I/- Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được * Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của etilen * Tính chất vật lý: Trạng thái màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí * Hiểu được Tính chất hóa học: Phản ứng công brôm trong dung dịch, phản ứng trùng hợp tạo PE, phản ứng cháy * vận dụng: Ứng dụng làm nguyên liệu điều chế nhựa PE, ancol (rượu), axit axetic 2. Kĩ năng: * Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất của etilen * Viết các PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn * Phân biệt khí etilen với khí metan bằng phương pháp hóa học * Tính phần trăm thể tích khí etilen trong hỗn hợp khí hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng 3. Thái độ: tích cực tìm hiểu · Cấu tạo tính chất hóa học của etilen · Cho học biết phân tử etilen có chứa một liên kết đôi trong đó có một liên kết kém bền nên có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp ( thực chất là một kiểu phản ứng cộng liên tiếp nhiều phân tử etilen) 4. Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực chung:giao tiếp,tự học,hợp tác - Năng lực riêng: Sử dụng ngôn ngữ hoá học, vận dụng kiến thức vào cuộc sống, sáng tạo. II/- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1/- Chuẩn bị giáo viên: Mô hình etylen, H4.7 , H4.8/117, 118 sgk , sơ đồ ứng dụng etylen , bình khí etylen đã điều chế sẵn (nếu có), dd brôm lỏng (nếu có) 2/- Chuẩn bị học sinh: Xem trước kiến thức bài mới III/- Tổ chức các hoạt động học tập 1/- Ổn định lớp: 2/- Kiểm tra bài cũ: F Đáp án bài tập 3/116 sgk Số mol khí metan: Phương trình hóa học đốt cháy metan CH4 + 2O2 1mol 2mol 1mol 0,5mol 1mol 0,5mol ð Thể tích khí oxi cần dùng Thể tích khí cácbonic 3. Thiết kế tiến trình dạy học: 3.1/ Hoạt động khởi động: * Mục tiêu: - Kiến thức: * Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của etilen * Tính chất vật lý: Trạng thái màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí * Tính chất hóa học: Phản ứng công brôm trong dung dịch, phản ứng trùng hợp tạo PE, phản ứng cháy * Ứng dụng: Làm nguyên liệu điều chế nhựa PE, ancol (rượu), axit axetic -. Kĩ năng: * Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất của etilen * Viết các PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn * Phân biệt khí etilen với khí metan bằng phương pháp hóa học * Tính phần trăm thể tích khí etilen trong hỗn hợp khí hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng * phương thức: - Dạy học cá nhân, diễn giảng, vấn đáp, quan sát , trực quan, đặt và giải quyết vấn đề. -Etylen là nguyên liệu điều chế ra polyetylen dùng trong công nghiệp và chất dẽo . Vậy ta hãy tìm công thức cấu tạo , tính chất và ứng dụng của etylen -GV nhận xét, đánh giá qua hoạt động của hs. Từ lâu người ta đã biết khi xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì toàn bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều , lý do là trong trái cây chín đã thoát ra một lượng nhỏ khí etylen . Vậy khí etylen có tính chất vật lý gì? Để hiểu rõ ta sang hoạt động 1 3.2/ Hoạt động hình thành kiến thức: è Hoạt động 1: I/- Tính chất vật lý * Mục tiêu: - Kiến thức: Tìm hiểu tính chất vật lý của etylen. - Kỹ năng : quan sát, tìm tòi. * Phương thức: Phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp. | ||||||
Hoạt động giáo viên | Hoạt động học sinh | Nội dung | ||||
* Gọi hs đọc thông tin, đặt câu hỏi gọi hs trả lời, yêu cầu hs khác theo dõi nhận xét , bổ sung + C2H4 ở thể nào ? Màu gì? Mùi gì? + C2H4 có tan trong nước không ? + C2H4 có tỷ khối bằng bao nhiêu ? Nặng hay nhẹ hơn không khí? + Vậy tính chất của etilen giống với tính chất của chất nào mà ta đã nghiên cứu? + Hãy phát biểu tính chất vật lý của metan? Dự kiến sp: à Thể khí không màu, không mùi à Có nhưng ít tan àTỷ khối 28 nhẹ hơn không khí 1 lần à Giống với tính chất của metan * Giáo viên theo dõi nhận xét và nêu thêm cách điều chế etilen trong PTN: “ Muốn điều chế etilen ta đitừ rượu etilic và có axit sunfuric đặc làm xúc tác và ở nhiệt độ là 170oC. Khi đun thì rượu sẽ bay hơi . Khí C2H4 thoát ra có lẫn khí SO2” | * Đọc thông tin, trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung.
à 1 học sinh phát biểu
* Lắng nghe và ghi nhớ.
|
Etylen là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí (
| ||||
è Hoạt động 2: II/- Cấu tạo phân tử v/ Mục tiêu: - Kiến thức: Nghiên cứu cấu tạo phân tử của metan - Kỹ năng: quan sát, tìm tòi. * Phương thức: Hđ cá nhân, phát hiện và giải quyết vấn đề, quan sát, so sánh, giải thích. | ||||||
Hoạt động giáo viên | Hoạt động học sinh | Nội dung | ||||
* Gọi học sinh viết công thức phân tử của etylen lên bảng , yêu cầu các nhóm quan sát thảo luận , gọi đại diện nhóm lên viết CTCT của etilen ( gv thay hđ nhóm thành hđ cá nhân) * Giáo viên treo mô hình 4.7/117 sgk lên bảng cho học sinh quan sát và yêu cầu 1 học sinh lên lắp ráp mô hình etilen dạng rỗng. * Đặt vấn đề gọi học sinh trả lời, học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung + Trong CTCT của C2H4 có mấy nguyên tử cacbon và mấy nguyên tử hyđrô? + Mỗi nguyên tử cacbon nhận mấy nguyên tử hyđrô? * Theo dõi nhận xét và giải thích thêm: “ Trong CTCT của C2H4 , mỗi 1 nguyên tử cacbon nhận 2 nguyên tử hyđro bởi liên kết đơn mỗi 1 nguyên tử cacbon còn có 1 nét gạch hóa trị chưa liên kết , do đó 2 hóa trị của 2 nguyên tử cacbon còn trống sẽ liên kết với nhau tạo thành một nét gạch và đặt vào giữa 2 nguyên tử cacbon , nên ta có công thức cấu tạo :
H H * Đặt câu hỏi, yêu cầu các nhóm quan sát mô hình thảo luận nhóm để hoàn thành, gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung. + Trong CTCT của C2H4 có mối liên kết nào? + Liên kết đôi giữa nguyên tử nào và liên kết đơn giữa nguyên tử nào? + Trong công thức cấu tạo của C2H4 và CH4 có gì khác nhau và giống nhau. Nhận xét, đánh giá sp. * Nhận xét và giải thích thêm: “ Trong CTCT của C2H4 , giữa 2 nguyên tử C=C có 1 liên kết | * 1 học sinh viết CTPT của etilen, các nhóm thảo luận , cử đại diện 1 học sinh của nhóm lên viết CTCT * Quan sát h4.7/117 sgk , 1 học sinh lên lắp ráp mô hình etilen
* Trả lời, học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung à 2 nguyên tử cacbon và 2 nguyên tử hyđrô à Nhận 2 nguyên tử hyđrô
* Cử đại diện nhóm trả lời nhóm khác nhận xét, bổ sung
à Liên kết đơn và liên lết đôi.
à Liên kết đôi giữa nguyên tử C = C, liên kết đơn giữa nguyên tử C – H à Giống nhau : Có liên kết đơn giữa C – H ; khác nhau : Có liên kết đôi giữa C = C * Lắng nghe và ghi nhớ
|
- Công thức cấu tạo của etilen
H H
Thu gọn: CH2 = CH2 - Trong công thức cấu tạo của C2H4 giữa hai nguyên tử cacbon có một lk đôi ( C = C ) . Trong liên kết đôi có 1 liên kết kém bền dễ đứt ra trong các phản ứng hóa học .
| ||||
è Hoạt động 3: III/- Tính chất hoá học v/ Mục tiêu: - Kiến thức:Tìm hiểu tính chất hoá học của etylen - Kỹ năng: tìm tòi, quan sát, phân tích, kết luận. * Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, so sánh, giải thích, phân tích. | ||||||
Hoạt động giáo viên | Hoạt động học sinh | Nội dung | ||||
1/- Etilen có cháy không? * Đặt câu hỏi gọi hs trả lời, yêu cầu hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung + Tương tự CH4, các em có thể dự đoán khí C2H4 có cháy không? + Vậy khi cháy sản phẩm tạo ra chất gì? + Hãy ghi phản ứng cháy của C2H4? Dự kiến sp: à Có cháy à Khí CO2 và H2O C2H4+3O2 * Nhận xét và giải thích thêm : “Khi cháy C2H4 cũng tỏa nhiệt giống CH4” |
* Trả lời, hs khác theo dõi nhận xét. Bổ sung
Lắng nghe và ghi nhớ. | 1/- Etilen có cháy không?
Đốt etylen cháy tạo ra khí CO2 , hơi nước và tỏa nhiệt C2H4 + 3O2
| ||||
* Gọi hs đọc phần thí nghiệm sgk và quan sát H4.8/118 sgk. * Đặt câu hỏi, yêu cầu hs dựa vào thông tin và H4.8/118 sgk để trả lời câu hỏi, hs khác theo dỏi nhận xét. bổ sung. + Dung dịch brôm trước thí nghiệm có màu gì? + Khi dẫn khí C2H4 qua dung dịch nước brôm có hiện tượng gì xảy ra? + Dung dịch nước brôm mất màu chứng tỏ điều gì? Dự kiến sp: * Nhận xét và gọi học sinh viết 2 PTHH lên bảng H H
H H H H
Br – C – C – Br
H H Thu gọn:CH2 = CH2 + Br2à Br-CH2-CH2-Br + Em có nhận xét gì về phản ứng trên? * Giải thích thêm: “ Liên kết đôi giữa C = C có 1 liên kết * Giáo viên cho học sinh nhận biết 2 chất: + Có 2 ống nghiệm đựng CH4 & C2H4 không nhản.Bằng phương pháp hoá học nào nhận biết mỗi ống nghiệm? + Phản ứng giữa Br2 với C2H4 & CH4 với Cl2 có gì khác nhau? + Em rút ra kết luận gì về phản ứng C2H4 với Br2? * Giáo viên theo dõi nhận xét và sửa sai Thông báo thêm: Etilen còn tham gia phản ứng cộng với cl hoặc hyđrô | * Đọc phần thí nghiệm và quan sát H4.8/118 sgk * Dựa vào thông tin và H4.8 để trả lời, hs khác theo dõi nhận xét. bổ sung à Có màu da cam à Dung dịch brôm mất màu à Phản ứng xảy ra
* Học sinh viết 2 PTHH lên bảng
à Mối liên kết đôi giữa 2 nguyên tử cacbon bị đứt ra mỗi 1 nguyên tử cacbon nhận thêm 1 nguyên tử brom * Lắng nghe và ghi nhớ
Học sinh thảo luận làm bài tập à Nhận biết 2 ống nghiệm bằng dung dịch brôm hoặc khí clo
à CH4 với khí clo có sự tham gia askt, còn etilen không có à Chất có mối liên kết đôi dễ tham gia phản ứng cộng * Lắng nghe và ghi nhớ | 2. Etilen có làm mất màu dung dịch brom không?
- Dẫn khí C2H4 đi qua dung dịch brôm có màu da cam, C2H4 làm dung dịch brôm mất màu
H H
H H
H H Thu gọn : CH2 = CH2 + Br2 à Da cam Br – CH2 – CH2 – Br Đi brôm etan không màu - Phản ứng trên là phản ứng cộng đặc trưng cho liên kết đôi
| ||||
3/- Các phân tử etilen có kết hợp được với nhau không? * Gọi hs đọc thông tin từ “ Ở điều kiện……. PE”. * Đặt câu hỏi , yêu cầu hs dựa vào thông tin trả lời, hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung + Qua thông tin hãy cho biết ngoài dung dịch brôm ra , C2H4 có tham gia phản ứng với nhau không? + Tại sao? + Qua thông tin C2H4 muốn phản ứng với nhau cần có điều kiện gì? * Nhận xét và bổ sung thêm: “ Cho các phân tử C2H4 tác dụng với nhau ở điều kiện thích hợp như nhiệt độ , áp suất , xúc tác , có phản ứng xảy ra do C2H4 có mối liên kết đôi kém bền sẽ bị đứt ra , lúc đó các phân tử C2H4 kết hợp nhau tạo thành phân tử có kích thước và khối lượng lớn gọi là poly etylen” * Giáo viên ghi PTHH và giải thích phương trình: …+CH2=CH2+CH2=CH2+… …- CH2 – CH2 – CH2 – CH2 -…….. * Yêu cầu hs dựa vào thông tin còn lại để trả lời + Phản ứng trên gọi là phản ứng gì? + Chất mới tạo thành tên gọi là gì? Ở thể nào ? Có tan trong nước không? + Hãy nhìn vào PTHH trên viết PTHH dạng thu gọn. Dự kiến sp: à Trùng hợp à Chất rắn, không tan trong nước, tên là poly etylen * Nhận xét và nêu rõ phản ứng trùng hợp |
* 1 học sinh đọc thông tin * Dựa vào thông tin để trả lời, hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung à Có
à Có 1 liên kết đôi kém bền trong phân tử à Điều kiện nhiệt độ , áp suất, xúc tác * Lắng nghe và ghi nhớ
* Quan sát và lắng nghe * Quan sát PTHH à Viết dạng thu gọn * Lắng nghe | 3/- Các phân tử etilen có kết hợp được với nhau không?
- Ở điều kiện thích hợp (nhiệt độ, áp suất, xúc tác) liên kết kém bền trong phân tử C2H4 bị đứt ra, các phân tử C2H4 kết hợp với nhau tạo thành phân tử có kích thước và khối lượng rất lớn, gọi là polyetylen ( PE )
…+ CH2 = CH2 + CH2 = CH2 + CH2 = CH2 +… …-CH2 - CH2 - CH2 - CH2 -CH2 - CH2 -… Polyetylen - Phản ứng trên là phản ứng trùng hợp
| ||||
è Hoạt động 4: IV/- Ứng dụng * Mục tiêu: - Kiến thức: Nghiên cứu ứng dụng của etylen - Kỹ năng: quan sát, tìm tòi. * Phương thức: Phát hiện và giải quyết vấn đề, giải thích. | ||||||
Hoạt động giáo viên | Hoạt động học sinh | Nội dung | ||||
* Treo sơ đồ ứng dụng lên bảng, yêu cầu hs quan sát sơ đồ ,gọi hs trả lời. + C2H4 có những ứng dụng gì quan trọng nào ? * Nhận xét và giải thích thêm:“ C2H4 kích thích quả mau chín , chẳng hạn một hoài chuối có 1 quả chín thì tất cả những quả còn lại sẽ chín , vì quả chín đầu tiên sẽ phân hủy khí C2H4 sẽ lan ra các quả khác” * Giáo viên gọi học sinh viết 1 phương trình hóa học C2H4 tác dụng với clo, gọi học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung * Giáo viên ghi PTHH điều chế rượu etilic từ etilen tác dụng với nước C2H4 + H2O à C2H5OH | * Quan sát sơ đồ, trả lời
à Theo sơ đồ
* Lắng nghe và ghi nhớ
* 1 học sinh lên viết phương trình hóa học * Quan sát và theo dõi |
Etylen có những ứng dụng như: * Điều chế ra rượu etylic, axit axetic, đicloetan, polyetylen (PE), poly ( vinyl clorua) PVC * Kích thích quả mau chín.
| ||||
3.3/-Hoạt động luyện tập: * Mục tiêu: - Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức đã học. - Kỹ năng: Luyện tập cũng cố nội dung bài học * Phương thức: dạy học cá nhân, diển giảng trực quan. * Cho hs làm bài tập 1,3/119 sgk F Đáp án bài 1/119 sgk a. Có 1 liên kết đơn C – C b. CH2 = CH2 có 1 liên kết đôi C = C c. CH2 = CH – CH = CH2 có 2 liên kết đôi và 1 liên kết đơn F Đáp án bài 3/119 sgk Dẫn hỗn hợp qua dung dịch brôm dư, khi đó etylen phản ứng tạo thành đibrom etan là chất llỏng ở lại trong dung dịch và chỉ có metan thoát ra CH2 = CH2 + Br2 à Br – CH2 – CH2 – Br * Bài tập: Một hỗn hợp gồm etieln và metan khi cho dung dịch brôm dư thì dung dịch tăng 5,6g đồng thời có 5,6 lít chất khí bay ra (đktc). Tính thành phần trăm theo thể tích của etylen F Đáp án: Hỗn hợp etilen và metan khi cho qua dung dịch brôm chỉ có etilen tác dụng theo PTHH: C2H4 + Br2 à C2H4Br2 1ml 1mol 1mol Khí metan bay ra có thể tích là 5,6 lít Khối lượg etilen = 5,6 gam hay = Thể tích khí etilen = n * 22,4 = 0,2 * 22,4 = 4,48 lít Thành phần phần trăm theo thể tích của etilen: 3.4/ Hoạt động vận dụng: * Mục tiêu: - Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức đã học. - Kỹ năng: Luyện tập cũng cố nội dung bài học vận dụng kiến thức vào thực tiễn * Phương thức: dạy học cá nhân, diển giảng , trực quan. * Bài tập: 1/ HS viết PTHH phản ứng cháy và phản ứng cộng của etilen? 2/ VIẾT PTHH tạo ra rượu etilic từ etilen GV nhận xét, đánh giá 3.5/- Hoạt động tìm tòi mở rộng * Mục tiêu: - Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức đã học và mở rộng thêm kiến thức - Kỹ năng: Luyện tập cũng cố nội dung bài học vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tìm tòi kiến thức ở bài sau. * Phương thức: dạy học cá nhân, diển giảng, trực quan. HS vẽ sơ đồ tư duy Dự kiến sp: sơ đồ tư duy GV nhận xét, đánh giá sp Hướng dẫn học tập: Học kỹ bài. Xem trước bài mới “ Axetylen ” và bài 40 . Về nhà làm bài tập 4/119 sgk - Gợi ý: * Hãy viết công thức cấu tạo của axetilen * Tìm hiểu xem axetilen có bao nhiêu tính chất hóa học và có tính chất hóa học nào giống với metan và etilen - Làm bài tập 37.2 , 37.3 trang 42 SBT. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét