10/01/2024

Bài 22: VAI TRÒ CỦA TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

 I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Hiểu và nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.

2. Về năng lực:

a) Năng lực chung:

- Chủ động, tích cực tìm hiểu vể vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.

- Sử dụng ngôn ngữ khoa học để phát biểu khái niệm trao đổi chất, chuyển hoá năng lượng, lấy được ví dụ vể trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong tế bào, trình bày được vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.

- Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn để trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập

b) Năng lực chuyên biệt:

- Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng; Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.

- Quan sát sơ đổ mô tả quá trình chuyển hoá các chất ở người để tìm hiểu về quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật.

- Giải thích được sự thay đổi tốc độ của quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sự thay đổi thân nhiệt,... ở người trong một số trường hợp.

3. Về phẩm chất:

-Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá về quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, loa, nam châm.

- Học liệu: SGK, SGV, giáo án, clip, hình ảnh, phiếu học tập, phiếu trả lời câu hỏi của nhóm.

- Một số tranh ảnh về chuyển hóa năng lượng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A.  XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ HỌC TẬP.

a) Mục tiêu: Giáo viên giới thiệu khái quát cho HS biết về trao đổi chất và năng lượng.

b) Nội dung: Gv tổ chức cho HS xem kênh hình minh họa hoặc clip về trao đổi chất . HS xem hình, clip và đưa ra nhận xét.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

- Giao nhiệm vụ: HS xem hình, clip và tự nêu nhận xét về  vai trò của trao đổi chất và năng lượng.

- HS thực hiện nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu HS xem clip và trả lời câu hỏi:

Khi các em chơi thể thao hay tập chay thì cơ thể sẽ thay đổi như thế nào về nhiệt độ, nhịp thở…?

- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: 

Khi chơi thể thao, nhiệt độ cơ thể tăng hơn mức bình thường, đồng thời nhịp hô hấp cũng tăng lên. Hiện tượng này được giải thích như thế nào? Cô và các em tìm hiểu bài hôm nay.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

1.KHÁI NIỆM TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT.

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm trao đổi chất.

a) Mục tiêu:  Giúp HS nêu được khái niệm trao đổi chất. Từ đó lấy được ví dụ về trao đổi chất ở sinh vật. 

b)  Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi để làm rõ mục tiêu trên. GV cho HS quan sát các hình 22.1  đọc thông tin trong SGK để hoàn thành phiếu học tập 1

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d)  Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 Giao nhiệm vụ: Từ quan sát thực tế kết hợp với thông tin trong SGK, yêu cầu hs thảo luận hoàn thành phiếu học tập 1

Sau đó trả lời câu hỏi: Các em có biết các chất lấy vào từ môi trường sẽ sử dụng làm gì không?

Nhận nhiệm vụ

 

Thành lập nhóm đôi theo yêu cầu của GV

Thảo luận nghiêm túc

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: HS nghe nhìn clip, thu thập thông tin sgk. Hỗ trợ khi HS thảo luận.

- HS trả lời câu hỏi :

1. Thế nào là trao đổi chất? Cho ví dụ?

2. Các em có biết các chất lấy vào từ môi trường sẽ sử dụng làm gì không?

Thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả

 

Đại diện HS trả lời

Theo phiếu 1

1. Khái niệm trao đổi chất…

2. Các chất được lấy từ môi trường dược dung làm nguyên liệu tham gia vào quá trình chuyển hóa trong tế bào.

3. Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.

- Ví dụ về quang hợp: Glucose (Đường) được tổng hợp từ nước và cacbon dioxide

Đánh giá/ nhận xét: GV nhận xét nhóm trả lời tốt.

1 vài nhóm nhận xét và  bổ sung câu trả lời của nhóm bạn.

Tổng kết: 

- Gv kết luận;

- Gv chốt lại 2 quá trình :

+ Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường

+ Chuyển hóa các chất trong cơ thể.

HS tự rút ra kết luận ghi bài 

- HS trả lời:

 

Kết luận:

- Trao đổi chất ở sinh vật là quá trình cơ thể sinh vật lấy các chất từ môi trường cung cấp cho quá trình chuyển hóa trong tế bào, đồng thời thải các chất không cần thiết ra ngoài môi trường.

