I/- Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được: * Khái niệm chất béo, trạng thái thiên nhiên, công thức tổng quát của chất béo đơn giản là (RCOO)3 C2H5, đặc điểm cấu tạo. * Tính chất vật lý: Trạng thái tính tan. * Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân trong môi trường axit và trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa). * Ứng dụng: Là thức ăn quan trọng của người và động vật. Là nguyên liệu trong công nghiệp. 2. Kĩ năng: * Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về công thức đơn giản, thành phần cấu tạo và tính chất của chất béo. * Viết được PTHH phản ứng thủy phân của chất béo trong môi trường axit, môi trường kiềm. * Phân biệt chất béo (dầu ăn, mỡ ăn) với hyđrô cacbon (dầu, mỡ công nghiệp). * Tính khối lượng xà phòng thu được theo hiệu suất. 3. Thái độ: Ý thức trong việc sử dụng chất béo và trong việc ăn uống. 4. Năng lực: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. II/- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 1/- Chuẩn bị của giáo viên: * Tranh phóng to H5.6/145 sgk. * Dầu ăn ; benzen ; nước. * Ống nghiệm, ống nhỏ giọt. (Tất cả đủ dùng cho các nhóm) 2/- Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị dầu thực vật , mỡ bò, đậu phộng , mè…… III/- Tổ chức các hoạt động học tập: 1/- Ổn định lớp. 2/- Kiểm tra bài cũ: Không 3. Thiết kế tiến trình dạy học: 3.1. Hoạt động khởi động: - Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Phương thức: Dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình…. Đặt vấn đề: Trong nguồn thức ăn chúng ta dùng hàng ngày có rất nhiều dầu mỡ. Vậy chúng có thành phần là gì ? Tên gọi và cấu tạo của chúng như thế nào? Để giải quyết vấn đề này ta bước vào bài mới. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta đều phải sử dụng chất béo . Vậy chất béo có ở đâu ? Để hiểu vấn đề này ta sang hoạt động 1. 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức: èHoạt động 1: I/- Chất béo có ở đâu ? Mục tiêu: -Kiến thức: Biết được chất béo có ở đâu? - Kĩ năng: Quan sát, nhận biết. Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát. | |||||
Hoạt động giáo viên | Hoạt động học sinh | Nội dung | |||
* Yêu cầu học sinh quan sát h5.6 sgk và đặt vấn đề gọi học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung. + Trong thực phẩm hoặc thức ăn hàng ngày ta sử dụng có những loại chất nào chứa nhiều chất béo ? + Những thực phẩm nào trong H5.6 sgk có chứa chất béo ? * Yêu cầu hs quan sát vật thật sẵn có và gọi hs đọc thông tin. Đặt câu hỏi gọi hs trả lời, yêu cầu hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung. + Chất béo có ở đâu ? + Ở cơ thể động vật chất béo tập trung ở đâu? + Trong cơ thể thực vật chất béo tập trung ở đâu ? * Nhận xét, đánh giá sản phẩm. | * Quan sát h5.6 sgk và dựa vào thông tin trả lời câu hỏi, học sinh khác theo dõi nhận xét, bổ sung. Gợi ý sản phẩm: à Dầu, mỡ động, thực vật. à Bơ, dừa, mè, đậu, mỡ... * Quan sát vật thật và đọc thông tin để trả lời câu hỏi, hs khác theo dõi nhận xét bổ sung. à Ở cơ thể động vật, thực vật … à Mô mỡ. à Quả và hạt. |
Chất béo có nhiều trong mô mỡ của động vật, trong một số loại hạt và quả.
| |||
èHoạt động 2: II/- Chất béo có những tính chất vật lý quan trọng nào? Mục tiêu: -Kiến thức: Biết được tính chất vật lý của chất béo. - Kĩ năng: Quan sát, nhận biết. Phương thức: Thí nghiệm nêu vấn đề, quan sát, giải thích, hợp tác nhóm nhỏ. | |||||
Hoạt động giáo viên | Hoạt động học sinh | Nội dung | |||
* Phát dụng cụ và hoá chất cho các nhóm. * Yêu cầu hs quan sát H 5.7 sgk và tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên “Lấy 2 ống nghiệm : ống 1 đưng nước, ống 2 đựng ben zen. Lấy ống hút, hút chất béo nhỏ từ từ vào ống 1, ống 2 , lắc đều cả 2 ống”. * Yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm, đặt câu hỏi gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung. + Khi nhỏ chất béo vào nước lắc đều có hiện tượng gì xảy ra? + Chất béo nặng hay nhẹ hơn nước? + Khi nhỏ chất béo vào benzen lắc đều có hiện tượng gì xảy ra? + Qua thí nghiệm hãy cho biết chất béo có tính chất gì? * Nhận xét, đánh giá sản phẩm. | * Các nhóm nhận dụng cụ và hoá chất. * Các nhóm quan sát H5.7 sgk và tiến hành thí nghiệm. * Các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm, cử đại diện nhóm trả lời nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung. Gợi ý sản phẩm: à Chất béo không tan trong nước, nổi lên trên mặt nước à Nhẹ hơn nước à Chất béo tan trong benzen à Nhẹ hơn nước, không tan trong nước, nhưng tan trong ben zen, xăng…… |
Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan trong benzen, xăng, dầu hoả…
| |||
èHoạt động 3: III/- Chất béo có thành phần và cấu tạo như thế nào ? Mục tiêu: -Kiến thức: Biết được thành phần và cấu tạo của chất béo. - Kĩ năng: Quan sát, nhận biết. Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, giải thích. | |||||
Hoạt động giáo viên | Hoạt động học sinh | Nội dung | |||
* Yêu cầu hs đọc thông tin và dựa vào thông tin đặt câu hỏi gọi hs trả lời. + Đun chất béo với nước ta thu được gì? +Với điều kiện như thế nào ? * Thông báo thêm: “Glyxêrol có 3 nhóm OH nên công thức cấu tạo :
OH OH OH * Gọi hs lên bảng ghi công thức cấu tạo chất béo dạng thu gọn. * Thông báo thêm : “Các axit béo là những axit hữu cơ có công thức chung là R – COOH , trong đó R có thể là C17H35 ; C17H33 ; C15H31……………….Vậy axit béo có các công thức : C17H33COOH ( axit oleic) ; C17H35COOH ( axit straric) ; C17H31COOH (axit panmitic) …….Nếu các axit này kết hợp với glyxêrol sẽ tạo ra chất béo”. * Đặt câu hỏi, gọi hs trả lời, hs khác theo dõi nhận xét bổ sung. + Thế nào là chất béo ?
Nhận xét, đánh giá sản phẩm. *Giải thích : «Không phải axít béo phải là axit hữu cơ đơn chức, có mạch các bon không phân nhánh, có tổng số C chẵn, thường là 16 hoặc 18 ». * Đưa ra công thức cấu tạo của chất béo cho học sinh quan sát.
hay ( RCOO)3C3H5 CH2 – OCO – R | * Đọc thông tin và dựa vào thông tin trả lời. Gợi ý sản phẩm: à Glyxêrol và axit béo. à Áp suất và nhiệt độ cao. * Theo dõi và ghi nhớ.
* Lên bảng viết công thức cấu tạo dạng thu gọn C3H5(OH)3 * Theo dõi và ghi nhớ.
* Trả lời, hs khác theo dõi nhận xét bổ sung.
à Hỗn hợp nhiều este của glyxêrol và các axitbéo có công thức chung là (R – COO)3C3H5 * Lắng nghe và ghi nhớ.
* Quan sát công thức cấu tạo của chất béo. |
Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glyxêrol với các axit béo, có công thức chung là (R – COO)3C3H5 Ví dụ : C17H35COO)3C3H5 …… | |||
èHoạt động 4: Chất béo có những tính chất hoá học nào quan trọng ? Mục tiêu: -Kiến thức: Biết được các tính chất hoá học của chất béo và viết được các PTHH. - Kĩ năng : Quan sát, nhận biết. Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, hỏi đáp, so sánh, thí nghiệm biểu diễn. | |||||
Hoạt động giáo viên | Hoạt động học sinh | Nội dung | |||
* Yêu cầu hs dựa vào thông tin sgk hãy cho biết. + Chất béo có mấy tính chất hoá học ? + Tính chất hoá học thứ nhất là gì ? + Sản phẩm tạo ra chất gì? + Điều kiện xảy ra phản ứng? * Ghi PTHH lên bảng cho hs quan sát : (R–COO)3C3H5 +H2O C3H5(OH)3+ R-COOH * Giải thích : “Phản ứng trên gọi là phản ứng thuỷ phân”. + Phản ứng của chất béo với nước trong môi trường axit gọi là phản ứng gì ? * Yêu cầu hs tìm hiểu thông tin tiếp, đặt câu hỏi gọi hs trả lời, hs khác theo dõi nhận xét bổ sung. + Tính chất hoá học thứ 2 của chất béo là gì ? + Sản phẩm sinh ra là chất gì? * Giáo viên tiến hành thí nghiệm biễu diễn đun chất béo với dung dịch kiềm. * Giáo viên ghi PTHH lên bảng yêu cầu hs quan sát : (R-COO)3C3H5+3NaOH C3H5(OH)3+3RCOONa * Gọi hs hoàn thành PTHH cụ thể, yêu cầu hs khác theo dõi nhận xét bổ sung. (C17H35COO)3+NaOH * Thông báo thêm : “Hỗn hợp C17H35COONa là thành phần chính của xà phòng, do đó phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng xà phòng hoá”. * Giáo viên đặt câu hỏi gọi hs trả lời, hs khác theo dõi nhận xét bổ sung. + Phản ứng chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng gì? + Phản ứng chất béo với nước trong môi trường axit gọi là phản ứng gì ? Có phải là phản ứng xà phòng hoá không? * Nhận xét, đánh giá sản phẩm và thông báo thêm: “Este có phản ứng thủy phân, nếu thủy phân trong môi trường axit sẽ thu được glyxerol và axit béo, nếu thủy phân trong môi trường kiềm thì sẽ xảy ra phản ứng tiếp phản ứng trung hòa của axit (chính là phản ứng xà phòng hóa do muối Na hoặc kali của axit béo chính là xà phòng (không phải bột giặt tổng hợp)”. | * Dựa vào thông tin để trả lời. Gợi ý sản phẩm: à Có 2 tính chất hoá học. à Đun chất béo với nước. à Glyxêrol và axit béo. à Môi trường axit và nhiệt độ. * Quan sát PTHH. * Lắng nghe và ghi nhớ. à Phản ứng thuỷ phân. * Tìm hiểu thông tin, trả lời câu hỏi, hs khác theo dõi nhận xét bổ sung. à Đun chất béo với dung dịch kiềm. à Glyxêrol và muối axit.
* Quan sát thí nghiệm.
* Quan sát PTHH. * HS hoàn thành PTHH. * Lắng nghe và ghi nhớ.
* Trả lời: (Gợi ý sản phẩm)
à Phản ứng xà phòng hoá. à Phản ứng thuỷ phân; Không phải. * Lắng nghe và ghi nhớ.
|
* Đun chất béo với nước có axit làm xúc tác, tạo ra Glyxêrol và các axit béo. (R – COO)3C3H5 +3 H2O * Phản ứng trên gọi là phản ứng thuỷ phân. * Đun chất béo với dung dịch kiềm, chất béo cũng bị thuỷ phân tạo ra glyxêrol và muối của các axit béo (R –COO)3C3H5 + 3NaOH
| |||
à Hoạt động 5: V/- Chất béo có ứng dụng gì ? Mục tiêu: -Kiến thức: Biết được các ứng dụng của chất béo. - Kĩ năng: Quan sát, nhận biết. Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát. | |||||
Hoạt động giáo viên | Hoạt động học sinh | Nội dung | |||
* Gọi hs đọc thông tin và quan sát H5.8 sgk/146, đặt câu hỏi gọi hs trả lời, hs khác theo dõi nhận xét bổ sung. + Chất béo cung cấp năng lượng cho cơ thể so với chất đạm chất bột như thế nào ? + Trong công nghiệp chất béo dùng để làm gì? + Chất béo để lâu trong không khí có ảnh hưởng gì ? Tại sao? + Để cho chất béo không bị ôi thiu khi để lâu ngoài không khí ta cần bảo quản như thế nào ? + Tóm lại chất béo có ứng dụng gì quan trọng ? * Nhận xét, đánh giá sản phẩm.. | * Đọc thông tin và quan sát H5.8 sgk/146 trả lời, hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung. Gợi ý sản phẩm: à Nhiều hơn. à Điều chế glyxêrol và xà phòng. à Mùi ôi thiu vì do tác dụng với nước, O2 và vi khuẩn lên chất béo. à Để ở nhiệt độ thấp hoặc đun chất béo với một ít muối. à Thành phần cơ bản thức ăn của người và động vật. |
Chất béo là thành phần cơ bản trong thức ăn của người và động vật. Ngoài ra trong công nghiệp chất béo dùng để điều chế glyxêrol và xà phòng.
| |||
3.3. Hoạt động luyện tập: - Mục tiêu: + Kiến thức: Luyện tập củng cố nội dung bài học. + Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán.. -Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân. Câu 1: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Chất béo không tan trong nước. B. Các axit béo là axit hữu cơ, có công thức chung là RCOOH. C. Dầu ăn và dầu mỏ có cùng thành phần nguyên tố. D. Chất béo tan được trong xăng, benzen… Câu 2: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được A. glixerol và muối của một axit béo. B. glixerol và axit béo. C. glixerol và axit hữu cơ. D. glixerol và muối của các axit béo Câu 3: Chất nào sau đây không phải là axit béo? A. C17H35COOH. B. C17H33COOH. C. C15H31COOH. D. C2H5COOH. Câu 4: Chất nào sau đây không phải là chất béo ? A. (C17H35COO)3C3H5. B. (C15H31COO)3C3H5. C. (C17H33COO)3C3H5. D. (CH3COO)3C3H5. Câu 5: Một chất béo có công thức (C17H35COO)3C3H5 có phân tử khối là A. 890 đvC. B. 422 đvC. C. 372 đvC. D. 980 đvC. GV nhận xét, đánh giá và cho điểm. 3.4. Hoạt động vận dụng: - Mục tiêu: + Kiến thức: Vận dụng làm bài tập. + Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán.. -Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân. 1. Hãy chọn những phương pháp có thể làm sạch vết dầu ăn dính vào quần áo. a. Giặt bằng nước ; b. Giặt bằng xà phòng ; c. Tẩy bằng cồn 96o d. Tẩy bằng giấm ; e. Tẩy bằng xăng Giải thích sự lựa chọn đó. è Đáp án: Các phương pháp b, c, e là đúng. Vì xà phòng, cồn 96o , xăng hòa tan được dầu ăn. Nước không hòa tan dầu ăn. Giấm tuy hòa tan dầu ăn nhưng phá hủy quần áo. 2. Để thủy phân hoàn toàn 8,58kg một loại chất béo cần vừa đủ 1,2kg NaOH thu được 0, 368kg glyxerol và m kg hỗn hợp muối của các axit béo a. Tính m b. Tính khối lượng xà phòng bánh có thể thu được từ mkg hổn hợp các muối trên. Biết muối của các axit béo chiếm 60% khối lượng của xà phòng. è Đáp án: Phản ứng thủy phân chất béo bằng kiềm: Chất béo + Natri hyđrôxýt à glixerol + hổn hợp muối natr Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: M muối = m chất béo + m natri hyđroxyt - m glixerol à m muối = 8,58 + 1,2 - 0,368 = 9,412g Gọi khối lượng xà phòng thu được là x (kg) khi đó ta có: Vậy x = GV nhận xét, đánh giá sản phẩm. 3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: - Mục tiêu: + Kiến thức: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học + Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán.. -Phương thức: hoạt động cá nhân. Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học. - Học kỹ các bài rượu etylic, axit axêtic, chất béo. - Xem trước bài 48 “ luyện tập”, kẻ bảng màu xanh /148 sgk vào vở bài tập, xem trước bài tập 1,2,3 /148-149 sgk. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét