A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng. (Mỗi câu đúng 0,25 điểm).
Câu 1.Chất nào sau đây không phải là acid?
A. NaCl B. HNO3 C. HCl D. H2SO4
Câu 2. Tên gọi của P2O5 là
A. diphosphorus pentaoxide. B. phosphorus oxide.
C. phosphorus dioxide. D. pentaphosphorus dioxide.
Câu 3. Quá trình biến đổi hóa học là
A. quá trình mà chất chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, không tạo thành chất mới.
B. quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới.
C. quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới hoặc không tạo thành chất mới.
D. quá trình chất không biến đổi và không có sự hình thành chất mới.
Câu 4. Bản chất của phản ứng hóa học là sự thay đổi về
A. số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố. B. số lượng các nguyên tố.
C. số lượng các phân tử. D. liên kết giữa các nguyên tử.
Câu 5. Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng
A. làm quỳ tím hoá xanh.
B. làm quỳ tím hoá đỏ.
C. phản ứng được với manessium giải phóng khí hydrogen.
D. không làm đổi màu quỳ tím
Câu 6. Số mol nguyên tử Zn tương ứng 3,0.1023 nguyên tử Zn là
A. 0,2 mol. B. 0,3 mol. C. 0,5 mol. D. 0,6 mol
Câu 7. Acid là phân tử khi tan trong nước phân li ra
A. OH-. B. H+. C. Ca2+. D. Cl-
Câu 8. Dung dịch base làm phenolphthalein chuyển màu
A. xanh. B. đỏ. C. trắng. D. vàng.
Câu 9. Hòa tan 40g đường với nước được dung dịch đường 20%. Tính khối lượng dung dịch đường thu được
A. 150 gam. B. 170 gam. C. 200 gam. D. 250 gam
Câu 10. Một ruộng đất có pH <7, cần cải tạo ruộng này bằng cách
A. bón phân đạm. B. bón phân lân. C. bón phân kali. D. bón vôi bột.
Câu 11. Đơn vị thường dùng để đo khối lượng riêng của 1 chất?
A. kg B. kg/m3 C. m3 D. g/cm2
Câu 12. Trong các đơn vị sau đơn vị nào là đơn vị đo áp suất?
A. N/m2 B. N C. N/m2 D. N/m3
Câu 13. Bốn bình 1, 2, 3, 4 cùng đựng nước như dưới. Áp suất của nước lên đáy bình nào lớn nhất ?
A. Bình 1. B. Bình 2. C. Bình 3. D. Bình 4.
Câu 14. Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra ?
A. Lấy thuốc vào xi lanh để tiêm.
B. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ.
C. Hút xăng từ bình chứa của xe bằng vòi.
D. Uống nước trong cốc bằng ống hút.
Câu 15. Ta có thể cảm nhận thấy tiếng động mạnh trong tai trong trường hợp máy bay đang giảm nhanh độ cao để hạ cánh hay xe đi từ núi cao xuống là do
A. áp suất ở tai ngoài bằng áp suất ở tai giữa.
B. áp suất ở tai ngoài thấp hơn áp suất ở tai giữa khiến màng nhĩ bị đẩy ra phía ngoài.
C. áp suất ở tai ngoài cao hơn áp suất ở tai giữa khiến màng nhĩ bị đẩy về phía trong.
D. một nguyên nhân khác.
Câu 16. Trường hợp nào sau đây chứng tỏ lực tác dụng làm quay vât?
A. Khi đẩy xe đạp trên mặt đường nhẵn bóng .
B. Khi kéo xe bò trên mặt đường gồ ghề.A
C. Khi nâng xe cút kít trên mặt đường lên sàn nhà.
D. Khi đẩy hoặc kéo cửa thì cánh cửa có thể quay quanh bản lề..
Câu 17. Moment lực tác dụng lên một vật có trục quay cố định là đại lượng
A. luôn có giá trị âm.
B. đặc trưng cho tác dụng làm vật chuyển động.
C. đặc trưng cho độ mạnh yếu của lực.
D. đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực.
Câu 18. Tình huống nào sau đây xuất hiện mô men lực?
A. Vận động viên đang trượt tuyết B. Bóng đèn treo trên trần nhà
C. Cánh cửa quay quanh bản lề D. Nước chảy từ trên xuống
Câu 19. Dùng đòn bẩy được lợi về lực khi?
A.Khoảng cách OO1 = OO2 B. Khoảng cách OO1 > OO2
C. Khoảng cách OO1 < OO2 D. Khi O1 trùng O2
Câu 20. Đòn bẩy có thể làm thay đổi …
A. hướng tác dụng của lực. B. thay đổi hướng của lực
C. thay đổi lực đẩy của lực. D. thay đổi chiều của lực.
II. PHẦN TỰ LUẬN (1,5 điểm)
Câu 21. (1,5 điểm)Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:
a/ Al + O2 ----> Al2O3
b/ K2O + HCl ----> KCl + H2O
c/ Cu(OH)2 ----> CuO + H2O
Câu 22. (2,0 điểm)Khi cho kim loại 5,6g kim loại Iron (Fe) phản ứng với dung dịch axit sulfuric acid loãng như sau:
Zn+ H2SO4 →FeSO4 + H2.
a/ Tính khối lượng muối FeSO4 thu được sau phản ứng.
b/ Tính thể tích khí Hydrogen ở điều kiện chuẩn thu được sau phản ứng
Câu 23. (1,5 điểm). Giải thích được tại sao con người chỉ lặn xuống nước ở một độ sâu nhất định?
( Fe= 56, S=32, H=1, O=16)
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: KHTN - KHỐI: 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (mỗi câu 0,25 điểm x 20 = 5,0 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | A | A | B | D | A | C | B | B | C | D |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | B | C | A | B | C | D | D | A | C | A |
II. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 21 | a/ 4Al + 3O2 ----> 2Al2O3 b/ K2O + 2HCl ----> 2KCl + H2O c/ Cu(OH)2 ----> CuO + H2O
| 0,5 0,5 0,5 |
Câu 22 | Số mol kim loại Fe là: nFe= 5,6/56 = 0,1 mol PT: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 Theo Pt: 1 1(mol) 1 (mol) Theo bài: 0,1 → 0,1(mol) 0,1 (mol) Từ pt: nFeSO4 = nFe = 0,1 mol Khối lượng muối FeSO4 là: mZnSO4 = nFeSO4 * MFeSO4 = 0,1*152 = 15,2( g) - Thể tích khí hydrogen là VH2 = n * 24,79 = 0,1 * 24,79 =2,479( lít) | 0,5 0,25 0,25
0,5 0,5 |
Câu 23 | -Do áp suất chất lỏng phụ thuộc vào độ sâu: Độ sâu càng lớn càng lớn áp suất gây ra càng lớn. -Khi con người lặn càng sâu thì áp suất chất lỏng gây ra cho cơ thể người càng lớn. đến một độ sâu nhất định sẻ vượt qua giới hạn chịu đựng của cơ thể người.
| 0,75
0,75
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét