27/11/2023

Bài 26: Clo (tiết 2)

 

I/-Mục Tiêu: (ở tiết 32)

II/ Chuẩn bị của giáo viên và của học sinh:

    1/- Chuẩn bị của giáo viên:

 *  Dụng cụ: đèn cồn, diêm, dụng cụ điều chế clo trong PTN như H3-5.

 *  Hóa chất: 3 ống nghiệm đựng khí clo đã điều chế sẵn, 1 lọ đựng khí clo, 1 sợi dây Cu đã quấn hình lò xo, nước, lọ đựng dd NaOH, giấy quì tím, HCl, MnO2, bông tẩm dd kiềm.

 * Hình vẽ: sơ đồ 3-4, 3-5 , 3-6.

     2/- Chuẩn bị của học sinh: Xem trước kiến thức bài mới.

III/ Tổ chức các hoạt động  dạy học:

     1/- Ổn định lớp.

     2/- Kiểm tra bài cũ:

         a. Clo có bao nhiêu tính chất hóa học cơ bản? Minh họa một phương trình hóa học clo có tính chất hóa học khác.

         b.  Những dẫn chứng nào chứng minh clo có tính chất hóa học của một phi kim? Minh họa bằng phương trình hóa học.

     3. Thiết kế tiến trình dạy học:

3.1. Hoạt động khởi động:

- Mục tiêu:  HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương thức: Dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình….

       Đặt vấn đề: Tiết vừa rồi chúng ta đã nghiên cứu tính chất vật lý, tính chất hóa học của clo. Trong các phản ứng hóa học có phản ứng làm cho clo có tính tẩy màu. Vậy clo có những ứng dụng gì trong cuộc sống hàng ngày và cách sản xuất chúng ra sao? Để giải quyết vấn đề này ta nghiên cứu tiếp phần 2.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 3: Ứng dụng của clo 

Mục tiêu:

+ Kiến thức:  học sinh biết được ứng dụng của  clo.

+ Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết ứng dụng của clo.

Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, giải thích..

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

* Treo H3.4 sgk/79 yêu cầu hs quan sát.

* Đặt câu hỏi gọi hs trả lời, yêu cầu hs khác nhận xét, bổ sung.

 + Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta sử dụng clo để làm gì?

 + Hãy quan sát H3.4 cho biết clo có mấy ứng dụng?

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm và liên hệ thực tế về clo.

* Quan sát H3.4.

 

 

 

 


* Gợi ý sản phẩm:

 - Lọc nước, tẩy quần áo, thuốc trừ sâu.

 - 4 ứng dụng (kể dựa vào trong H3.4).

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

Clo có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất.

 - Tẩy trắng vải sợi, bột giấy

 - Điều chế nuớc giaven, clorua vôi.

  - Điều chế nhựa PVC, chất dẽo, cao su.

 -  Khử trùng nước sinh hoạt.

Hoạt động 4: Điều chế khí clo  

Mục tiêu:

+ Kiến thức:  học sinh biết được cách điều chế khí  clo.

+ Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết cách điều chế khí  clo.

Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, thí nghiệm biễu diễn, quan sát, giải thích, thuyết trình, gợi mở.

       1/- Điều chế clo trong phòng thí nghiệm:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

* Cho HS quan sát kĩ hình 3.5 SGK và lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

- Dụng cụ, hóa chất cần để điều chế Cl2?

+ Vì sao người ta thu khí clo bằng phương pháp đẩy không khí mà không thu bằng phương pháp đẩy nước?

 + Bình đựng H2SO4 (đ) có tác dụng gì?

 + Bông tẩm dd ca(OH)2 ở bình thu Cl2 có tác dụng gì?

 + Vì sao trong quá trình điều chế clo, người ta mở khóa từ từ cho 1 ít HCl chảy xuống?

* GV lắp ráp dụng cụ theo hình 3.5 SGK và làm thí nghiệm điều chế khí clo.Yêu cầu HS quan sát hiện tượng.

  + Sự thay đổi màu sắc, trạng thái của MnO2?

  + Có hiện tượng gì ở thành bình, ở bình thu khí clo?

  

+ Từ các hiện tượng trên, yêu cầu HS dự đoán sản phẩm và viết PTHH.

 

* GV hướng dẫn dd không màu là MnCl2.

* Em có kết luận gì?

* HS quan sát kĩ hình 3.5 SGK qua thảo luận nhóm.

Gợi ý sản phẩm:

- Dụng cụ: bình cầu có nhánh, phểu nhỏ giọt, bình thủy tinh, ống dẫn khí, giá thí nghiệm, đèn cồn, bông.

- Hóa chất: dd HCl đặc, MnO2, H2SO4 đặc, Ca(OH)2.


+ Vì clo tan trong nước.


+ H2SO4 (đ) làm khô khí clo và khử tạp chất khí HCl bay sang.

+ Để khử khí clo sau thí nghiệm.

+ Hạn chế lượng Cl2 dư gây độc hại.

 

* HS theo dõi và quan sát hiện tượng.


+ MnO2 rắn, màu đen"dd không màu.

+ Thành bình có hơi nước. Trong bình cầu cũng như bình thu khí clo có màu vàng lục.

+ HS dự đoán sản phẩm và viết PTHH.

     

- Trong PTN, điều chế clo từ HCl và MnO2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đun nóng nhẹ dung dịch axit HCl đậm đặc với chất oxi hóa mạnh như  MnO2 (hoặc KMnO2). Có khí màu vàng lục mùi hắc xuất hiện , khí clo được làm khô bằng H2SO4 đặc và thu vào bình bằng cách đẩy không khí.

4HCl(ddđặc)+MnO2 

                        (đen)

                  MnCl2      +  Cl2      +  2H2O

               (ko màu)   (vàng lục)                                                

 

 

 

2/-Điều chế clo trong công nghiệp:

* Hãy viết PTHH điều chế NaOH trong công nghiệp.

* Thông báo: Chính phản ứng này cũng dùng để điều chế clo trong công nghiệp.

- Hãy cho biết tên của phương pháp này.

* Giới thiệu: “Khí clo được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bảo hòa có màng ngăn xốp”.

* Lấy bình điện phân giới thiệu cho hs biết và yêu cầu hs tìm hiểu thông tin trong sgk, đặt câu hỏi gọi hs trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung.

 + Bình điện phân có mấy điện cực?

 + Trong 2 cực, cực nào thu khí clo, cực nào thu khí hyđrô?

 + Dung dịch trong bình là gì?

* Giải thích thêm: “Dung dịch trong bình là NaOH, nếu ta nhỏ vào phenolphtalein không màu thì chuyển sang màu đỏ”.

+ Ở nước ta khí clo được sản xuất ở nhà máy nào?

 + Em có kết luận gì?

 

 

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

- GV tích hợp BĐKH: Khi điều chế khí clo thì các nguyên liệu để thực hiện nên cẩn thận và trước khi rửa các dụng cụ, hóa chất phải để đúng nơi quy định để tránh ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến BĐKH.

 

2NaCl+2H2O2NaOH+ H2 +Cl2

* Lắng nghe và ghi nhớ trả lời.

 

- Điện phân có màng ngăn dd muối ăn bảo hòa.

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 


* Quan sát bình điện phân, tìm hiểu thông tin trả lời, hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung.

- Có 2 cực.

 

- Cực (+) thu khí clo; cực (-) thu khí hyđrô.

-  NaOH.

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

- Nhà máy hóa chất Việt Trì, giấy Bãi Bằng…

- Điều chế clo trong công nghiệp áp dụng pp điện phân có màng ngăn dd muối ăn bão hòa.


- HS lắng nghe.

2/-Điều chế clo trong công nghiệp:

 

 

 

 

 

Trong công nghiệp clo được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bào hòa có màng ngăn xốp , khí clo thu được ở cực dương (+), khí hyđrô thu được ở cực âm(-), dung dịch trong bình là NaOH.

 

 2NaCl (ddbh) + 2H2O Cl2 + H2+ 2NaOH

 

 

 

3.3. Hoạt động luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Luyện tập củng cố nội dung bài học.

+ Kĩ năng:   Rèn  kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán..

-Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân.

                  Yêu cầu HS giải bài tập theo từng cặp và báo cáo kết quả.

      1/-Những cặp hóa chất nào sau đây dùng điều chế clo trong phòng thí nghiệm?

              A. HCl, MnCl2      B. HCl, MnO2      C. HCl, KmnO4        D. B, C đều đúng.

      2/ Để điều chế clo trong công nghiệp người ta dùng phương pháp nào sau đây?

               A. Cho KMnO4 + HCl                     B. MnO2  + dd HCl

               C. Điện phân có màng ngăn dd NaCl  không có màng ngăn.

      3/Để làm khô khí Cl2, người ta dẫn khí clo qua bình đựng hóa chất nào sau đây?

               A. CaO            B. H2SO4(đđ)            C.NaOH            D. Cả A hoặc B

         GV yêu cầu 3 cặp HS đọc kết quả. Các cặp HS khác theo dõi và hoàn thiện nếu cần

              HS tự đánh giá, cho điểm.

             GV nhận xét, đánh giá và cho điểm.

3.4. Hoạt động vận dụng:

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Vận dụng làm bài tập.

+ Kĩ năng:   Rèn  kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán..

-Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân.

Bài 1: Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? Giải thích.

Dẫn khí clo vào nước, vừa là hiện tượng vật lí, vừa là hiện tượng hóa học, vì:

– Có tạo thành chất mới là HCl và HClO.

– Có khí clo tan trong nước.

Cl2  + H2O  ↔ HCl + HClO

Bài 2: Có ba khí được đựng riêng biệt trong ba lọ: clo, hiđrua clorua, oxi. Hãy nêu ba phương pháp hóa học để nhận biết từng khí đựng trong ba lọ.

Lấy mẫu thử từng khí:

- Dùng quỳ tím ẩm cho vào các mẫu thử:

+ Nhận biết được khí clo: làm mất màu giấy quỳ tím ẩm

+ Nhận ra được khí hiđro clorua: làm quỳ tím ẩm hóa đỏ.

+ Không có hiện tượng gì là khí oxi

(Hoặc Dùng tàn đóm ta nhận biết khí oxi: oxi làm tàn đóm bùng cháy).

3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

 - Mục tiêu:

+ Kiến thức: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

+ Kĩ năng:   Rèn  kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán..

-Phương thức: hoạt động cá nhân.

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học.

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

      Chuẩn bị:

      - Về nhà học kỹ bài. Xem trước bài mới chủ đề: “Cacbon và các hợp chất của cacbon”.

      - Gợi ý: +  Cácbon có những dạng thù hình nào ?

                    + Thế nào là tính hấp phụ?

                    + Cacbon có những tính chất hóa học nào?

      - Làm bài tập 7,8,9,10,11/81 sgk và bài tập 26.12; 26.13; 26.14 trang 29 SBT.

 

 Web: giaoanviolet.com

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN KHTN 7 CTST MỚI NHẤT

  I.  TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 ,0 điểm)        Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng.             ...