27/11/2023

Bài tích hợp: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI – DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI

 I/- Mục tiêu:

1/- Kiến thức:

       - Một số tính chất vật lí của kim loại như: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và ánh kim.

       - Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống, sản xuất có liên quan đến tính chất vật lí như: chế tạo máy móc, dụng cụ sản xuất, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng.

       - HS biết được tính chất hóa học của kim loại nói chung: tác dụng với phi kim, với dd Axít, với dd muối.

       -  HS biết dãy hoạt động hóa học của kim loại.K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au.

       -  HS hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại.

 2/- Kĩ năng: 

       -  Biết thực hiện thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng nhận xét và rút ra kết luận về tính chất vật lí.

       -  Biết liên hệ tính chất vật lí,  với 1 số ứng dụng của kim loại.

       - Biết rút ra tính chất hóa học của kim loại bằng cách:

         + Nhớ lại các kiến thức đã học từ lớp 8 và chương 2 lớp 9.

         + Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận.

         + Từ phản ứng của 1 số kim loại cụ thể, khái quát hóa để rút ra tính chất hóa học của kim loại.

          + Từ phản ứng của 1 số kim loại cụ thể, khái quát hóa để rút ra tính chất hóa học của kim loại.

         + Viết các PTHH biểu diễn tính chất hóa học của kim loại. 

      - Biết cách tiến hành nghiên cứu một số thí nghiệm đối chứng để rút ra kim loại hoạt động mạnh, yếu và cách sắp xếp theo từng cặp. Từ đó rút ra cách sắp xếp của dãy.

       - Biết rút ra ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của 1 số kim loại từ các thí nghiệm và các phản ứng đã biết.

       - Viết được các PTHH chứng minh cho từng ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học các kim loại.

       - Bước đầu vận dụng ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại để xét phản ứng cụ thể của kim loại với chất khác có xảy ra hay không?

       - Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp 2 kim loại.

 3/- Thái độ:  Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.

 4/- Định hướng năng lực hình thành: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

II/- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

   1/- Chuẩn bị của giáo viên: Miếng nhôm mỏng, miếng đồng mỏng.

   2/- Chuẩn bị của học sinh:  

TIẾT 1: Mỗi nhóm HS chuẩn bị:

             - Một đoạn dây thép dài khoảng 20cm, 1 cục than.

             - Búa con.

             - Một vài đồ vật khác: kim, ca nhôm, giấy gói bánh kẹo bằng Al.

             - 1 đoạn dây Al nhỏ, 1 mẫu than gỗ.             

             -  Phiếu học tập.

TIẾT 2: 

      + Hóa chất: Dd CuSO4, H2SO4, AgNO3, kim loại Zn, Cu.

      + Dụng  cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, muỗng mút hóa chất, ống hút (đủ dùng cho các nhóm)

Hóa chất và dụng cụ: Đồ dùng hóa chất để HS nghiên cứu thí nghiệm như SGK.

TIẾT 3:  

                Thí nghiệm1:  + 1 đinh Fe, 1 sợi dây Cu hoặc 1 mảnh Cu.

                                         + 2 ống nghiệm đựng riêng biệt dd FeSO4 , dd CuSO4.

                Thí nghiệm2: (Nếu có điều kiện GV thực hiện thí nghiệm theo nhóm)

                                         + 1 sợi dây Cu, 1 mẫu Ag.

                                         + 2 ống nghiệm đựng dd AgNO3 , dd CuSO4.

                Thí nghiệm 3: + 1 đinh Fe, 1 dây Cu

                                         + 2 ống nghiệm đựng dd HCl

                Thí nghiệm 4: + 1 mẫu Na, đinh Fe, dd Phenoltalin.

                                         + 2 cốc thủy tinh nhỏ đựng nước cất

III/- Tổ chức các hoạt động học tập:

   1/- Ổn định lớp.

   2/- Kiểm tra bài cũ: (không)

   3/- Thiết kế tiến trình dạy học: 

3.1. Hoạt động khởi động:

- Mục tiêu: HS hiểu được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương thức: nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

         TIẾT 1: Kim loại đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Vậy kim loại có tính chất vật lý gì và có những ứng dụng gì trong đời sống, sản xuất. Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó.

         TIẾT 2: Theo như chúng ta đã biết kim loại chiếm hơn 80% tổng số các nguyên tố hóa học và có nhiều ứng dụng trong đời sống và sàn xuất. Để sử dụng kim loại có hiệu quả cần phải hiểu tính chất hoá học chung nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài mới.

           Các em đã học tính chất hóa học của oxi ở lớp 8. Vậy trong tính chất hóa học của oxi có tính chất hóa học nào của kim loại không?

         TIẾT 3: Các em đã từng làm thí nghiệm; Fe + CuSO4 ; Zn + AgNO3, trong các kim loại đó thì Fe và Zn là kim loại mạnh hơn Cu và Ag. Ngoài các kim loại trên còn có một số kim loại nữa cũng có độ mạnh yếu khác nhau. Vậy những kim loại đó được xây dựng như thế nào để trở thành dãy hoạt động của kim loại . Để giải thích vấn đề trên ta vào bài mới.

    Những kim loại nào được xếp vào dãy hoạt động hoá học và dãy đó được xây dựng như thế nào? Để hiểu rõ hơn ta vào hoạt động 1. 

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 1:     A) TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI.

Mục tiêu:

- Kiến thức: Biết kim loại có tính dẻo và ánh kim như thế nào.

- Kĩ năng: Xác định tính chất vật lí của chất.

Phương thức: Hợp tác nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề, giải thích, gợi mở, quan sát, so sánh.

I) Tính dẻo:

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

Nội dung

- GV kiểm tra dụng cụ từng nhóm qua nhóm trưởng.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm dùng búa con đập dây Al và cục than.

 

+ Em trình bày hiện tượng quan sát được?

 + Giải thích nguyên nhân ở 2 thí nghiệm trên?

 +Dựa vào tính dẻo của Al người ta ứng dụng vào đời sống ntn?

 + Cho biết hình dáng của các vật liệu: Vàng, bạc, đồng, Fe như thế nào?

 + Dựa vào tính chất nào của kim loại người ta chế tạo những đồ vật rất tinh xảo, sáng?

 + So sánh tính dẻo của Al, Au,Cu? Nêu VD?

+ Nhờ tính dẽo nên kim loại có tính chất gì?

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

- Nhóm trưởng kiểm tra dụng cụ các nhóm và báo cáo.

- HS thảo luận nhóm dùng búa con đập dây Al và cục than, và ghi lại hiện tượng.

Gợi ý sản phẩm:

- Cục than: vở vụn, dây Al: ko vở vụn mà chỉ dát mỏng.

- Al có tính dẽo, còn kim loại thì không.

-  Giấy gói bánh kẹo.

 

- Hình dáng và độ dày khác nhau.

 

- Kim loại có tính dẻo.

 

- Có tính dẻo khác nhau. VD Au dát mỏng có độ dày vài micromet.

- Dễ rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau.

 

 

 

 

 

 

 

  Kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau, nên kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau.

II) Ánh kim:

* Yêu cầu HS lấy miếng đồng, miếng nhôm và giấy bạc gói bánh kẹo ra quan sát.

 + Qua quan sát các vật trên có hiện tượng gì?

* Thông báo thêm:“Những kim loại có vẽ sáng bên ngoài ta gọi đó là ánh kim. Nhờ có vẻ sáng đó người ta sẽ dựa vào đó để chế tạo ra đồ trang sức vật dụng trang trí khác”.

* Liên hệ thực tế: giấy gói bánh kẹo, giấy bạc bao thuốc lá……….

 + Ngoài ba tính chất trên, kim loại có tính chất gì nữa?

 + Nhờ có tính ánh kim kim loại dùng để làm gì?

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

* Quan sát mẫu vật.

Gợi ý sản phẩm:

- Có vẻ sáng, lấp lánh.

 

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 


* Lắng nghe.

 

- Có ánh kim.

- Dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác.

 

 

 

 

  

 

 Bề mặt của kim loại có vẻ sáng gọi là ánh kim. Dựa vào tính chất này của kim loại được dùng để làm đồ trang sức và vật dụng trang trí khác.

 

 

 

 

Hoạt động 2:     B) TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI.

Mục tiêu:

- Kiến thức: Biết tính chất hóa học của kim loại.

- Kĩ năng: Thực hành TN.

Phương thức: Hợp tác nhóm nhỏ, thí nghiệm biểu diễn, nêu giải quyết vấn đề, đàm thoại.

