28/11/2023

Bài 50 + 51: GLUCOZƠ VÀ SACCAROZƠ

 

I/- Mục tiêu:

   1. Kiến thức: Biết được:

      * Công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý (trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng).

      * Tính chất hóa học: Phản ứng tráng gương, phản ứng lên men rượu, phản ứng thủy phân có xúc tác là axit hoặc enzim.

      * Ứng dụng: Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật.

    2. Kĩ năng: 

      * Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật….. rút ra nhận xét về tính chất của glucozơ, saccarozơ.

      * Viết PTHH (dạng CTPT) minh họa tính chất hóa học của glucozơ và PT chuyển hóa từ saccarozơ à glucozơ à ancol etylic à axit axetic.

      * Phân biệt dung dịch glucozơ, saccar zơ với ancol etylic và axit axetic.

      * Tính khối lượng glucozơ trong phản ứng lên men khi biết hiệu suất của quá trình và tính thành phần phần trăm khối lượng saccarozo trong mẫu nước mía.

   3. Thái độ: Giáo dục thái độ yêu thích môn học.

   4. Năng lực: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

II/- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

   1. Chuẩn bị của giáo viên:

    - Tranh ảnh các loại chứa glucozơ, ảnh truyền glucozơ.

    - Dụng cụ: Giá thí nghiệm ; ống nghiệm; kẹp gỗ; cốc thuỷ tinh; ; đèn cồn

    - Hóa chất: DD AgNO3, DD NH3, DD glucozơ.

 - Đường saccarozơ, dung dịch AgNO3, dung dịch NH3, dung dịch H2SO4, dung dịch NaOH. (Tất cả đủ dùng cho các nhóm)

    2. Chuẩn bị học sinh: Xem trước kiến thức bài mới, và mẫu vật thật: Trái xoài chín, nho, đường, mía.

III/- Tổ chức các hoạt động học tập:

   1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: (không có)

   3. Thiết kế tiến trình dạy học:

3.1. Hoạt động khởi động:

- Mục tiêu:  HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương thức: Dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình….

       Đặt vấn đề: Các dẫn xuất của hyđrôcacbon như: rượu etylic, axit axetic, este, chất béo đều là những chất hữu cơ chỉ có một loại chức trong phân tử. Chúng là các hợp chất thuần chức. Nếu phân tử có từ 2 loại chức trở lên ta có các hợp chất tạp chức. Các chất gluxit (cacbohyđrat có công thức chung Cn(H2O)m) là những hợp chất tạp chức . Chúng có vai trò cực kì quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta . Vậy chúng có những tính chất gì ? Chúng có thể góp phần  gì cho cuộc sống của chúng ta.Để hiểu rõ ta sang bài mới.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

èHoạt động 1: Glucozơ  

Mục tiêu:

-Kiến thức: Biết về trạng thái tự nhiên và các tính chất của glucozơ.

- Kĩ năng: Quan sát, nhận biết.

 Phương thức: Hợp tác nhóm nhỏ, thí nghiệm nêu vấn đề, thí nghiệm biễu diễn, quan sát và giải thích.

1.Trạng thái tự nhiên:

* Gọi học sinh đọc thông tin sgk.

* Treo hình 5.9 sgk kết hợp với quả nho chín xoài chín của học sinh đặt vấn đề gọi học sinh trả lời, học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung.

 + Glucozơ có ở những quả nào ?

 

+  Glucozơ có trong cơ thể người được dự trữ ở đâu ?

* Thông báo thêm: “glucozơ có trong quả thực vật , trong cơ thể động vật, người mà glucozơ còn là dịch truyền vào cơ thể con người ở trong các bệnh viện”.

 + Nói tóm lại glucozơ có ở đâu?

 

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 

* 1 học sinh đọc thông tin sgk.

* Quan sát tranh và mẫu vật thật, trả lời, học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung.

 

 

 

 


Gợi ý sản phẩm:

à Có trong các loại quả: quả bom, ổi, nho, xoài, dâu….

à Dự trử ở gan và cơ.

 

* Lắng nghe và ghi nhớ.


à Nhiều bộ phận của cây, chủ yếu là các loại quả, có trong cơ thể người và động vật.

1.Trạng thái tự nhiên:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Glucozơ  có trong các bộ phận của cây, nhiều nhất trong quả cây chín (quả nho). Ngoài ra còn có trong cơ thể người và động vật.

2. Tính chất vật lý  

* Phát dụng cụ và hóa chất cho các nhóm.

 

* Yêu cầu các nhóm quan sát lọ dựng glucozơ (nhắc học sinh không được nếm đường glucozơ trong phòng thí nghiệm mà chỉ có thể cảm nhận từ các loại trái cây chín chứa glucozơ), đặt vấn đề gọi học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét bổ sung.

  + Glucozơ ở trạng thái nào?

* Hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm theo sách giáo khoa

* Yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm (trạng thái, màu, mùi, vị, tính tan).

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 

* Các nhóm nhận hóa chất và dụng cụ thí nghiệm.

 

* Các nhóm quan sát hóa chất, trả lời, học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung.


Gợi ý sản phẩm:

à Trạng thái rắn (kết tinh)

* Các tiến hành thí nghiệm

* Theo dõi hiện tượng thí nghiệm.

 

2. Tính chất vật lý  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Glucozơ là chất kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.

 


3. Tính chất hoá học

a) Phản ứng oxi hoá glucozơ:

* Gọi học đọc thông tin thí nghiệm như sách giáo khoa.

* Đặt vấn đề gọi học sinh trả lời, học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung.

  + Dùng hoá chất nào để thực hiện phản ứng oxi hoá glucozơ?

* Treo bảng phụ cho học sinh theo dõi từng giai đoạn thí nghiệm (Giáo viên tiến hành làm theo từng giai đoạn)

(Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm đựng dung dịch NH3, lắc nhẹ; thêm dung dịch glucozơ vào khoảng 1ml, sau đó đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng)

v Giải thích: Để phản ứng xảy ra thành công hơn , trước khi tiến hành thí nghiệm ta rửa sạch ống nghiệm bằng dung dịch NaOH. Đặt ống nghiệm trong cốc nước nóng để phản ứng xảy ra chậm tạo lớp bạc nhiều hơn. 

* Yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm, trao đổi thảo luận để trả lời.

 + Sau khi thí nghiệm trên thành ống nghiệm có hiện tượng gì?

 + Tại sao?

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

* Thông báo thêm: CTCT của glucozơ (dạng mạch hở) là:

HOCH2 – CHOH – CHOH– CHOH – CHOH – CH = O

Phản ứng clucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3 được viết như sau AgNO3+ NH3 + H2O à AgOH + NH4NO3

Phản ứng clucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3 được viết như sau:

AgNO3 + NH3 + H2O à AgOH + NH4NO3

AgOH mới sinh chuyển ngay thành phức chất bền Ag(NH3)2  OH. Chính phức chất mới sinh ra phản ứng với glucozơ:

HOCH2 – (CHOH)4 –CHO + 2 Ag(NH3)2  OH à HOCH2 – (CHOH)4 – CHONH4 + 2Ag+ 3NH3 + H2O

AgOH mới sinh chuyển ngay thành phức chất bền Ag(NH3)2  OH. Chính phức chất mới sinh ra phản ứng với glucozơ:

HOCH2 – (CHOH)4 – CHO + 2 Ag(NH3)2  OH à HOCH2 – (CHOH)4 – CHONH4 + 2Ag+ 3NH3 + H2O

- Giáo viên ghi PTHH lên bảng cho học sinh quan sát

C6H12O6(dd)+Ag2O(dd)

C6H12O7(dd)+Ag(r)

v Giải thích: Phản ứng trên là phản ứng tráng gương dùng để tráng gương và trong PTHH chỉ có glucozơ tác dụng với bac xit Ag2O để cho đơn giản, còn thực chất đó là một hợp chất phức tạp của Ag. Trong phản ứng tráng gương này glucozơ bị oxi hoá thành axit gluconic.

 

 

* 2 học sinh đọc thông tin thí nghiệm.

* Trả lời.

Gợi ý sản phẩm:

à Dung dịch AgNO3, C6H12O6, NH3

* Quan sát bảng phụ và theo dõi thí nghiệm của giáo viên.

 

 

 

 


v Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 


* Các nhóm theo dõi thí nghiệm, thảo luận để trả lời.

à Có lớp tráng bạc bám trên thành ống nghiệm.

à Vì phản ứng đã xảy ra.

* Lắng nghe và quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

* Quan sát PTHH.

 

 


* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

3. Tính chất hoá học

a) Phản ứng oxi hoá glucozơ:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Glucozơ bị oxi hoá trong Ag2O có dung dịch NH3 làm xúc tác thành axit gluconic và kim loại bạc.

