27/11/2023

Bài 19: SẮT

 I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Biết được:  Tính chất vật lý, tính chất hoá học của kim loại sắt: chúng có những tính chất hóa học chung của kim loại; sắt không phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội; sắt là kim loại có nhiều hóa trị.

2. Kĩ năng:

      - Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hoá học của sắt. Viết các phương trình hóa học minh họa.

           - Phân biệt được nhôm và sắt bằng phương pháp hóa học.

           - Tính thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp bột nhôm và sắt. Tính khối lượng sắt tham gia phản ứng hoặc sản xuất được theo theo hiệu xuất phản ứng.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức trong khi làm thí nghiệm.

4. Định hướng năng lực hình thành:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, nghiên cứu. 

- Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm và báo cáo.

- Năng lực giao tiếp: Qua trao đổi

b. Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tính toán hóa học.

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống: Học sinh có năng lực hệ thống hóa kiến thức, lựa chọn kiến thức một cách phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

           * Hoá chất: Bột sắt, dd HCl, CuSO4 , nam châm, đinh sắt,

           * Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, bình đựng khí oxi, (đủ dùng cho các nhóm)

2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài mới.

III. Tổ chức các hoạt động học tập:

1. Ổn định:  Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:  

a. Nhôm có bao nhiêu tính chất hoá học? Viết PTHH nhôm tác dụng  phi kim  oxi và kim loại.

b. Nguyên liệu nào dùng để sản xuất nhôm. Viết PTHH điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit.

3. Tiến hành bài học:  

 3.1. Hoạt động khởi động:

- Mục tiêu:   

+Kiến thức: Dự đoán tính chất hóa học, tính chất vật lý của sắt.

+Kĩ năng: Tạo sự thích thú trong giờ học

 -Phương thức:  Dạy học nhóm, PP thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề…

  -Kim loại nào được dùng làm vật liệu để sản xuất các vật dụng hay xây dựng công trình trên? Tại sao?

-Dự kiến sản phẩm:

+ Kim loại được dùng làm vật liệu để sản xuất các vật dụng hay xây dựng công trình trên là sắt. Bởi vì sắt dẻo dễ rèn, có độ bền .

-Hãy dự đoán tính chất hóa học của kim loại đó và đề xuất các thí nghiệm để kiểm chứng dự đoán đó.

+ Dự đoán tính chất hóa học:

. Tác dụng với phi kim: để miếng sắt lâu ngoài không khí có hiện tượng bị gỉ.

. Tác dụng với axit: sắt tác dụng với HCl hiện tượng sủi bọt khí

. Tác dụng với dung dịch muối: sắt tác dụng với CuSO4 có chất kết tủa màu đỏ bám lên sắt.

-GV nhận xét, giải thích.    

       * Hoạt động 1. Tìm hiểu tính chất vật lý 

 -Mục tiêu:   

+Kiến thức: Biết được tính chất vật lý của sắt.

+Kĩ năng: Kĩ năng tư duy, quan sát, so sánh...

 -Phương thức:  Dạy học nhóm, PP thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề…

Hoạt động của Giáo Viên

Hoạt động của Học Sinh

Nội dung

-Hãy suy đoán tính chất vật lý của sắt từ tính chất vật lý của kim loại và những điều em đã biết?

-Liên hệ thực tế và tự nêu tính chất vật lý của sắt?

Gợi ý sản phẩm:

Sắt: kim loại màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng kém hơn nhôm, dẻo dễ rèn. Sắt có tính nhiễm từ (sắt bị nam châm hút), là kim loại  nặng (vì D = 7,86g /cm3), nóng chảy ở 1539oc.

Nhận xét, đánh giá hoạt động, sản phẩm của HS.

- Nhóm thảo luận, đại diện nhóm phát biểu

 

HS trình bày.

 

 

-Lắng nghe.

     Kí hiệu hoá học: Fe

  Nguyên tử khối: 56

I. Tính Chất Vật Lý:

 

    Sắt kim loại màu trắng xám, dẻo, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng kém hơn nhôm, Sắt có tính nhiễm từ, là kim loại nặng, nóng chảy ở 1539oC.

 

Hoạt động 2: Tính chất hoá học

-Mục tiêu:   

+Kiến thức: Biết được tính chất hoá học của kim loại sắt: chúng có những tính chất hóa học chung của kim loại; sắt không phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội; sắt là kim loại có nhiều hóa trị.

+Kĩ năng: Kĩ năng tư duy, quan sát, so sánh...

 -Phương thức:   Thực nghiệm, nghiên cứu, thảo luận, vấn đáp, gợi mở…

Từ tính chất hóa học của kim loại và vị trí của sắt trong dãy HĐHH của kim loại hãy dự đoán sắt có tính chất hóa học của kim loại không? Có những tính chất nào? Hãy kiểm tra dự đoán đó.

Gợi ý sản phẩm: Sắt tác dụng với: phi kim, với dd axit, với dd muối.

Lớp 8 ta biết phản ứng sắt với phi kim nào? mô tả hiện tượng, viết PTHH?)

Gợi ý sản phẩm: Lớp 8: sắt với oxi. Mô tả hiện tượng: Cho dây sắt (quấn than hồng) vào lọ oxi  than cháy trước tạo to đủ cao cho sắt cháy mạnh sáng chói, có ngọn lửa, không có khóihạt nhỏ nóng chảy màu nâu đen oxit sắt từ (Fe3O4)

3Fe + 2O2  Fe3O4

 - Ở nhiệt độ thường sắt có phản ứngsắt bị oxi hóa, bị gỉ sét.

-Gv: Sắt tác dụng với phi kim khác như thế nào?

Làm thí nghiệm:

Cho dây sắt quấn hình lò xo đã được đun nóng đỏ vào lọ đựng khí Clo.

Gọi HS nhận xét hiện tượng và viết phương trình? Sản phẩm là muối sắt (II) clorua hay muối sắt (III) clorua? cho Hs so sánh với muối sắt (III) clorua trong phòng thí nghiệm)

Gợi ý sản phẩm:

+Sắt cháy trong khí clo tạo khói màu nâu đỏ (sắt (III) clorua).

2Fe +3Cl22FeCl3

+Ở nhiệt độ cao sắt phản ứng với nhiều phi kim khác như  thế nào? Gọi HS nêu và viết phương trình.

+Fe phản ứng với lưu huỳnh, brom… tạo thành muối FeS, FeBr3

Fe(r ) + S(r )  FeS(r )

-YC HS rút ra nhận xét sắt tác dụng với phi kim?

Gợi ý sản phẩm:

+Ở nhiệt độ cao sắt tác dụng với nhiều phi kim tạo thành oxit hoặc muối.

2. Tác dụng với dd axit: Trong dãy HĐHH của kim loại Fe đứng trước hay sau hiđrô? cho ví dụ sắt phản ứng với dd axit (đã biết), nêu hiện tượng và viết phương trình?

+Fe đứng sau hiđrô. ví dụ

Fe + H2SO4FeSO4  + H2 

Fe + 2HCl  FeCl2 + H2

*Lưu ý: Sắt không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội và HNO3  đặc, nguội.

3. Tác dụng với dd muối:

- YC HS nhóm hoạt động trả lời:

- Cho biết sắt tác dụng được những dd muối nào? Sản phẩm là gì? Viết PTHH?

+Sản phẩm là muối sắt (II) và giải phóng kim loại trong muối.

Fe + CuSO4  FeSO4+ Cu

Fe +2AgNO3Fe(NO3)2+2Ag

- Rút ra kết luận tính chất hóa học của sắt?

+Kết luận: Sắt có những tính chất của kim loại nói chung, là kim loại có nhiều hóa trị (II, III).

Nhận xét, đánh giá` hoạt động, sản phẩm của HS.

HS nêu dự đoán tính chất hóa học của sắt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Hs nhắc lại kiến thức cũ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Quan sát thí nghiệm

 

 

 

-HS: Hiện tượng

 

 

 

 

- HS nêu và viết PTHH.

 

 

 

 

 

 

 

 

 


- Hs lắng nghe

 

 


-HS viết PTHH

 

 

Nhóm thảo luận: Sắt tác dụng được với dd muối của kim loại kém hoạt động hóa học hơn.

 

HS nhóm hoạt động trả lời.

 

 

II. Tính Chất Hoá Học:

1.Tác dụng với phi kim:

  

 

 

   

Sắt đốt nóng đỏ tác dụng với oxi: Tạo thành oxit sắt từ.

3Fe + 2O2  Fe3O4

                          (nâu đen)

   

 

 

 

 

 

 

Sắt đốt nóng đỏ tác dụng với với Clo: tạo thành sắt (III) clorua.

2Fe  + 3Cl2 2FeCl3

Sắt tác dụng với nhiều phi kim tạo thành oxit hoặc muối.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.Tác dụng với dung dịch axit (HCl,H2SO4 loãng): tạo thành muối sắt (II) và giải phóng H2.

Fe +H2SO4   FeSO4 +H2

Fe + 2HCl FeCl2  + H2

Lưu ý: Sắt không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội và HNO3  đặc, nguội.

3. Tác dụng với dung dịch muối (của kim loại kém hoạt động hơn): Tạo thành muối sắt (II) và giải phóng kim loại trong muối.

Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu Fe+2AgNO3Fe(NO3)2+2Ag

Kết luận: Sắt có những tính chất của kim loại, là kim loại có nhiều hóa trị (II, III).

3.3. Hoạt động luyện tập:

- Mục tiêu:

+Kiến thức: Dựa vào tính chất vật lí vàtính chất hóa học giải một số bài tập. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp bột nhôm và sắt.

+Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải bài tập.

 -Phương thức: Luyện tập, PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình...

-Gv yêu cầu Hs làm Bt: Cho 0,83 gam hỗn hợp nhôm và sắt tác dụng với dd H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 0,56 lít khí ở đktc.

a/ Viết PTHH.

b/ Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

-Dự kiến sản phẩm:

Gọi  x là số mol Al;     Số mol H2==0,025(mol)

  2Al+3H2SO4Al2(SO4)3+3H2

                                          x mol                                                                                                                                                                                                

                                          1.5 mol

Fe  + H2SO4 FeSO4 + H2

(0,025-1,5x)mol        (0,025-1,5x)mol

Ta có: 27x +56 (0,025-1,5x) = 0,83 (g);   Suy ra x = 0,01;

mAl = 0,01 . 27 = 0,27 (g) ;   mFe= 0,83- 0,27 = 0,56 (g)

Thành phần% theo khối lượng: Al = .100% = 32,53%

Thành phần% theo khối lượng: Fe = .100% = 67,47%

-Gv hướng dẫn, giải thích thêm Hs hiểu.  

3.4.Hoạt động vận dụng:

- Mục tiêu:

+Kiến thức: Vận dụng kiến thức đã học của kim loại sắt, nhôm để nhận biết ba kim loại.

+Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy, nhận biết.

 - Phương thức: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình; đàm thoại – gợi mở...

-Gv y/c Hs thảo luận cặp đôi hoàn thành bài tập:

 Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cch phân biệt 3 kim loại riêng biệt sau: bạc, nhôm, sắt. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra nếu có.

-Dự kiến sản phẩm:

Trích mẫu thử:Cho từng mẫu kim loại vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4

Ống nghiệm nào có hiện tượng dd màu xanh lam của CuSO4 chuyển sang màu lục nhạt là Fe.       Fe+CuSO4→FeSO4+Cu

Ống nghiệm nào có hiện tượng dd màu xanh lam của CuSOnhạt màu dần chuyển sang màu trắng là Al:               2Al+3CuSO4→Al2(SO4)3+3Cu

Ống nghiệm nào không có hiện tượng là Ag.

3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu:

+Kiến thức:Vận dụng kiến thức đã học của sắt nắm được nhôm ứng dụng trong cuộc sống thông qua báo, đài, internet …

+Kĩ năng: Kĩ năng truy cập thông tin…

 - Phương thức: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình; đàm thoại – gợi mở

-Gv đưa ra câu hỏi, Hs truy cập thông tin trả lời

    Chảo, muỗng, dao đều được làm từ sắt. Vì sao chảo lại giòn ? muỗng lại dẻo ? còn dao lại sắc ?

-Dự kiến sản phẩm:

Chảo xào rau, muỗng và dao đều làm từ sắt. Thế nhưng loại sắt để chế tạo chúng lại không giống nhau. Sắt dùng để làm chảo là “gang”. Gang có tính chất là rất giòn. Trong công nghiệp, người ta nấu chảy lỏng gang để đổ vào khuôn, gọi là “đúc gang” Muỗng múc canh được chế tạo bằng “thép non”. Thép non không giòn như gang. Người ta thường dùng búa để rèn, biến thép thành các đồ vật có hình dạng khác nhau. Dao thái rau không chế tạo từ thép non mà bằng “thép”. Thép vừa dẻo vừa dát mỏng được, có thể rèn, cắt gọt nên rất sắc.

* Học bài, làm bài tập, 2, 3, 4, 5 tr 60 SGK

* Đọc phần “em có biết” SGK.  Đọc trước bài “Hợp kim sắt: Gang, thép”.

 Web: giaoanviolet.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN KHTN 7 CTST MỚI NHẤT

  I.  TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 ,0 điểm)        Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng.             ...