I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Câu
1. Mô hình
sắp xếp nguyên tử của Rơ-dơ-pho – Bo có cấu tạo
A. rỗng, gồm hạt nhân ở tâm mang điện
tích dương và electron mang điện tích âm.
B. rỗng, gồm hạt nhân ở tâm mang
điện tích âm và electron mang điện tích dương.
C. đặc, gồm hạt nhân ở tâm mang
điện tích dương và electron mang điện tích âm.
D. đặc, gồm hạt nhân ở tâm mang
điện tích âm và electron mang điện tích dương.
Câu 2. “Nhìn thấy bầu trời âm u và trên sân trường có vài chú
chuồn chuồn bay là là trên mặt đất, có thể trời sắp có mưa”. Kĩ năng được thể
hiện qua trường hợp này là
A. liên kết. B. dự báo.
C.
quan sát. D. phân loại.
Câu 3. “Người câu cá thấy cần câu bị uốn cong và dây cước bị kéo căng, có lẽ một
con cá to đã cắn câu”. Kĩ năng được thể hiện qua trường hợp này là
A. đo. B. liên kết. C.
quan sát D. dự báo.
Câu 4. Cho các nguyên tố hóa học sau Na, O, S, Ca, Cl, Fe.
Dãy các nguyên tố kim loại là:
A. O, Ca, Fe, Cl. B. O, S, Cl. C. Ca, Fe, O,
Cl. D. Na, Ca, Fe.
Câu 5. Phương pháp tìm hiểu
tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và đời sống,
được thực hiện qua các bước: (1) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu; (2) Lập kế
hoạch kiểm tra giả thuyết; (3) Thực hiện kế hoạch; (4) Hình thành giả thuyết;
(5) Kết luận. Thứ tự đúng các bước phương pháp tìm hiểu tự nhiên là:
A. 1, 4, 2, 3, 5.
B. 1, 4, 3, 2, 5. C. 1, 2, 3, 4, 5. D. 1, 2, 4, 3, 5.
Câu 6. Đơn vị tốc độ là
A.
km.h. B.
m.s. C. km/h. D. s/m.
Câu 7. Tốc độ cho ta biết thông tin
về chuyển động của vật là
A. hướng chuyển
động của vật.
B. vật chuyển động theo quỹ đạo
nào.
C.
vật chuyển động nhanh hay chậm.
D. nguyên nhân vì sao vật lại
chuyển động được.
Câu 8. Xe máy đi quãng đường 72 km trong thời gian 2 giờ. Kết quả nào sau đây tương ứng với tốc độ của xe?
A. 60 km/h. B. 54
km/h. C. 48 km/h. D. 36 km/h.
Câu 9. Sau khi đã thu thập mẫu vật, dữ liệu để nghiên cứu,
các nhà khoa học lựa chọn các mẫu vật, dữ liệu có cùng đặc điểm chung giống
nhau để sắp xếp thành các nhóm. Đây chính là kĩ năng
A. phân loại B. liên kết. C. quan sát. D. dự báo.
Câu
10. Nguyên tử
có khả năng liên kết với nhau do nhờ có loại hạt nào?
A. Electron. B. Proton. C. Nơtron. D. Hạt nhân
Câu 11. Nguyên tử khối là khối lượng của
một nguyên tử tính bằng đơn vị nào?
A. gam B.
kilôgam C. amu D. meter
Câu 12. Đây là sơ đồ
nguyên tử nguyên tố nào?
A. Na. B. N. C. Al. D. O.
Câu 13. Nguyên tố Aluminium kí hiệu là
A. Al. B. Fe. C. Ag. D. Ar.
Câu 14. Dãy nào sau đây thể hiện mức độ hoạt động hóa
học của kim loại tăng dần?
A.
Be, Fe, Ca, Cu. B. Ca, K, Mg, Al. C. Al, Zn,
Co, Ca. D. Li, Na, K, Cs.
Câu 15. Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tính phi
kim tăng dần là
A.
Mg, Na, Si, P. B. Ca, P,
B, C. C. C, N, O,
F. D. O, N, C, B.
Câu 16. Phân tử X được tạo thành bởi một nguyên tố carbon và hai nguyên tố
oxygen. Khối lượng phân tử X là
A. 28 amu. B. 32 amu. C. 44 amu. D. 48 amu.
Câu
17. Bạn Việt chạy 120m hết 35s. Bạn
Nam chạy 140m hết 40s. Hỏi bạn nào chạy nhanh hơn?
A. Việt chạy nhanh hơn Nam. B.
Nam chạy nhanh hơn Việt.
C. Hai bạn chạy với tốc độ bằng
nhau. D. Không xác định
được
Câu 18. Công thức hóa học của hợp chất sulfur dioxide có cấu tạo từ sulfur
hóa trị IV và oxygen là
A. SO. B. SO2. C. SO3. D. S2O.
Câu 19. Công thức hóa học của hợp chất calcium sulfate có cấu tạo từ Ca và
nhóm (SO4) là
A. Ca2SO4. B. Ca(SO4)2. C. CaSO4. D. Ca3(SO4)2.
Câu 20. Hóa trị của phosphorus trong hợp chất P2O5 là
A. II. B. III. C. IV. D. V.
Câu 21. Kí hiệu hóa học của nguyên tố calcium là:
A. C B. Ca C.
Cr D. Cs
Câu
22. Đặc điểm của electron là:
A. Không mang điện tích.
B. Mang điện tích dương và chuyển động xung quanh hạt nhân.
C. Mang điện tích
âm và không có khối lượng.
D.
Mang điện tích âm và chuyển động xung quanh hạt nhân.
Câu 23. 1 amu có khối lượng là:
A.
1, 6605.10-24g B. 1,6605.10-25g
C.
0,19926.10-23g D.
1,9926. 10-24g
Câu
24. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết
các nguyên tử là
A. Neutron, electron. B. Electron, proton và
neutron.
C. Electron, proton. D. Proton, neutron.
Câu
25. Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử Al là:
A.
4,4835.10-24g B.
5,342.10-23g
C.
6,023.10-23g D.
3,99. 10-23g
Câu
26. Tên gọi của các cột trong bảng tuần hoàn
các nguyên tố hóa học là gì?
A.
Chu kỳ B.
Nhóm
C.
Loại D.
Họ
Câu 27. Đơn chất là chất tạo
nên từ:
A. một chất. B. một nguyên tố hoá học.
C. một nguyên tử. D. một phân tử.
Câu 28. Dựa vào dấu hiệu nào
sau đây để phân biệt phân tử đơn chất với phân tử hợp chất?
A.Hình
dạng của phân tử. B.
Kích thước của phân tử.
C.Số
lượng nguyên tử trong phân tử. D.
Nguyên tử cùng loại hay khác loại.
Câu 29. Tốc độ là đại lượng
cho biết:
A.
Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
B.
Quỹ đạo chuyển động của vật.
C.
Hướng chuyển động của vật.
D.
Nguyên nhân vật chuyển động.
Câu 30. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc:
A.
m/s B.
km/h
C. kg/m3 D.
m/phút
II. TỰ LUẬN
Câu
1. Phát biểu quy tắc hoá trị. Cho ví dụ.
Câu 2. Một hợp chất có
công thức CuxSyOz trong đó Cu chiếm 40%, S chiếm
20%. Khối lượng phân tử hợp chất là 160 amu. Xác định công thức hoá học của hợp
chất.
Câu .: Xác định công
thức hoá học của hợp chất sulfur dioxide
có cấu tạo từ S hoá trị IV và O.
(Cho Cu =64, S =32, O =16)
Câu
4. Xác định hoá trị của các nguyên tố
có trong hợp chất sau: CaO; CH4
Câu 5. a) Nguyên tố hoá học là gì?
b)
Viết kí hiệu hoá học của các nguyên tố sau: Chlorine, Iron,
c)
Gọi tên các nguyên tố có kí hiệu hoá học sau: O, N
Câu 6. Nguyên
tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kì 3, nhóm I trong bảng hệ thống tuần
hoàn. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử của A.
Câu 7. Tìm CTHH của hợp chất X có thành
phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố gồm: 52,17% carbon; 13,05% hiđrogen
và 34,78 % oxygen. Biết phân tử khối của X là 46.
Câu 8. Định nghĩa
đơn chất, hợp chất, phân tử. Cho ví dụ..
Câu
9. Trình
bày phương pháp xác định khối lượng cuốn sách Khoa học tự nhiên 7 bằng cân điện
tử?
Câu 10. Học thuộc bảng các nguyên tố và khối lượng nguyên tử
các nguyên tố.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét