I/- Mục tiêu: 1/- Kiến thức: Biết được:Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: + Cácbon khử đồng II oxit ở nhiệt độ cao. + Nhiệt phân muối NaHCO3 + Nhiệt phân muối cácbonat và muối clorua cụ thể. 2/- Kĩ năng: * Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. * Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hóa học. * Viết tường trình hóa học. 3/- Thái độ: Rèn luyện ý thức nghiêm túc, cẩn thận….. trong học tập và thực hành hóa học. 4/- Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực tự học. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực thực hành hóa học. - Năng lực tính toán hóa học. - Năng lực hợp tác. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. II/- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1/- Chuẩn bị của giáo viên: Y Hóa chất: CuO, dd Ca(OH)2, than gỗ, NaHCO3 (dạng bột) NaCl, Na2CO3, CaCO3 (dạng rắn). Y Dụng cụ: Ống nghiệm, giá thí nghiệm, giá sắt thí nghiệm, ống nghiệm có lắp ống dẫn khí hình chữ L, đèn cồn, muỗng mút hóa chất, ống nhỏ giọt, chổi rửa, kẹp gỗ (tất cả đủ dùng cho các nhóm). 2/- Chuẩn bị của học sinh: Xem trước kiến thức bài mới. III/- Tổ chức các hoạt động học tập: 1/- Ổn định lớp. 2/- Lưu ý an toàn trong PTN: * Bột CuO bảo quản lọ kín và khô. C mới điều chế nghiền nhỏ, sấy khô. Lấy khoảng 1 phần CuO + 2,3 phần C trộn thật đều. Đun nóng đều ống nghiệm sau đó dun tập trung dưới đáy ống nghiệm. * Lấy công tơ hút, hút dung dịch axit cho vào ống nghiệm và dùng kẹp kẹp ống nghiệm, lắc nhẹ. 3/- Thiết kế tiến hành dạy học: 3.1/ Hoạt động khởi động: - Mục tiêu: HS hiểu được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Phương thức: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan. Chúng ta đã nghiên cứu chương 3 về phi kim và bảng tuần hòan tính chất của nguyên tố. Giờ thực hành hôm nay, chúng ta sẽ kiểm chứng bằng thực hiện 1 số tính chất của cácbon và hợp chất của cácbon 3.2/ Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm: Mục tiêu: Kiến thức: Hs làm TN đúng, rút ra tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng. Kĩ năng: Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra kết luận về tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng. Phương thức: Hợp tác nhóm nhỏ; thí nghiệm nêu vấn đề; quan sát, giải thích. 1/- Thí nghiệm 1: Cacbon oxit khử CuO ở nhiệt độ cao | |||||||||||||||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung | |||||||||||||
* Phát dụng cụ và hóa chất cho các nhóm. * Yêu cầu HS đọc nội dung thí nghiệm + H 3-9 SGK. + Nêu dụng cụ và hoá chất cần cho thí nghiệm này?
* Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm & lắp ráp dụng cụ giống H3-9/83. “Lấy ống nghiệm cho 1 ít CuO (bằng hạt ngô) và bột than gỗ vào, lấy giá kẹp ống nghiệm miệng ống nghiệm có đậy nút cao su, có gắn ống dẫn thủy tinh, đầu ống nghiệm dẫn thủy tinh đưa vào ống nghiệm khác có chứa dd Ca(OH)2. Dùng đèn cồn hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó tập trung vào đáy ống nghiệm chứa hỗn hợp CuO và C khoảng 4à 5 phút”. * Yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm: sự đổi màu của hỗn hợp và quan sát hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm đựng dung dịch Ca(OH)2 + Tại sao chất rắn trong ống nghiệm A có màu đỏ ? + Tại sao trong ống nghiệm B dd Ca(OH)2 bị vẫn đục? + Hãy ghi PTHH qua kết quả thí nghiệm? + Em rút ra kết luận gì về tính chất hoá học của Cacbon ? * Nhận xét, đánh giá sản phẩm. | * Các nhóm nhận dụng cụ và hóa chất. * Học sinh đọc nội dung thí nghiệm. (Gợi ý sản phẩm) à Dụng cụ: Đèn cồn, ống nghiệm, cốc thủy tinh, giá sắt; Hóa chất: CuO, C, Ca(OH)2 * Các nhóm tiến hành thí nghiệm.
* Các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm.
Khí sục vào làm đục nước vôi trong. à Vì cacbon đã khử oxi của CuO. à Khí CO2 sục vào ống nghiệm B CuO + C CO2+Ca(OH)2àCaCO3+H2O à Cacbon thể hiện tính khử. |
- Màu đen dần dần biến mất, xuất hiện màu đỏ. - Khí sục vào làm đục nước vôi trong. C + 2CuO " CO2 + 2Cu CO2+Ca(OH)2"CaCO3+H2O
| |||||||||||||
2/- Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3 | |||||||||||||||
* Yêu cầu HS đọc nội dung thí nghiệm 2, nghiên cứu H 3-16 sgk. + Nêu dụng cụ và hoá chất cần cho thí nghiệm này?
* Hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm lắp ráp dụng cụ như thí nghiệm 1 “Lấy ống nghiệm A cho vào 1 thìa nhỏ NaHCO3 đậy ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống dẫn thủy tinh, đầu ống dẫn thủy tinh cho vào đầu ống nghiệm khác đựng dung dịch Ca(OH)2. Dùng đèn cồn hơ nóng ống nghiệm, sau đó tập trung hơ nóng đáy ống nghiệm chứa NaHCO3”. (Giáo viên nhắc các nhóm đậy nút ống nghiệm thật kín để CO2 tạo thành đi qua ống dẫn sục vào dung dịch Ca(OH)2 để nhận biết dấu hiệu xảy ra phản ứng). * Yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm đặt câu hỏi gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Hỗn hợp NaHCO3 trong ống nghiệm A có hiện tượng gì xảy ra? + Ở ống nghiệm B có sự thay đổi gì? + Tại sao? + Qua thí nghiệm khi đun nóng NaHCO3 bị phân hủy thành sản phẩm gì? + Hãy ghi PTHH đun nóng NaHCO3 + Vì sao ta phải đậy nắp ống nghiệm thật kín khi làm thí nghiệm? + Dấu hiệu nào nhận biết phản ứng xảy ra? + Nếu không đậy kín ntn? Nhận xét, đáng giá sp. | * 1 học sinh đọc thí nghiệm và quan sát H3.16 sgk. * Dụng cụ: Ống nghiệm, nút cao su 1 lỗ, đèn cồn, ống dẫn khí chử l kẹp gỗ; Hóa chất: NaHCO3, Ca(OH)2 * Các nhóm tiến hành thí nghiệm.
* Các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm, cử đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Gợi ý sản phẩm : à Trên thành ống nghiệm có đọng giọt nước. à Dung dịch Ca(OH)2 bị vẫn đục. à Vì khí CO2 từ ống nghiệm A sục vào làm Ca(OH)2 bị vẫn đục. à Thành Na2CO3, H2O, CO2 2NaHCO3 à Để khí sinh ra qua dung dịch Ca(OH)2 .Nhận biết CO2 à Nước vôi trong vẩn đục. à Không đảm bảo tính trực quan. |
NaHCO3 dễ bị nhiệt phân hủy giải phóng khí CO2 2NaHCO3
| |||||||||||||
3/- Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua | |||||||||||||||
* Yêu cầu HS đọc nội dung thí nghiệm theo SGK. * Yêu cầu HS thảo luận thiết lập sơ đồ nhận biết. * Yêu cầu trình bày sơ đồ? * GV nhận xét.sơ đồ và giải thích thêm: “Nếu ta dùng dung dịch axit HCl cho vào 3 lọ trên, chỉ nhận ra 1 lọ là NaCl, còn 2 lọ còn lại đều tác dụng với dung dịch axit HCl giải phóng CO2 nên khó nhận ra lọ Na2CO3 và CaCO3. Cho nên cách nhận biết 3 lọ trên ta căn cứ vào tính tan của muối để nhận ra. Cho nước cất vào cả 3 lọ, yêu cầu hs quan sát độ tan 3 muối”. * Tiến hành thí nghiệm theo nhóm. * Yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm, gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Cho nước cất vào 3 lọ có hiện tượng gì xảy ra? + Lọ không tan đó là chất gì? Hai lọ tan là chất gì? * Yêu cầu hs đổ dd axit HCl vào 2 lọ còn lại, quan sát hiện tượng. + Khi cho dung dịch axit HCl vào 2 lọ tan hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra? + Lọ có bọt khí bay ra đó là chất gì? + Vậy qua thí nghiệm cho chúng ta biết gì ? * Nhận xét, đánh giá sản phẩm. | * 1 HS đọc, HS lớp nghiên cứu.
* HS thảo luận và thiết lập sơ đồ phản ứng. * 2 HS trình bày, HS lớp nhận xét. * Lắng nghe và ghi nhớ.
* HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm và ghi lại hiện tượng.
Gợi ý sản phẩm : à 2 lọ tan và 1 lọ không tan.
à Lọ CaCO3, 2 lọ tan là NaCl và Na2CO3 * Tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng.
à 1 lọ không có hiện tượng gì xảy ra, còn 1 lọ có bọt khí bay lên.
à Lọ Na2CO3
à Dùng 2 thuốc thử nước và axit HCl để nhận biết các chất trên. |
Sơ đồ: NaCl, Na2CO3, CaCO3 - Dùng nước cất: Nhận ra CaCO3, 2 lọ còn lại là tan NaCl, Na2CO3 - Dùng dung dịch HCl nhận ra Na2CO3 có bọt khí bay ra, còn lại là NaCl.
| |||||||||||||
è Hoạt động 2: Bài thu hoạch theo mẫu Mục tiêu : + Kiến thức : Học sinh tìm hiểu về các thí nghiệm để nhận biết qua thu hoạch. + Kĩ năng : Rèn kĩ năng nhận biết kiến thức. Phương thức : Quan sát, giải thích. | |||||||||||||||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung | |||||||||||||
STT | Tên thí nghiệm | Tiến hành thí nghiệm | Hiện tượng | Nhận xét, PTHH | |||||||||||
Thao tác | Kết quả | Ý thức |
|
| |||||||||||
1 | Cacbon khử CuO |
|
|
|
|
| |||||||||
2 | Nhiệt phân muối NaHCO3 |
|
|
|
|
| |||||||||
3 | Nhận biết muối cacbonat, muối clorua |
|
|
|
|
| |||||||||
3.3. Hoạt động luyện tập. 3.4/ Hoạt động vận dụng. 3.5/ Hoạt động tìm tòi, mở rộng: Mục tiêu: * Kiến thức: Hs vận dụng những kiến thức để áp dụng vào thực tiễn trong đời sống. * Kĩ năng: Giải thích những vấn đề trong cuộc sống và trong sản xuất. Phương thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. Thu hồi hoá chất, rửa dụng cụ thí nghiệm, thu dọn vệ sinh phòng thí nghiệm. - Xem trước chương 4: Hyđrô cacbon và nhiên liệu, xem kỹ bài 34 “Khái niệm về hợp chất hữu cơ”. - Gợi ý: Hợp chất hữu cơ là gì? Hợp chất hữu cơ chia ra làm mấy loại? |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét