I/- Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được: * Định nghĩa, cấu tạo, phân loại polime (polime thiên nhiên và polime tổng hợp). * Tính chất chung của polime. 2. Kĩ năng: * Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật.....rút ra nhận xét về tính chất. * Viết được PTHH trùng hợp tạo thành PE, PVC … từ các monome. * Phân biệt được một số vật liệu polime. 3. Thái độ: Giáo dục thái độ yêu thích môn học. 4. Năng lực: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. II/- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: * Chuẩn bị các mẫu vật chế tạo từ polime (tiền, áo mưa, vải…). * Tranh: h5.15 sgk/162; phiếu học tập số 1 , 2. 2. Chuẩn bị của học sinh: * Xem trước kiến thức bài mới. * Đem vật mẫu: tiền, vải, áo mưa, ống nước, tinh bột, tre, nứa, xăng…...). III/- Tổ chức các hoạt động học tập: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy viết công thức cấu tạo của protein? Protein có bao nhiêu tính chất hóa học? Viết PTHH minh họa cho 1 tính chất. 3. Thiết kế tiến trình dạy học: 3.1. Hoạt động khởi động: - Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Phương thức: Dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình…. Đặt vấn đề: Trong cuộc sống chúng ta đã sử dụng rất nhiều những vật liệu được làm từ polime (Tiền, áo mưa, nệm, tinh bột….) Vậy polime là gì và được chia làm mấy loại, cấu tạo và tính chất như thế nào? Để hiểu rõ ta sang bài mới. 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức: | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: I/- Khái niệm về polime: Mục tiêu: -Kiến thức: Biết được KN về polime. - Kĩ năng: Quan sát, nhận biết. Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động cá nhân, gợi mở, quan sát.
2. Polime có cấu tạo và tính chất như thế nào ? | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
* Treo bảng phụ ghi săn nội dung lên bảng và phát phiếu học tập cho học sinh, yêu cầu học sinh quan sát và hoàn thành phiếu học tập.
* Gọi đại diện 2 nhóm lên điền, nhóm còn lại nhận xét bổ sung. * Treo h5.15 sgk/162 cho học sinh quan sát và hỏi: + Các mắc xích của protein liên kết với nhau tạo ra gì? + Polime có bao nhiêu mạch ? + Thế nào là mạng không gian ? * Phát phiếu học tập số 2 yêu cầu học sinh thảo luận hoàn thành phiếu.
+ Polime có tính chất vật lý gì? * Nhận xét, đánh giá sản phẩm. | * Quan sát bảng phụ và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
* Quan sát h5,15 sgk và trả lời. Gợi ý sản phẩm: à Mạch.
à Mạch thẳng, mạch nhánh, mạng không gian. à Các phân tử polime liên kết với nhau bằng nhóm nguyên tử (cầu nối) * Thảo luận nhóm hoàn thành bảng cử đại diện 2 nhóm lên hoàn thành nhóm còn lại nhận xét bổ sung.
à Chất rắn, không tan trong nước và dung môi thường nhưng tan trong aceton, xăng…. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NỘI DUNG: - Các polime do nhiều mắc xích liên kết với nhau tạo thành các mạch thẳng (polietilen, xenlulozơ, poly vinylclorua), mạch nhánh (amilopectin của tinh bột), mạng không gian (cao su lưu hóa). - Polime là chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước hoặc các dung môi thường. Một số polime tan trong aceton (Xenluloit – nhựa bóng bàn), xăng (cao su thô)….. 3.3. Hoạt động luyện tập: - Mục tiêu: + Kiến thức: Luyện tập củng cố nội dung bài học. + Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán.. -Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân. Câu 1: Phát biểu đúng nhất là A. Polime là chất dễ bay hơi. B. Polime là những chất dễ tan trong nước. C. Polime chỉ được tạo ra bởi con người và không có trong tự nhiên. D. Polime là những chất rắn, không bay hơi, thường không tan trong nước. Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng? A. Phân tử polime được cấu tạo bởi nhiều mắt xích liên kết với nhau. B. Tơ là những polime thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo dài thành sợi. C. Cao su được phân thành cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp. D. Ưu điểm của cao su là tính đàn hồi, thấm nước, thấm khí. Câu 3: Polime nào sau dây không phải là polime thiên nhiên? A. Poli(vinyl clorua). B. Xenlulozơ. C. Protein. D. Tinh bột. Câu 4: Một polime (Y) có cấu tạo mạch như sau: …. –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 – … Công thức 1 mắt xích của polime (Y) là A. –CH2 –CH2 –CH2 –. B. –CH2 -CH2 - CH2 –CH2 –. C. –CH2 –. D. –CH2 –CH2 –. Câu 5: Mắt xích của PE? A. Metan B. Aminoaxit C. Etilen D. Etanol GV nhận xét, đánh giá và cho điểm. 3.4. Hoạt động vận dụng: - Mục tiêu: + Kiến thức: Vận dụng làm bài tập. + Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán.. -Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân. 1. Có hai mảnh lụa bề ngoài giống nhau: Một được dệt bằng tơ tằm và một được dệt bằng sợi chế tạo từ gỗ bạch đàn. Cho biết cách đơn giản để phân biệt chúng. è Đáp án: Đốt hai mảnh lụa, nếu mảnh nào khi cháy có mùi khét, đó là mảnh được dệt từ sợi tơ tằm, còn mảnh không có mùi khét là gỗ bạch đàn. 2. So sánh sự giống nhau và khác nhau về thành phần phân tử, cấu tạo phân tử của amino axit (H2N – CH2 – COOH ) và axit axetic. è Đáp án: - Giống nhau: Đều có nhóm COOH - Khác nhau: Axit aminoaxit còn có nhóm –H2N 3. Viết PTHH tạo liên kết giữa 2 phân tử H2N-CH2-COOH. è Đáp án: NH2-CH2-CO-OH + H-NH-CH2-COOH à NH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH + H2O GV nhận xét, đánh giá sản phẩm. 3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: - Mục tiêu: + Kiến thức: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học + Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán.. -Phương thức: hoạt động cá nhân. Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học. - Học kĩ bài.Về nhà xem trước bài 55: Thực hành: Tính chất của gluxit. - Tiết sau thực hiện trên phòng thực hành bộ môn Hóa.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét