I. Phần trắc nghiệm (7điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng của các câu sau (Mỗi câu đúng: 0.5 điểm).
Câu 1. Bản vẽ kĩ thuật trình bày thông tin dưới dạng?
A. Hình vẽ B. Văn bản C. Kí hiệu D. Hình vẽ và kí hiệu
Câu 2. Khổ giấy A4 là khổ giấy có kích thước:
A. 841 × 594 B. 594 × 420 C. 420 × 297 D. 297 × 210
Câu 3. Tiêu chuẩn đầu tiên về bản vẽ kĩ thuật là gì?
A. Khổ giấy B. Tỉ lệ C. Nét vẽ D. Ghi kích thước
Câu 4. Để nhận được hình chiếu bằng, cần chiếu vuông góc vật thể theo hướng chiếu nào?
A. Từ trước tới B. Từ trên xuống C. Từ trái sang D. Từ phải sang
Câu 5. Trên bản vẽ kĩ thuật hình chiếu bằng nằm ở vị trí:
A. Bên trái hình chiếu đứng. B. Bên phải hình chiếu đứng.
C. Dưới hình chiếu đứng. D. Trên hình chiếu đứng.
Câu 6. Nét vẽ đường kích thước và đường gióng là:
A. Nét gạch dài. B. Nét liền mảnh C. Nét đứt mảnh. D. Nét liền đậm
Câu 7. Trên bản vẽ kĩ thuật, nét liền đậm được dùng để vẽ:
A. Đường bao thấy, cạnh thấy. B. Đường kích thước, đường gióng kích thước.
C. Cạnh khuất, đường bao khuất. D. Đường tâm, đường trục đối xứng.
Câu 8. Kí hiệu Ø đặt trước con số chỉ kích thước của?
A. Đường kính B. Bán kính C. Độ dài D. Góc
Câu 9. Cho vật thể có kích thước: chiều dài 60 mm, chiều rộng 40 mm và chiều cao 50 mm. Hình biểu diễn vật thể có tỉ lệ là 1:2. Độ dài kích thước chiều cao đo được trên hình biểu diễn của vật thể là bao nhiêu?
A. 30 mm B. 25 mm C. 20 mm D. 15 mm
Câu 10. Mặt phẳng thẳng đứng ở chính diện gọi là:
A. Mặt phẳng hình chiếu đứng B. Mặt phẳng hình chiếu bằng
C. Mặt phẳng hình chiếu cạnh D. Mặt phẳng hình chiếu
Câu 11. Phép chiếu vuông góc là phép chiếu có các tia chiếu:
A. Song song với mặt phẳng cắt
B. Song song với nhau
C. Cùng đi qua một điểm
D. Song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu
Câu 12. Bản vẽ chi tiết dưới đây gồm có những nội dung chính nào?
A. Hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, khung tên.
B. Hình biểu diễn, kích thước, khung tên.
C. Hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, khung tên.
D. Hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật.
Câu 13. Bản vẽ lắp không có nội dung nào so với bản vẽ chi tiết?
A. Hình biểu diễn B. Kích thước
C. Yêu cầu kĩ thuật D. Khung tên
Câu 14. Khi nào cần lập bản vẽ chi tiết?
A. Khi chế tạo và kiểm tra một chi tiết.
B. Cần tài liệu cho quá trình thiết kế, lắp ráp, kiểm tra và sử dụng sản phẩm.
C. Khi thiết kế và thi công xây dựng.
D. Khi người thợ cơ khí cần lắp ráp chi tiết máy.
II. Phần tự luận (3 điểm)
Câu 15(1,5 điểm): Có mấy loại phép chiếu? Mỗi phép chiếu có đặc điểm gì?
Câu16(1,5 điểm): Nêu quy trình vẽ hình chiếu vuông góc của khối hình học.
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: CÔNG NGHỆ - KHỐI: 8
I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
D | D | A | B | C | B | A | A | B | A | D | C | C | A |
II. Phần tự luận: (5 điểm)
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
1 | Có ba phép chiếu: -Phép chiếu xuyên tâm: Các tia chiếu đồng qui tại một điểm. -Phép chiếu song song: Các tia chiếu song song với nhau. -Phép chiếu vuông góc: Các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu. |
0,5 0,5 0,5 |
2 | Quy trình vẽ hình chiếu khối hình học: - Xác định đặc điểm hình dạng và kích thước. - Xác định các hình chiếu. - Xác định vị trí và tỉ lệ các hình chiếu trên giấy vẽ. - Vẽ các hình chiếu. |
0,5 0,25 0,5 0,25
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét