29/10/2023

Bài 11: PHÂN BÓN HÓA HỌC (HÓA 9)

 

I/- Mục tiêu:

1/- Kiến thức:

      - Tên, thành phần hóa học và ứng dụng của một số phân bón hóa học thông dụng.

      - Một số phân bón đơn và phân bón kép thường dùng và công thức hóa học của mỗi loại phân bón.

      - Phân bón vi lượng là gì? Và 1 số nguyên tố cần cho thực vật.

2/- Kĩ năng:

      - Nhận biết được một số phân bón hóa học thông dụng.

      - Biết tính toán để tìm thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón và ngược lại.

3/- Thái độ:  Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.

4/- Định hướng năng lực hình thành: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

II/- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

   1/- Chuẩn bị của giáo viên:

      - Cho HS sưu tầm mẫu các loại phân bón, công thức hóa học của chúng được dùng ở địa phương và gia đình.

      - GV chuẩn bị 1 số mẫu phân bón có trong SGK và phân loại (phân bón đơn, phân bón kép, phân bón vi lượng).

   2/- Chuẩn bị của học sinh:   Sưu tầm một số loại phân bón được dùng ở địa phương.

III/- Tổ chức các hoạt động học tập:

   1/- Ổn định lớp.

   2/- Kiểm tra bài cũ:

     Giáo viên tiến hành kiểm tra vở bài tập của học sinh. Gọi 2 HS lên bảng giải bài tập 5/36 sgk.

         F Đáp án Bài 5/36 sgk

a)      PTHH phân huỷ:

2KClO3 --> 2KCl  + 3O2

 2mol                                 3mol

2KNO3 --> 2KNO2  +  O2

2mol                                     1mol

b)     Theo PTHH (1) ; (2) số mol tham gia phản ứng là 0,1mol, nhưng số mol sinh ra là khác nhau

(1)      Số mol khí oxi:

      

(2)      Số mol khí oxi

       

Thể tích khí oxi ở PTHH (1):

Thể tích khí oxi ở PTHH (2)

ð Nếu dùng 0,1 mol mỗi chất thì V khí oxi thu được khác nhau.

c)           Số mol khí oxi:

             

            PTHH phân huỷ KClO3

               2KClO3 2KCl  + 3O2

               2mol                                3mol

             0,033mol                            0,05mol

              ð

             Khối lượng muối KClO3

               M =  n  . M  0,033 . 122,5 = 4,08g

         PTHH phân huỷ KNO3

               2KNO3 -->2KNO2  +  O2

              2mol                                     1mol

             0,1mol                                  0,05mol

             Khối lượng muối KNO3

                                                        m  = n  .  M  0,1. 101 = 10,1g

      3/- Thiết kế tiến trình dạy học:

3.1. Hoạt động khởi động:

- Mục tiêu: HS hiểu được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương thức: nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

         Sau những vụ thu hoạch lúa , ngô, khoai…. Đất trồng sẽ bị bạc màu hơn. Đất trồng bị bạc màu là do thực vật đã lấy các nguyên tố dinh dưỡng từ đất như : B, Cu, Fe, Zn … Làm thế nào để tăng năng suất vụ sao cao hơn vụ trước. Để tìm hiểu về phân bón hóa học, CTHH, vai trò của phân bón trong nông nghiệp, chúng ta cùng nghiên cứu bài mới.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

                      Theo như chúng ta đã biết thực vật đòi hỏi nhiều loại phân bón khác nhau, nhưng trong các loại phân bón đó, loại phân bón nào cần thiết cho thực vật. Ngoài phân bón ra thực vật còn cần chất nào nữa, ta vào hoạt  động 1.

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

Nội dung

Hoạt động 1:  I/-Những nhu cầu của cây trồng  (đọc thêm SGK)

 

Hoạt động 2:  II/-Những phân bón hóa học thường dùng.  

Mục tiêu:

- Kiến thức: học sinh biết  những loại phân bón thường gặp.

- Kĩ năng: Phân biệt các loại phân bón.

Phương pháp: Nêu giải quyết vấn đề, đàm thoại, gợi mở, quan sát, phân tích…

1/- Phân bón đơn:

* Gọi HS đọc thông tin.

* Yêu cầu HS để các mẫu phân bón lên bàn  kết hợp mẫu của giáo viên  quan sát.

* Đặt câu hỏi, gọi HS trả lời.

 + Thế nào là phân bón đơn?

 

* Yêu cầu HS thảo luận nhóm phân biệt các mẫu phân hóa học thành 2 dạng. GV theo dõi và uốn nắn.

* Yêu cầu HS tính tỉ lệ % Nitơ trong 3 loại phân đạm: Urê CO(NH2)2, Amoni nitrat NH4NO3, Amoni sunfat (NH4)2SO4

  + Hãy nêu đặc điểm của 3 dạng phân đạm?

* Giáo viên giáo dục tư tưởng cho học sinh.

 + Em hãy kể 1 số phân lân thường dùng?

 + Nêu CTHH của phốtphát tự nhiên, tính tan và tính chất?

 

+ Nêu CTHH của supe phốtphát? Tính tan?

  + Nêu những loại phân Kali thường dùng? Tính tan?

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 

* Đọc thông tin.

* Quan sát các mẫu phân bón.

 

 

* Trả lời. (Gợi ý sản phẩm)

+ Chứa một trong ba nguyên tố dinh dưỡng là N, P, K.

* Thảo luận nhóm để phân biệt các mẫu phân thành 2 dạng.

 

* Các nhóm tính tỷ lệ % Nitơ trong 3 dạng phân đạm.

 

 

+ Cả 3 loại phân đều dễ tan trong nước.

* Học sinh lĩnh hội kiến thức.

 

+ HS kể 1 số phân lân thường dùng.

+ Phốtphát tự nhiên; Ca3(PO4)2: không tan trong nước, tan trong đất chua.

+ Supe phốtphát: Ca(H2PO4)2 tan trong nước.

+ KCl, K2SO4 đều dễ tan trong nước.

1/- Phân bón đơn:

 

Phân bón đơn chỉ chứa một trong ba nguyên tố dinh dưỡng là đạm (N), lân (P) , kali (K)

           

+ Phân đạm: Gồm urê (CO(NH2)2 chứa 46% nitơ; Amoni nitrát NH4NO3 chứa 35% nitơ; amoni sunfat (NH4)2SO4 chứa 21% nitơ)

 + Phân lân: Gồm Photphat tự nhiên (Ca3(PO4)2) chưa chế biến, không tan trong nước; Supe photphát  Ca(H2PO4)2 đã qua chế biến hóa học, tan trong nước.

  + Phân kali: Thường dùng là KCl, K2SO4 dễ tan trong nước .

2/-Phân bón kép:

* Gọi học sinh đọc thông tin sgk.

 + Phân bón kép chứa các nguyên tố nào?

 

 + Người ta tạo phân bón kép bằng cách nào?

 

 

 + Phân NPK là hổn hợp những muối nào? Có những tính chất ntn?

 

 + Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học? Nêu ví dụ?

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 * Gọi học sinh đọc mục em có biết.

 

* 1 học sinh đọc thông tin sgk.

(Gợi ý sản phẩm)

- Có chứa 2 hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng.:N, P, K.

+ Hỗn hợp những phân bón đơn được trộn với nhau theo tỉ lệ lựa chọn thích hợp với từng loại cây trồng.

+ NH4NO3, (NH4)2HPO4, KCl dễ tan cung cấp cho cây trồng đồng thời đạm, và lân, Kali.

+ K và đạm, đạm và lân.

 

 

* 1 học sinh đọc mục em có biết.

2/-Phân bón kép:

Phân bón kép có chứa hai hoặc cả ba nguyên tố dinh dưỡng N, P, K. Phân bón kép tạo ra hai cách:

-  Hỗn hợp những phân bón đơn được trộn với nhau theo một tỷ lệ lựa chọn thích hợp với từng loại cây trồng.

   Ví dụ: Phân  NPK là hỗn hợp các muối: NH4NO3, (NH4)2SO4, KCl. Phân bón NPK dễ tan trong nước.

- Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học như: KNO3 (kali và đạm), (NH4)2HPO4 (đạm và lân).

3/-Phân vi lượng:

* Gọi HS đọc thông tin.

* Đặt câu hỏi gọi HS trả lời, yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.

 + Phân bón vi lượng có tác dụng gì đối với cây trồng?

 + Phân bón vi lượng có chứa các nguyên tố nào?

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

* GV: Thông báo thêm: Phân bón vi lượng chứa một lượng rất ít các nguyên tố hóa học Bo, Zn, Mn, nhưng lại rất cần cho cây trồng phát triển”.

 

* Đọc thông tin.

* Trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. (Gợi ý sản phẩm)

+ Cần cho sự phát triển của cây trồng.

+ Bo , Zn , Mn……..

 

 

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

                       

3/-Phân vi lượng:

Phân bón vi lượng chứa một số nguyên tố hóa học (Bo, Zn, Mn……..dưới dạng hợp chất) cây cần rất ít nhưng lại cần thiết cho sự phát triển cây trồng.

3.3. Hoạt động luyện tập: 

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

+ Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ nhanh kiến thức dể làm bài tập..

- Phương thức:  Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Thành phần của thực vật, những phân bón hoá học đơn và kép thường dùng là những chất nào?

- Bài tập vận dụng :

1. Khi bón cùng một khối lượng NH4Cl và NH4NO3 lượng N do NH4NO3 cung cấp cho cây trồng so với NH4Cl là :

A.Nhiều hơn                    B. ít hơn              C. Bằng  nhau               D . Chưa xác định được

2. Phân bón kép là:

A. Phân bón dành cho cây 2 lá mầm

B. Phân bón dành cho cây 1 lá mầm

C. Phân bón có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng

D. Phân bón có chứa 1 nguyên tố dinh dưỡng

3. Có những phân hoá học sau : NH4NO3 ; NH4Cl ; (NH4)2SO4 ; KCl ; Ca3(PO4)2  ; Ca(H2PO4)2  ; CaHPO4  ; (NH4)3PO4  ; NH4H2PO4 ; (NH4)2HPO4 ; KNO3

a) Cho biết tên hoá học của chúng.

b) Hãy xếp các phân bón trên thành các loại : Phân bón (đạm, lân, kali) ; Phân bón kép (đạm và lân ; đạm và kali)

c) Những ng/tố hoá học chủ yếu nào trong mỗi loại phân bón kể trên cần cho sự phát triển của cây trồng

4.  Khi bón cùng một khối lượng NH4Cl và NH4NO3, lượng N do chất nào cung cấp cho cây trồng :

A. Nhiều hơn            B. Bằng nhau       C. Ít hơn                     D. Chưa xác đinh được

3.4. Hoạt động vận dụng:

 - Mục tiêu:

+ Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

+ Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ nhanh kiến thức dể làm bài tập.

- Phương thức:  Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

1) Có những loại phân bón hóa học: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3(PO4)2 Ca(H2PO4)2,(NH4)2HPO4 , KNO3.

            a/ Hãy cho biết tên hóa học những loại phân bón nói trên?

            b/ Sắp xếp những loại phân này thành 2 nhóm: Phân bón đơn và phân bón kép.

            c/ Trộn những phân bón nào với nhau ta được phân bón kép NPK?

      2) Tính thành phần trăm về khối lượng các nguyên tố có trong đạm urê (CO(NH2)2).

    (GV yêu cầu học sinh xác định dạng bài tập và nêu các bước chính để giải, cho các nhóm thảo luận để làm vào vở , đại diện 1 học sinh lên bảng làm)

E  Đáp án:

                           

                           

                            

                             

                              %H = 100% - (20% + 26,67% + 46,67) = 6,66%

       3. Từ quặng apatit có thành phần chính là Ca3(PO4)2 người ta điều chế được supephotphat đơn và supephotphat kép

           a. Để điều chế supephotphat đơn người ta tán nhỏ quặng apatit rồi cho tác dụng với H2SO4 đặc thu được hổn hợp 2 muối là Ca(H2PO4)2 và CaSO4. Viết PTHH xảy ra

           b, Để điều chế supephotphat kép trước tiên người ta cho quặng apatit tác dụng với axit sunfuric đặc để điều chế H3PO4, sau đó lấy H3PO4 cho tác dụng với quặng apatit thu được Ca(H2PO4)2 ( supephotphat kép). Viết các PTHH.

E Đáp án:

                   a. Ca3(PO4)2     + 2H2SO4 đặc   Ca(H2PO4)2    +  2CaSO4

                   b. Ca3(PO4)2     + 3H2SO4 đặc    2H3PO4   +   3CaSO4 

                        Ca3(PO4)3    + 4H3PO4   à  3Ca(H2PO4)2

3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: 

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

+ Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ nhanh kiến thức dể làm bài tập.

- Phương thức:  Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

* Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học.

* Dặn dò:

             - Học kỹ bài. Xem trước bài mới Mối quan hệ ghữa các hộp chất vô cơ”. Xem lại kiến thức cũ từ bài tính chất hoá học oxit  đến hết bài một số muối quan trọng. Làm bài tập 2,3 / 39 sgk.

             - Xem kĩ sơ đồ mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ và điền những chất vào sơ đồ từ số 1à 9.

 

 Web: giaoanviolet.com

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN KHTN 7 CTST MỚI NHẤT

  I.  TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 ,0 điểm)        Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng.             ...