27/11/2023

ÔN TẬP CUỐI KÌ I HÓA 9

 

I/-Mục tiêu:

 1/-Kiến thức: Củng cố hệ thống hóa kiến thức về tính chất của các hợp chất vô cơ, kim loại để hs thấy được mối quan hệ giữa đơn chất và hợp chất vô cơ.

 2/-Kĩ năng:

· Từ CTHH của các hợp chất vô cơ, kim loại, biết thiết lập sơ đồ chuyển hóa đổi từ kim loại thành hợp chất vô cơ và ngược lại, đồng thời xác lập được mối quan hệ giữa từng loại chất.

· Biết chọn đúng các chất cụ thể để viết đúng công thức hóa học và viết các PTHH biễu diễn sự  chuyển đổi giữa các chất.

· Từ các chất cụ thể rút ra được mối quan hệ giữa các chất.

 3/- Định hướng năng lực hình thành:

         - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

         - Năng lực tính toán hóa học.

          - Năng lực giải quyết vấn đề.

          - Năng lực thực hành hóa học.

          - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

II/-Chuẩn bị của giáo viên và của học sinh:

     1/- Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị đầy đủ các kiến thức từ chương 1 đến chương 3.

     2/- Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại các kiến thức từ chương 1 đến chương 3. Xem lại kiến thức bài ôn tập.

III. Tổ chức các hoạt động học tập:

     1. Ổn định lớp.

  2. Kiểm tra bài cũ:

                 Gọi 1 học sinh giải bài tập 5/87 sgk.

           F Đáp án bài 5/87 sgk

            Dẫn hỗn hợp khí CO và CO2 qua nước vôi trong dư thu được khí A là khí CO , trong cùng điều kiện và nhiệt độ, áp suất thì tỷ lệ thể tích cũng bằng tỷ lệ về số mol

                                     2CO    +  O2 2CO2 

                                      4 lít      2lít

                                     Thể tích khí CO :  2   x   2  = 4lít

                                     Thể tích khí CO2 :   16l   -  4l  =  12l

                                     % về thể tích khí CO2 :  

                                      Thể tích khí CO  :        100  -  75  = 25

3. Thiết kế tiến trình dạy học: 

3.1. Hoạt động khởi động:

- Mục tiêu:  HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương thức: Dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình….

       Đặt vấn đề: Các em đã học tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ và tính chất của các kim loại. Vậy mối quan hệ giữa chúng như thế nào? Các em hãy nhớ lại để thiết lập mối quan hệ , thông qua các bài tập cụ thể.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

    â Hoạt động 1 : I/-Kiến thức cần nhớ

Mục tiêu:

- Kiến thức: Củng cố lại kiến thức đã học.

- Kĩ năng:  Nhớ lại kiến thức đã học để làm bài tập.  

Phương thức: Hợp tác nhóm nhỏ, vấn đáp, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

Nội dung

* Nhắc sơ lược về sự chuyển đổi kim loại thành các loại hợp chất vô cơ; và sự chuyển đổi các loại hợp chất vô cơ thành kim loại theo sơ đồ các chuổi phương trình hóa học.

* Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành bài tập 1, gọi đại diện 4 nhóm lên hoàn thành, nhóm còn lại theo dõi nhận xét bổ sung.

1. Cho các sơ đồ phản ứng sau :

  a. kim loại à bazơ à muối 1 à muối 2

  b. Kim loại à oxit bazơ à bazơ à muối 1 à muối 2.

  c. Kim loạià oxit bazơ à muối 1à Muối 2à muối 3

 d.PK"Oxít axít 1"Oxít axít2"Axít" muối sufát tan" muối sunfát không tan.

 * Tìm CT thích hợp để thay cho tên chất trong sơ đồ?

 * Viết PTHH.

2. Hãy viết 2 PTHH trong mỗi trường hợp sau đây:

  -  Kim loại  +   Oxi  "   Oxít bazơ

  -  KL   +   PK  " Muối.

  - KL + dd muối " muối mới + kim loại mới.

-  Kim loại + dd Axít "  Muối + H2

- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm.

* Học sinh theo dõi và tiến hành làm.

 

 

 

* Các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập, cử đại diện nhóm lên hoàn thành nhóm còn lại nhận xét bổ sung.

 

1. Hoàn thành sơ đồ.

 

a. Na à NaOH à Na2SO4à BaSO4

b. K à K2O à KOH à KCl à AgCl

c. Cu à CuO à CuCl2 à FeCl2 à NaCl

d.SàSO2àSO3àH2SO4à Na2SO4 à PbSO4

2. HS đọc đề, HS lớp nghiên cứu bài.

-2Cu + O2 " 2CuO

 

 4Al + 3O2 " 2Al2O3

 Fe  + CuSO4"   FeSO4  +  Cu

Cu  + 2AgNO3" Cu(NO3)2  + 2Ag

Zn + 2HCl"ZnCl2  +  H2

 Fe + H2SO4" FeSO4  + H2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2Cu + O2 " 2CuO

4Al + 3O2 " 2Al2O3

 Fe + CuSO4"   FeSO4  +  Cu

 Cu + 2AgNO3" Cu(NO3)2 +2Ag

 Zn  +  2HCl " ZnCl2  + H2

Fe  +  H2SO4 "  FeSO4  +  H2

  

 Hoạt động 2: II/- Bài tập  

Mục tiêu:

- Kiến thức: Củng cố lại kiến thức đã học.

- Kĩ năng:  Nhớ lại kiến thức đã học để làm bài tập.  

Phương thức: Vấn đáp, đàm thoại, hợp tác nhóm nhỏ.

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

Nội dung

1. Cho 4 chất sau: Al, AlCl3, Al(OH)3, Al2O3. Hãy sắp xếp 4 chất này thành hai dãy chuyển đổi hóa học ( mỗi dãy gồm 4 chất) và viết các phương trình hóa học tương ứng để thực hiện dãy chuyển đổi đó.

* Gọi học sinh đọc lại đề bài, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành dãy chuyển đổi.

* Gọi đại diện 2 nhóm lên giải các nhóm còn lại nhận xét bổ sung.

 

 

GV nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 

 

 

 

 

 

* Học sinh thảo luận nhóm

 

* Cử đại diện 2 nhóm lên hoàn thành, nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung

à Dãy chuyển đổi 1:

Al2O3 à Al à AlCl3 à Al(OH)3

à Dãy chuyển đổi 2

Al(OH)3 à Al2O3 à Al à AlCl3

1.Cho 4 chất sau : Al, AlCl3, Al(OH)3, Al2O3. Hãy sắp xếp 4 chất này thành hai dãy chuyển đổi hóa học (mỗi dãy gồm 4 chất) và viết các phương trình hóa học tương ứng để thực hiện dãy chuyển đổi đó.

 

* Dãy chuyển đổi 1

 

* Dãy chuyển đổi 2:

 

2. Viết các phương trình hóa học biểu diễn các chuyển đổi sau:

          

* Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành 2 chuỗi phương trình

* Gọi đại diện nhóm 1 lên làm câu 1a, đại diện nhóm 2 làm câu 1b, hai nhóm còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung.

* GV nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

* Thảo luận nhóm để hoàn thành 2 chuỗi phương trình

* Cử đại diện nhóm 1, 2 lên làm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

 

2. Viết các phương trình hóa học biểu diễn các chuyển đổi sau:

          

 

3. Sau khi làm thí nghiệm có những khí thải độc hại sau : HCl, H2S, CO2, SO2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất ?

  a. nước vôi trong      

  b. Dung dịch HCl       

  c. Dung dịch NaCl      

  d. Nước

    Giải thích và viết phương trình hóa học (nếu có) 

* Gọi một học sinh đọc bài tập và gọi một học sinh khác phân tích đề bài.

* Cho học sinh thảo luận 5 phút để hoàn thành bài tập, gọi đại diện nhóm 1, 3 lên giải, nhóm 2, 4 theo dõi nhận xét bổ sung.

* GV nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Đọc đề bài và phân tích đề bài.

 

* Thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập, cử đại diện nhóm 1,3 lên điền, nhóm 2,4 theo dõi nhận xét bổ sung.

3. Sau khi làm thí nghiệm có những khí thải độc hại sau : HCl, H2S, CO2, SO2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất ?

  a. nước vôi trong      

  b. Dung dịch HCl       

  c. Dung dịch NaCl      

  d. Nước

    Giải thích và viết phương trình hóa học (nếu có)      

 

a) Dùng dung dịch nước vôi trong vì Ca(OH)2 tác dụng cả 4 khí trên

 Ca(OH)2+2HClàCaCl2+ 2H2O

 Ca(OH)2 +H2Sà  CaS  +  2H2O

  Ca(OH)2  +  CO2  à  CaCO3

 Ca(OH)2 + SO2àCaSO3  + H2O     

6. Bạc dạng bột có lẫn tạp chất đồng, nhôm. Bằng phương pháp hóa học, làm thế nào để thu được bạc tính khiết. Các hóa chất coi như có đủ.

