28/11/2023

Bài 36: Metan

 I/- Mục tiêu bài học :

1. Kiến thức:

a.  Biết được

     * Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của metan

     * Tính chất vật lý: trạng thái, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí

   b. Hiểu được: Tính chất hóa học: Tác dụng được với clo ( phản ứng thế) với oxi ( phản ứng cháy).

  c. Vận dụng: Metan được dùng làm nguyên liệu và nhiên liệu trong đời sống và sản xuất

  2. Kĩ năng:

     * Quan sát thí nghiệm, hiện tượng thực tế, hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét

     * Viết PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn

     * Phân biệt khí metan với khí khác, tính phần trăm khí metan trong hỗn hợp.

 3. Thái độ: yêu thích môn học, tìm tòi nghiên cứu

 4. Định hướng năng lực hình thành:

- Năng lực chung: giao tiếp, tự học, hợp tác.

- Năng lực riêng: Sử dụng ngôn ngữ hoá học, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

II/- Chuẩn bị của giáo viên và của học sinh

    1/- Chuẩn bị của học sinh:

          Y Mô hình lắp ráp metan ; bình chứa khí CH4 , dd Ca(OH)2 

           Y Ống nghiệm , cốc thủy tinh , bật lửa , kẹp gỗ

    2/- Chuẩn bị của học sinh: Xem trước kiến thức bài mới

III/- Tổ chức các hoạt động học tập

 1/- Ổn định lớp:

 2/- Kiểm tra bài cũ:

 - Hóa học hữu cơ là gì

 - Hợp chất hữu cơ là gì

     3/-Thiết kế tiến trình dạy học:

3.1/ Hoạt động khởi động:

-Kiến thức:

 HS biết được

     * Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của metan

     * Tính chất vật lý: trạng thái, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí

   HS  Hiểu được:

* Tính chất hóa học: Tác dụng được với clo ( phản ứng thế) với oxi ( phản ứng cháy).

   Vận dụng:

        * Metan được dùng làm nguyên liệu và nhiên liệu trong đời sống và sản xuất

Kỹ năng: quan sát, phân tích, kết luận.

- Phương thức:

+ Đàm thoại, diễn giảng, trực quan.

+ Dạy học nêu vấn đề

- Dự kiến sản phẩm: HS có kiến thức về

     * Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của metan

     * Tính chất vật lý: trạng thái, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí

   * Tính chất hóa học: Tác dụng được với clo ( phản ứng thế) với oxi ( phản ứng cháy).

           * Metan được dùng làm nguyên liệu và nhiên liệu trong đời sống và sản xuất

- Giáo viên nhận xét, vào bài mới.

+ Metan là một trong những nguồn nguyên liệu cho đời sống và cho công nghiệp. Vậy mêtan có cấu tạo và tính chất ra sao ? Ứng dụng như thế nào? Để hiểu rõ hơn ta cùng nghiên cứu bài mới

    Trong thực tế chúng ta sử dụng chất đốt có thể lấy từ bình ga hay pioga ( phân chuồng) . Vậy khí mêtan có nhiều ở đâu? Và nằm ở trạng thái nào, Để tìm hiểu vấn đề này ta sang hoạt động 1

3.2/ Hoạt động hình thành kiến thức:

è Hoạt động 1: I/- Trạng thái tự nhiên – tính chất vật lý 

vMục tiêu:

* Kiến thức: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý của metan

* Kỹ năng: quan sát, phân tích, kết luận.

vPhương thức: Hoạt động cá nhân, phát hiện nêu giải quyết vấn đề, quan sát, trực quan.

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

Nội dung

* Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I, H4-3 + ống nghiệm CH4 ?

* Thảo luận nhóm rút ra trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí?( gv chuyển sang hoạt động cá nhân)

+ Khí mêtan có nhiều ở đâu?

+ Tại sao mêtan có trong bùn ao, cống rãnh

+ Nêu tính chất vật lí mà em biết?

Dự kiến sp:

à Có nhiều trong khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí mỏ than, bùn ao, khí biogas

à Do sự phân huỷ xác động thực vật thối rửa.

à Là chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí , ít tan trong nước.

* Giáo viên theo dõi nhận xét và nêu thêm “cách thu khí CH4 trong PTN, hay từ bùn ao,hoặc từ biogas”

* Học sinh nghiên cứu thông tin mục I, h4.3 cùng với ống nghiệm đựng khí CH4

* Thảo luận nhóm để rút ra trạng thái tự nhiện và tính chất vật lý của metan (cá nhân suy nghĩ trả lời)

 

 

 

 

 

 

 

 

* Lắng nghe và ghi nhớ

 

 

 

 

 

* Trong tự nhiên metan có trong các mỏ khí, mỏ dầu, mỏ than, trong bùn ao, trong biogaz

* Metan là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí

 

 

è Hoạt đông 2: II/- Cấu tạo phân tử 

vMục tiêu:

*Kiến thức: Nghiên cứu cấu tạo phân tử của metan

* Kỹ năng: quan sát, phân tích, kết luận.

vPhương thức: Phát hiện và giải quyết vấn đề, hđ cá nhân, quan sát, giải thích, diễn giảng.

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

Nội dung

* Giáo viên đem mẫu vật  phát cho các nhóm, yêu cầu các nhóm lắp mô hình phân tử CH4 theo H4.4a sgk.

* Theo dõi cách lắp của học sinh và sữa chữa nhóm nào lắp sai

* Đem mô hình đã lắp sẵn đối chiếu với mô hình của học sinh

* Đặt câu hỏi gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 + Dựa vào mô hình hãy viết CTCT của CH4 

+ Trong CTCT của mêtan có mấy liên kết?

 + Mỗi 1 liên kết nối giữa nguyên tử nào với nguyên tử nào?

 + Liên kết giữa cacbon và hyđrô gọi là liên kết gì?

Dự kiến sp:

à CTCT của metan:

                   H

 

           H – C – H  

 

                  H   

à Có 4 liên kết đơn      

 

à Nối giữa C – H

à  Liên kết đơn

* Nhận xét và giải thích thêm “ Phân tử mêtan có cấu tạo hình tứ diện đều , trong đó nguyên tử cacbon nằm ở tâm của tứ diện đều , bốn nguyên tử hyđrô nằm ở bốn đỉnh . Góc liên kết là 109,5o

* Các nhóm nhận mẫu vật và lắp ráp mô hình CH4

 

 

 

* Quan sát mô hình của giáo viên

 

 

 

 

* Trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.                                        

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Lắng nghe và ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công thức cấu tạo của metan

                                                       

 

 *  Trong phân tử mêtan có 4 liên kết đơn

 

 

è Hoạt động 3: III/- Tính chất hoá học 

vMục tiêu:

* Kiến thức: Tìm hiểu về tính chất hoá học của metan

* Kỹ năng: quan sát,phân tích, kết luận.

vPhương thức: Hđ cá nhân, phát hiện và giải quyết vấn đề, quan sát, giải thích diễn giảng.

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

Nội dung

1/- Tác dụng với oxi

* Làm thí nghiệm biễu diễn yêu cầu hs quan sát “Đốt quẹt ga và úp ống nghiệm trên ngọn lửa, sau một thời gian cho hs quan sát”

* Đặt câu hỏi gọi hs trả lời , yêu cầu hs khác theo dõi nhận xét. bổ sung

 + Khi úp ống nghiệm trên ngọn lửa đèn quẹt ga thấy có hiện tượng gì xảy ra?

* Giáo viên lật ống nghiệm lên đổ một ít nước vôi trong vào ống nghiệm, yêu cầu hs quan sát hiện tượng.

 + Khi cho nước vôi trong vào ống nghiệm có hiện tượng gì xảy ra?

 + Tại sao nước vôi trong bị vẫn đục?

 + Vậy khi đốt metan sinh ra sản phẩm gì?

 + Hãy ghi PTHH đốt cháy metan.

Dự kiến sp:

à Nước vôi trong bị vẫn đục

à Vì trong ông nghiệm có khí CO2

à Hơi nước và khí CO2

CH4  + 2O2 CO2  + 2H2O

* Nhận xét và giải thích thêm: “ Khi đốt cháy metan tạo thành khí CO2 và hơi nước, phản ứng tỏa nhiều nhiệt : Hỗn hợp gồm 1 thể tích metan và 2 thể tích khí oxi gây ra hỗn hợp nổ,do đó trong các hầm mỏ than thường xảy ra các vụ nổ do sự bất cẩn của con người”

* Gọi học sinh đọc mục em có biết 116 sgk.

 

* Quan sát thí nghiêm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Trả lời, hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung.

 

àTrên thành ống nghiệm có đọng những giọt nước.

 

* Quan sát hiện tượng thí nghiệm.

 

 

 

 

* Lắng nghe và ghi nhớ

 

 

 

 

* 1 học sinh đọc mục em có biết.

1/- Tác dụng với oxi

 

 

- Metan cháy tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước.

CH4   +  2O2 CO2 +  2H2O

 

 -Phản ứng tỏa nhiều nhiệt , hỗn hợp gồm 1 thể tích metan và 2 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2/- Tác dụng với clo 

* GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK+H4-6.Hướng dẫn +HS khai thác tranh

* GV uốn nắn và sửa sai.

* Đặt câu hỏi yêu cầu hs dựa vào thông tin và H4.6/114 sgk để hoàn thành câu hỏi

 + Khi đưa bình đựng khí CH4 và clo ra ánh sáng có hiện tượng gì xảy ra?

 + Sau đó cho nước vào bình lắc nhẹ và cho quì tím vào có hiện tượng gì xảy ra?

 + Trong bình có chất nào tạo thành mà làm quì tím hóa đỏ?

Dự kiến sp:

à Có mối liên kết đơn

à Phản ứng thế

à  Mối liên kết đơn

* Nhận xét và giải thích thêm: “ Metan tác dụng với khí clo màu vàng lục . Khi có ánh sáng , trong đó một nguyên tử hyđrô trong phân tử metan đã bị thay thế một nguyên tử clo để tạo thành CH3Cl và HCl nên làm quì tím hóa đỏ. Phản ứng trên gọi là phản ứng thế”

 CH4   +  Cl2   

CH3Cl  +  HCl

* Yêu cầu HS nghiên cứu cơ chế phản ứng SGK qua câu hỏi gợi mỡ sau:

 + Phản ứng xảy ra ta thu được  gì?

 + Phân tử CH4 khác với phân tử CH3Cl ở điểm nào?

 + Em có nhận xét gì về phản ứng trên?


 + Phản ứng trên gọi là phản ứng gì? Phản ứng thế này khác với phản ứng thế của kim loại tác dụng với dung dịch axít ở điểm nào?

* Đặt câu hỏi qua thông báo:

+ Phân tử metan có mối liên kết gì?

 + CH4 tác dụng với clo thực hiện phản ứng gì?

 + Phản ứng thế đặc trưng cho mối liên kết gì?

* Thông báo thêm: “ Phân tử metan có 4 liên kết đơn , những nguyên tử hyđrô  trong phân tử metan sẽ lần lượt bị thay thế bởi những nguyên tử clo”

* Gọi hs lên bảng ghi PTHH

* Theo dõi nhận xét và cho hs thấy PTHH dạng cấu tạo và dạng phân tử.

 

* Học sinh nghiên cứu thông tin sgk kết hợp h4.6 hướng dẫn học sinh khai thác tranh

* Trả lời dựa theo h4.6/114 sgk

 

à Màu vàng lục clo mất đi

 

 

à Quì tím hóa đỏ

 

 

à Dung dịch axit

 

 

* Lắng nghe và ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

 

* HS nghiên cứu cơ chế phản ứng.

à Phản ứng đã xảy ra, thu được là 2 khí CH3Cl và HCl

à CH4: có 4H ; CH3Cl: có 3H và 1C

à Nguyên tử H của CH4 thay thế bởi nguyên tử Cl

à Phản ứng thế. Phản ứng này tách hợp chất HCl. Phản ứng KL+Axít tách H

 

 

 

 

 

 

* Lắng nghe và ghi nhớ

 

 

* Ghi PTHH

 

* Quan sát

2/- Tác dụng với clo 

 

 

Metan tác dụng với khí clo khi có ánh sáng tạo thành metylclorua và khí hyđroclorua:

       H

 

H – C – H + Cl – Cl

                      H

        H

H – C – Cl +HCl

 

                      H

Viết gọn:

CH4+Cl2CH3Cl  +HCl                                   

                       Metylclorua                                                        

* Phản ứng trên gọi là phản ứng thế đặc trưng cho  liên kết đơn C – H

 

 

 

è Hoạt động 4: IV/- Ứng dụng :

vMục tiêu:

*Kiến thức: Tìm hiểu ứng dụng của metan

* Kỹ năng: quan sát, phân tích, kết luận.

vPhương thức: Phát hiện và giải quyết vấn đề, diễn giảng.

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

Nội dung

* Gọi hs đọc thông tin, đặt câu hỏi gọi hs trả lời, yêu cầu hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung.

 + Khi CH4 cháy tỏa nhiều nhiệt. Vậy metan dùng làm gì trong đời sống?

 + Ngoài ra metan còn dùng làm gì nữa?

Dự kiến sp:

à Làm nhiên liệu

à Điều chế hyđrô, bột than, nhiều chất khác

* Nhận xét và thông báo thêm: “ Khí CH4 là nguyên liệu rất quan trọng trong đời sống hàng ngày : làm chất đốt, điều chế khí hyđrô”

*CH4+2H2OCO2+4H2

* Đọc thông tin, trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



* Lắng nghe và ghi nhớ

 

 

 

- Metan cháy tỏa nhiều nhiệt nên được dùng làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.

- Dùng để điều chế hyđrô

Metan + nước

Cacbonđioxit + hyđrô.

- Dùng để điều chế bột than và nhiều chất khí khác

 

 

3.3/-Hoạt động luyện tập:

     * Mục tiêu:

      - Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức đã học.

      - Kỹ năng: Luyện tập cũng cố nội dung bài học

  * Phương thức: dạy học cá nhân, diển giảng, trực quan.

* Bài tập:

       1. Có hỗn hợp khí metan và clo.

         a. làm thế nào để phản ứng xảy ra?

         b. Bằng cách nào để biết được phản ứng đã xảy ra?

     ³ Đáp án: 

a. Đặt hổn hợp ở nơi có ánh sáng khuyếch tán hoặc gần bóng đèn điện

b. Thấy màu vàng lục của clo mất dần hoặc cho giấy quì ẩm vào bình chứa hổn hợp thì quì tím chuyển sang màu đỏ do phản ứng tạo ra axit clohyđric

            CH4 +  Cl2       CH3Cl  + HCl

       2. Có 2 lọ mất nhãn đựng 2 chất khí riêng biệt là CH4 và H2. Làm cách nào để nhận biết 2 lọ trên.

      ³ Đáp án: 

         Đốt từng khí trong bình đựng oxi sau đó rót dung dịch Ca(OH)2 vào bình rồi lắc nhẹ, bình nào có kết tủa trắng thì khí ban đầu đó là CH4, khí còn lại là hyđrô

    GV nhận xét, đánh giá

F Đáp án bài tập 3/116 sgk

                                    Số mol khí metan:  

                                    Phương trình hóa học đốt cháy metan

                                     CH4        +   2O2  CO2   +  2H2O

                                     1mol            2mol               1mol

                                      0,5mol         1mol               0,5mol

                                     

                                      ð 

                                    Thể tích khí oxi  cần dùng

                                       

                                     Thể tích khí cácbonic

                                      

3.4/ Hoạt động vận dụng:

* Mục tiêu:

      - Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức đã học.

      - Kỹ năng: Luyện tập cũng cố nội dung bài học vận dụng kiến thức vào thực tiễn

  * Phương thức: dạy học cá nhân, diển giảng, trực quan.

* Bài tập:

1/ Ngoài ra metan còn dùng làm gì nữa?

à Làm nhiên liệu

à Điều chế hyđrô, bột than, nhiều chất khác

* Nhận xét và thông báo thêm: “ Khí CH4 là nguyên liệu rất quan trọng trong đời sống hàng ngày : làm chất đốt, điều chế khí hyđrô”

*CH4+2H2OCO2+4H2

2/ HS viết CTCT của metan và nhận xét.

3/ Viết PTHH đặc trưng của metan?

 3.5/- Hoạt động tìm tòi mở rộng:

* Mục tiêu:

      - Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức đã học và mở rộng thêm kiến thức

      - Kỹ năng: Luyện tập cũng cố nội dung bài học vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tìm tòi kiến thức ở bài sau.

  * Phương thức: dạy học cá nhân, diển giảng, trực quan.

* Nhiệm vụ:

HS vẽ sơ đồ tư duy

Dự kiến sp: sơ đồ tư duy

GV nhận xét, đánh giá sp

       *  Học kỹ bài . Xem trước bài mới “etylen” . Làm bài tập 3,4/116 sgk (hướng dẫn sơ 2 bài tập về nhà)

       * Etylen thuộc loại hyđrôcabon hay dẫn xuất của hyđrôcacbon. hãy viết công thức cấu tạo của etylen. Etylen có bao nhiêu tính chất hóa học

BẢNG RÀ SOÁT TÍCH HỢP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

STT

Chủ đề/ bài

Nội dung tích hợp

Địa chỉ tích hợp

Mức độ tích hợp

 

Lớp 9

1

Bài 36. Metan

Khai thác metan tránh gây ô nhiễm không khí, gây nỗ, ô nhiễm nguồn nước, khi làm thí nghiệm cẩn thận

Tính chất vật lí, hoá học và ứng dụng

Toàn bài

 

 Web: giaoanviolet.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN KHTN 7 CTST MỚI NHẤT

  I.  TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 ,0 điểm)        Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng.             ...