                - HS biết tiến hành một số thí nghiệm hóa học đơn giản, an toàn và tiết kiệm hóa chất. HS biết tiến hành thí nghiệm để chứng minh cho một tính chất hóa học nào đó.

               - Viết PTHH của những phản ứng minh họa tính chất và điều chế oxít dưới dạng sơ đồ.

   3/- Thái độ: Hứng thú say mê trong học tập.

   4/- Định hướng năng lực hình thành: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

III. Bảng mô tả các mức độ cần đạt:

Nội dung

Biết

Hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tính chất chung của oxit

Phân loại oxit

Hiểu được tính chất hóa học  chung của oxit

Vận dụng  tính chất chung của oxit để viết các pt tương tư

Giải thích hiện tượng thực tế.

Tính chất CaO

Tính chất vật lý, điều chế, ứng dụng

Hiểu được tính chất hóa học  chung của CaO

Vận dụng  tính chất chung của oxit để viết các pt tương tư

Giải thích hiện tượng thực tế.

Tính chất SO2

Tính chất vật lý điều chế, ứng dụng

Hiểu được tính chất hóa học  chung của oxit SO2

Vận dụng  tính chất chung của oxit để viết các PT tương tự

 

Giải thích hiện tượng thực tế.

IV. Biên soạn các câu hỏi:

Bài 1. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT - KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT

Câu 1: Oxit là:

A. Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố hoá học khác.

B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hoá học khác.

C. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.

D. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hoá học khác.

Câu 2: Oxit axit là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

C. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 3: Oxit Bazơ là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

C. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 4: Oxit lưỡng tính là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành 

     muối và nước.

C. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 5: Oxit trung tính là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

C. Những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 6: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. CO2,                       B. Na2O.                     C. SO2,                       D. P2O5

Câu 7:  Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là

A. K2O.                      B. CuO.                      C. P2O5.                      D. CaO.

Câu 8: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. K2O.                      B. CuO.                      C. CO.                                    D. SO2.

Câu 9: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:

A. CaO,                      B. BaO,                      C. Na2O                      D. SO3.

Câu 10: Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính ?

A. CO2                        B. O2                           C. N2                           D. H2

Câu 11: Lưu huỳnh trioxit (SO3) tác dụng được với:

A. Nước, sản phẩm là bazơ     B. Axit, sản phẩm là bazơ.

C. Nước, sản phẩm là axit       D. Bazơ, sản phẩm là axit.

Câu 12: Đồng (II) oxit (CuO) tác dụng được với:

A. Nước, sản phẩm là axit.         B. Bazơ, sản phẩm là muối và nước.

C. Nước, sản phẩm là bazơ.       D. Axit, sản phẩm là muối và nước.

Câu 13: Sắt (III) oxit (Fe2O3)  tác dụng được với:

A. Nước, sản phẩm là axit.    B. Axit, sản phẩm là muối và nước.

C. Nước, sản phẩm là bazơ.   D. Bazơ, sản phẩm là muối và nước.

Câu 14: Công thức hoá học của sắt oxit, biết Fe(III) là:

A. Fe2O3.                    B. Fe3O4.                    C. FeO.                      D. Fe3O2.

Câu 15: Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit:

A. MgO, Ba(OH)2, CaSO4, HCl.   B. MgO, CaO, CuO, FeO.

C. SO2, CO2, NaOH, CaSO4.          D. CaO, Ba(OH)2, MgSO4, BaO.

Câu 16:0,05 mol FeO  tác dụng vừa đủ với:

A. 0,02mol HCl.                   B. 0,1mol HCl.    C. 0,05mol HCl.             D. 0,01mol HCl.

Câu 17: 0,5mol CuO tác dụng vừa đủ với:

A. 0,5mol H­2SO4.                 B. 0,25mol HCl.    C. 0,5mol HCl.             D. 0,1mol H2SO4.

Câu 18: Dãy chất gồm các oxit axit là:

A. CO2, SO2, NO, P2O5.  B. CO2, SO3, Na2O, NO2.

C. SO2, P2O5, CO2, SO3.     D. H2O, CO, NO, Al2O3.

Câu 19: Dãy chất gồm các oxit bazơ:

A. CuO, NO, MgO, CaO.        B. CuO, CaO, MgO, Na2O.

C. CaO, CO2, K2O, Na2O.       D. K2O, FeO, P2O5, Mn2O7.

Câu 20: Dãy chất sau là oxit lưỡng tính:

A. Al2O3, ZnO, PbO2, Cr2O3.         B. Al2O3, MgO, PbO, SnO2.

C. CaO, ZnO, Na2O, Cr2O3.          D. PbO2, Al2O3, K2O, SnO2.

Câu 21: Dãy oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch kiềm:

A. CuO, CaO, K2O, Na2O.       B. CaO, Na2O, K2O, BaO.

C. Na2O, BaO, CuO, MnO.      D. MgO, Fe2O3, ZnO, PbO.

Câu 22: Dãy oxit tác dụng với dung dịch axit clohiđric (HCl):

A. CuO, Fe2O3, CO2, FeO.    B. Fe2O3, CuO, MnO, Al2­O3.

C. CaO, CO, N2O5, ZnO.       D. SO2, MgO, CO2, Ag2O.

Câu 23: Dãy oxit tác dụng với dung dịch NaOH:

A.CuO, Fe2O3, SO2, CO2.          B. CaO, CuO, CO, N2O5.

C. CO2, SO2, P2O5, SO3.            D. SO2, MgO, CuO, Ag2O.

Câu 24: Dãy oxit vừa tác dụng nước, vừa tác dụng với dung dịch kiềm là:

A.CuO, Fe2O3, SO2, CO2.      B. CaO, CuO, CO, N2O5.

C. SO2, MgO, CuO, Ag2O.     D. CO2, SO2, P2O5, SO3.

Câu 25: Dãy oxit vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch axit là:

A.CuO, Fe2O3, SO2, CO2.        B. CaO, CuO, CO, N2O5.

C. CaO, Na2O, K2O, BaO.        D. SO2, MgO, CuO, Ag2O.

Câu 26: Dãy oxit vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng với kiềm là:

A. Al2O3, ZnO, PbO2, Cr2O3.             B. Al2O3, MgO, PbO, SnO2.

C. CaO, FeO, Na2O, Cr2O3.              D. CuO, Al2O3, K2O, SnO2.

Câu 27: Hai oxit tác dụng với nhau tạo thành muối l

A. CO2 và BaO.                    B. K2O và NO.C. Fe2O3 và SO3.                D. MgO và CO.

Câu 28: Có thể tinh chế CO ra khỏi hỗn hợp (CO + CO2) bằng cách:

A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Ca(OH)2 dư.

B. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch PbCl2

C. Dẫn hỗn hợp qua NH3.

D. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Cu(NO3)2.

Câu 29: Có 3 oxit màu trắng: MgO, Al2O3, Na2O. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc thử sau:

A. Chỉ dùng quì tím.   B. Chỉ dùng axit   C. Chỉ dùng phenolphtalein D. Dùng nước

Câu 30: Thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm 20 g CuO và 111,5g PbO là:  A. 11,2 lít.              B. 16,8 lít.                  C. 5,6 lít.                    D. 8,4 lít.

Bài 2: MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG

Câu 1: Oxit  tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là:

   A. CO2                       B. P2O5                      C. Na2O                      D. MgO

Câu 2: Oxit  khi tác dụng với nước  tạo ra dung dịch axit sunfuric là:

   A. CO2                        B. SO3                        C. SO2                        D. K2O

Câu 3: Oxit  được dùng làm chất hút ẩm ( chất làm khô ) trong phòng thí nghiệm là:

  A. CuO                       B. ZnO                        C. PbO                       D. CaO

Câu 4 : Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2 , CO , SO2  lội qua dung dịch nước vôi trong (dư), khí thoát ra 

 A. CO               B. CO2                  C. SO2                      D. CO2 và SO2

Câu 5 : Sản phẩm của phản ứng phân hủy canxicacbonat bởi nhiệt là

  A. CaO và CO          B. CaO và CO2      C. CaO và SO2    D. CaO và P2O5

Câu 6:Hòa tan hết 12,4 gam Natrioxit vào nước thu được 500ml dung dịch A . Nồng độ mol của dung dịch A là

   A. 0,8M                  B. 0,6M                        C. 0,4M                     D. 0,2M

Câu 7 : Để nhận biết  2 lọ mất nhãn đựng CaO và MgO  ta dùng: 

  A. HCl              B. NaOH                    C. HNO3               D. Quỳ tím

Câu 8: Chất nào dưới đây có phần trăm khối lượng của oxi lớn nhất ?

  A. CuO                   B. SO2                       C. SO3                       D. Al2O3

Câu 9 : Hòa tan hết 5,6 gam CaO vào dung dịch HCl 14,6% . Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là:

 A. 50 gam            B. 40 gam                  C. 60 gam                  D. 73 gam

Câu 10 : Cặp chất  tác dụng với nhau sẽ tạo ra khí lưu huỳnh đioxit là

 A. CaCO3 và HCl         B. Na2SO3 và H2SO4   C. CuCl2 và KOH    D. K2CO3 và HNO3

Câu 11 :Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp (O2 , CO2) , người ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch chứa:

  A. HCl                B. Ca(OH)2                     C. Na2SO4                     D. NaCl

Câu 12:Oxit nào sau đây khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch có pH > 7  

    A. CO2              B. SO2                             C. CaO                          D. P2O5

Câu 13: Để thu được 5,6 tấn vôi sống với hiệu suất phản ứng đạt 95% thì lượng CaCO3 cần dùng  là :

   A. 9,5 tấn               B. 10,5 tấn              C. 10 tấn                    D. 9,0 tấn

Câu 14 : Khí nào sau đây Không duy trì sự sống và sự cháy ?

 A. CO                   B. O2                         C. N2                              D. CO2

Câu 15:Để nhận biết 3 khí không màu : SO2 , O2 , H2 đựng trong 3 lọ mất nhãn ta dùng:                       

          A . Giấy quỳ tím ẩm

          B . Giấy quỳ tím ẩm và dùng que đóm cháy dở còn tàn đỏ

          C . Than hồng trên que đóm

          D . Dẫn các khí vào nước vôi trong

Câu 16 : Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit          

 A . CO2               B. SO2                        C. N2                        D. O3

Câu 17: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Khối lượng chất kết tủa thu được là :

A. 19,7 g                   B. 19,5 g                    C. 19,3 g                        D. 19 g

Câu 18 :Khí  có tỉ khối đối với hiđro bằng 32 là:

 A. N2O                   B. SO2                       C. SO3                                D. CO2

Câu 19: Hòa tan 12,6 gam natrisunfit vào dung dịch axit clohidric dư. Thể tích khí SO2 thu được ở đktc là

 A. 2,24 lít               B. 3,36 lit             C. 1,12 lít                           D. 4,48 lít

Câu 20 : Để làm khô khí CO2 cần dẫn khí này qua :

A. H2SO4 đặc        B. NaOH rắn               C. CaO                      D. KOH rắn

Câu 21: Khử 16 gam Fe2O3 bằng CO dư , sản phẩm khí thu được cho đi vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

   A. 10 g                    B. 20 g                      C. 30 g                          D. 40 g

Câu 22 : Chất khí nặng gấp 2,2069 lần không khí là:

A. CO2                   B. SO2                      C. SO3                       D. NO

Câu 23:Trong hơi thở, Chất khí làm đục nước vôi trong là:

    A. SO2              B. CO2                C. NO2                           D. SO3

Câu 24:  Chất có trong không khí góp phần gây nên hiện tượng vôi sống hóa đá là :

A. NO                 B. NO2                        C. CO2                        D. CO

Câu 25 : Dãy các chất tác dụng với lưu huỳnh đioxit là:

 A. Na2O,CO2, NaOH,Ca(OH)2                B. CaO,K2O,KOH,Ca(OH)2

  C. HCl,Na2O,Fe2O3 ,Fe(OH)3                 D. Na2O,CuO,SO3 ,CO2

Câu 26 : Chất làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ là:

      A. MgO                 B. CaO                  C. SO2               D. K2O

Câu 27: Dãy các chất tác dụng đuợc với nước tạo ra dung dịch bazơ là: 

A. MgO,K2O,CuO,Na2O                                    B. CaO,Fe2O3 ,K2O,BaO

  C. CaO,K2O,BaO,Na2O                                     D. Li2O,K2O,CuO,Na2O

Câu 28:  Dung dịch được tạo thành từ lưu huỳnh đioxit với nước có :

  A. pH = 7                B. pH > 7                  C. pH< 7                     D. pH = 8

Câu 29 : Cho các oxit : Na2O , CO , CaO , P2O5 , SO2 . Có bao nhiêu cặp chất tác dụng       được  với nhau ?

 A. 2                            B. 3                               C. 4                                 D. 5

V/- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

   1/- Chuẩn bị của giáo viên:

         Bài 1: Tính chất hóa học của oxit – Khái quát về sự phân loại oxit.

             + Hóa chất:  CuO, CaO, CO2 , P2O5 (CO2 , P2O5 điều chế ngay tại lớp) H2O, CaCO3, P đỏ, dd HCl, dd Ca(OH)2, quì tím.

             + Dụng cụ: Cốc thủy tinh, ống nghiệm, thiết bị điều chế CO2 (từ CaCO3 &HCl) dụng cụ điều chế P2O5 bằng cách đốt P trong bình thủy tinh.

         (Số lượng hóa chất, dụng cụ thí nghiệm đủ dùng cho mỗi nhóm).

        Bài 2:    Một số oxit quan trọng.

                        Tranh vẽ: +Sơ đồ lò nung vôi công nghiệp, thủ công.

   2/- Chuẩn bị của học sinh: Xem trước nội dung bài mới.

VI/- Tổ chức các hoạt động học tập:

   1/- Ổn định lớp.

   2/- Kiểm tra bài cũ:

Tiết 1: - Hãy nêu lại các bước giải bài tập cơ bản hóa 8.

              - Ghi lại các công thức tính số mol, khối lượng, thể tích mol chất khí.

Tiết 2:   - Oxit bazơ có bao nhiêu tính chất hóa học? Kể ra và viết 2 PTHH để minh họa cho 2 tính chất khác nhau.

              -  Cho 2 học sinh lên giải 2 bài tập 3, 4 trang 6 sgk.

   3/- Thiết kế tiến trình dạy học:

3.1. Hoạt động khởi động:

- Mục tiêu: HS hiểu được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương thức: nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

Tiết 1:

Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Ai biết nhiều hơn

Luật chơi:

- Gv cho 3-4 hs tham gia

- Trong vòng 1 phút lần viết ác đáp án mà em biết

- Ai viết được đúng, nhiều hơn, nhanh hơn sẽ giành phần thắng.

Câu hỏi:  Viết tên các loại oxit mà em biết ?

Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs

Dùng kết quả thi để vào bài: Ở lớp 8 các em đã nghiên cứu chương oxi và không khí, trong đó các em đã tìm hiểu sơ lược về 2 loại oxit chính đó là oxit axit và oxit bazơ. Vậy chúng có những tính chất hóa học nào?  Để tìm hiểu ta cùng nghiên cứu bài mới.

Tiết 2: Canxi oxit mà ta thường gặp trong tự nhiên đó là vôi sống. Vậy canxi oxit có tính chất hóa học ra sao và được ứng dụng trong trường hợp nào và bằng cách nào ta sản xuất ra được canxi oxit. Để hiểu rõ hơn ta cùng nghiên cứu bài mới.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 1:  I/-Tính chất hóa học của oxit  

Mục tiêu:

- Kiến thức: Cho học sinh biết được tính chất hóa học của oxit.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết PTHH.

    Phương thức: Hợp tác nhóm nhỏ, thí nghiệm nêu vấn đề, thí nghiệm biễu diễn, quan sát và giải thích.

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

Nội dung

1/-Oxit bazơ có những tính chất hóa học nào?

 a/- Oxit bazơ tác dụng với nước

*Tổ chức tình huống:

 Ở lớp 8 đã sơ lược đề cập đến 2 loạioxít chính là oxít bazơ và oxít axít. Vậy chúng có những tính chất hóa học nào?

- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK.

* Phát dụng cụ và hóa chất cho các nhóm.

* GV treo nội dung thí nghiệm yêu cầu HS đọc.

- Em hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm.

* Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm.

* GV theo dõi và uốn nắn.

* GV đặt câu hỏi sau thí nghiệm,gọi đại diện nhóm trả lời, yêu cầu các nhóm khác còn lại nhận xét, bổ sung.

 - Trước thí nghiệm hóa chất BaO ở thể nào?

 - Nước ở thể nào?

 - Khi cho BaO vào nước có hiện tượng gì xảy ra?

Gợi ý sản phẩm:

- Thể rắn

- Thể lỏng

- BaO tan dần trong nước tạo thành dung dịch.

* GV phát quì tím cho các nhóm, yêu cầu các nhóm cho quì tím vào dung dịch vừa mới tạo thành.

 - Khi cho quì tím vào dung dịch có hiện tượng gì xảy ra?

 - Vậy dựa vào sự hiểu biết hãy cho biết dung dịch đó là gì?

 - Viết PTHH khi cho BaO vào nước và dựa vào định nghĩa bazơ để viết sản phẩm tạo thành

Gợi ý sản phẩm:

- Quì tím hóa xanh.

- Dung dịch bazơ.

  PT:                                                          

                             Bari hidroxít

* GV theo dõi, bổ sung và nhận xét giải thích thêm: “Ở lớp 9 chúng ta chỉ học 4 loại bazơ tác dụng được với nước: CaO, BaO, K2O, Na2O, còn tất cả các oxit bazơ khác không tác dụng với nước”.

 - Gọi 3 học sinh lên bảng viết 3 PTHH: CaO, CaO, Na2O tác dụng với nước

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm và đặt câu hỏi để kết luận: Em có nhận xét gì về tính chất này?

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghiên cứu thông tin 1.a

 

- Các nhóm nhận hóa chất và dụng cụ thí nghiệm.

- HS đọc thông tin, HS lớp nghiên cứu.

- 1 HS trình bày, HS lớp nhận xét.

- HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm.

 

- Cử đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Các nhóm nhận quì tím và cho vào dung dịch.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Lắng nghe và ghi nhớ

 

 

 

 

 

- 3 học sinh lên bảng viết 3 PTHH.

 

- 1 số oxít bazơ + nước " dd bazơ.

1/-Oxit bazơ có những tính chất hóa học nào? 

 a/- Oxit bazơ tác dụng với nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một số oxit bazơ: CaO, Na2O, K2O, BaO tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ

   PTHH:

 BaO + H2O àBa(OH)2                                                         Bari hiđroxit

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b/-Oxit bazơ tác dụng với Axit:

* GV treo thí nghiệm 2 lên bảng, Yêu cầu HS đọc.

* Yêu cầu các nhóm quan sát hóa chất, trả lời câu hỏi.

 - Hóa chất CuO ở thể nào? Màu gì?

Gợi ý sản phẩm: Thể rắn, màu rắn.

 - Em hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm.

 - Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm.

* GV theo dõi và uốn nắn và đặt câu hỏi:

 - Khi cho dung dịch HCl vào CuO có hiện tượng gì xảy ra?

 - Dung dịch màu xanh lam đó là gì?

* Yêu cầu HS viết PTHH?

* GV hướng dẫn cách gọi tên.

- Em rút ra kết luận về tính chất này.

Gợi ý sản phẩm:

- Bột màu đen nhạt dần, dd màu xanh lam xuất hiện.

- CuCl2

- CuO  +2HCl "CuCl2    +H2O

                    Đồng (II) clorua

- Oxít bazơ  +   Axít  "  Muối  + Nước

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 

- HS đọc thông tin, HS lớp nghiên cứu.

* Trả lời.

 

 

 

- 1 HS trình bày, HS lớp nhận xét.

- HS tiên hành thí nghiệm theo nhóm.

HS trả lời.

 

 

 

 

 

 

HS lắng nghe.

b/-Oxit bazơ tác dụng với Axit:

 

 

 

 

 

 

 

 

Oxit Bazơ tác dụng với Axit tạo thành muối và nước.

 PTHH:

CuO+ 2HCl à CuCl2 + H2O

           Đồng (II) clorua

 

 

c/-Oxit bazơ tác dụng với oxit Axit:

* Yêu cầu HS đọc SGK phần I.c sgk.

 - Em kể tên 1 số oxít bazơ, oxít bazơ nào tác dụng oxít axít

 - Yêu cầu HS viết PTHH?

 * GV hướng dẫn cách gọi tên.

 - Em rút ra kết luận về tính chất này.

 - Vậy oxít bazơ có những tính chất hóa học nào?

Gợi ý sản phẩm:

BaO  +  CO2  "  BaCO3                                                                

                            Bari cacbonat

- Oxít bazơ  +  oxít axít  "  Muối

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

* GV rút ra kết luận và giải thích thêm: “Một số oxit bazơ kiềm: CaO, BaO, Na2O, K2O tác dụng với oxit axit tạo thành muối”.

 

* HS đọc thông tin, HS lớp nghiên cứu.

- 1HS trả lời, HS lớp nhận xét.

 

    

 

- 2HS trả lời, HS lớp nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

c/-Oxit bazơ tác dụng với oxit Axit:

 

Một số oxit bazơ: CaO, BaO, Na2O, K2O tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

  PTHH:

BaO  +  CO2  à  BaCO3

                  Bari cacbonat

2/-Oxit Axit có những tính chất hóa học nào? 

    a/-  Oxit Axit tác dụng với nước:

* GV tiến hành thí nghiệm, HS theo dõi và nhận xét.

 - Em hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm?

* Trình bày hiện tượng quan sát được qua các câu hỏi:

 - Khi cho nước vào bình đựng P2O5 lắc nhẹ có hiện tượng gì?

 - Nhúng quì tím vào dung dịch có hiện tượng gì?

 - Dung dịch tạo thành là chất gì mà làm quì tím hóa đỏ?

 - Yêu cầu HS viết PTHH.

* GV hướng dẫn cách gọi tên.

 - Em rút ra kết luận về tính chất này.

Gợi ý sản phẩm:

-Tạo thành dung dịch không màu

- Quì tím hóa đỏ.

à dd tạo thành là Axít.

P2O5  +3H2O " 2H3PO4

                         Axít photphoríc

Nhiều oxít axít + nước " Axít

* GV ghi 2 PT lên bảng gọi 2 học sinh lên bảng hoàn thành PTHH:

        CO2   +  H2O  --->

        SO3  +  H2O  --->

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 

 

 

* HS theo dõi và ghi lại nhận xét.

- 1HS trình bày, HS lớp nhận xét.

* Trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* 2 học sinh lên bảng hoàn thành PTHH.

2/-Oxit Axit có những tính chất hóa học nào? 

    a/-  Oxit Axit tác dụng với nước:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiều oxit Axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.

    PTHH: 

P2O5+3H2O à    2H3PO4                                                               Axit photphoric

 

 

b/- Oxit Axit tác dụng với dung dịch Bazơ:

* GV lắp ráp thiết bị điều chế CO2 dẫn qua Ca(OH)2

-Trình bày hiện tượng quan sát được?

-Yêu cầu HS viết PTHH.

GV hướng dẫn cách gọi tên.

-Em rút ra kết luận về tính chất này.

Gợi ý sản phẩm:

- Nước vôi trong bị vẩn đục.

CO2 +Ca(OH)2 "CaCO3 +H2O                                

                     Canxi cacbonat

-Oxít axít + ddbazơ " Muối + H2O

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

* GV bổ sung thêm: Nhiều oxit axit tác dụng với nhiều dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

 

 

* HS theo dõi và ghi lại nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS lắng nghe.

b/- Oxit Axit tác dụng với dung dịch Bazơ:

               

 

 

 Oxit Axit tác dụng với dung dịch Bazơ (kiềm) tạo thành muối và nước.

  PTHH:

CO2+Ca(OH)2àCaCO3 +  H2O

SO2+ 2NaOH à  Na2SO3   +  H2O

                                                                                           

c/-Oxit Axit tác dụng với Oxit Bazơ:

* GV đặt vấn đề:

 - Theo như các em đã biết oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành chất gì?

 - Vậy oxit Axit có tác dụng được với oxit bazơ không? Nếu được sản phẩm tạo thành là chất gì?

Gợi ý sản phẩm:

- Muối

- Được, muối.

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 - Hãy hoàn thành 2 PTHH sau đây:

               CO2    +   CaO   à

               P2O5    +   K2O  à

* So sánh sự khác nhau về tính chất hóa học của oxit axit và oxit bazơ.

 

 

* Trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 2 hs hoàn thành PTHH.

 

 

 

* Học sinh so sánh.

c/-Oxit Axit tác dụng với Oxit Bazơ:

 

Nhiều oxit Axit tac dụng với nhiều oxit Bazơ: CaO, K2O, BaO, Na2O tạo thành muối

PTHH:

CO2   +  CaO  à  CaCO3

P2O5  +  3Na2O  à  2Na3PO4

Hoạt động 2: : II/-Khái quát về sự phân loại oxit

Mục tiêu:

- Kiến thức: Cho học sinh biết được sự phân loại  của oxit.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhnậ biết công thức oxit theo phân loại.

      Phương thức: Nêu giải quyết vấn đề, đàm thoại, giải thích…

* Yêu cầu HS đọc thông tin phần II SGK.

 - Người ta căn cứ vào đâu để phân loại oxít? Kể ra?

 - Oxít bazơ có những đặc điểm gì? Cho VD.

 - Oxít axít có những đặc điểm gì? Cho VD.

 - Oxít lưỡng tính có những đặc điểm gì? Cho VD.

 - Oxít trung tính có những đặc điểm gì? Cho VD.

 - Oxit axit và oxit bazơ giống nhau và khác nhau chỗ nào?

 

 

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm..

* HS đọc thông tin, HS lớp nghiên cứu.

- 1HS trình bày, HS lớp nhận xét

- HS trình bày, HS lớp nhận xét.

- 1 HS trình bày, HS lớp nhận xét.

- 1 HS trình bày, HS lớp nhận xét.

- 1 HS trình bày, HS lớp nhận xét.

- Giống nhau: Đều tạo muối.

   Khác nhau: Oxit bazơ tác dụng với axit; oxit axit tác dụng với dd bazơ.

Dựa vào tính chất hóa học của oxit, chia oxit ra làm 4 loại:

-Oxit Bazơ: là oxit tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

-Oxit axit là oxit tác dụng với dung dịch Bazơ tạo thành muối và nước. -Oxit lưỡng tính: là oxit tác dụng với dung dịch Bazơ và dung dịch axit tạo thành muối và nước.

-Oxit trung tính: Là oxit không tạo muối, không tác dụng với axit, nước (CO, NO …).

Tiết 2: A) CaO

Hoạt động 1:  I/-Tìm hiểu CaO có những tính chất nào?

(Tự học có hướng dẫn)

 Hoạt động 2:  II/ Canxi oxit có những ứng dụng gì?

Mục tiêu:

- Kiến thức: Cho học sinh biết được tầm quan trọng của CaO trong đời sống và sản xuất.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng xác định ứng dụng của CaO.

 Phương pháp: Nêu giải quyết vấn đề, đàm thoại, giải thích…

* Yêu cầu HS đọc thông tin phần II./8sgk

 - Nêu ứng dụng của CaO?

 - Khử chua đất trồng bằng CaO như thế nào?

 -Tại sao người ta thường rắc vôi bột vào những nơi chôn xác động vật?

Gợi ý sản phẩm: Dùng trong công nghiệp luyện kim, CN hóa học và dùng để khử chua đất trồng, sát trùng diệt nấm, khử độc môi trường.

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

* HS nghiên cứu thông tin phần II.

 

 

 

 

 

 

* Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.

Dùng trong công nghiệp luyện kim, CN hóa học và dùng để khử chua đất trồng, sát trùng diệt nấm, khử độc môi trường, xử lý nước thải công nghiệp.

Hoạt động 3:  III/-Sản xuất Canxi oxit như thế nào?

Mục tiêu:

- Kiến thức: Cho học sinh biết được CaO được sản xuất bằng cách nào.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết PTHH của CaO.

 Phương pháp: Nêu giải quyết vấn đề, gợi mở, quan sát, giải thích, so sánh.

1/- Nguyên liệu:

* Yêu cầu HS nghiên cứu H1-4, 1-5 SGK, đọc thông tin mục 1.

  - Nguyên liệu dùng để sản xuất CaO?

  - Chất đốt thường dùng cho quá trình này?

Gợi ý sản phẩm:

- CaCO3

- Than đá, dầu, củi, khí tự nhiên.

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 

* Quan sát H 1.4 và H1.5 sgk, 1 học sinh đọc mục 1.

 

HS trả lời.

1/- Nguyên liệu:

 

Nguyên liệu để sản xuất ra CaO là đá vôi. Dùng chất đốt là than, củi, dầu, khí tự nhiên……….

 2/- Các phản ứng hóa học xảy ra:

* Tiếp tục cho học sinh nghiên cứu 2 hình 1.4 và 1.5 sgk.

* Yêu cầu học sinh dựa vào thông tin và hình để hoàn thành các câu hỏi sau:

  - Muốn nung vôi người ta dùng lò nào?

 - Có mấy phương pháp để nung vôi?

Gợi ý sản phẩm:

- Lò nung vôi thủ công và lò nung vôi công nghiệp.

à Có 2 cách theo sgk

* GV liên hệ thực tế: “ Nếu ta đốt than sẽ cho ngọn lửa màu xanh rất nóng, đó là than cháy tạo ra cacbon đioxit”

  - Hãy ghi PTHH than cháy sinh ra cacbonđioxit.

  - Sau khi than cháy nhiệt sinh ra sẽ phân hủy chất nào trong lò thành CaO (vôi sống).

  - Hãy ghi PTHH

Gợi ý sản phẩm:

C +  O2 CO2

- Đá vôi.

CaCO3 CaO +  CO2

  -  Em hãy khai thác tranh nêu những ưu và khuyết điểm của 2 lò.

* Gọi đại diện nhóm nhận xét và bổ sung.

* GV theo dõi nhận xét và sửa sai,bổ sung thêm: “Lò nung vôi thủ công có dung tích nhỏ, không thu hồi khí CO2, nên khi vôi chín đợi vôi nguội mới vỡ ra, sau đó lập lại như trước. Còn lò nung vôi công nghiệp sản xuất liên tục không gây ô nhiễm môi trường”.

* GV chốt lại kiến thức bằng câu hỏi kết bài.

   - Có mấy phản ứng sản xuất ra CaO trong công nghiệp?

   - Hãy minh họa bằng PTHH.

 

* Học sinh nghiên cứu 2 hính.4 và 1.5 sgk.

 

* Dựa vào thông tin để trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nêu ưu khuyết của 2 lò.

 

* Đại diện nhóm nhận xét, bổ sung.

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Trả lời

- Có 2 PTHH.

 

- Minh họa bằng PTHH.

2/- Các phản ứng hóa học xảy ra:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Than cháy tạo ra khí cacbon đioxit, phản ứng tỏa ra nhiều nhiệt.

 PTHH:   

C     +  O2  CO2 

 

 

-Nhiệt sinh ra phân hủy đá vôi thành vôi sống.

  PTHH:  

CaCO3  CaO + CO2 

B) LƯU HUỲNHĐI OXIT:

Hoạt động 4:  I/-SO2 có những rtính chất nào?

(Tự học có hướng dẫn)

Hoạt động 5:  II/- Lưu huỳnh đioxit có những ứng dụng gì?

Mục tiêu:

- Kiến thức:  Cho học sinh biết được SO2 có những ứng dụng nào trong đời sống và sản xuất.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết ứng dụng của SO2.

 Phương thức: Nêu giải quyết vấn đề, gợi mở, đàm thoại, giải thích.

* Gọi học sinh đọc thông tin sgk/10.

* Đặt câu hỏi gọi học sinh trả lời, yêu cầu hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung

  - Người ta dùng SO2 để làm gì?

* Nhận xét và bổ sung thêm: “Muốn sản xuất H2SO4 là đi từ Sà SO2 à SO3 à H2SO4

* HS đọc thông tin.

 

* Trả lời.

 

 

à Theo thông tin.

 

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

      SO2 dùng để sản xuất axit sunfuric, dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy, dùng làm chất diệt nấm mốc….

Hoạt động 6:  III/- Điều chế lưu huỳnh đioxit như thế nào?

Mục tiêu:

- Kiến thức:  Cho học sinh biết được SO2 được điều chế bằng cách nào.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết PTHH.

 Phương thức: Nêu giải quyết vấn đề, gợi mở, đàm thoại, giải thích.

1/- Trong phòng thí nghiệm:

* Yêu cầu HS đọc thông tin phần III.

  - Nguyên liệu dùng điều chế SO2?

  - Thu SO2 bằng cách nào?

  - Vì sao thu SO2  bằng cách đẩy không khí?

  - Tại sao người ta điều chế SO2 trong PTN bằng cách đốt S trong không khí?

Gợi ý sản phẩm:

-Trong PTN: Na2SO3, HCl, H2SO4.

- Thu vào lọ bằng cách đẩy không khí.

-  Độc, nặng hơn không khí.

- Vì:

      +Không thu được SO2 tinh khiết mà là hỗn hợp khí SO2, N2, O2.

      +Thu SO2 = phương pháp này phức tạp.

* Giáo viên theo dõi nhận xét và bổ sung thêm: “Trong phòng thí nghiệm, người ta không đốt lưu huỳnh trong không khí vì không thu được SO2 tinh khiết mà là hỗn hợp SO2, N2, O2. Ngoài ra người ta dùng H2SO4 đặc nóng để thu SO2 tinh khiết”.

* Giáo viên ghi PTHH lên bảng cho học sinh quan sát:

Na2SO3   +H2SO4    àNa2SO4   +SO2    +  H2O

 

* HS  đọc thông  tin phân III SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

* Quan sát và theo dõi.

 

 

1/- Trong phòng thí nghiệm:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cho muối Natri sunfit (Na2SO3) tác dụng với axit (HCl, H2SO4) thu khí SO2 bằng cách đẩy không khí.

   PTHH:

Na2SO3  + H2SO4  à Na2SO4 +  SO2 + H2O

2/- Trong công nghiệp:

* Yêu cầu hs đọc thông tin sgk/11

* Đặt câu hỏi gọi học sinh trả lời, yêu cầu hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung

  - Có mấy cách điều chế ra SO2 trong công nghiệp?

  - Hãy ghi PTHH đốt lưu huỳnh.

  - Đốt quặng pirit sắt thu được gì?

Gợi ý sản phẩm:

- Có 2 cách

- S + O2 à  SO2

-  Được SO2

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

* Nhận xét và bổ sung thêm: Điều chế SO2 trong công nghiệp đi từ nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Đồng thời có nhiều nước trên thế giới có mỏ lưu huỳnh tinh khiết, còn phần lớn lượng lưu huỳnh khai thác được dùng để sản xuất H2SO4”.

 

* Đọc thông tin sgk

 

* Trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

2/- Trong công nghiệp:

 

 

Có 2 cách để điều chế lưu huỳnh đioxit trong công nghiệp:

-Đốt lưu huỳnh trong không khí.

 PTHH:

 S  +  O2    SO2

 - Đốt quặng pirit sắt thu được SO2

3.3. Hoạt động luyện tập: 

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

+ Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ nhanh kiến thức dể làm bài tập..

- Phương thức:  Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Bài tập 1: Viết các PTHH thực hiện chuỗi biến hóa sau :

                           CaSO3

                             Ó(3)

                            Ô(6)

                           Na2SO3

Dự kiến sản phẩm:

Các PTHH

1.   S    +   O2  SO2    

2.   SO2   +  H2O    Ò    H2SO3                        

3.  SO2   + CaO          Ò   CaSO3

4.  H2SO3  +    Na2O   Ò  Na2SO3    +  H2O

5.  Na2SO3  + H2SO4     Ò    SO2    +  H2O  +  Na2SO4

6.  SO2  +  Na2O     Ò  Na2SO3

 

Bài tập 2:  Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất rắn sau: CaO, P2O5, SiO2. Viết các PTPƯ xảy ra

Bài tập 3: Hòa tan hoàn toàn 20(g) hỗn hợp 2 oxit CaO và CuO vào 500 ml nước. Sau phản ứng còn lại 8,8(g) một chất rắn không tan

a) Tính nồng độ mol của dung dịch thu được                          

b) Tính thành phần phần  trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp đầu

Dự kiến sản phẩm:

Bài tập 2:

- Lấy mẫu thử, đánh STT, làm TN nhiều lần

- Hòa tan 3 mẫu thử vào nước vào nước

+ TH mẫu thử không tan -> mẫu thử đó là SiO2

+ TH mẫu thử tan -> mẫu thử đó là CaO và P2O5

- Nhúng quỳ tím vào 2 dung dịch thu được

+ Dung dịch nào làm quỳ tím chuyển xanh -> dung dịch là Ca(OH)2 -> chất rắn ban đầu là CaO

+ Dung dịch nào làm quỳ tím chuyển đỏ -> dung dịch là H3PO4  -> chất rắn ban đầu là P2O5

* Hoặc nhỏ dd phenolphtalein vào 2 dd thu được, dd nào làm dd phenolphtalein chuyển màu hồng -> dd là Ca(OH)2 ->chất rắn ban đầu là CaO

Bài tập 3

a) Ta có PTPƯ: CaO + H2O  Ca(OH)2 (*)

(g)

(mol)

Theo (*) ta có (mol)

Vậy (M)

b)

3.4. Hoạt động vận dụng:

 - Mục tiêu:

+ Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

+ Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ nhanh kiến thức dể làm bài tập.

- Phương thức:  Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

* Bài tập : Viết phương trình phản ứng cho mỗi biến hóa sau:

     

                                             Ca(OH)2

 


                                                                             CaCl2

CaCO3                        CaO                    Ca(NO3)2

                                                                             CaCO3

                                                 CaSO4

* Cho học sinh làm bài tập 2/9sgk    

*. Oxit axit có bao nhiêu tính chất hóa học? Hãy minh họa một PTHH.

* Oxit bazơ có bao nhiêu tính chất hóa học? Hãy ghi PTHH:  BaO + H2SO4

3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: 

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

+ Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ nhanh kiến thức dể làm bài tập.

- Phương thức:  Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

- Tìm hiểu thếm về các ứng dụng của SO2, CO2 .. qua internet

- Tìm hiểu về axit, các tính chất của axit

- Làm các bài tập 1-6 SGK

Hướng dẫn gợi ý BT6

+ Tính số mol của SO2 và Ca(OH)2

+ PTHH:       SO2      +  Ca(OH)2  Ò  CaSO3   + H2O

Theo pt :       1mol           1mol             1mol

Theo đề :     0,005mol     0,007mol      0,005

+ Dựa vào số mol chất thiếu để đặt vào PTHH Tính mol các chất sau phản ứng

+ Tính khối lượng các chất sau phản ứng

             - Số n CaSO3 = n SO2 = 0,005 (mol)

            Ò m CaSO3 = 120 . 0,005 = 0,6(g)

             - Theo PT trên thì số mol của Ca(OH)2 còn dư :

                n Ca(OH)2 = 0,007 – 0,005 = 0,002(mol)

            Ò m Ca(OH)2 dư = 74 . 0,002 = 0,148(g)

Dặn dò:

        * Học kĩ bài, về nhà làm bài tập 1,4,5,6sgk/11.

        * Chuẩn bị trước kiến thức bài mới: “Chủ đề  Axit”. (Bài 3, 4)

        * Trả lời trước một số câu hỏi sau:

             + Axit có bao nhiêu tính chất hóa học?

             + Trong các tính chất hóa học của axit có tính chất hóa học nào của oxit bazơ.

  + Axit có ứng dụng gì?

        * Làm bài tập 3.1; 3.2; 3.3 sbt/5.

 Web: giaoanviolet.com

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN KHTN 7 CTST MỚI NHẤT

  I.  TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 ,0 điểm)        Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng.             ...