 

PHIẾU HỌC TẬP 1

Câu hỏi

Đáp án

1Quan sát Hình 22.1, em hãy cho biết:

a) Cơ thể người lấy những chất gì từ môi trường và thải những chất gì ra khỏi Cơ thể?

b) Các chất được lấy từ môi trường được sử dụng để làm gì?

c) Trao đổi chất ở sinh vật gồm những quá trình nào?

d) Thế nào là trao đổi chất?

1.

a)

Chất lấy vào

Chất thải ra

…………………..

………

…………………..

……

b)

………………………………...

 

c)

…………...

d)

…………………

2. Quá trình nào sau đây thuộc trao đổi chất ở sinh vật?

a) Phân giải protein trong tế bào.

b) Bài tiết mồ hôi.

c) Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.

d) Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật.

 

2. Quá trình trao đổi chất ở sinh vật bao gồm:

…………………………

3. Thế nào là quá trình chuyển hoá các chất trong tế bào? Cho ví dụ?

 

PHIẾU HỌC TẬP 1 ( Đáp Án)

Câu hỏi

Đáp án

1Quan sát Hình 22.1, em hãy cho biết:

a) Cơ thể người lấy những chất gì từ môi trường và thải những chất gì ra khỏi Cơ thể?

b) Các chất được lấy từ môi trường được sử dụng để làm gì?

 

c) Trao đổi chất ở sinh vật gồm những quá trình nào?

 

 

 

d) Thế nào là trao đổi chất?

1.

a)

Chất lấy vào

Chất thải ra

Oxygen, nước, muối khoáng, chất dinh dưỡng

Carbon dioxide, mồ hôi, chất cặn 

b)

Các chất được lấy từ môi trường được chuyển hóa, tạo thành năng lượng phục vụ cho các hoạt động sống của sinh vật.

c)

Trao đổi chất ở sinh vật gồm quá trình:

- Lấy các chất cần thiết từ môi trường (như nước, khí oxygen, chất dinh dưỡng, ...) và thải các chất không cần thiết (như khí carbon dioxide, chất cặn bã, ...) ra ngoài môi trường.

d)

Trao đổi chất ở sinh vật là quá trình cơ thể sinh vật lấy các chất từ môi trường cung cấp cho quá trình chuyển hoá trong tế bào, đồng thời thải các chất không cần thiết ra ngoài môi trường.

2. Quá trình nào sau đây thuộc trao đổi chất ở sinh vật?

a) Phân giải protein trong tế bào.

b) Bài tiết mồ hôi.

c) Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.

d) Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật.

 

2. Quá trình trao đổi chất ở sinh vật bao gồm:

a) Phân giải protein trong tế bào.

b) Bài tiết mồ hôi.

d) Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật.

 

3. Thế nào là quá trình chuyển hoá các chất trong tế bào? Cho ví dụ?

 

3. Quá trình chuyển hoá các chất trong tế bào là tập hợp tất cả các phản ứng hoá học diễn ra trong tế bào, được thể hiện qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất.

Ví dụ:

Tổng hợp đường glucose từ nước và carbon dioxide trong quá trình quang hợp ở thực vật.

Phân giải đường glucose trong quá trình hô hấp tế bào.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm chuyển hóa năng lượng.

a) Mục tiêu:  Giúp HS nêu được khái niệm chuyển hoá năng lượng và lấy được ví dụ vể quá trình chuyển hoá năng lượng trong cơ thể sinh vật.

b)  Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhỏ để làm rõ mục tiêu trên. GV cho HS quan sát các hình về chuyển hóa năng lượng trong đời sống và  đọc thông tin trong SGK để hoàn thành câu hỏi 4,5 SGK

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d)  Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 Giao nhiệm vụ: Từ quan sát thực tế kết hợp với thông tin trong SGK, yêu cầu hs thảo luận câu hỏi:

4. Thế nào là chuyển hoá năng lượng? cho ví dụ?  

5. Sự biến đổi nào sau đây là chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật?

a) Quang năng  ->  Hoá năng

b) Điện năng -> Nhiệt năng

c) Hoá năng -> Nhiệt năng

d) Điện năng -> Cơ năng

Nhận nhiệm vụ

 

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình, đọc thông tin sgk, . Hỗ trợ khi HS trả lời.

- HS trả lời câu hỏi :

- GV chuyển sang phần tiếp.

Thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả:

 

Đại diện HS trả lời

4. Chuyển hoá năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

Ví dụ: Quá trình hô hấp tế bào

Các phân tử hữu cơ bị phân giải  CO2 và H2O + ATP

5.

a) Quang năng->Hoá năng: trong cơ thể.

b) Điện năng->Nhiệt năng: ngoài cơ thể.

c) Hoá năng -> Nhiệt năng: trong cơ thể.

d) Điện năng-> Cơ năng: ngoài cơ thể.

Đánh giá/ nhận xét: GV nhận xét nhóm trả lời tốt.

1 vài nhóm nhận xét và  bổ sung câu trả lời của nhóm bạn.

Tổng kết: 

Khi chơi thể thao, nhiệt độ cơ thể tăng hơn mức bình thường. Hiện tượng này được giải thích như thế nào?

- HS tự rút ra kết luận ghi bài

- HS trả lời:

Khi chơi thể thao cơ thể hoạt động mạnh

-> cường độ trao đổi chất và hóa năng lượng điễn ra mạnh mẽ hơn -> nhiệt giải phóng ra nhiều hơn - > thân nhiệt tăng lên.

Kết luận:

- Chuyển hoá năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

- Quá trình trao đổi chất luôn đi kèm với chuyển hóa năng lượng.

   Luyện tập:  

Sinh vật có sử dụng hết toàn bộ các chất được lấy từ môi trường không? Giải thích.

HS trả lời:

- Sinh vật không sử dụng toàn bộ các chất được lấy từ môi trường do trong quá trình chuyển hoá, cơ thể chỉ sử dụng các chất cẩn thiết, còn các chất thải được loại khỏi cơ thể

Câu hỏi chuyên y: Theo các em điều gì sẽ xảy ra khi không có quá trình trao đổi chất và năng lượng?

2.VAI TRÒ CỦA TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG CƠ THỂ.

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò trao trao đổi chất

a) Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu đặc điểm của cơ thể đa bào.Từ đó giúp HS nhận biết, tìm ra đặc điểm chung của cơ thể đa bào và lấy được ví dụ về các sinh vật đa bào gần gũi với cuộc sống.

b) Nội dung: HS quan sát tranh ảnh và video, trả lời câu hỏi số 3 và tự rút ra kết luận.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giao nhiệm vụ: đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm; trả lời câu hỏi

1. Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò gì đối với cơ thể sinh vật? Cho ví dụ?

2. Điều gì sẽ xảy ra đối với sinh vật nếu quá trình trao đổi chất và chuyển hóa bị ngừng lại ? Giải thích?

HS nhận nhiệm vụ

 

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Mỗi nhóm 2 bạn, thảo luận nhóm đôi và hoàn thành câu hỏi.

Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày, sẽ có điểm cộng.

Thảo luận nhóm.

 

Báo cáo kết quả

 

Đại diện HS trả lời;

1.

- Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể: Protein là thành phần câu tạo nên màng sinh chất, lipid là thành phần cấu tạo nên mô mỡ,... Cung cấp nguyên liệu thực hiện chức năng của tế bào và cơ thể: Diệp lục tham gia quá trình quang hợp,...

- Cung cấp năng lượng: Quá trình phân giải đường glucose trong hò hấp tế bào tạo ra năng lượng được tích trữ trong ATP và cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.

- Loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.

-> Nhờ đó, sinh vật có thể duy trì sự sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản.

2.

- Cơ thể sẽ thiếu hụt các chất cần thiết.

- Thiếu nguyên liệu tham gia vào các hoạt động sống.

- Không có năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

-> Sự sống không được duy trì

Đánh giá/ nhận xét: 

-Chọn nhóm xung phong đầu tiên lên trình bày; Mời nhóm khác nhận xét

-GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung.

-Nhóm xung phong trình bày kết quả ; Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.

 

Tổng kết:

HS rút ra kết luận.

Kết luận: 

        Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đóng vai trò quan trọng đối với sinh vật như cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể( xây dựng cơ thể), cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống; loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Nhờ đó, sinh vật có thể duy trì sự sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản.

C. Luyện tập:

a) Mục tiêu: Hthng đưc mt skiến thc đã hc thông qua một số câu hỏi.

b) Nội dung: GV cho học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2

c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 2.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS sử dụng kiến thức đã học. Hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2.

HS nhận nhiệm vụ

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Mỗi nhóm 2 bạn, thảo luận nhóm đôi và hoàn thành phiếu học tập số 2.

Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày, sẽ có điểm cộng.

Thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 2.

Báo cáo kết quả

-Chọn nhóm xung phong đầu tiên lên trình bày

-Mời nhóm khác nhận xét

-GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung.

 

-Nhóm xung phong trình bày kết quả ở phiếu học tập số 2

- Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.

Tổng kết: GV nhận xét, chiếu đáp án cho HS xem.

HS xem đáp án, nghe gv nhận xét.

PHIẾU HỌC TẬP 2

           Câu hỏi

          Đáp án

· Chọn câu đúng ( Trắc nghiêm)

Câu 1. Chất nào sau đây là sản phẩm

của quá trình trao đổi chất được động vật

thải ra môi trường?

a. Oxygen.                 b. Carbon dioxide.

c. Chất dinh dưỡng.   d. Vitamin.

Câu 2. Trong quá trình quang hợp, cây

xanh chuyển hoá năng lượng ánh sáng

mặt trời thành dạng năng lượng nào sau

đây?

a. Cơ năng.            b. Quang năng.

c. Hoá năng.          d. Nhiệt năng.

Câu 3. Nguồn năng lượng cơ thể sinh vật giải phóng ra ngoài môi trường dưới dạng nào là chủ yếu?

a. Cơ năng.       b. Động năng.

c. Hoá năng.     d. Nhiệt năng.

Câu 4. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với:

a. Sự chuyển hóa của sinh vật.

b. Sự biến đổi các chất.

c. Sự trao đổi năng lượng.

d. Sự sống của sinh vật.

Câu 5. Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình:

a. Quá trình trao đổi chất và sinh sản.

b. Quá trình chuyển hóa năng lượng.

c. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

d. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng.

Câu 1. 

…………………………………………

 

 

 

 

 

Câu 2.

……………………………………..

 

Câu 3. 

…………………………………………

 

 

Câu 4.

……………………………………..

 

 

Câu 5.

……………………………………..

· Trả lời câu hỏi (tự luân)

Câu 6.

1. Hãy dự đoán các tình huống có thể xảy ra khi khi con người không được cung cấp đủ nước uống, không khí và thức ăn.

2. Giải thích thích hiện tượng lá cây héo khi bị tách ra khỏi thân cây.

Đáp án:

 

PHIẾU HỌC TẬP 2 ( Đáp Án)

           Câu hỏi

          Đáp án

· Chọn câu đúng ( Trắc nghiêm)

Câu 1. Chất nào sau đây là sản phẩm

của quá trình trao đổi chất được động vật

thải ra môi trường?

a. Oxygen.                 b. Carbon dioxide.

c. Chất dinh dưỡng.   d. Vitamin.

Câu 2. Trong quá trình quang hợp, cây

xanh chuyển hoá năng lượng ánh sáng

mặt trời thành dạng năng lượng nào sau

đây?

a. Cơ năng.            b. Quang năng.

c. Hoá năng.          d. Nhiệt năng.

Câu 3. Nguồn năng lượng cơ thể sinh vật giải phóng ra ngoài môi trường dưới dạng nào là chủ yếu?

a. Cơ năng.       b. Động năng.

c. Hoá năng.     d. Nhiệt năng.

Câu 4. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với:

a. Sự chuyển hóa của sinh vật.

b. Sự biến đổi các chất.

c. Sự trao đổi năng lượng.

d. Sự sống của sinh vật.

Câu 5. Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình:

a. Quá trình trao đổi chất và sinh sản.

b. Quá trình chuyển hóa năng lượng.

c. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

d. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng.

Câu 1. Chất nào sau đây là sản phẩm

của quá trình trao đổi chất được động vật

thải ra môi trường?

b. Carbon dioxide.

 

 

Câu 2. Trong quá trình quang hợp, cây

xanh chuyển hoá năng lượng ánh sáng

mặt trời thành dạng năng lượng nào sau

đây?

c. Hoá năng.          

 

Câu 3. Nguồn năng lượng cơ thể sinh vật giải phóng ra ngoài môi trường dưới dạng nào là chủ yếu?

d. Nhiệt năng.

 

Câu 4. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với:

d. Sự sống của sinh vật.

 

 

 

Câu 5. Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình:

c. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

 

· Trả lời câu hỏi ( tự luân)

Câu 6.

1. Hãy dự đoán các tình huống có thể xảy ra khi khi con người không được cung cấp đủ nước uống, không khí và thức ăn.

2. Giải thích thích hiện tượng lá cây héo khi bị tách ra khỏi thân cây.

 

Đáp án:  Câu 6.

1. Các tình huống có thể xảy ra nếu con người :

- Không cung cấp đủ không khí: thiếu oxygen có thể dẫn tới tử vong.

- Không cung cấp đủ nước: quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng, nếu kéo dài có thể dẫn đến tử vong.

- Không đủ thức ăn: không có nguyên liệu kiến tạo cơ thể và năng lượng cho cơ thể hoạt động, nếu kéo dài có thể dẫn đến tử vong.

2. Lá cây khi bị tách ra khỏi thân cây là do nước vẫn tiếp tục thoát hơi qua lá nhưng lá không còn được bổ sung nguồn nước từ rễ nên có hiện tượng lá cây bị héo.

 

D. Vận dụng

a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế.

b) Nội dung: GV cho học sinh trả lời câu hỏi trong SGK  .

c) Sản phẩm: câu trả lời của hs .

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS sử dụng  kiến thức đã học để trả lời câu hỏi:

Câu 1.

a. Cho các yếu tố: thức ăn, oxygen, carbon dioxide, nhiệt năng, chất thải, chất hữu cơ, ATP. Xác định những yếu tố mà cơ thể người lấy vào, thải ra và tích lũy trong cơ thể.

b. Cho các yếu tố: chất khoáng, năng lượng, oxygen, carbon dioxide, chất hữu cơ, nước. Xác định các yếu tố lấy vào, thải ra và tích lũy trong cơ thể thực vật.

Câu 2. Hãy đề xuất một số biện pháp giúp tăng cường quá trình trao đổi chất ở cơ thể?

HS nhận nhiệm vụ

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS trả lời câu 1, 2 tại nhà qua kiến thức đã học ở trên.

Thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

Báo cáo kết quả: Tiết học sau nạp lại cho GV.

 

ĐÁP ÁN VẬN DỤNG

Câu 1.

a. Cho các yếu tố: thức ăn, oxygen, carbon dioxide, nhiệt năng, chất thải, chất hữu cơ, ATP. Xác định những yếu tố mà cơ thể người lấy vào, thải ra và tích lũy trong cơ thể.

b. Cho các yếu tố: chất khoáng, năng lượng, oxygen, carbon dioxide, chất hữu cơ, nước. Xác định các yếu tố lấy vào, thải ra và tích lũy trong cơ thể thực vật.

Đáp án.

a. Đối với cơ thể người:

- Yếu tố lấy vào: thức ăn, oxygen.

- Yếu tố thải ra/giải phóng: carbon dioxide, nhiệt năng, chất thải.

- Yếu tố tích lũy: chất hữu cơ, ATP.

b. Đối với thực vật:

- Yếu tố lấy vào: chất khoáng, năng lượng, oxygen, carbon dioxide, nước.

- Yếu tố thải ra/giải phóng: oxygen, carbon dioxide, nước.

- Yếu tố tích lũy: chất hữu cơ, ATP.

Câu 2. Hãy đề xuất một số biện pháp giúp tăng cường quá trình trao đổi chất ở cơ thể?

Đáp án.

- Ăn nhiều protein trong mỗi bữa ăn.

- Uống nhiều nước lạnh hơn.

- Đứng dậy đi lại nhiều hơn.

- Ngủ đủ giấc ban đêm.

- Thay các loại chất béo bằng dầu dừa.

E. Hướng dẫn tự học

- HS tự học bài, làm bài tập Sgk;

- Học và chuẩn bị bài 23 – Quang hợp ở thực vật.

   Web: giaoanviolet.com  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN KHTN 7 CTST MỚI NHẤT

  I.  TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 ,0 điểm)        Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng.             ...