* Gọi học sinh đọc đề bài.

*  Đặt câu hỏi gọi học sinh trả lời.

  + Trong bạc dạng bột có lẫn tạp chất đồng và nhôm, vậy ta dùng phương pháp nào để thu được bạc nguyên chất.

  + Vậy theo tính chất hoá học của kim loại  ta dùng chất nào để tách được bạc ra khỏi  tạp chất đồng và nhôm

  + Tại sao ta dùng dung dịch AgNO3 để tách bạc ra khỏi đồng và nhôm

- Gọi học sinh lên bảng giải, học sinh khác theo dõi nhận xét, bổ sung.

GV nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 

 

 

 

* Đọc đề bài.

* Trả lời.

+ Dùng phương pháp hoá học.

 

 

 

+ Dùng dung dịch AgNO3

 

 

+ Để tách được Ag vì không phản ứng còn Cu và Al tan.

 

6. Bạc dạng bột có lẫn tạp chất đồng, nhôm. Bằng phương pháp hóa học, làm thế nào để thu được bạc tính khiết. Các hóa chất coi như có đủ.

 

 

 

 

 

 

Ag dạng bột có lẫn tạp chất Cu và Al. Dùng dung dịch AgNO3 để tách được bạc vì không phản ứng còn Cu và Al tan.

3AgNO3+Alà Al(NO3)3  +  3Ag 2AgNO3+CuàCu(NO3)2 +  2Ag

 

3.3. Hoạt động luyện tập:

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Luyện tập củng cố nội dung bài học.

+ Kĩ năng:   Rèn  kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán.

Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân.

Bài 1: Trong phòng thí nghiệm, người ta làm khô các khí ẩm bằng cách dẫn khí này đi qua các bình có đựng các chất háo nước nhưng không có phản ứng với khí cần làm khô. Có các chất làm khô sau: H2SO4 đặc, CaO. Dùng hóa chất nào nói trên để làm khô mỗi khí ẩm sau đây: khí SO2, khí O2, khí CO2. Hãy giải thích sự lựa chọn đó.

Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khô các khí ẩm: SO2, CO2, O2 vì H2SO4 đặc có tính háo nước và không phản ứng với các khí này.

CaO khan có thể làm khô khí ẩm O2 vì không phản ứng với oxi nhưng CaO khan không dùng để làm khô khí ẩm SO2 và khí ẩm CO2 vì CaO khan tác dụng với khí ẩm SO2, CO2. Có thể xảy ra các phản ứng sau:

CaO + H2O → Ca(OH)2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O

Hoặc CaO + SO2 → CaSO3

CO2 + CaO → CaCO3

Bài 2: Cho 10g dung dịch muối sắt clorua 32,5% tác dụng với dung dịch bạc nitrat dư thì tạo thành 8,61g kết tủa. Hãy tìm công thức hóa học của muối sắt đã dùng.

Gọi hóa trị của sắt trong muối là x.

Phương trình phản ứng hóa học:

FeClx + xAgNO3 → xAgCl ↓ + Fe(NO3)x

Giải ra ta có x = 3. Vậy công thức hóa học của muối sắt clorua là FeCl3.

Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động.

3.4. Hoạt động vận dụng:

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Vận dụng làm bài tập.

+ Kĩ năng:   Rèn  kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán..

-Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân. 

        1. Hãy lựa chọn các công thức hóa học thay cho các chất thích hợp trong sơ đồ chuyển đổi sau :

                  a. Kim loại à oxit bazơ à muối 1 à bazơ à muối 2 à muối 3

                  b. phi kim à oxit axit à axit à oxit axit à muối 1 à  muối 2

    2. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế CaO, SO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, NaOH, Cl2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp

     3. Hướng dẫn học sinh giải bài tập 8, 10/72 sgk.

Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động.

3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

 - Mục tiêu:

+ Kiến thức: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

+ Kĩ năng:   Rèn  kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán..

-Phương thức: hoạt động cá nhân.

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học.

Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

Chuẩn bị:

   - Học kĩ tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ ; tính chất của kim loại, phi kim, xem lại toàn bộ các chuỗi phương trình, các phương trình điều chế.

   - Xem lại các bài tập sau sgk của các bài, xem kĩ các dạng bài toán cơ bản, dạng toán hỗn hợp, dạng toán dư .... để tuần 18 thi học kì I.


 Web: giaoanviolet.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN KHTN 7 CTST MỚI NHẤT

  I.  TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 ,0 điểm)        Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng.             ...