I)Phản ứng của kim loại với phi kim:

1/- Tác dụng với kim loại:

* Đặt vấn đề, gọi HS trả lời

+ Oxi có bao nhiêu tính chất hóa học? Kể ra.

 

 

+ Trong 3 tính chất hóa học của oxi có tính chất hóa học nào của kim loại không?

* Yêu cầu HS quan sát H2.3 sgk/49 và thông tin trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung.

* GV làm TN biểu diễn cho HS quan sát.

Sắt cháy trong khí oxi

 + Dựa vào TN và H2.3 sgk và thông tin, hãy cho biết phản ứng của kim loại nào với oxi?

 + Qua TN và H2.3/49 sgk hãy cho biết khi đốt sắt ngoài không khí đưa vào lọ chứa khí oxi có hiện tượng gì xảy ra?

 + Em hãy viết PTHH?

 + Yêu cầu HS nêu 1 số VD khác.

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

* Nhận xét và thông báo thêm: “Sắt cháy trong oxi tạo ra oxit sắt từ Fe3O4 do FeO. Fe2O3. Ngoài sắt tác dụng với oxi thì Al, Cu, Zn….Cũng phản ứng với oxi tạo ra oxit.

 


* Trả lời: (Gợi ý sản phẩm)                                                          

-  Có 3 tính chất hóa học:      

 + Tác dụng với phi kim.

 + Tác dụng với kim loại.                    + Tác dụng với hợp chất.

- Có: oxi tác dụng với kim loại.

 

* Quan sát H2.3 sgk/49 trả lời, HS khác theo dõi nhận xét, bổ sung.

 

* HS các nhóm theo dõi.

 

 

- Sắt với oxi.

 

 

- Sắt cháy sáng hơn, không có khói, không có ngọn lửa.

 

 

- HS nêu 1 số VD khác.

 

 

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

1/- Tác dụng với oxi:

 

 

 

Hầu hết các kim loại trừ (Ag, Au, Pt) phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc ở nhiệt độ cao tạo thành oxit bazơ.

                               

                     (FeO; Fe2O3)

  4Al  +  3O2    2Al2O3

2/-Tác dụng với phi kim khác:

* Yêu cầu HS quan sát H2.4/49 sgk.

* Gọi một vài HS mô tả thí nghiệm theo H2.4/49 sgk, HS khác theo dõi nhận xét ,bổ sung.

Natri cháy trong khí clo

* Đặt vấn đề gọi HS trả lời:

 + Đốt natri cháy cho vào bình đựng khí clo có hiện tượng gì xảy ra?

 + Tại sao có khói trắng trong bình?

 + Tinh thể NaCl là hợp chất gì? Có màu gì?

 + Hãy ghi PTHH natri tác dụng với clo

* Nhận xét và thông báo thêm: “Ngoài kim loại natri tác dụng với khí clo mà ở nhiệt độ cao Cu, Mg, Fe………phản ứng với phi kim lưu huỳnh cho ra muối sunfua”.

* Cho 3 PTHH lên bảng gọi 3 HS lên hòa thành, yêu cầu HS khác theo nhận xét, bổ sung.

  Mg + S--->

  Cu  + S --->

  Fe  + Cl --->

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 

* Quan sát H2.4/49 sgk.

 

* Mô tả thí nghiệm theo sgk, HS khác theo dõi nhận xét, bổ sung.

 

 

* Trả lời: (Gợi ý sản phẩm)                                                             

- Khói trắng.

 

 

- Vì Na tác dung với Clo tạo thành tinh thể NaCl.

-  Muối, có màu trắng.

 2Na  +Cl2  à2NaCl

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

* 3 HS lên bảng hoàn thành PTHH, HS khác theo dõi nhận xét, bổ sung.

   Mg    + S  à MgS

   Cu    + S  à FeS

    2Fe    + 3Cl2  à 2FeCl3

2/-Tác dụng với phi kim khác:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ở nhiệt độ cao, kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối.

PTHH:  

2Na   +  Cl2  2NaCl

 Fe   + S   FeS  

II/-Phản ứng của kim loại với dung dịch axit:

+ Ở lớp 8, trong PTN người ta điều chế H2 bằng cách nào?

 + Nêu hiện tượng mà em biết được?

 + Yêu cầu HS viết PTHH?

 + Mọi kim loại đều phản ứng với dd Axít đều tạo thành muối và giải phóng khí H2 không?

* Phát hóa chất cho các nhóm, hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm: “Cho Zn tác dụng với axit H2SO4”.

* Yêu cầu các nhóm ghi lại hiện tượng quan sát được.

 + Khi nhỏ dd axit H2SO4 vào viên kẽm có hiện tượng gì xảy ra?

 + Tại sao có hiện tượng đó?

 + Hãy ghi PTHH.

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

* Thông báo thêm: Một số kim loại tác dụng với dd axit HCl, H2SO4 loãng…….tạo thành muối và giải phóng khí hyđro. Ngoài ra kim loại còn tác dụng với H2SO4 đặc nóng và HNO3 thường không giải phóng khí hyđro mà giải phóng khí khác”.

 

 

- Cho kim loại (Zn, Al..) tác dụng với dd HCl, H2SO4

- Mảnh Zn tan dần và có bọt khí xuất hiện.


- Không.

 

 

* Các nhóm nhận hóa chất và tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn giáo viên.

 


* Các nhóm ghi hiện tượng quan sát được.

-  Kẽm sôi trong dd axit, có khói trắng bay lên.

 

- Vì kẽm tác dụng với dd axit tạo thành muối và khí hyđrô

 Zn  +H2SO4  àZnSO4  +H2  

 

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

II/- Phản ứng của kim loại với dung dịch axit:

 

 

 

 

 

     Một số kim loại tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng..) tạo thành muối và giải phóng khí hyđro  PTHH:

Zn +H2SO4 à ZnSO4   + H2

III/- Phản ứng của kim loại với dung dịch muối:

1/-Phản ứng của đồng với dung dịch bạc nitrat:

* Đặt vấn đề:

 + Kim loại có tác dụng với dung dịch muối không? Cần điều kiện gì để phản ứng xảy ra?

* Yêu cầu các nhóm nghiên cứu mục đích thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm.

        

Cu + AgNO3  à     Zn + CuSO4

* Lấy 2 ống nghiệm, 1 ống đựng dung dịch AgNO3,1 ống đựng dung dịch CuSO4, sau đó lấy kim loại Cu cho vào ống nghiệm 1 và lấy Zn cho vào ống nghiệm 2”.

* Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm, đặt câu hỏi gọi HS trả lời.

 + Ở ống nghiệm 1 có hiện tượng gì?

 + Ở ống nghiệm 2 có hiện tượng gì xảy ra?

 + Các kim loại Cu, Ag, Zn kim loại nào mạnh hơn?

 + Hãy ghi PTHH minh hoạ thí nghiệm trên.

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 Gợi ý sản phẩm:


* Trả lời

 

 

* Các nhóm nghiên cứu thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Quan sát thí nghiệm, trả lời.

 - Màu trắng bạc bám vào Cu.

 - Màu đỏ bám vào Zn.

 -  Ag yếu hơn Cu; Cu yếu hơn Zn.

Cu+2AgNO3 àCu(NO3)2  + 2Ag

Zn  +CuSO4  àZnSO4  +Cu

 

1/-Phản ứng của đồng với dung dịch bạc nitrat:

 

 

Kim loại hoạt động hóa học mạnh  đẩy được kim loại hoạt động hóa học yếu.

 PTHH:

 Cu+2AgNO3à Cu(NO3)2+2Ag 

   2/-Phản ứng của kẽm với dung dịch đồng sunfat:

* Yêu cầu các nhóm nghiên cứu mục đích và cách tiến hành thí nghiệm

* Đặt vấn đề :

  + Kẻm ở trạng thái nào? Màu gì?

  + Dung dịch CuSO4 ở trạng thái nào, màu gì?

* Hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm “Cho dây kẽm vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4”.

* Phát phiếu học tập cho các nhóm yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm ghi vào phiếu.

* Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung phiếu, gọi đại diện nhóm lên điền, nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung.

Thực hiện thí nghiệm Zn tác dụng dd CuSO4

Cách làm

Hiện tượng

PTHH

Cho dây kẽm vào dd CuSO4

Chất rắn màu đỏ bám vào Zn, Dd màu xanh lam nhạt dần.

Zn+CuSO4à

ZnSO4+Cu

 + Từ bảng trên các em rút ra nhận xét gì?

+ Hãy ghi PTHH của một số kim loại tác dụng với muối:

  Mg+ CuSO4--->

  Al + AgNO3--->

  Zn + CuSO4--->

 + Từ 3 PT trên hãy cho biết kim loại nào hoạt động mạnh hơn?

* Nhận xét, đánh giá sp.

* Thông báo thêm:

“Trừ kim loại K, Na, Ca, Ba vì các kim loại này tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ tan trong nước, bazơ này tác dụng với dung dịch muối. Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn là những kim loại nào, chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp bài sau”.

 

 

* Tiến hành giống mục 1.

 

* Trả lời.

- Trạng thái rắn, màu trắng xám.

- Dung dịch có màu xanh lơ.

* Các nhóm tiến hành thí nghiệm.

 

 

 

 

 


* Nhận phiếu học tập, thảo luận nhóm ghi vào phiếu.

* Cử đại diện nhóm lên điền, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

Gợi ý sản phẩm:

- Zn mạnh hơn Cu và đẩy Cu ra khỏi dd muối Cu.

- 3 HS lên bảng ghi 3 PTHH

 

Mg + CuSO4 àMgSO4  +  Cu

Al+3AgNO3àAl(NO3)3 +3Ag

 Zn  + CuSO4  àZnSO4  + Cu  - Mg, Al, Zn mạnh hơn Cu, Ag. 

* Lắng nghe và ghi nhớ.

2/-Phản ứng của kẽm với dung dịch đồng sunfat:

 

        Kim loại hoạt động hóa học mạnh (trừ K, Na, Ca….) có thể đẩy kim loại hoạt động hóa học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.

  PTHH:     

   Zn+CuSO4 à ZnSO4 + Cu

 

Hoạt động 3:     C) DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI.

Mục tiêu:

- Kiến thức: Biết được cách xây dựng và ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại.

- Kĩ năng: Thực hành TN và nhận biết.

Phương thức: Hợp tác nhóm nhỏ, thí nghiệm biểu diễn, nêu giải quyết vấn đề, đàm thoại.

I/-Dãy hoạt động hóa học của kim loại được xây dựng như thế nào?    

1/-Thí nghiệm 1:

* Phát dụng cụ và hóa chất cho các nhóm

* Nêu mục đích thí nghiệm: Nghiên cứu phản ứng của sắt với dung dịch muối đồng sunfat và của Cu với dd muối FeSO4

 + Hãy quan sát trạng thái, màu sắc, các chất trước phản ứng.

 

 + Hãy dự đoán có phản ứng nào xảy ra. Tại sao?

 + Hãy làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán.

“Cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4 và dây đồng vào dung dịch FeSO4”.

* Phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm và theo dõi kết quả thí nghiệm để hoàn thành phiếu, gọi đại diện nhóm lên điền, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

* Các nhóm nhận dụng cụ, hóa chất.

* Chuẩn bị 2 đinh sắt và 2 ống nghiệm (1) đựng dd CuSO4 , (2) đựng dd FeSO4

 

Gợi ý sản phẩm:

- Trước phản ứng: Đinh sắt trắng xám, dd CuSO4 màu xanh, dd FeSO4 không màu.

- Dự đoán chỉ có phản ứng Fe + CuSO4

* Các nhóm làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.

* Các nhóm nhận phiếu học tập quan sát theo dõi kết quả thí nghiệm, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu, cử đại diện nhóm lên điền, nhóm khác nhận xét bổ sung.

1/-Thí nghiệm 1:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thí nghiệm

Cách làm

Hiện tượng

Giải thích-PTHH

Fe+CuSO4

 

 

Cu+FeSO4

-Cho sắt vào ống nghiệm đựng dd CuSO4

-Cho dây Cu vào ống nghiệm 2 đựng dd FeSO4

-Chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt.

 

-Không có hiện tượng gì xảy ra.

-Sắt đẩy Cu ra khỏi dd CuSO4

Fe+CuSO4->FeSO4+Cu

-Cu không đẩy sắt ra khỏi dd FeSO4

* Đặt vấn đề, gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.

 

+ Em rút ra kết luận gì về thí nghiệm 1?

 

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

* Cử đại diện nhóm trả lời, nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.

Gợi ý sản phẩm:

- Sắt hoạt động hóa học mạnh hơn đồng, nên đã đẩy đồng ra khỏi dụng dịch muối đồng.

 Từ thí nghiệm 1  cho ta biết sắt tác dụng với dung dịch muối của kim loại kém hoạt động hơn (đứng sau Fe trong dãy hoạt động hoá học) tạo thành muối sắt (II)và giải phóng kim loại trong muối.

 PTHH:

 Fe +CuSO4 à FeSO4+Cu

2/-Thí nghiệm 2: 

* Nêu mục đích thí nghiệm: Nghiên cứu phản ứng của đồng với dd AgNO3 và Ag với dung dịch CuSO4

 + Hãy quan sát trạng thái màu sắc các chất trước phản ứng.

 

 

 + Hãy dự đoán liệu có phản ứng hoá học nào xảy ra. Tại sao?

* Hãy làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán.

 + Hãy quan sát mô tả hiện tượng thí nghiệm.

 

 

 + Hãy giải thích hiện tượng, viết PTHH.

 

 

 

 

* Em rút ra kết luận gì về thí nghiệm 2?

 + Vậy ta xếp kim loại nào đứng trước?

 + Hãy ghi PTHH xảy ra giữa Cu và dd AgNO3.

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 

* Chuẩn bị: Dây đồng, bạc, ống nghiệm (1) đựng dd AgNO3, (2) đựng dd CuSO4

Gợi ý sản phẩm:

- Trước phản ứng: Ag có màu trắng bạc, dây đồng màu đỏ, dd AgNO3 không màu, dd CuSO4 màu xanh.

- Dự đoán chỉ có phản ứng:

 Cu + AgNO3 

 

* Làm TN theo nhóm nhỏ.

 

- Hiện tượng : Ống (1)có chất rắn màu xám bám vào dây đồng, ống (2) không có hiện tượng gì.

- Ag không phản ứng với CuSO4, nên không có hiện tượng gì xảy ra; còn Cu tác dụng với AgNO3 tạo thành dd có màu xanh và lớp xám bạc bám ngoài dây đồng.

àCu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag.

- Cu đứng trước Ag.

 

Cu+2AgNO3->Cu(NO3)2+ Ag

2/-Thí nghiệm 2: 

 

 

 

 

 

 

   Từ thí nghiệm 2 cho ta biết Cu tác dụng với dd muối của kim loại kém hoạt động hơn (đứng sau đồng trong dãy hoạt động hoá học kim loại) tạo thành muối đồng (II) và giải phóng kim loại trong muối            

   PTHH:   

  Cu+2AgNO3 -->

Cu(NO3)2  + 2Ag

 

3/-Thí nghiệm 3:

* Nêu mục đích thí nghiệm: Nghiên cứu phản ứng của sắt với dd HCl và đồng dd HCl.

 + Hãy quan sát trạng thái màu sắc trước phản ứng các chất trước phản ứng?

* Hãy dự đoán liệu có phản ứng hoá học nào xảy ra. Tại sao?

* Hãy làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.

 

 

 

 

* Yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm thảo luận nhóm rút ra kết luận thí nghiệm, gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 + Ống (1) và (2) có hiện tượng gì? Hãy giải thích.

 

 

 + Em rút ra kết luận gì về thí nghiệm 3?

 

+ Vậy ta xếp kim loại nào đứng trước?

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 

* Chuẩn bị: đinh sắt, lá đồng và 2 ống nghiệm đựng dd HCl.

Gợi ý sản phẩm:

-Trước phản ứng: Đinh sắt trắng xám, lá đồng màu đỏ, dd HCl không màu.

-Dự đoán chỉ có phản ứng:

 Fe + HCl  

* Các nhóm tiến hành thí nghiệm.

Cho đinh sắt và lá đồng nhỏ vào 2 ống nghiệm có đựng dung dịch HCl (Chú ý: nồng độ axit cao hơn).

* Các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm, cử  đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

- Ống (1) có bọt khí thóat ra dung dịch có màu lục nhạt; Ống (2) không có hiện tượng gì xảy ra.

- Ống 2 Cu không đẩy được hiđro ra khỏi dung dịch axit; ống 1 Fe đẩy hiđrô ra khỏi dung dịch axit dd axít.

-> Fe mạnh hơn Cu.

-> Fe đứng trước Cu.

3/-Thí nghiệm 3:

 

 

 

Từ thí nghiệm 3 cho ta biết sắt tác dụng với dd axit tạo thành muối (vì sắt đứng trước hyđrô nên đẩy nguyên tử hyđrô ra khỏi dd axit) và giải phóng khí hyđrô.                    

 PTHH:

Fe + 2HCl -> FeCl2    + H2 

* Giáo viên tiến hành thí: khi sử dụng Na chỉ cần mẫu natri bằng hạt đậu xanh, không nên lấy to dễ gây nguy hiểm).

Lấy 2 cốc đổ nước cất vào: Cốc 1 cho mẫu Na vào; Cốc 2 cho gây đinh sắt vào, sau đó nhỏ vài giọt phenolphtalein vào 2 cốc”.

 

Na , Fe  + H2O

* Yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm rút ra kết luận, gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 + Cốc 1 có hiện tượng gì?

 

+ Nhỏ dd phenolphtalein không màu vào có hiện tượng gì?

 + Tại sao dung dịch trong cốc làm phenolphtalein không màu có màu  đỏ?

 + Ở cốc 2 có hiện tượng gì xảy ra?

 + Vậy Na và Fe kim loại nào mạnh hơn?

 + Hãy sắp xếp Fe, Na, H theo thứ tự?

 + Hãy ghi PTHH ở cốc 1.

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

* Các nhóm theo dõi thí nghiệm của giáo viên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Các nhóm theo dõi quan sát hiện tượng thí nghiệm, cử đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

Gợi ý sản phẩm:

- Mẫu Na tan dần trên mặt nước.

- Dung dịch có màu đỏ.

- Vì Na phản ứng với nước tạo thành dung dịch bazơ.

- Không có hiện tượng gì xảy ra.

- Na mạnh hơn Fe.

-> Na, Fe, H.

 

2Na  + 2H2O  à2NaOH    + H2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ thí nghiệm 4 cho ta biết Na tác dụng với nước tạo ra dd bazơ và giải phóng khí hyđrô (vì Na đứng trước sắt)

 PTHH:

2Na+2H2O à2NaOH  + H2 

+ Từ các thí nghiệm 1, 2, 3, 4 các em hãy sắp xếp các kim loại theo thứ tự từng cặp từ mạnh tới yếu?

 + Căn cứ vào các kết quả trên em hãy sắp xếp các kim loại từ thí nghiệm 1-> 4 theo chiều hoạt động giảm dần?

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

* Thông báo thêm: “Bằng nhiều thí nghiệm khác nhau, người ta sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động : K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au”.

- TN 1: Fe mạnh hơn đồng; TN2: Cu mạnh hơn Ag; TN3: Fe yếu hơn H nhưng mạnh hơn Cu; TN4: Na mạnh hơn Fe.

-> Na, Fe, H, Cu, Ag

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

- Bằng nhiều thí nghiệm khác nhau , người ta sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học.

- Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại:

  K, Na , Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H) , Cu, Ag, Au

II/- Dãy hoạt động hóa học của kim loại có ý nghĩa như thế nào?

* Gọi HS đọc thông tin sgk.

* Đặt câu hỏi, gọi HS trả lời, HS khác theo dõi nhận xét, bổ sung.

 + Chiều biến đổi mức độ hoạt động hóa học của kim loại được sắp xếp như thế nào?

 + Kim loại ở vị trí nào phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường?

 + Kim loại ở vị trí nào phản ứng với axit giải phóng khí hyđro?

 + Kim loại ở vị trí nào đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối?

* Dùng bảng phụ ghi một số bài tập trên lên bảng, gọi HS làm (1HS làm 3 bài tập) nếu đúng giáo viên cho điểm.

“Hãy xem xét phản ứng sau đây, phản ứng nào xảy ra, phản ứng nào không xảy ra. Viết PTHH nếu có”.

- Zn+ Cu Cl2 --->      

 - Al  +   CuCl2 --->

- Cu + Pb(NO3)2 --->  

-   Al  +  ZnCl2 --->

- Cu  + AgNO3 --->    

 -  Ag  + HCl --->

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

* Đọc thông tin.

* Trả lời, Hs khác theo dõi nhận xét bổ sung.

Gợi ý sản phẩm:

- Giảm dần từ trái qua phải.

 

- Kim loại K, Na phản ứng với nước.

 

- Đứng trước hyđro.

 

- Từ Mg trở đi những kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

* HS làm bài tập, học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

     Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học kim loại:

   *  Mức độ hoạt động hóa học kim loại giảm dần từ trái qua phải.

   * Kim loại đứng trước Mg phản  ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành kiềm và giải phóng khí hyđro.

  * Kim loại đứng trước hyđro phản ứng với dung dịch axít (HCl, H2SO4…. loãng) giải phóng khí hyđro.

  * Kim loại đứng trước (trừ K , Na…) đẩy kim  loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

3.3. Hoạt động luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

+ Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ nhanh kiến thức dể làm bài tập..

- Phương thức:  Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Em hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái (A, B , C, D) đầu câu cho ý đúng:

1) Sự truyền nhiệt trong thanh thép từ đầu này đến đầu kia là do:

A. Sự đối lưu

B. Sự bức xạ nhiệt

C. Sự dẫn điện

D. Sự nóng chảy của nhiệt

         2) Hãy tính thể tích 1 mol của mỗi kim loại (nhiệt độ, P, trong phòng thí nghiệm) biết DAl=2.7g/cm3, DK=0.86g/cm3, DCu=8.94g/cm3 

3.4. Hoạt động vận dụng:

 - Mục tiêu:

+ Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

+ Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ nhanh kiến thức dể làm bài tập.

- Phương thức:  Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

1/- Điền những CTHH và hệ số còn thiếu vào chỗ trống trong các PTHH sau:

                       a/……………+…HCl " MgCl2  +H2

                       b/……………+…AgNO3 " Cu(NO3)2  +…Ag

                       c/……………+………."…ZnO

                       d/ …………...+ Cl2 " CuCl2

                       e/……………+  S  "     K2S  

                       g/ …………...+H2SO4  " FeSO4 +………

2/- Ngâm một lá kẽm trong 20g dung dịch muối đồng sunfát 10% cho đến khi kẽm không tan được nữa. Tính khối lượng kẽm đã phản ứng với dung dịch trên và nồng độ % của dung dịch sau p.ứng.

Dự kiến sản phẩm:

Khối lượng CuSO4:

Số mol CuSO4:

PTHH:        Zn        +      CuSO4    à    ZnSO4         +     Cu

                          0,0125mol   0,0125mol   0,0125mol   0,0125mol

Khối lượng kẽm:  mZn   =   n   * M  =  0,0125  *  65  =  0,81g

                                          

3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

+ Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ nhanh kiến thức dể làm bài tập.

- Phương thức:  Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

* Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học.

1/- Có 4 kim loại A,B,C,D. Tiến hành những thí nghiệm trên 4 kim loại này với dd HCl, dd AgNO3, dd NaOH . Kết quả ở bảng sau:

Kim Loại

Tác dụng dd HCl

Tác dụng dd AgNO3

Tác dụng dd NaOH

A

Không có phản ứng

Không có phản ứng

Không có phản ứng

B

Có khí bay ra

Tạo ra chất mới

Không có phản ứng

C

Không có phản ứng

Tạo ra chất mới

Không có phản ứng

D

Có khí bay ra

Tạo ra chất mới

Có khí bay ra

            a/ Sắp xếp các kim loại A,B,C,D theo thứ tự hoạt động tăng dần.

            b/ Dự đoán các kim loại A,B,C,D có thể là những kim loại nào?

            c/ Thay A,B,C,D bằng 1 kim loại cụ thể và viết PTHH của các phản ứng trong những thí nghiệm trên?

       2/- Bài tập: (GV hướng dẫn HS về nhà làm)

        Ngâm 21.6g hỗn hợp ba kim loại: kẽm, sắt , đồng, trong dung dịch H2SO4 loãng dư. Khi phản ứng kết thúc không còn bọt khí bay ra thấy còn lại 3 gam chất rắn và thể tích khí thu được là 6.72 lít (đo ở đktc).

       Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

* Dặn dò:

       - Học kỹ bài, xem trước bài mới: “Nhôm”.

       - Gợi ý: Nhôm là kim loại, vậy hãy dựa vào tính chất hoá học của kim loại và dãy hoạt động hoá học kim loại mà dự đoán tính chất hoá học của nhôm.

       - Hãy tìm xem nhôm có tính chất hoá học nào đặc trưng hay không? Nếu có thì nhôm tác dụng với chất gì?

      - Về nhà làm bài tập 3,4,5 / 54 sgk và làm thêm một số bài tập 18.1; 18.3; 18.7/20 – 21 SBT.

 Web: giaoanviolet.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN KHTN 7 CTST MỚI NHẤT

  I.  TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 ,0 điểm)        Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng.             ...