 C6H12O6 + Ag2O C6H12O7  +  2Ag

                                     Axit gluconic                                                                  

  Phản ứng trên là phản ứng tráng gương dùng để tráng gương.

c. Phản ứng lên men rượu:

* Đặt vấn đề gọi học sinh trả lời

  + Có mấy phương pháp sản xuất rượu etylic ?

  + Trong 2 phương pháp sản xuất rượu, phương pháp nào dùng để lên men glucozơ?

  + Ghi lại phương trình hóa học bằng chữ sản xuất rượu etylic từ tinh bột hoặc đường ?

  + Qua thông tin em hãy cho biết muốn có rượu etylic ta phải làm cách nào?

  + Hãy ghi PTHH lên men dung dịch glucozơ để thu được rượu etylic.

  + Ở cơ thể con người khi ta ăn tinh bột hoặc đường vào cơ thể, muốn cho những chất này chuyển hóa thành loại đường để cơ thể sử dụng thì phải nhờ gì?

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm và thông báo thêm: Trong 2 phương pháp trên có phương pháp lên men glucozơ, nghĩa là cho men rượu vào tinh bột từ đó có sự chuyển hoá tinh bột sang glucozơ thành rượu. Các quá trình trên đều diễn ra dưới tác dụng của các loại enzim khác nhau có trong men rượu.

 

* Trả lời. (Gợi ý sản phẩm)

à 2 phương pháp sản xuất rượu.

à Lên men tinh bột hoặc đường.

àTinh bột hoặc đường rượu

à Lên men dung dịch glucozơ ở nhiệt độ 30 – 32oC

à C6H12O6 (dd) 2C2H6O(dd) + 2CO2

 

à Nhờ enzim trong ruột non để biến đường hoặc tinh bột  thành đường đơn

 

 

 

* Lắng nghe và ghi nhớ

c. Phản ứng lên men rượu:

 

 

 

 

 

 

 

Khi cho men rượu vào dung dịch glucozơ ở nhiệt độ thích hợp 30 à 32 oC glucozơ sẽ chuyển dần thành rượu etylic.

C6H12O6  2C2H5OH  + 2CO2 

 

 

d. Glucozơ có ứng dụng gì?

* Giáo viên treo sơ đồ ứng dụng glucozơ lên bảng, học sinh quan sát.

* Phát phiếu học tập cho các nhóm có ghi sẵn thông tin , yêu cầu các nhóm trao đổi thảo luận và dựa vào sơ đồ để hoàn thành phiếu.

- Giáo viên treo bảng phụ có ghi sẵn thông tin trong phiếu và hỏi:

  * Dựa vào những hiểu biết của mình và dựa vào tính chất hóa học, vật lý của glucozơ. Hãy tìm những ứng dụng cơ bản của glucozơ theo sơ đồ sau:

Trong y tế              Trong c. nghiệp                      

 

 

 

                      Glucozơ

 

 

                        

              Trong thực phẩm

           

       

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 

* Quan sát tranh.

 

* Các nhóm nhận phiếu học tập, thảo luận để hoàn thành phiếu.

 

 

 

 

 

* Cử đại diện nhóm lên điền sơ đồ.

 

 

Trong y tế       Trong c.nghiệp              

 

-Pha huyết thanh                   Tráng ruột

-  Tráng gương                        phích

- SX Vitamin C     Ruột phích

                 Glucozơ

                          

            Trong thực phẩm

- Pha chế nước uống tăng lực

- Điều chế rượu etylic

d. Glucozơ có ứng dụng gì?

 

 

 

 

 

Glucozơ được dùng để :

  - Pha huyết thanh

   - Tráng gương tráng ruột phích

  - Sản xuất vitamin C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

èHoạt động 3: Saccarozơ

Mục tiêu:

-Kiến thức: Biết các tính chất và ứng dụng của glucozơ.

- Kĩ năng: Quan sát, nhận biết.

 Phương thức: Hợp tác nhóm nhỏ, thí nghiệm nêu vấn đề, thí nghiệm biễu diễn, quan sát và giải thích.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

1. Trạng thái thiên nhiên:

* Treo H 5.12/153 sgk cho học sinh quan sát, gọi học sinh đọc thông tin.

* Đặt vấn đề gọi học sinh trả lời.

 + Có một số loại thực vật như: Nho, xoài, mận, thốt nốt, mía, nhãn, củ khoai lang, củ cải đường…. Hãy cho biết những loại trên loại nào được sử dụng để sản xuất ra đường?

 + Vậy đường saccarozơ có ở đâu?

 + Trong cây mía nồng độ saccarozơ là bao nhiêu?

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 

* Quan sát hình và đọc thông tin.

* Trả lời.Gợi ý sản phẩm:

à Thốt nốt, mía, củ cải đường.

 

 

à Cơ thể thực vật.

 

à 13%.

 

1. Trạng thái thiên nhiên:

 

 

 

Saccarozơ có trong nhiều loại cây, và trong hầu hết các bộ phận của cây, nhưng một số cây tập trung lượng đường saccarozơ lớn như: Mía, củ cải, đường, thốt nốt…

 

 

2.Tính chất vật lý:

* Phát dụng cụ và hoá chất cho các nhóm.

* Gọi học sinh đọc thí nghiệm và hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.

« Lấy đường saccarozơ cho vào 2 ống nghiệm, 1 ống chứa nước lạnh, 1 ống chứa nước nóng  lắc nhẹ ».

* Yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng trước và sau thí nghiệmcho các nhóm.

 

* Các nhóm nhận hóa chất.

 

* Đọc thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm.

 

 

* Các nhóm quan sát hiện tượng trước và sau thí nghiệm.

2.Tính chất vật lý:

 

 

 

Saccarozơ là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước , đặc biệt là tan nhanh trong cốc nước nóng

 

 

3. Tính chất hoá học:

* Gọi học sinh đọc thí nghiệm 1.

* Đặt vấn đề gọi học sinh trả lời, học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung.

  + Muốn thực hiện thí nghiệm 1 ta cần những hóa chất nào?

- Giáo viên dùng bảng phụ ghi sẵn nội dung thí nghiệm treo lên bảng cho học sinh theo dõi.

* Giáo viên tiến hành làm thí nghiệm yêu cầu  học sinh quan sát hiện tượng.

- Giáo viên nhận xét và kết luận: “Không có hiện tượng chứng tỏ saccarozơ không có phản ứng tráng gương nên có cấu tạo phân tử khác với glucozơ”.

* Gọi học đọc tiếp thí nghiệm 2 .

* Đặt vấn đề gọi học sinh trả lời

  + Muốn tiến hành thí nghiệm 2 ta cần những hóa chất nào?

* Giáo viên dùng bảng phụ ghi sẵn nội dung thí nghiệm 2 treo lên bảng cho học quan sát.

- Giáo viên phát hóa chất cho các nhóm tiến hành thí nghiệm 2:

* Giáo viên theo dõi nhận xét bổ sung và giải thích thêm:

“Khi đun dung dịch saccarozơ với axit H2SO4 lõang có phản ứng hóa học xảy ra và sản phẩm là chất có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Saccarozơ là đisaccarit khi bị thuỷ phân cho ta hai monosaccarit là glucozơ và fructozơ. Fructozơ có cấu tạo khác glucozơ nên ngọt hơn glucozơ còn glucozơ gặp dung dịch AgNO3 trong NH3 xảy ra phản ứng tráng gương. Phản ứng thuỷ phân saccarozơ cũng xảy ra dưới tác dụng của enzim ở nhiệt độ thường »

* Đặt vấn đề để cũng cố kiến thức, gọi học sinh trả lời

  + Khi đun nóng dung dịch có chất gì làm xúc tác?

  + Chất nào sẽ bị thủy phân ?

  + Sản phẩm tạo ra là chất gì?

  + Sản phẩm sinh ra có tham gia phản ứng tráng gương không ? Nếu có đó là chất nào trong sản phẩm đó?

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 

* Đọc thí ngiệm sgk.

* Trả lời, gợi ý sản phẩm.

à Dung dịch saccarozơ, AgNO3, NH3

- Theo dõi nội dung bảng phụ.

* Quan sát hiện tượng thí nghiệm.

 

 Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

*1 học sinh đọc  tiếp thí nghiệm 2.

* Trả lời:

àDung dịch saccarozơ, dung dịch H2SO4, dung dịch NaOH, NH3

* Theo dõi nội dung thí nghiệm ở bảng phụ.

* Các nhóm nhận hóa chất và tiến hành thí nghiệm.

 

* Các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm.

 

 

* Trả lời, Gợi ý sản phẩm:

 

à Có dung dịch axit làm xúc tác.

à Saccaroza bị thủy phân.

à Gucozơ và saccarozơ.

 

à Có đó là chất glucozơ.

 

 

3. Tính chất hoá học:






Saccarozơ bị thuỷ phân khi đun nóng với dung dịch axit tạo ra glucozơ và fructozơ.

 C12H22O11+H2OC6H12O6+   C6H12O6

                                           Glucozơ       fructozo                                                                        

 

 

 

 

4. Ứng dụng:

* Yêu cầu các nhóm quan sát sơ đồ ứng dụng của saccarozơ để phát biểu thành lời ứng dụng của saccarozơ.

* Đặt vấn đề gọi học sinh trả lời, học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung.

  * Trong nguyên liệu công nghiệp thực phẩm saccarozơ dùng để làm gì?

  * Em hãy cho biết con người sử dụng saccarozơ làm thức ăn gì?

  * Trong y tế saccarozơ dùng để làm gì?

 

* Các nhóm quan sát sơ đồ và phát biểu.


à Nước uống giải khát; làm bánh kẹo….

 

à Nấu ăn, làm bánh kem….

à Làm thuốc uống.

4. Ứng dụng:

 

Saccarozơ dùng để:

*  Làm thức ăn cho người.

* Nguyên liệu cho công ngiệp thực phẩm.

* Dùng làm nguyên liệu pha chế thuốc.

 

 

 

 

3.3. Hoạt động luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Luyện tập củng cố nội dung bài học.

+ Kĩ năng:   Rèn  kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán..

-Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân.

Câu 1: Chất hữu cơ X có các tính chất sau :

- Ở điều kiện thường là chất rắn kết tinh.

- Tan nhiều trong nước

Vậy X là

 A. etilen.

B. glucozơ.

 C. chất béo.

 D. axit axetic.

Câu 2: Glucozơ có nhiều nhất trong

 A. thân cây mía.

B. quả nho chín.

 C. gạo lứt.

 D. mô mỡ động vật.

Câu 3: Loại đường nào sau đây được dùng để pha huyết thanh, truyền tĩnh mạch người bệnh?

 A. Sacarozơ.

 B. Frutozơ.

C. Glucozơ

 D. Mantozơ.

Câu 4: Tính chất vật lý của saccarozơ là

 A. là chất rắn kết tinh, màu vàng nhạt, vị ngọt, dễ tan trong nước.

 B. là chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt, khó tan trong nước.

C. là chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.

 D. là chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt, không tan trong nước lạnh.

Câu 5: Saccarozơ tham gia phản ứng hóa học nào sau đây?

 A. Phản ứng tráng gương.

B. Phản ứng thủy phân.

 C. Phản ứng xà phòng hóa.

 D. Phản ứng este hóa.

Câu 6: Khi đun nóng dung dịch đường saccarozơ có axit vô cơ xúc tác ta được dung dịch chứa

 A. glucozơ và mantozơ.

 B. glucozơ và glicozen.

 C. fructozơ và mantozơ.

D. glucozơ và frutozơ.

GV nhận xét, đánh giá và cho điểm.

3.4. Hoạt động vận dụng:

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Vận dụng làm bài tập.

+ Kĩ năng:   Rèn  kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán..

-Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân.

    1. Chọn một thuốc thử để phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học (nêu rõ cách tiến hành).

           a. Dung dịch glucozơ và dung dịch rượu etylic.

           b. Dung dịch glucozơ và dung dịch axit axetic.

   2. Hãy viết các phương trình hóa học trong sơ đồ chuyển hóa sau :

           Saccarozơ   à  Glucozơ  à  ancol etylic   à  axit axetic.

   3. Từ một tấn nước mía chứa 13% saccarozơ có thể thu được bao nhiêu kg saccarozơ ? Cho biết hiệu suất thu hồi đường đạt tới 80%.

        è Đáp án :

                    Khối lượng C12 H22O11 trong 1 tấn = 1000kg nước mía

                         

                     Vì hiệu suất thu hồi đường đạt 80%

                          

GV nhận xét, đánh giá sản phẩm.

3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

 - Mục tiêu:

+ Kiến thức: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

+ Kĩ năng:   Rèn  kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán..

-Phương thức: hoạt động cá nhân.

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học.

      * Học kĩ bài, xem trước bài mới: “Tinh bột và xenlulozơ”, chuẩn bị:

+ Tinh bột và xenlulozơ có cấu tạo phân tử như thế nào?

+ Tinh bột và xenlulozơ có bao nhiêu tính chất hoá học? Có giống với tính chất hoá học của glucozơ và saccarozơ không?

                 * Về nhà đọc mục em có biết./155 sgk.


  Web: giaoanviolet.com

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN KHTN 7 CTST MỚI NHẤT

  I.  TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 ,0 điểm)        Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng.             ...