I/-Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được: * Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của axit axetic. * Tính chất vật lý: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi. * Tính chất hóa học: Là một axit yếu, có tính chất chung của một axit. * Tính chất hóa học: axit axetic tác dụng với ancol etylic tạo thành este. * Khái niệm về este. * Ứng dụng: Làm nguyên liệu trong công nghiệp, sản xuất giấm ăn. * Phương pháp điều chế axit axetic bằng cách lên men ancol etylic. 2. Kĩ năng: * Quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hóa học. * Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của axit axetic là một axit yếu. * Phân biệt axit axetic với ancol etylic và một chất lỏng khác. * Tính khối lượng axit tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. 3. Thái độ: Giáo dục thái độ yêu thích môn học. 4. Năng lực: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. II/- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: * Mô hình rỗng phân tử axit axêtic * Hóa chất: phenolphtalein, CuO, Zn, Na2CO3, quì tím, C2H5OH, CH3COOH, NaOH, H2SO4 đặc, ống nhỏ giọt, nước cất * Dụng cụ: Ống nghiệm, ống dẫn khí, cốc thủy tinh, đèn cồn ( tất cả đủ dùng cho các nhóm) 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước kiến thức bài mới. III/- Tổ chức các hoạt động học tập 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: a Thế nào là độ rượu ? Ghi công thức tính độ rượu. b. Rượu etylic có bao nhiêu tính chất hóa học ? Kể ra và ghi PTHH rượu tác dụng vối Natri. 3. Thiết kế tiến trình dạy học: 3.1. Hoạt động khởi động: - Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Phương thức: Dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình…. Đặt vấn đề: Giáo viên gọi hs lập lại tính chất hóa học của axit hóa vô cơ. Axit axetic là một axit hữu cơ, vậy nó có đặc điểm cấu tạo và tính chất có giống và khác như thế nào so với axit vô cơ. Để tìm hiểu vấn đề trên ta bước vào bài mới. Khi ta nghiên cứu về thể màu mùi vị, tính tan, nhiệt độ sôi ....... là ta nghiên cứu tới tính chất gì? (gọi hs trả lời). Vậy CH3COOH có tính chất vật lý gì, ta sang hoạt động 1. 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức: è Hoạt động 1: I/- Tính chất vật lý Mục tiêu: -Kiến thức: Biết được tính chất vật lý của axit axetic. - Kĩ năng : quna sát, nhận biết. Phương thức: Hợp tác nhóm nhỏ, thí nghiệm đối chứng, quan sát, giải thích, phát hiện và giải quyết vấn đề. | |||||||||||
Hoạt động giáo viên | Hoạt động học sinh | Nội dung | |||||||||
* Phát mâm dụng cụ hóa chất cho các nhóm. * Yêu cầu các nhóm quan sát lọ đựng axit axetic. * Hướng dẫn hs tiến hành thí nghiệm . “Dùng ống hút, hút vài giọt CH3 - COOH cho vào ống nghiệm, thêm từ từ nước cất vào, lắc nhẹ”. * Yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm rút ra kết luận theo các câu hỏi: + CH3 – COOH trước khi thí nghiệm ở thể nào, màu gì? + Khi cho CH3 – COOH vào nước cất lắc đều có hiện tượng gì? + CH3 – COOH có mùi gì? * Nhận xét, đánh giá sản phẩm. * Kết luận về tính chất vật lý của CH3COOH. | * Các nhóm nhận hóa chất và dụng cụ. * Các nhóm quan sát lọ axit axetic. * Các nhóm tiến hành thí nghiệm.
* Các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm, rút ra kết luận, cử đại diện nhóm trả lời. Gợi ý sản phẩm: à Thể lỏng, không màu.
à CH3 – COOH tan trong nước. à Mùi chua. * Lắng nghe và ghi nhớ. |
CH3 – COOH là chất lỏng không màu, không mùi, vị chua, tan vô hạn trong nước.
| |||||||||
è Hoạt động 2: II/- Cấu tạo phân tử Mục tiêu: -Kiến thức: Biết được cấu tạo phân tử của axit axetic qua mô hình rỗng và đặc. - Kĩ năng: Quan sát, nhận biết. Phương thức: Phát hiện và giải quyết vấn đề, quan sát, giải thích. | |||||||||||
Hoạt động giáo viên | Hoạt động học sinh | Nội dung | |||||||||
* Gọi hs lên bảng viết mạch cacbon và sắp xếp hóa trị trong mạch. * Gọi một hs lên bảng gắn nguyên tử hyđrô và oxi vào mạch cacbon. * Theo dõi, sữa chữa công thức cấu tạo cho đúng.
H O – H * Gọi một hs dựa vào công thức cấu tạo lên lắp ráp mô hình rỗng CH3 – COOH.
* Giáo viên ghi 2 công thức cấu của axitaxetic và rượu etylic lên bảng yêu cầu hs quan sát, so sánh để trả lời.
H OH H H
H – C – C– OH
H H + Qua 2 CTCT trên giống nhau chỗ nào và khác nhau chỗ nào?
* Nhận xét, đánh giá sản phẩm và giải thích thêm: “Chính nhóm – COOH (axit hữu cơ) này làm cho phân tử có tính axít”. | * Một hs lên bảng viết mạch cacbon và hóa trị trong mạch cacbon. * Một hs lên bảng gắn nguyên tử hyđrô và oxi vào mạch cacbon. * Quan sát theo dõi.
* Một hs lắp mô hình rỗng CH3 – COOH.
* Quan sát 2 CTCT của axit axetic và rượu etylic , trả lời
à Giống nhau: Có nhóm OH; Khác nhau : axit có nhóm – OH liên kết nhóm = CO; còn rượu nhóm – OH liên kết nhóm – CH2 à - COOH
* Lắng nghe và ghi nhớ.
|
* Công thức cấu tạo: H O
H – C – C
H OH
à CH3-COOH
| |||||||||
èHoạt động 3: III/- Tính chất hoá học 1/-Axit axetic có tính chất hóa học của một axit không? Mục tiêu: -Kiến thức: Nghiên cứu thí nghiệm để biết axit axetic có tính chất hoá học của một axit vô cơ. - Kĩ năng: Quan sát, nhận biết. Phương thức: Hợp tác nhóm nhỏ, Thí nghiệm đối chứng, quan sát, giải thích, phát hiện và giải quyết vấn đề. | |||||||||||
Hoạt động giáo viên | Hoạt động học sinh | Nội dung | |||||||||
* Gọi hs nêu lại tính chất hóa học của axit vô cơ. * Đặt câu hỏi gọi hs trả lời, hs khác theo dõi nhận xét bổ sung. + Dựa vào tính chất hóa học của axit vô cơ ta có thể dự đoán tính chất hóa học của axit axetic không ? * Phát hóa chất và dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm dựa vào tính chất hóa học của axit vô cơ. “ Lần lượt cho dung dịch axit axetic vào trong các ống nghiệm có chứa quì tím, dung dịch NaOH CuO, Zn, Na2CO3”. * Yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm để rút ra từng nhận xét thí nghiệm, gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác theo dõi nhận xét , bổ sung (Trước khi trả lời câu hỏi, giáo viên thông báo thêm: “axit axetic là một axit hữu cơ yếu, nhưng có tính axit nhờ có nhóm COOH. CH3COOH khác với axit vô cơ là gốc axit đứng trước và hyđrô đứng sau, hóa trị gốc axit dựa vào chỉ số nguyên tử hyđro”). + Khi cho dung dịch axit axetic tác dụng với dung dịch NaOH có hiện tượng gì xảy ra? + Sản phẩm tạo ra chất gì? + Hãy ghi PTHH + Khi cho axit axetic tác dụng với dung dịch Na2CO3 có hiện tượng gì xảy ra ? + Sản phẩm tạo ra chất gì? + Hãy ghi PTHH.
+ Khi cho quì tím vào dung dịch axit axetic có hiện tượng gì? + Khi cho axit tác dụng với kim loại Mg có hiện tượng gì? Viết PTHH. * Nhận xét, đánh giá sản phẩm và thông báo thêm: “ CH3 – COOH là một axit có oxi , nên vần íc cuối được thay bằng vần át, do đó nên gốc axit có tên gọi là axetat”. | * Một hs nêu lại tính chất hóa học của axit. * Trả lời hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung. Gợi ý sản phẩm: à Được. à Các nhóm nhận hóa chất và dụng cụ tiến hành thí nghiệm.
* Các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm để rút ra từng nhận xét , cử đại diện nhóm trả lời nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung
à NaOH tan dần trong dung dịch axit và sôi lên.
à Muối và nước. CH3COOH + NaOHà CH3COONa + H2O à Dung dịch trong ống nghiệm sôi lên có bọt khí bay ra. à Muối, nước, CO2 CH3COOH + Na2CO3à CH3COONa + CO2 + H2O à Quì tím hóa hồng.
à Sủi bọt à PTHH
* Lắng nghe và ghi nhớ.
|
- Axit axetic là một axit yếu và có tính chất của một axit vô cơ như sau: * Làm đổi màu chất chỉ thị * Tác dụng với kim loại giải phóng khí hyđrô PT: 2CH3COOH + Zn à (CH3COO)2Zn + H2 * Tác dụng với oxit bazơ : tạo thành muối và nước PT: 2CH3COOH +CuOà (CH3COO)2Cu + H2O * Tác dụng với bazơ : tạo thành muối và nước PT:CH3COOH + NaOH à CH3COONa + H2O + CO2 * Tác dụng với muối : Tạo thành muối mới và giải phóng khí CO2 PT: 2CH3COOH + Na2CO3à 2CH3COONa + CO2 + H2O | |||||||||
Hoạt động 4: 2/- Axit axetic có tác dụng với rượu etylic không ? Mục tiêu: -Kiến thức: Biết được các sản phẩm tạo thành của axit axetic tác dụng với rượu etylic. - Kĩ năng: Quan sát, nhận biết. Phương thức: Thí nghiệm biểu diễn, quan sát, giải thích, phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm nhỏ.
Hoạt động 5: IV/- Ứng dụng Mục tiêu: -Kiến thức: Biết được các sản phẩm được điều chế từ axit axetic. - Kĩ năng: Quan sát, nhận biết. Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát.
Hoạt động 6: V/- Điều chế Mục tiêu: -Kiến thức: Biết được cách điều chế axit axetic. - Kĩ năng: Quan sát, nhận biết. Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, hỏi đáp.
3.3. Hoạt động luyện tập: - Mục tiêu: + Kiến thức: Luyện tập củng cố nội dung bài học. + Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán.. -Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân. Câu 1: Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ A. trên 10 %. B. dưới 2 %. C. từ 2% - 5%. D. từ 5% - 10%. Câu 2: Phản ứng giữa axit axetic với dung dịch bazơ thuộc loại A. phản ứng oxi hóa - khử. B. phản ứng hóa hợp. C. phản ứng phân hủy. D. phản ứng trung hòa. Câu 3: Dãy chất tác dụng với axit axetic là A. ZnO; Cu(OH)2; Cu; CuSO4 ; C2H5OH. B. CuO; Ba(OH)2; Zn ; Na2CO3 ; C2H5OH. C. Ag; Cu(OH)2; ZnO ; H2SO4; C2H5OH. D. H2SO4; Cu(OH)2; C2H5OH; C6H6; CaCO3. Câu 4: Trong công nghiệp một lượng lớn axit axetic được điều chế bằng cách A. nhiệt phân metan sau đó làm lạnh nhanh. B. lên men dung dịch rượu etylic. C. oxi hóa etan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp. D. oxi hóa butan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp. Câu 5: Để phân biệt dung dịch axit axetic và rượu etylic ta dùng kim loại nào sau đây? A. Na. B. Zn. C. K. D. Cu. GV nhận xét, đánh giá và cho điểm. 3.4. Hoạt động vận dụng: - Mục tiêu: + Kiến thức: Vận dụng làm bài tập. + Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán.. -Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân. 1. Để nhận biết các chất benzen, ancoletylic khan, axit axetic nguyên chất , người ta chỉ có thể dùng: A. nước và quì tím ; B. Mùi của chúng ; C. H2SO4 đặc ; D. Kim loại magiê
A. CH3COOH + NaCl à CH3COONa + HCl B. CH3COOH + Na2CO3 à NaHCO3 + CH3COONa C. HCl + Na2CO3 à NaHCO3 + NaCl D. CH3COOH + NaHCO3 à CH3COONa + CO2 + H2O 3. Lấy 10 gam hổn hợp axit axetic và rượu etylic tác dụng với lượng vừa đủ CaCO3 sinh ra 2,24lít CO2 (đktc). Tính thành phần % theo khối lượng của axit axetic trong hổn hợp ban đầu. * Đáp án: PTHH: 2CH3COOH + CaCO3 à (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O 2mol 1mol 0,2mol 0,1mol Thành phần % theo khối lượng của axit axetic GV nhận xét, đánh giá sản phẩm. 3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: - Mục tiêu: + Kiến thức: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học + Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán.. -Phương thức: hoạt động cá nhân. Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học. - Học kĩ bài. Xem tiếp Bài tiếp theo. - Chuẩn bị bài mới: + Axit axetic tác dụng với rượu ancol etylic, sản phẩm tạo thành là gì? + Dùng chất nào để điều chế ra axit axetic? - Làm bài tập 1,2, 3, 4, 5/ 145 sgk. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét