I/- Mục tiêu: 1/- Kiến thức: Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các
thí nghiệm: - Oxít tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ hoặc
axít. - Nhận biết dung dịch axít, dung
dịch bazơ và dung dịch muối sunfat. 2/- Kĩ
năng: + Sử dụng dụng cụ và hóa chất
để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. + Quan sát và mô tả, giải thích
hiện tượng và viết được các PTHH của thí nghiệm. + Viết tường trình thí nghiệm. 3/- Thái độ: Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm…trong
học tập và trong thực hành hóa học, biết giữ gìn sạch sẽ PTN.
4/- Định
hướng năng lực hình thành: Sử
dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực tính toán,
năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực sáng tạo, năng lực
tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực
vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. II/-
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1/- Chuẩn bị của
giáo viên: + Hóa chất: CaO, dd: H2SO4,
HCl, Na2SO4, BaCl2, qyì tím, phenoltalêin, H2O
cất, P đỏ. + Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, ống nhỏ giọt,
kẹp, bình thủy tinh. đũa thủy
tinh, muôi sắt (Các dụng cụ và hóa chất đủ
để cho nhóm HS làm thí nghiệm). 2/- Chuẩn bị của học sinh: Xem
trước bài thực hành. III/-
Tổ chức các hoạt động học tập: 1/- Ổn định lớp: 2/- Kiểm tra bài cũ: (không) 3.1. Hoạt động khởi
động: - Mục tiêu: HS hiểu được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được,
tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Phương thức: nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình. Để nắm lại tính chất đồng
thời kiểm chứng lại tính chất hóa học của oxit và axit như thế nào hôm nay
chúng ta tiến hành thực hành về tính chất hóa học của chúng. 3.2. Hoạt động hình
thành kiến thức: Hoạt
động 1:HƯỚNG DẪN MỘT SỐ QUY TẮC
AN TOÀN VÀ CÁCH SỬ DỤNG HÓA CHẤT, DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM: Mục tiêu: -
Kiến thức: Cho học sinh biết được một
số quy tắc an toàn thí nghiệm. - Kĩ năng: Sử dụng TBDH. Phương
pháp: thuyết trình. b) Các bước hoạt động: |
|||||||||||||
Hoạt động của Giáo viên |
Hoạt động của Học sinh |
Nội dung |
|||||||||||
*
Gv thông báo một số thao tác an toàn trong PTN. +
Phản ứng của CaO với H2O rất mạnh, tỏa nhiều nhiệt, không làm thí
nghiệm với lượng CaO lớn, nước và vôi tôi nóng sẽ bắn vào người không được sờ
tay ướt vào vôi sống. +
Phản ứng của P với O2 cháy mạnh, tỏa nhiều nhiệt, chỉ nên lấy 1
lượng nhỏ P. Không để muỗng đựng hóa chất đang cháy chạm vào lọ thủy tinh.
Khi làm thí nghiệm không ghé mặt gần lọ thủy tinh. +
Làm thí nghiệm với các dd axít: H2SO4, HCl phải thật
cẩn thận, không để axít văng vào quần áo. |
*Học
sinh lắng nghe tiếp thu kiến thức |
+Phản
ứng của CaO với H2O rất mạnh, tỏa nhiều nhiệt, không làm thí
nghiệm với lượng CaO lớn, nước và vôi tôi nóng sẽ bắn vào người không được sờ
tay ướt vào vôi sống. +Phản
ứng của P với O2 cháy mạnh, tỏa nhiều nhiệt, chỉ nên lấy 1 lượng
nhỏ P. Không để muỗng đựng hóa chất đang cháy chạm vào lọ thủy tinh. Khi làm
thí nghiệm không ghé mặt gần lọ thủy tinh. +Làm
thí nghiệm với các dd axít: H2SO4, HCl phải thật cẩn
thận, không để axít văng vào quần áo. |
|||||||||||
Hoạt động 2: I/ – TÌM HIỂU CÁCH TIẾN HÀNH THÍ
NGHIỆM: Mục
tiêu: -
Kiến thức: Cho học sinh biết cách cách tiến hành các thí nghiệm. -
Kĩ năng: Thực hành thí nghiệm. Phương thức: Thí nghiệm kiểm chứng, thí nghiệm nêu vấn đề, quan sát, hoạt động
nhóm, giải thích… |
|||||||||||||
1/-Thí nghiệm 1: Phản ứng
của Canxi oxit với nước. *
GV treo bảng nội qui ngay gốc bảng. - Nêu những dụng cụ và hóa chất cần cho thí
nghiệm 1? *
Yêu cầu HS đọc nội dung thí nghiệm 1. - Em chọn những cục vôi sống ntn? - Khi thí nghiệm ta dùng lượng CaO ntn? Tại
sao? Gợi
ý sản phẩm: -Trắng,
nhẹ, mới sản xuất, bảo quản trong lọ thủy tinh đậy kín. -Nhỏ
vì Cao +H2O tỏa nhiệt lớn. Nếu dùng nhiều CaO nhiệt tỏa ra lớn có
thể làm cho nước sôi bắn vào người nguy hiểm. *
Yêu cầu HS nhóm tiến hành thí nghiệm. *
GV theo dõi và uốn nắn. - Nêu các thao tác chính trong thí nghiệm
này? *
Nêu hiện tượng quan sát được qua các câu hỏi gợi mở của giáo viên. - Khi cho CaO vào nước thành ống nghgiệm có
hiện tượng gì? - Dùng công tơ hút chất lỏng trong ống
nghiệm nhỏ lên quì tím hoặc phenolptalein không màu có hiện tượng gì? - Tại sao màu của thuốc thử lại thay đổi? -
Viết PTHH? Gọi tên sản phẩm? Cho biết chúng thuộc loại hợp chất nào? Gợi
ý sản phẩm: -Tỏa
nhiệt. (nóng lên) -
Quì tím hóa xanh, phenolptlein không màu chuyển hồng. - Đó là dung dịch bazơ. CaO + H2O " Ca(OH)2 : Bazơ Canxi hiđroxít *
Nhận xét, đánh giá sản phẩm. |
* HS xem bảng nội qui. -Hóa
chất: CaO, qùi tím, phenoltalin, H2O cất. -Dụng
cụ: ống nghiệm, cốc đựng H2O, giá thí nghiệm.đủa thủy tinh. -1
HS đọc, HS lớp nghiên cứu. - *
HS nhóm tiến hành thí nghiệm -2
HS nêu, HS lớp nhận xét: “Cho mẫu nhỏ
CaO vào ống nghiệm, dùng công tơ hút nước vào ống nghiệm, sau đó dùng đủa
thủy khuấy đều; nhỏ giọt chất lỏng lên giấy chỉ thị” -Hiện
tượng: |
1/-Thí nghiệm 1: Phản ứng
của Canxi oxit với nước. Hiện
tượng CaO tan ít trong nước tỏa nhiệt, làm quì tím hóa xanh.
CaO+ H2O à Ca(OH)2 Canxi hiđroxit |
|||||||||||
2/-Thí nghiệm 2: Phản ứng
của P2O5 tác dụng với nước. *
Yêu cầu HS đọc nội dung thí nghiệm 2 ? - Hãy nêu những dụng cụ hóa chất cần cho
thí nghiệm? *
Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm. *
Yêu cầu đại diện nhóm nêu hiện tượng quan sát được qua các câu hỏi : - Khi đốt phốt pho đỏ cháy có hiện tượng gì? - Theo thông tin trong thí nghiệm khói trắng
đó là chất gì? - Khi ta thêm nước vào lắc nhẹ cho khói
trắng tan hết ta cho quì tím vào thì màu của quì tím ra sao? - Vậy dung dịch trong lọ là chất gì làm quì
tím chuyển màu đỏ? -Viết
PTHH? Gọi tên sản phẩm? Cho biết chúng thuộc loại hợp chất nào? Gợi
ý sản phẩm: à Phốt pho cháy tạo ra khói trắng. à Đó là P2O5 à Quì tím chuyển thành màu đỏ. à Dung dịch axit. P2O5 + 3H2O " 2H3PO4
Axit phốtphoric *
Nhận xét, đánh giá sản phẩm. |
*
HS đọc nội dung thí nghiệm 2, HS lớp nghiên cứu. à Hóa chất: P đỏ, quì tím, nước cất. Dụng cụ: Bình thủy tinh miệng rộng, muôi
sắt. * HS
tiến hành thí nghiệm theo nhóm * Cử đại diện nhóm nêu hiện tượng , nhóm
khác nhận xét, bổ sung *
1 Học sinh rút ra kết luận. |
2/-Thí nghiệm 2: Phản ứng
của P2O5 tác dụng với nước. Hiện
tượng: P đỏ cháy tạo ra khói trắng tan trong nước. Dung dịch tạo thành làm
quì tím hóa đỏ. P2O
+ 3H2O à 2H3PO4 Axit phôtphoric |
|||||||||||
3/-Nhận biết các dung dịch: *
Có 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong các dd: HCl, H2SO4, Na2SO4. *
Đặt vấn đề gọi học sinh trả lời, học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung. - Nêu nhận xét về thành phần phân tử của các
chất cần nhận biết? - Em hãy nêu các thao tác chính trong thí
nghiệm này? - Trước khi nhận biết hóa chất trong các lọ
mất nhãn người ta thường đánh số thứ tự các lọ mất nhãn trước khi thí nghiệm.
Tại sao? *
Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm. * Giáo viên treo sơ đồ yêu cầu học dựa vào
thí nghiệm đã làm để hoàn thành sơ đồ thí nghệm
H2SO4 HCl *
Giáo viên đặt vấn đề, gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác theo dõi nhận xét
bổ sung. - Bằng cách nào phân biệt HCl và H2SO4? - Bằng cách nào ta nhận được mẫu chứa muối? -
Hãy cho biết làm cách nào ta nhận được mẫu chứa HCl, mẫu chứa H2SO4? -
Ghi PTHH giữa H2SO4 và BaCl2 *
Nhận xét, đánh giá sản phẩm. |
-HS
đọc nội dung thí nghiệm 3, HS lớp nghiên cứu. * 1 vài học sinh trả lời, học sinh khác theo
dõi nhận xét bổ sung. -Axít:
HCl, H2SO4 -
Muối: Na2SO4 -1
HS trả lời, HS lớp nhận xét. -
Không bị nhầm lẫn vì có 2 lọ axit. *
Các nhóm tiến hành thí nghiệm. -
Học sinh trình bày cách làm theo sơ đồ, học sinh khác theo dõi nhận xét bổ
sung cho hoàn chỉnh sơ đồ
Quì tím
BaCl2
HCl H2SO4 *
Học sinh trả lời, học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung. |
3/-Nhận
biết các dung dịch: à Cho quì tím vào cả ba mẫu, mẫu nào làm quì tím
chuyển màu đỏ thì đó là 2 mẫu HCl, H2SO4 à Mẫu không làm quì tím chuyển màu: Na2SO4 à Cho dung dịch BaCl2 vào, mẫu nào có kết
tủa trắng đó là H2SO4 à BaCl2 +
H2SO4 " BaSO4 +
2HCl |
|||||||||||
3.3. Hoạt
động luyện tập: - Mục tiêu: + Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. + Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ nhanh kiến thức dể làm bài tập.. - Phương thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. Làm bài thu hoạch. ß Câu hỏi: 1. Hãy trình bày lại các thao tác thí nghiệm phản ứng
CaO với nước. (1,5 điểm) 2. Nêu lại hiện tượng và ghi PTHH khi CaO tác dụng với
nước. (3 điểm) 3. Trình bày các thao tác thí nghiệm điphốtpho
bentaoxit tác dụng với nước. (1,5 điểm) 4. Có 3 lọ không nhãn chứa dung dịch: Na2SO4,
NaCl, HCl. Bằng cách nào ta nhận biết từng chất trong mỗi lọ sau (4 điểm) ß Đáp án: 1. Các thao tác phản ứng CaO với nước: Cho một ít CaO
vào ống nghiệm, dùng ống hút nước nhỏ vào (0,5đ), sau đó dùng đủa khuấy đều (0,5đ), dùng ống hút , hút nước trong ống nghiệm nhỏ vào quì tím.
(0,5đ) 2. Hiện tượng: Tỏa nhiệt làm thành ống nghiệm nóng lên(1đ), quì tím chuyển màu xanh (1đ) CaO + H2O à Ca(OH)2 (1đ) 3. Cho phốt pho đỏ vào muôi sắt đốt trong bình miệng
rộng (0,5đ) có khói trắng bay lên (0,25đ), sau đó nhỏ nước vào lắc nhẹ
cho khối trắng tan hết (0,25đ) ,
cho quì tím vào (0,5đ) Cho quì tím vào cả 3 lọ (0,5đ), nếu lọ nào làm quì tím chuyển
màu đỏ là lọ HCl (0,5đ), 2 lọ còn
lại không làm quì tím chuyển màu Na2SO4, NaCl (0,5đ). Sau đó cho BaCl2
vào 2 lọ Na2SO4, NaCl (1đ), lọ nào có kết tủa trắng đó là lọ chứa Na2SO4
(1đ), lọ còn lại không có hiện
tượng là NaCl (0,5đ) 3.4. Hoạt động vận dụng. 3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: - Mục tiêu: + Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. + Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ nhanh kiến thức dể làm bài tập. - Phương thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. + GV nhận xét buổi thực hành. + Nhóm thu dọn dụng cụ, hóa chất và vệ sinh
sau buổi thực hành. +
Xem trước nội dung chủ đề Bazơ (Bài 7,8) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét