I/- Mục tiêu: 1.Kiến thức: Biết được: * Khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng, khí) * Hiểu được: Cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa, than...) an toàn có hiệu quả, giảm thiểu không tốt tới môi trường. 2. Kĩ năng: * Biết cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả, an toàn trong cuộc sống hàng ngày. * Tính khối lượng tỏa ra khi đốt cháy than, khí metan, khí cacbonic tạo thành. 3. Thái độ: Biết cách bảo vệ nhiên liệu. 4. Năng lực: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. II/- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: * Tranh phóng to H4.21 ; H4.22 ; H4.23 sgk. * Cồn, gỗ, rượu. 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước kiến thức bài mới; mỗi nhóm chuẩn bị: gỗ, xăng, cồn, dầu hoả, bếp ga. III/- Tổ chức các hoạt động học tập: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: a. Dầu mỏ có ở đâu và được chia làm mấy lớp ? Kể ra. b. Trình bày cách chế biến dầu mỏ? 3. Thiết kế tiến trình dạy học: 3.1. Hoạt động khởi động: - Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Phương thức: Dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình…. Đặt vấn đề: Mỗi ngày không một gia đình nào không phải dùng một loại chất đốt để đun nấu. Có thể gia đình đun nấu bằng bếp ga, bằng bếp than, bếp củi………. Chất đốt còn gọi lại là nhiên liệu. Vậy nhiên liệu là gì? Được phân loại như thế nào ? Sử dụng chúng như thế nào cho có hiệu quả . Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó. Nhiên liệu bao gồm những vật liệu có sẵn trong tự nhiên (Than củi, dầu hoả………..) hoặc được điều chế từ nguồn nguyên liệu có sẵn như : (cồn, khí ga……..………) Vậy những nguyên liệu này khi ta đốt có hiện tượng gì xảy ra, để hiểu rõ hơn ta sang hoạt động 1. 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Nhiên liệu là gì ? Mục tiêu: + Kiến thức: Tìm hiểu nhiên liệu là gì? + Kĩ năng: Nhận biết, quan sát. Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, giải thích, thí nghiệm biểu diễn. | ||
Hoạt động giáo viên | Hoạt động học sinh | Nội dung |
* Gọi hs đọc thông tin, đặt câu hỏi gọi hs trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung. + Khi các em nấu cơm dùng những chất nào để đốt? + Khi ta đốt những chất đó có hiện tượng gì xảy ra? * Làm thí nghiệm biễu diễn: đốt rượu, cồn.... yêu cầu học sinh quan sát. + Em hãy cho biết sự cháy là gì ? + Vậy những thứ nêu ở trên ta gọi là gì? + Nhiên liệu là gì ? Cho thêm một số ví dụ về nhiên liệu + Nhiên liệu được ứng dụng ở đâu? + Khi ta dùng điện để thắp sáng, đun nóng thì điện có phải là nhiên liệu không ? Nhận xét, đánh giá sản phẩm. * Theo dõi nhận xét, bổ sung và giải thích thêm : “Điện là một loại năng lượng có thể phát sáng và toả nhiệt điện) nhưng nó không phải là nhiên liệu. Nhiên liệu thông thường là loại nhiên liệu có sẵn trong tự nhiên ( than cỉu, dầu mỏ…) hoặc điều chế từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên (cồn đốt, khí than……….”. | * Đọc thông tin, trả lời, hs khác theo dõi nhận xét bổ sung. Gợi ý sản phẩm: à Than, củi, dầu……..
à Khi cháy toả nhiệt và phát sáng * Quan sát thí nghiệm biễu diễn của giáo viên. à Sự cháy là sự tác dụng của 1 chất với oxi. à Chất đốt hay nhiên liệu. à Là chất cháy được khi cháy toả nhiệt và phát sáng. à Đời sống và sản xuất.
à Có hs trả lời có, có hs trả lời không.
* Lắng nghe và ghi nhớ.
|
Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng. Ví dụ: Than, củi, ga, khí than, cồn đốt……
|
è Hoạt động 2: II/- Nhiên liệu được phân loại như thế nào? Mục tiêu: + Kiến thức: Nghiên cứu sự phân loại của nhiên liệu gồm rắn, lỏng khí. + Kĩ năng: Quan sát, nhận biết. Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát và giải thích,. | ||
1/- Nhiên liệu rắn: * Gọi hs đọc thông tin o từ than mỏ ……công nghiệp. * Đặt câu hỏi gọi hs trả lời, yêu cầu hs khác theo dõi nhận xét bổ sung. + Nhiên liệu rắn gồm những loại nào? + Than mỏ được tạo thành từ đâu? Và được chia ra làm mấy loại? * Treo H4.21 sgk/130 lên bảng hướng dẫn cách quan sát hình. * Đặt câu hỏi yêu cầu hs kết hợp o và H4.21 /130 sgk để giải quyết. + Than gầy chứa bao nhiêu nguyên tố cacbon? + Than gầy có đặc điểm chung gì? + Than gầy dùng để làm gì? + Than mỡ, than non chứa bao nhiêu nguyên tố cacbon? + Than mỡ, than non dùng để làm gì? + Than bùn được lấy từ đâu? Tại sao gọi than bùn là than trẻ và dùng để làm gì? + Gỗ từ thời xưa người ta dùng làm gì? Nhận xét, đánh giá sản phẩm. * Theo dõi nhận xét và giải thích thêm: “Nếu dùng gỗ làm nhiên liệu gây lãng phí cho nên hiện nay người ta dùng than gỗ để làm vật liệu xây dựng”. |
* Đọc thông tin.
* Gợi ý sản phẩm:
à Than mỏ, gỗ……….. à Thực vật bị vùi lắp dưới đất phân huỷ dần dần hàng triệu năm; Chia làm 3 loại chính. * Quan sát H4.21/130 sgk.
* Kếp hợp thông tin o và H4.21/130 sgk trả lời câu hỏi. Gợi ý sản phẩm:
à Chứa 90% nguyên tố cacbon. à Khi cháy toả nhiều nhiệt. à Dùng làm nhiên liệu trong ngành công nghiệp. àThan mỡ chứa 80% nguyên tố cacbon, than non chứa 78% nguyên tố cacbon à Luyện than cốc. àLấy ở đầm lầy, vì chứa ít cacbon nhất, dùng làm phân bón. à Cất đốt, vật liệu…….. * Lắng nghe và ghi nhớ.
| 1/- Nhiên liệu rắn:
Nhiên liệu rắn gồm: Than mỏ và gỗ. * Than mỏ: Gồm than gầy, than mỡ, than non, than bùn. * Gỗ: Làm vật liệu xây dựng, dùng làm trong công nghiệp giấy. |
2/- Nhiên liệu lỏng: * Treo H4.22 sgk/131 hướng dẫn hs quan sát hình. * Gọi hs đọc thông tin sgk/131, đặt câu hỏi yêu cầu hs dựa vào H4.22 sgk và thông tin, kết hợp với mẫu vật thật (rượu, cồn, dầu hoả….) để trả lời, hs khác theo dõi nhận xét bổ sung. + Nhiên liệu lỏng gồm những loại nào? + Những nhiên liệu nào được chế biến từ dầu mỏ? * Làm thí nghiệm biễu diển đốt rượu, cồn hoặc đốt đèn cho hs quan sát. + Nhiên liệu lỏng dùng để làm gì? * Nhận xét, đánh giá sản phẩm. |
* Quan sát H4.22 sgk/132. * Đọc thông tin /131 sgk, dựa vào thông tin và H4.22 sgk kết hợp với mẫu vật thật (rượu, cồn , dầu hoả…..) trả lời , hs khác theo dõi nhận xét bổ sung. Gợi ý sản phẩm: à Dầu hoả, xăng, cồn, rượu………. à Xăng, dầu hoả và rượu.
* Quan sát thí nghiệm biễu diễn của giáo viên. àChất đốt, động cơ đốt trong.
| 2/- Nhiên liệu lỏng:
Nhiên liệu lỏng gồm: xăng, dầu hoả, rượu, cồn………. . Nhiên liệu lỏng dùng để đun nóng, thấp sáng, động cơ đốt trong……
|
3/- Nhiên liệu khí: * Gọi học sinh đọc thông tin sgk/131, đặt câu hỏi gọi hs trả lời, yêu cầu hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung. + Nhiên liệu khí gồm những loại nhiên liệu nào? + Nhiên liệu khí có năng suất toả nhiệt cao hay thấp. Có ảnh hưởng gì đến môi trường không? + Nhiên liệu khí dùng để làm gì? * Treo H4.22/131 sgk, yêu cầu hs quan sát và thảo luận nhóm để hoàn thành một số câu hỏi trong phiếu học tập do giáo viên phát cho các nhóm. + Nhận xét hàm lượng cacbon trong các loại than? + Nhận xét và năng suất toả nhiệt của một số nhiên liệu thông thường + Lĩnh vực ứng dụng của từng loại nhiên liệu? + Tác động của việc sử dụng đến môi trường? * Gọi đại diện một số nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Nhận xét, đánh giá sản phẩm. |
* Đọc thông tin sgk /131, trả lời, hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung. Gợi ý sản phẩm: à Khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, khí than. à Có năng suất toả nhiệt cao, không gây độc hại với môi trường. à Sử dụng trong đời sống và trong công nghiệp. Quan sát tiếp H4.22 sgk/131, thảo luận nhóm hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập. à Theo thông tin trang 130 sgk.
à Nhiên liệu khí toả nhiệt cao, còn các nhiên liệu còn lại bình thường. à Theo thông tin trang 130 – 131 sgk. à Không gây độc hại đến môi trường. * Cử đại diện một số nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung. | 3/- Nhiên liệu khí:
- Nhiên liệu khí gồm các loại: khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, khí lò cao, khí than, gas... - Nhiên liệu khí được ứng dụng trong đời sống và trong công nghiệp.
|
èHoạt động 3: III/- Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho đạt hiệu quả ? Mục tiêu: + Kiến thức: Tìm hiểu cách sử dụng nhiên liệu như thế nào đạt hiệu quả. + Kĩ năng: Quan sát, nhận biết. Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, giải thích. | ||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung |
* Gọi học sinh đọc thông tin/131 sgk. * Thông báo cho hs biết: “Khi nhiên liệu cháy không hoàn toàn lảng phí, gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng nhiên liệu hiệu quả là phải làm như thế nào để nhiên liệu cháy hoàn toàn tận dụng được nhiệt lượng do quá trình cháy tạo ra”. * Đặt câu hỏi, gọi hs trả lời. + Muốn cho nhiên liệu cháy hoàn toàn cần phải bảo đảm các yêu cầu ra sao để nhiệt lượng không bị tiêu hao? + Ở gia đình khi đun nóng bằng bếp củi làm thế nào để ngọn lửa cháy đều không có khói? + Khi đun nấu bằng bếp than (than tổ ong) chúng ta thấy các viên than đều có lỗ nhỏ có tác dụng gì? * Theo dõi nhận xét và thông báo thêm: Muốn cho sự cháy xảy ra hoàn toàn phải bảo đảm 3 yêu cầu sau: - Cung cấp đủ không khí và oxi cho quá trình cháy như: Thổi không khí vào lò, xây ống khói cao để hút gió,. - Tăng diện tiếp xúc của nhiên liệu với không khí hoặc oxi: Trộn đều nhiên liệu khí , lỏng với không khí , chẻ củi nhỏ , đập nhỏ than khi đốt cháy H4.23sgk. - Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy. * Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để làm bài tập 3, 4 / 132 sgk, gọi đại diện nhóm làm, nhóm khác nhận xét bổ sung. Nhận xét, đánh giá sản phẩm. | * Đọc thông tin sgk /131.
* Lắng nghe và ghi nhớ.
* Gợi ý sản phẩm: à Cung cấp đủ không khí và oxi; tăng diện tiếp xúc của nhiên liệu với không khí hoặc oxi; điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy. à Chẻ củi nhỏ, cung cấp đủ oxi.
à Tăng diện tiếp xúc giữa than với không khí.
* Lắng nghe và ghi nhớ.
* Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập, đại diện 2 nhóm lên làm, nhóm khác nhận xét bổ sung. |
Để cho sự cháy xảy ra hoàn toàn, cần phải bảo đảm các yêu cầu sau: * Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy. * Tăng diện tiếp xúc của nhiên liệu với không khí hoặc oxi. * Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết.
|
3.3. Hoạt động luyện tập: - Mục tiêu: + Kiến thức: Luyện tập củng cố nội dung bài học. + Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán.. -Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân. 1. Để sự dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải cung cấp không khí hoặc oxi: a. Vửa đủ ; b. Thiếu ; c. Dư Hãy chọn trường hợp đúng và giải thích 2. Biết 1 mol khí etilen khi cháy hoàn toàn tỏa ra một nhiệt lượng là 1423kJ, còn 1mol khí axetilen khi cháy tỏa ra 1320kJ a. Hãy tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1kg khí etilen, 1kg axetilen b. Nếu đốt cháy 11,2 lít ( đktc) một hổn hợp chứa 20% thể tích axetilen và 80% thể tích etilen thì nhiệt lượng tỏa ra là bao nhiêu? * Đáp án: a. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1kg etilen là: Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1kg axetilen là: b. Số mol của axetilen là: Số mol của etilen là: Vậy nhiệt lượng tỏa ra khi đốt là: (0,1*1320) + (0,4*1423) = 701,2kJ GV nhận xét, đánh giá và cho điểm. 3.4. Hoạt động vận dụng: - Mục tiêu: + Kiến thức: Vận dụng làm bài tập. + Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán.. -Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân. Bài 1: Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng. Dự kiến sản phẩm: Chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất lỏng và chất rắn vì dễ tạo ra được hỗn hợp với không khí, khi đó diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí lớn hơn nhiều so với chất lỏng và chất rắn. Bài 2: Hãy giải thích tác dụng của các việc làm sau: a) Tạo các hàng lỗ trong các viên than tổ ong. b) Quạt gió vào bếp lò khi nhóm. c) Đậy bớt cửa lò khi ủ bếp. Dự kiến sản phẩm: a) Tăng diện tích tiếp xúc giữa than và không khí. b) Tăng lượng oxi (có trong không khí) để quá trình cháy xảy ra dễ hơn. c) Giảm lượng oxi (có trong không khí) để hạn chế quá trình cháy. GV nhận xét, đánh giá sản phẩm. 3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: - Mục tiêu: + Kiến thức: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học + Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán.. -Phương thức: hoạt động cá nhân. Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học. - Học kĩ bài, xem lại các bài Mêtan. Etylen, axetylen, xem kỹ các CTCT; các tính chất hoá học (nhất là phản ứng đặc trưng). - Đọc mục em có biết. - Giờ tới luyện tập. - Gợi ý : Xem kỹ phần cấu tạo phân tử, những phản ứng đặc trưng, công thức cấu tạo.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét