28/11/2023

Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên

 

I/- Mục tiêu:

   1. Kiến thức: Biết được:

      * Khái niệm thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí mỏ dầu và phương pháp khai thác chúng; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.

      * Ứng dụng: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nguyên liệu và nhiên liệu quý trong công nghiệp.

      * Biết crackinh là một phương pháp quan trọng để chế biến dầu mỏ.

      * Nắm được đặc điểm của dầu mỏ Việt Nam, vị trí một số  mỏ dầu, mỏ khí và tình hình khai thác dầu mỏ ở nước ta.

    2. Kĩ năng:

      * Đọc trả lời câu hỏi, tóm tắt được thông tin về dầu mỏ, khí thiên nhiên và ứng dụng của chúng.

      * Sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên.

    3. Thái độ: Giáo dục thái độ cẩn thận, đề phòng khi sử dụng dầu khí.

    4. Định hướng năng lực hình thành:

         - Năng lực chung: giao tiếp, tự học, hợp tác.

         - Năng lực riêng: Sử dụng ngôn ngữ hoá học, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

II/- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

     1/- Chuẩn bị của giáo viên:

         * Tranh H4.16 ; H4.17 ; H4.18/126 – 127 sgk.

          * Vật thật : Xăng, dầu hỏa, nhớt, paraphin.

     2/- Chuẩn bị của học sinh

          * Đọc trước kiến thức bài mới.

          * Vật thật : Xăng, dầu hỏa, nhớt, paraphin.

III/- Tổ chức các hoạt động học tập:

   1/- Ổn định lớp.

   3.2/- Kiểm tra bài cũ:

a. Hãy ghi CTCT của benzen và cho biết benzen có những tính chất hóa học nào? Hãy viết PTHH benzen tham gia phản ứng thế.

        b. Gọi 1 hs sửa bài tập 3./125 sgk.

         F Đáp án bài 3/125 sgk:

         a)Phương trình phản ứng giữa benzen và brôm

                      C6H6   +   Br2   C6H5Br     + HBr

                      1mol        1mol                   1mol

                       0,1mol                                0,1mol

         b)   Số mol brôm benzen :  

               Khối lượng benzen cần dùng là:

                         m = n . M à  0,1 . 78 =  7,8 g

             Hiệu suất phản ứng là 80% , nên trên thực tế lượng benzen cần dùng là:

                                          

3. Thiết kế tiến trình dạy học:

3.1 Hoạt động khởi động:

Mục tiêu:  

+ Kiến thức: HS hiểu được cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.

+ Kĩ năng: tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài sâu hơn.

 Phương thức:  Hoạt động cá nhân; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan.

     Chúng ta đã biết không có ngành nào, 1 lĩnh vực nào từ công việc gần gũi nhất như : Nấu ăn hàng ngày bằng bếp ga ……….. đến các phương tiện giao thông như : xe máy, ô tô, tàu hỏa, máy bay…………. Các nhà máy sản xuất trong nông nghiệp, công nghiệp  đều sử dụng sản phẩm của dầu mỏ, khí thiên nhiên………Vậy khí thiên nhiên và dầu mỏ có tính chất vật lý gì? Thành phần trạng thái tự nhiên và cách tách ra những sản phẩm của chúng và ứng dụng như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giải quyết vấn đề này.

- Dầu mỏ là những tài nguyên quí giá của Việt Nam và nhiều quốc gia khác . Vậy dầu mỏcó tính chất vật lý gì? Trạng thái tự nhiên và thành phần phân tử gồm những nguyên tử nào, những sản phẩm chế biến từ dầu mỏ là sản phẩm nào. Để hiểu rõ hơn ta sang hoạt động 1.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

è Hoạt động 1: Dầu mỏ 

Mục tiêu:

+ Kiến thức:  Nghiên cứu tính chất của dầu mỏ.

+ Kĩ năng: Quan sát, nhận biết.

Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, hợp tác nhóm nhỏ.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

1) Tính chất vật lý 

* Giáo viên phân phát các mẫu dầu mỏ yêu cầu các nhóm để quan sát để kiểm tra nhận xét

* Yêu cầu hs quan sát xăng, dầu hỏa

* Đặt vấn đề, yêu cầu các nhóm quan sát mẫu vật thảo luận nhóm, gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.


 + Các mẫu vật trên ở trạng thái nào? Màu gì?

 + Có tan trong nước không? Nhẹ hay nặng hơn nước? (Yêu cầu hs hòa tan xăng, dầu hỏa vào nước)

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

 

* Các nhóm quan sát  mẫu vật lên bàn.

 

* Các nhóm quan sát xăng, dầu hỏa

* Các nhóm quan sát mẫu vật trao đổi thảo luận để trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Gợi ý sản phẩm:

à Thể lỏng (xăng màu xanh hoặc vàng; dầu hỏa không màu).

à  Không tan trong nước, nhẹ hơn nước.

 

* Lắng nghe.

1) Tính chất vật lý:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước, nhẹ hơn nước.

2/- Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ:   

 a/- Dầu mỏ có ở đâu ?

* Gọi học sinh đọc thông tin mục 2 nhỏ.

* Yêu cầu các nhóm trao đổi thảo luận để hoàn thành câu hỏi trắc nghiệm = phiếu học tập.

  Em hãy  chọn lựa câu đúng nhất bằng cách đánh dấu x vào ô o

 o  Dầu mỏ có ở trên mặt đất

 o Dầu mỏ ở trong lòng đất

 o Dầu mỏ có ở trong biển

* Gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.


* Đặt câu hỏi tiếp, gọi hs trả lời

 + Dầu mỏ có mấy lớp? Kể ra.

 

 

 + Lớp khí ở trên là khí gì?

 

 + Thành phần chính của mỏ khí dầu là gì?

 + Thành phần dầu lỏng có hòa tan khí ở giữa là gì?

 

+ Dưới đáy mỏ là gì?

Nhận xét, đánh giá sp.

* Treo H4.16/126 sgk cho hs quan sát 3 lớp theo thông tin.

* Thông báo thêm: “Dầu mỏ mới khai thác có màu nâu đen, lỏng sánh, trong tự nhiên dầu mỏ tập trung thành vùng lớn à mỏ dầu”.

 

 

 

* Đọc thông tin mục 2 sgk.

* Thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập trắc nghiệm.

 

 

 

 

 

 

* Cử đại diện nhóm trả lời, nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung. Gợi ý sản phẩm:

* Trả lời             Khí ở trên

 

à 3 lớp        Dầu lỏng ở giữa

                            Dưới đáy là nước mặn

à Khí mỏ dầu hay khí đồng hành.

à Là CH4


à  Là hỗn hợp phức tạp của hyđrôcacbon và những lượng chất khác.

à Lớp nước mặn.

 

* Quan sát H4.16/126 sgk.

 

* Lắng nghe và ghi nhớ.


2/- Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ:  

 a/- Dầu mỏ có ở đâu ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    Trong tự nhiên, dầu mỏ ở sâu trong lòng đất tạo thành các mỏ dầu. Mỏ dầu có 3 lớp.

* Lớp khí ở trên  (gọi là khí mỏ dầu hay khí đồng hành) thành phần chính là CH4.

* Lớp dầu lỏng có hòa tan khí ở giữa, đó là hỗn hợp phức tạp nhiều loại hyđrô cacbon và những lượng nhỏ chất khác.

* Dưới đáy mỏ là lớp nước mặn.

 

 

 

b/- Dầu mỏ được khai thác như thế nào?  

* Gọi học sinh đọc thông tin và quan sát H4.16 sgk, đặt câu hỏi gọi hs trả lời, yêu cầu hs khác theo dõi nhận xét bổ sung.


 + Muốn khai thác dầu người ta làm cách nào?

 + Để đẩy dầu lên người ta làm cách nào?

 + Em hãy giải thích cách khai thác dầu?

 

 

 

* Để cũng cố lại kiến thức giáo viên ghi sẳn nội dung 3 câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm ý đúng ghi vào phiếu học tập, gọi đại diện nhóm trả lời nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.

 + Dầu mỏ có ở đâu ?

 + Cấu tạo của dầu mỏ?

 

 

 

+ Cách khai thác dầu mỏ ?

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

  -  Có sâu trong lòng đất.

  - Hỗn hợp nhiều hyđrôcacbon

  - Khoan lỗ xuống lớp dầu lỏng.

 

 

* Đọc thông tin và quan sát H4,16 sgk, trả lời câu hỏi, hs khác theo dõi nhận xét bổ sung.

Gợi ý sản phẩm:

à Khoan lỗ xuống lớp dầu lỏng.

à Bơm nước hoặc bơm khí xuống.

à Vì áp suất lúc đầu cao hơn áp suất của khí quyển. Sau thời gian áp suất cân bằng nên dầu không tự phun lên, phải bơm nước xuống đẩy dầu lên.

* Trao đổi thảo luận nhóm qua phiếu học tập, cử đại diện nhóm trả lời, nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.

 

 

à Có ở trong lòng đất.

à Gồm 3 lớp : lớp khí ở trên thành phần chính là khí mêtan; lớp dầu lỏng ở giữa là hỗn hợp phức tạp nhiều hyđrôcacbon; lượng nhỏ của các hợp chất khác.

à Khoan lỗ xuống lớp dầu lỏng.

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

b/- Dầu mỏ được khai thác như thế nào?  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để khai thác dầu, người ta khoan những lỗ khoan xuống lớp dầu lỏng, dầu tự nhiên phun lên, sau đó dùng nước hoặc dùng khí bơm xuống để đẩy dầu lên.

 

 

3/- Các sản phẩm chế biến  từ dầu mỏ

* Gọi học sinh đọc thông tin và quan sát sơ đồ H4.17 sgk, đặt câu hỏi gọi hs trả lời, hs khác theo dõi nhận xét bổ sung.

+ Tại sao phải chế biến dầu mỏ?

 

 + Dầu mỏ được khai thác như thế nào?

+ Những sản phẩm thu được khi chế biến dầu mỏ là những sản phẩm nào?

 + Hãy so sánh nhiệt độ sôi của các sản phẩm thu được ?

 

 + Để thu được xăng có tỷ lệ cao người ta làm cách nào ?

 + Theo phương pháp crackinh thu được gì?

 + Thế nào là phương pháp crackinh?

* GV chỉ tranh: để chế biến dầu nặng( dầu điezen) thành xăng và các sản phẩm khí có giá trị công nghiệp như :CH4, C2H4

  + Nhờ phương pháp crắckinh lượng xăng thu được chiếm như thế nào so với khối lượng dầu mỏ?

* Theo dõi nhận xét, bổ sung và giải thích thêm : “Mỗi một sản phẩm đều có một ứng dụng trong đời sống”.

 

 

* Đọc thông tin và quan sát H4.17 sgk, trả lời hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung.

Gợi ý sản phẩm:

à Vì dầu mỏ để lâu trong không khí bị đông đặc tạo thành chất rắn

à Được khai thác ở nhiệt độ khác nhau trong tháp chưng cất

à Xăng, dầu hoả, dầu điezen, dầu mazut………..

à Xăng 65o, dầu hoả 25o, dầu điezen 340o, dầu mazut, nhựa đường 500o

à Dùng phương pháp crackinh.

à Thu được xăng và hỗn hợp khí.

à Bẻ gãy phân tử hyđrôcacbon.

* Lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

à Thu được lượng xăng lớn hơn.

 

 

* Ghi nhớ.

 

3/- Các sản phẩm chế biến  từ dầu mỏ 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Khi chưng cất dầu mỏ, các sản phẩm(étxăng, dầu thắp, dầu điezen, dầu mazút, dầu thô, xăng, dầu hỏa, nhựa đường,dầu mazút) tách ra ở những khoảng nhiệt độ khác nhau, quá trình này diễn ra trong tháp chưng cất. Lượng xăng thu được khi chưng cất dầu mỏ chiếm tỷ lệ nhỏ. Để tăng lượng xăng người ta dùng phương pháp crackinh để chế biến dầu nặng thành xăng và các sản phẩm khí.

Dầu nặng  Xăng + hỗn hợp khí.

è Hoạt động 2:  Khí thiên nhiên

Mục tiêu:

+ Kiến thức:  Tìm hiểu về khí thiên nhiên.

+ Kĩ năng: Nhận biết, quan sát.

Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, giải thích.

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

Nội dung

* Gọi hs đọc thông tin, đặt câu hỏi gọi hs trả lời, yêu cầu hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung.

 + Khí thiên nhiên có ở đâu ?

 

+ Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là gì?

 + Muốn khai thác khí thiên nhiên người ta làm cách nào ?

 + Sau khi dùng khoan xuống mỏ khí có hiện tượng gì xảy ra?

 + Vì sao khi khoan xuống các mỏ khí thì khí tự phun lên?

* Theo dõi nhận xét bổ sung, sau đó treo H 4.18 sgk lên bảng cho hs quan sát để trả lời các câu hỏi sau:

 + Hàm lượng metan trong dầu mỏ so với hàm lượng metan trong khí thiên nhiên ra sao?

 + Khí thiên nhiên có ứng  dụng như thế nào trong thực tiễn

* Nhận xét, đánh giá sản phẩm.

* Đọc thông tin, trả lời hs khác theo dõi nhận xét bổ sung.

Gợi ý sản phẩm:

à Có trong mỏ khí nằm trong lòng đất.

à Là khí metan.

 

à Dùng khoan xuống mỏ khí

à Khí tự phun lên do áp suất các mỏ khí lớn hơn áp suất khí quyển.

à Vì áp suất ở các mỏ khí lớn hơn áp suất khí quyển.

* Nhận xét bổ sung và quan sát H4.18 sgk trả lời.

 

à  Hàm lượng khí metan trong khí thiên nhiên là 95% ; còn ở trong mỏ dầu là 75%

à Là nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


- Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất. Thành phần chủ yếu là khí metan.

- Khí thiên nhiên là nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp.

 

 

è Hoạt động 3: Dầu khí và khí thiên nhiên ở Việt nam (Tự học có hướng dẫn của GV)

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Nghiên cứu dầu khí và khí thiên nhiên ở Việt Nam.

+ Kĩ năng: Quan sát, nhận biết.

Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, giải thích.

GV hướng dẫn HS đọc mục III.

HS tự học.

 

3.3. Hoạt động luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Luyện tập củng cố nội dung bài học.

+ Kĩ năng:   Rèn  kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán.

-Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân.

        1. Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:

            a. Dầu mỏ là một đơn chất

            b. Dầu mỏ là một hổn hợp phức tạp

            c. Dầu mỏ là mộ hổn hợp tự nhiên của nhiều loại hyđrôcácbon

            d. Dầu mỏ sôi ở nhiệt độ xác định

            e. Dầu mỏ sôi ở nhiệt độ khác nhau

        2. Thành phần chính của khí thiên nhiên là:

            a. Etilen

            b. Metan và axetilen

            c. Metan

            d. Metan, etilen,axetilen

        3. Nêu biện pháp xử lí môi trường trong các trường hợp sau:

            a. Tàu chở gặp sự cố và dầu tràn ra biển

            b. Dầu mỏ ngấm vào cát ở ven biển

       * Đáp án:

            a. Dùng phao để ngăn chận không cho loang rộng, sau đó dùng bơm hút nước và dầu nổi trên bề mặt vào thiết bị dùng để tách dầu ra khỏi nước

            b. Xúc cát ngấm dầu đem rửa bằng nước. Khi đó dầu nhẹ hơn nên nổi lên mặt nước và được tách dầu ra

        4. Em hãy kể một số tác hại của sự cố để dầu tràn ra biển

      * Đáp án:  Một số tác hại

            - Làm ô nhiễm nguồn nước biển

            - Làm chết cá và các sinh vật sống trong nước biển

            - Làm chết các loài chim kiến ăn trên mặt biển

                GV nhận xét, đánh giá và cho điểm.

3.4. Hoạt động vận dụng:

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Vận dụng làm bài tập.

+ Kĩ năng:   Rèn  kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán..

-Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân.

Bài 1: Dựa vào sơ đồ chưng cất dầu mỏ (tr. 127 SGK), hãy so sánh nhiệt độ sôi, khả năng bay hơi, phân tử khối của các chất có trong xăng với các chất có trong dầu hoả và các chất có trong dầu nhờn.

Dự kiến sản phẩm:

- Nhiệt độ sôi của các chất:

trong dầu nhờn > trong dầu hoả > trong xăng.

- Khả năng bay hơi của các chất :

trong xăng > trong dầu hoả > trong dầu nhờn.

- Phân tử khối của các chất:

trong dầu nhờn > trong dầu hoả > trong xăng.

Bài 2: Nêu biện pháp xử lí môi trường trong các trường hợp sau :

a) Tàu chở dầu gặp sự cố và dầu tràn ra biển.

b) Dầu mỏ ngấm vào cát ở ven biển.

Dự kiến sản phẩm:

a) Dùng phao để ngăn chặn dầu không cho loang rộng, sau đó dùng bơm hút nước và dầu nổi trên bề mặt vào thiết bị dùng để tách dầu ra khỏi nước.

b) Xúc cát ngấm dầu đem rửa bằng nước. Khi đó, dầu nhẹ hơn nên nổi lên mặt nước và tách được dầu ra.

GV nhận xét, đánh giá và cho điểm.

3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

 - Mục tiêu:

+ Kiến thức: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

+ Kĩ năng:   Rèn  kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán..

-Phương thức: hoạt động cá nhân.

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học.

       - Học kĩ bài. Xem trước bài mới:” Nhiên liệu”.

       - Chuẩn bị bài mới:

           + Nhiên liệu là gì?

           + Có mấy loại nhiên liệu? Các loại nhiên liệu đó khác nhau như thế nào?

           + Hãy cho một số ví dụ về các loại nhiên liệu mà em biết?

     - Làm bài tập 2, 3, 4 / 129 sgk.

 

 Web: giaoanviolet.com

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN KHTN 7 CTST MỚI NHẤT

  I.  TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 ,0 điểm)        Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng.             ...