10/01/2024

Bài 23: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được vai trò của lá cây với chức năng quang hợp.

- Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp. Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ).

- Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

 Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh.

– Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp.

2. Năng lực:

a) Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về quá trình quang hợp và giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trổng và bảo vệ thực vật thông qua SGK và các nguồn học liệu khác.

- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận tìm hiểu vể quá trình quang hợp, các yếu tó ảnh hưởng, vai trò và ứng dụng kiến thức về quang hợp trong thực tiễn, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vân để kịp thời với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu về quá trình quang hợp và giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trổng và bảo vệ cây xanh.

b) Năng lực chuyên biệt:

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây: Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp; Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp; Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ); Vẽ được sơ đổ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

- Tìm hiểu tự nhiên: Nêu được một só yếu tổ chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp; phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về vai trò của quang hợp đối với tự nhiên và các sinh vật khác.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trổng và bảo vệ cây xanh.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, khách quan và trung thực trong thực hành.

- Tích cực trong việc tuyên truyền trổng và bảo vệ cây xanh.

- Tạo hứng thú và khám phá học tập khoa học tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, nam châm.

- Học liệu: SGK, SGV, giáo án, clip, hình ảnh, phiếu học tập, phiếu trả lời câu hỏi của nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Xác định vấn đề học tập:

a) Mục tiêu: Giáo viên giới thiệu khái quát cho HS biết về Thực vật có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên và đối với đời sống con người. Vì sao thực vật được xem là "lá phổi xanh" của Trái Đất?

b) Nội dung: Gv tổ chức cho HS xem kênh hình minh họa hoặc clip về vai trò của thực vật. HS xem hình, clip và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giao nhiệm vụ: HS xem hình, clip và tự nêu nhận xét về vai trò của thực vật.

Nhận nhiệm vụ

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu HS xem hình, clip thảo luận kể ra các vai trò của thực vật với tự nhiên và đời sống con người.

Thực hiện nhiệm vụ

Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Thực vật có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên và đối với đời sống con người. Vì sao thực vật được xem là "lá phổi xanh" của Trái Đất?

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Chuẩn bị sách vở học bài mới

2. Hình thành kiến thức:

Tiết 1

2.1. QUÁ TRÌNH QUANG HỢP

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm quang hợp

a) Mục tiêu: Từ quan sát thực tế và từ Hình 23.1 trong SGK, HS nhận biết được quá trình quang hợp ở thực vật.

b)  Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi để làm rõ mục tiêu trên.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d)  Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giao nhiệm vụ: GV giới thiệu hình 23.1 (bằng máy chiếu/tranh ảnh hoặc quan sát hình ảnh trong SGK), yêu cẩu HS phân tích tranh kết hợp quan sát thực tế hoạt động cặp đôi, sử dụng kĩ thuật think - pair - share (viết ra giấy A4 hoặc giấy nháp) hoàn thành các yêu cầu nhận biết quá trình quang hợp thông qua gợi ý và thảo luận các nội dung trong SGK.

Câu 1: Quan sát Hình 23.1, hãy cho biết các chất tham gia và các chất được tạo thành trong quá trình quang hợp.

Câu 2: Lá cây lấy các nguyên liệu để thực hiện quá trình quang hợp từ đâu?

Câu 3: Hoàn thành sơ đổ sau:

    Ánh sáng

      ?        +             ?       ?        +             ?

                                           Cht diệp lục

Nhận nhiệm vụ

 

 

Thành lập nhóm đôi theo yêu cầu của GV

 

 

Thảo luận nghiêm túc

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV có thể giới thiệu sơ qua hình 23.1 trong SGK. Hỗ trợ khi HS thảo luận.

Thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả

Câu 1:

- Chất tham gia: carbon dioxide, nước, quang năng, chất diệp lục.

- Sản phẩm tạo thành: oxygen, chất hữu cơ.

Câu 2:

- Carbon dioxide: lá lấy từ không khí.

- Nước: rễ hút từ đất, sau đó được vận chuyển lên lá.

- Năng lượng: ánh sáng mặt trời (hoặc nhân tạo).

- Chất diệp lục: trong bào quan lục lạp.

Câu 3:                                   Ánh sáng

Nước + Khí carbon dioxide  Glucose + Khí oxygen

        Cht diệp lục

Đại diện HS trả lời

Đánh giá/ nhận xét: GV nhận xét nhóm trả lời tốt.

1 vài nhóm nhận xét câu trả lời của nhóm bạn, bổ sung.

Tổng kết: Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn cho HS rút ra kết luận theo gợi ý trong SGK.

HS tự rút ra kết luận ghi bài

Nội dung

Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng. Trong đó, năng lượng ánh sáng mặt trời được lục lạp ở lá cây hấp thụ, chuyển hoá thành dạng năng lượng hoá học tích trữ trong các hợp chất hữu cơ (glucose, tinh bột), đồng thời giải phóng khí oxygen.

Phương trình quang hợp:

                                                    Ánh sáng

 Nước + Carbon dioxide                                     Glucose + Oxygen

                                                   Chất diệp lục

Hoạt động 2: Tim hiểu mổi quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong quá trình quang hợp

a) Mục tiêu: Qua việc quan sát Hình 23.2 trong SGK, HS nhận biết được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong quá trình quang hợp.

b) Nội dung: HS quan sát sơ đ trong Hình 23.2 và thảo luận các nội dung trong SGK rút ra kết luận.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Giao nhiệm vụ: GV chuẩn bị tranh ảnh hình 23.2 cho HS xem. GV sử dụng các phương pháp trực quan kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn, định hướng cho HS thảo luận các nội dung trong SGK.

Câu 4: Quan sát Hình 23.2, hãy xác định:

- Nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật thực hiện quá trình quang hợp.

Ánh sáng mặt trời (quang năng).

- Các chất vô cơ đã được lá cây sử dụng để tổng hợp nên glucose trong quá trình quang hợp.

Nước, carbon dioxide.

- Dạng năng lượng đã được chuyển hoá trong quá trình quang hợp.

Hoá năng (tích trữ trong các hợp chất hữu cơ: glucose, tinh bột).

Câu 5: Vì sao nói: "Trong quá trình quang hợp, trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng luôn diễn ra đổng thời và có mối quan hệ chặt chẽ"?

Nước và khí carbon dioxide từ mỏi trường được chuyển đến lục lạp ở lá cây để tổng hợp thành chất hữu cơ (glucose hoặc tinh bột) và giải phóng khí oxygen. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời (quang năng) được chuyển hoá thành năng lượng hoá học (hoá năng) tích luỹ trong các chất hữu cơ.

Nhận nhiệm vụ

 

 

 

 

Quan sát tranh ảnh và video, thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời

Thảo luận nghiêm túc

 Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV treo tranh, ảnh hoặc chiếu Hình ảnh cho HS quan sát. Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi, sau khi HS trả lời yêu cầu HS tự rút ra kết luận ghi bài.

Thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả:

Câu 4: Quan sát Hình 23.2,:

- Nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật thực hiện quá trình quang hợp là Ánh sáng mặt trời (quang năng).

- Các chất vô cơ đã được lá cây sử dụng để tổng hợp nên glucose trong quá trình quang hợp là nước, carbon dioxide.

- Dạng năng lượng đã được chuyển hoá trong quá trình quang hợp là hoá năng (tích trữ trong các hợp chất hữu cơ: glucose, tinh bột).

Câu 5: nước và khí carbon dioxide từ mỏi trường được chuyển đến lục lạp ở lá cây để tổng hợp thành chất hữu cơ (glucose hoặc tinh bột) và giải phóng khí oxygen. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời (quang năng) được chuyển hoá thành năng lượng hoá học (hoá năng) tích luỹ trong các chất hữu cơ. 

 

 

 

HS trả lời

Đánh giá/ nhận xét:

GV nhận xét nhóm trả lời tốt.

HS nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung nếu có.

Tổng kết: GV nhận xét

HS tự rút ra kết luận ghi bài.

Nội dung: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng luôn diễn ra đồng thời trong quá trình quang hợp.

Hoạt động 3. Luyện tập:

a) Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành phiếu học tập số 1.

b) Nội dung: GV cho học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 1.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS sử dụng kiến thức đã học. Hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.

HS nhận nhiệm vụ

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Mỗi nhóm 2 bạn, thảo luận nhóm đôi và hoàn thành phiếu học tập số 1.

Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày, sẽ có điểm cộng.

Thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 1.

Báo cáo kết quả

-Chọn nhóm xung phong đầu tiên lên trình bày

-Mời nhóm khác nhận xét

-GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung.

 

-Nhóm xung phong trình bày kết quả ở phiếu học tập số 1

- Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.

Tổng kết: GV nhận xét, chiếu đáp án cho HS xem.

HS xem đáp án, nghe gv nhận xét.

Hoạt động 4. Vận dụng

a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế.

b) Nội dung: GV cho học sinh trả lời câu hỏi trong SGK.

c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS sử dụng  kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trong SGK: Tại sao khi trời nắng, đứng dưới bóng cây thường có cảm giác dễ chịu hơn khi sử dụng ô để che?

HS nhận nhiệm vụ

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi qua kiến thức đã học ở trên.

Thực hiện nhiệm vụ.

Báo cáo kết quả: 

Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ ánh sáng mặt trời, thải ra khí oxygen. Khi đứng dưới tán cây lúc trời nắng cảm giác dễ chịu hơn vì nhiệt độ dưới tán cây thấp hơn so với nhiệt độ mòi trường nơi không có cây, ngoài ra, khí oxygen do cây tạo ra cần thiết cho sự hô hấp.

 

 

Đánh giá/ nhận xét:

GV nhận xét nhóm trả lời tốt.

HS nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung nếu có.

Tổng kết: GV nhận xét

HS tự rút ra kết luận ghi bài.

Hoạt động 5. Hướng dẫn tự học

- HS về nhà học bài, làm bt SGK, SBT;

- Chuẩn bị bài tiếp theo: đọc phần 2 của bài trước ở nhà.

Tiết 2. 

2.2. VAI TRÒ CỦA LÁ VỚI CHỨC NĂNG QUANG HỢP

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, hình thái của lá phù hợp với chức năng quang hợp

a) Mục tiêu: Từ việc quan sát thực tế và Hình 23.3, 23.4 trong SGK, HS nhận biết được vai trò của lá trong quá trình quang hợp.

b) Nội dung: HS quan sát thực tế và Hình 23.3, 23.4 trong SGK, HS và thảo luận các nội dung trong SGK rút ra kết luận về vai trò của lá trong quá trình quang hợp.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Giao nhiệm vụ: GV chuẩn bị tranh ảnh hình 23.3, 23.4 cho HS xem. GV sử dụng các phương pháp trực quan kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn, định hướng cho HS thảo luận các nội dung trong SGK.

Quan sát Hình 23.3, hãy cho biết:

Câu 6:  hầu hết các loài cây, phiến lá thường có bản dẹt và rộng. Đặc điểm này có vai trò gì trong quá trình quang hợp?

Câu 7: Mạng gân lá dày đặc có vai trò nhưthế nào trong quá trình quang hợp?

Quan sát Hình 23.4, hãy cho biết:

Câu 8: Bào quan lục lạp trong tế bào thịt lá có vai trò gì với chức năng quang hợp?

Câu 9: Vai trò của khí khổng trong quá trình quang hợp.

Nhận nhiệm vụ

 

 

 

 

Quan sát tranh ảnh, thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời

Thảo luận nghiêm túc

 Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV treo tranh, ảnh hoặc chiếu Hình ảnh cho HS quan sát. Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi, sau khi HS trả lời yêu cầu HS tự rút ra kết luận ghi bài.

Thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả:

Câu 6: Phiến lá có bản dẹt và rộng giúp lá hấp thụ nhiều ánh sáng nhất.

Câu 7: Mạng gân lá giúp dẫn nước cho quá trình quang hợp và dẫn các sản phẩm quang hợp đến các bộ phận khác của cây.

Quan sát Hình 23.4,

Câu 8: Lục lạp chứa chất diệp lục có khả năng hấp thụ và chuyển hoá năng lượng ánh sáng.

Câu 9: Vai trò của khí khổng là nơi các loại khí đi vào và đi ra trong quá trình quang hợp.

 

 

 

HS trả lời

Đánh giá/ nhận xét:

GV nhận xét nhóm trả lời tốt.

HS nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung nếu có.

Tổng kết: GV nhận xét

HS tự rút ra kết luận ghi bài.

Nội dung: Lá cây có chức năng quang hợp. Các đặc điểm về cấu tạo và hình thái giúp lá thực hiện chức năng quang hợp như: phiến lá dẹt, rộng; mạng lưới gân lá dày đặc; lớp biểu bì có các khí khổng; các tế bào thịt lá chứa lục lạp; …

Hoạt động 2. Luyện tập:

a) Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành phiếu học tập số 2.

b) Nội dung: GV cho học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 2.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS sử dụng kiến thức đã học. Hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2.

HS nhận nhiệm vụ

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Mỗi nhóm 2 bạn, thảo luận nhóm đôi và hoàn thành phiếu học tập số 2.

Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày, sẽ có điểm cộng.

Thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 2.

Báo cáo kết quả

- Chọn nhóm xung phong đầu tiên lên trình bày

- Mời nhóm khác nhận xét

- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung.

 

-Nhóm xung phong trình bày kết quả ở phiếu học tập số 2

- Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.

Tổng kết: GV nhận xét, chiếu đáp án cho HS xem.

HS xem đáp án, nghe gv nhận xét.

Hoạt động 3. Vận dụng

a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế.

b) Nội dung: GV cho học sinh trả lời câu hỏi trong SGK.

c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS sử dụng  kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trong SGK: Ở một số cây có lá tiêu biến thì quá trình quang hợp của cây diễn ra ở bộ phận nào?

HS nhận nhiệm vụ

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi qua kiến thức đã học ở trên.

Thực hiện nhiệm vụ.

Báo cáo kết quả: 

Ở một số cây có lá tiêu biến, ví dụ như xương rồng (lá biến thành gai), cây quang hợp nhờ thân (thân chứa lục lạp- màu xanh).

 

 

 

 

 

 

Đánh giá/ nhận xét:

GV nhận xét nhóm trả lời tốt.

HS nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung nếu có.

Tổng kết: GV nhận xét

HS tự rút ra kết luận ghi bài.

Sau khi tìm hiểu vể vai trò của lá, GV hướng dẫn HS đọc thêm vể hệ sắc tố ở các loài thực vật có lá màu cam, đỏ, tím như trong mục Đọc thêm trong SGK.

Ngoài sắc tố màu xanh lục (chlorophyll) chứa trong lục lạp, lá còn có sắc tố cam, đỏ, tím, … (carotenoid, anthocyanin, …). Tuỳ vào tỉ lệ sắc tố chứa trong lá cây mà chúng sẽ có màu sắc khác nhau. Do đó, các loại lá dù không có màu xanh lục nhưng chúng vẫn chứa chất diệp lục và có khả năng quang hợp bình thường

 

 

 

 

 

Hoạt động 4. Hướng dẫn tự học

- HS về nhà học bài, làm bt SGK, SBT;

- Chuẩn bị bài tiếp theo: đọc phần 3 của bài trước ở nhà.

Tiết 3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH QUANG HỢP

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

a) Mục tiêu: Từ việc quan sát thực tế, kết hợp các thông tin và Hình 23.5 đến 23.7 trong SGK, GV hướng dẫn HS nhận biết được các yếu t ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.

b) Nội dung: Từ việc quan sát thực tế, kết hợp các thông tin và Hình 23.5 đến 23.7 trong SGK, rút ra kết luận về các yếu tó ảnh hưởng đến quá trình quang hợp. 

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Giao nhiệm vụ: GV chiếu tranh ảnh hình 23.5, 23.7 cho HS quan sát. GV sử dụng phương pháp trực quan, dạy học theo nhóm kết hợp kĩ thuật mảnh ghép. GV hướng dẫn từng nhóm HS tìm hiểu vể các yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, nước, carbon dioxide. Sau đó, các nhóm học sinh sẽ chia sẻ vể các thông tin mình tìm hiểu được tương ứng với mỗi yêu tố được phân công theo các nội dung trong SGK.

Câu 10. Liệt kê một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quang hợp.

Câu 11. Cho ví dụ chứng tỏ các loại cây khác nhau có nhu cầu về ánh sáng khác nhau.

Câu 12. Nêu ảnh hưởng của nước đến quá trình quang hợp của thực vật.

Câu 13. Quan sát đổ thị Hình 23.6, hãy:

- Nhận xét vể ảnh hưởng của hàm lượng khí carbon dioxide đến cường độ quang hợp ở cây bí đỏ và cây đậu.

- Cho biết nổng độ khí carbon dioxide trong không khí đạt bao nhiêu thì cây có thể quang hợp.

- Dự đoán nếu hàm lượng khí carbon dioxide trong không khí quá cao thì quang hợp của cây sẽ như thế nào.

Câu 14. Quan sát đổ thị Hình 23.7, hãy xác định:

- Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp ở cây khoai tây, cây cà chua, cây dưa chuột.

- Nhiệt độ trung bình mà quang hợp diễn ra bình thường ở phần lớn thực vật.

Câu 15. Khi nhiệt độ mòi trường quá cao (trên 40 °C) hoặc quá thấp (dưới 0 °C) thì quang hợp ở thực vật sẽ diễn ra như thế nào? Vi sao?

Nhận nhiệm vụ

 

 

 

 

Quan sát tranh ảnh, thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời

Thảo luận nghiêm túc

 Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV treo tranh, ảnh hoặc chiếu Hình ảnh cho HS quan sát. Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi, thảo luận sau khi HS trả lời yêu cầu HS tự rút ra kết luận ghi bài.

Thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả:

Câu 10. Liệt kê một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quang hợp: Ánh sáng, nước, hàm lượng khí carbon dioxide, nhiệt độ.

Câu 11. Cho ví dụ chứng tỏ các loại cây khác nhau có nhu cầu về ánh sáng khác nhau.

- Các cây ưa sáng: cây lúa, ngô,... có nhu cầu chiếu sáng cao, thường mọc ở nơi quang đãng.

- Các cây ưa bóng: cây lá lt, cây dương xỉ,... có nhu cầu chiếu sáng thấp, thường mọc ở nơi có bóng râm.

Câu 12. Nước vừa là nguyên liệu của quá trình quang hợp, vừa là yếu tó tham gia vào việc đóng, mở khí khổng để trao đổi khí. Nước cần cho cây để bù lại sự mất nước do thoát hơi nước, làm cho mò không khô, lá không bị đốt nóng. Nước còn có vai trò đói với sự dẫn truyền các sản phẩm được tổng hợp trong quá trình quang hợp từ lá đến các bộ phận khác.

Câu 13. Quan sát đổ thị Hình 23.6,

- Ảnh hưởng của hàm lượng khí carbon dioxide đến cường độ quang hợp ở cây bí đỏ và cây đậu là khác nhau. Với cùng một nồng độ khí carbon dioxide thì cường độ quang hợp của cây bí đỏ cao hơn của cây đậu.

- Nng độ khí carbon dioxide thấp nhất mà cây quang hợp được là 0,008% đến 0,01%.

- Dự đoán: Nếu hàm lượng khí carbon dioxide trong không khí quá cao thì quang hợp của cây sẽ giảm vì khi đó cây có thể chết vì bị ngộ độc.

Câu 14. Quan sát đổ thị Hình 23.7

- Nhiệt độ tối Ưu cho quang hợp ở cây khoai tây: khoảng 30 °C, cây cà chua: khoảng 35 °C, cây dưa chuột: khoảng 38 °C.

- Nhiệt độ trung bình mà quang hợp diễn ra bình thường ở phần lớn thực vật là 25 °C đến 35 °C.

Câu 15. Khi nhiệt độ mòi trường quá cao (trên 40 °C) hoặc quá thấp (dưới 0 °C) thì quang hợp ở thực vật sẽ giảm hoặc ngừng trệ. Vì các lục lạp hoạt động kém hoặc bị phá huỷ.

 

 

 

HS trả lời

Đánh giá/ nhận xét:

GV nhận xét nhóm trả lời tốt.

HS nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung nếu có.

Tổng kết: GV nhận xét

HS tự rút ra kết luận ghi bài.

Nội dung: Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật như: ánh sáng, nước, hàm lượng khí carbon dioxide, nhiệt độ, …

Hoạt động 2. Luyện tập:

a) Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

b) Nội dung: GV cho học sinh thảo luận nhóm để để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: đáp án trả lời câu hỏi.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS sử dụng kiến thức đã học. Hoạt động nhóm để để trả lời câu hỏi

Khi trổng và chăm sóc cây xanh, chúng ta cần chú ý đến những yếu tố nào để giúp cây quang hợp tốt? Cho ví dụ.

HS nhận nhiệm vụ

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Mỗi nhóm 4 bạn, thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi.

Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày, sẽ có điểm cộng.

Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.

Báo cáo kết quả

- Chọn nhóm xung phong đầu tiên lên trình bày

- Mời nhóm khác nhận xét

- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung.

 

- Nhóm xung phong trình bày đáp án (có thể nêu các ví dụ khác nhau)

- Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.

Tổng kết: GV nhận xét, chiếu đáp án cho HS xem.

HS xem đáp án, nghe GV nhận xét.

Nội dung: Khi trổng và chăm sóc cây xanh, chúng ta cần chú ý đến những yếu tó như: ánh sáng, nước, nhiệt độ, ... để giúp cây quang hợp tót. Ví dụ: khi trổng cây, cần tưới nước đủ cho cây, tránh cây bị khô héo (điều này sẽ làm cường độ quang hợp giảm, ngừng trệ)..

Hoạt động 3. Vận dụng

a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế.

b) Nội dung: GV cho học sinh trả lời câu hỏi trong SGK.

c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS sử dụng  kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trong SGK: 

* Vì sao nhiều loại cây cảnh trổng trong nhà mà vẩn xanh tốt? Kể tên một số loại cây có thể trổng được trong nhà.

* Vì sao trong trổng trọt nên trổng cây với mật độ phù hợp?

HS nhận nhiệm vụ

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi qua kiến thức đã học ở trên.

Thực hiện nhiệm vụ.

Báo cáo kết quả: 

Nhiều loại cây cảnh trổng trong nhà mà vẫn xanh tốt do nhu cầu chiếu sáng của cây không cao, thường là nhóm cây Ưa bóng. Ví dụ: cây trầu bà, cây kim ngân, cây dương xỉ,...

Trồng cây với mật độ phù hợp sẽ tạo điểu kiện cho cây được cung câp đủ ánh sáng, không khí, nước,... giúp cây thực hiện tốt quá trình quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ.

 

 

Đánh giá/ nhận xét:

GV nhận xét nhóm trả lời tốt.

HS nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung nếu có.

Tổng kết: GV nhận xét

HS tự rút ra kết luận ghi bài.

Hoạt động 5. Hướng dẫn tự học

- HS về nhà học bài, làm bt SGK, SBT;

- Chuẩn bị bài tiếp theo: đọc phần 3 của bài trước ở nhà.

Tiết 4.

Hoạt động 1. Tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh

a) Mục tiêu: HS liên hệ thực tế và trình bày được ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh.

b) Nội dung: HS liên hệ thực tế và thảo luận các nội dung trong SGK rút ra kết luận về ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, thảo luận các nội dung trong SGK.

Câu 16. Hãy cho biết quang hợp của thực vật có vai trò gì đối với môi trường và đời sống con người. Cho ví dụ.

Câu 17. Vì sao quang hợp ở thực vật giúp cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí?

Nhận nhiệm vụ

 

 

Liên hệ thực tế thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời

Thảo luận nghiêm túc

 Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi (câu 16 yêu cầu lấy ít nhất 3 ví dụ về vai trò của thực vật), sau khi HS trả lời yêu cầu HS tự rút ra kết luận ghi bài.

Thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả:

Câu 16. Quang hợp tạo ra chất hữu cơ cung câp cho các sinh vật khác (động vật ăn các loại quả, hạt,...), giúp cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí,...

Câu 17. Các hoạt động giao thòng, sản xuất, sinh hoạt hằng ngày tạo ra khí carbon dioxide và làm tăng hàm lượng khí này trong không khí. Tuy nhiên, quá trình quang hợp của thực vật hấp thụ một lượng lớn carbon dioxide và thải ra khí oxygen. Chính nhờ quá trình này mà hàm lượng carbon dioxide và oxygen trong không khí được giữ ở mức cân bằng.

 

 

 

HS trả lời

Đánh giá/ nhận xét:

GV nhận xét nhóm trả lời tốt.

HS nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung nếu có.

Tổng kết: GV nhận xét

HS tự rút ra kết luận ghi bài.

Nội dung: Lá cây có chức năng quang hợp. Các đặc điểm về cấu tạo và hình thái giúp lá thực hiện chức năng quang hợp như: phiến lá dẹt, rộng; mạng lưới gân lá dày đặc; lớp biểu bì có các khí khổng; các tế bào thịt lá chứa lục lạp; …

Hoạt động 2. Luyện tập:

a) Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

b) Nội dung: GV cho học sinh thảo luận nhóm để để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: đáp án trả lời câu hỏi.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS sử dụng kiến thức đã học. Hoạt động nhóm để để trả lời câu hỏi

Trình bày ý nghĩa của việc trổng và bảo vệ cây xanh.

HS nhận nhiệm vụ

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Mỗi nhóm 4 bạn, thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi.

Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày, sẽ có điểm cộng.

Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.

Báo cáo kết quả

- Chọn nhóm xung phong đầu tiên lên trình bày

- Mời nhóm khác nhận xét

- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung.

 

- Nhóm xung phong trình bày đáp án (có thể nêu các ví dụ khác nhau)

- Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.

Tổng kết: GV nhận xét, chiếu đáp án cho HS xem.

HS xem đáp án, nghe GV nhận xét.

Nội dung:

Ý nghĩa của việc trổng và bảo vệ cây xanh: 

Cung cấp thức ăn cho các sinh vật, cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí, làm sạch không khí,...

 

Hoạt động 3. Vận dụng

a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế.

b) Nội dung: GV cho học sinh trả lời câu hỏi trong SGK.

c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS sử dụng  kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trong SGK: Việc xây dựng các công viên cây xanh trong các khu đô thị, khu công nghiệp có vai trò như thế nào?

HS nhận nhiệm vụ

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi qua kiến thức đã học ở trên.

Thực hiện nhiệm vụ.

Báo cáo kết quả: 

Quang hợp của cây xanh giúp hấp thụ carbon dioxide, cung cấp khí oxygen và giữ lại các chất khí, bụi độc hại. Cây xanh còn có tác dụng hạn chế tiếng ổn, nhất là khu vực nội thành.

 

 

 

 

Đánh giá/ nhận xét:

GV nhận xét nhóm trả lời tốt.

HS nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung nếu có.

Tổng kết: GV nhận xét

HS tự rút ra kết luận ghi bài.

3.  Kiểm tra đánh giá thường xuyên

a) Mục tiêu: Kiểm tra lại việc tiếp thu và vận dụng kiến thức của HS.

b) Nội dung: GV cho học sinh trả lời câu hỏi trong SBT.

c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS sử dụng  kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trong SBT (PL3 câu hỏi kiểm tra thường xuyên)

HS nhận nhiệm vụ

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi qua kiến thức đã học ở trên.

Thực hiện nhiệm vụ.

Báo cáo kết quả

- Chọn HS xung phong đầu tiên lên trình bày

- Mời HS khác nhận xét

 

- HS chuyển chéo bài cùng nhóm 4 bạn

- HS xung phong trình bày đáp án

- HS khác nhận xét phần trình bày của bạn.

Đánh giá/ nhận xét:

GV yêu cầu giải thích một số lựa chọn hoặc câu trả lời chưa thật thỏa đáng.

 

HS nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung nếu có.

Tổng kết: - GV chiếu đáp án.

HS tự chấm chéo bài chốt điểm.

GV thông báo kết quả kiểm tra tuyên dương một số HS làm bài tốt, tích cực động viên các HS có cố gắng

4. Hướng dẫn tự học

- HS về nhà học bài, làm bt SGK, SBT;

- Chuẩn bị bài tiếp theo: chuẩn bị bài thực hành theo gợi ý SKG.

..................................................................................................................................

Phụ lục 1. Phiếu học tập số 1

* Hoàn thành bảng thòng tin sau:

Quang hợp

Quá trình trao đổi chất

Chất lấy vào

Chất tạo ra

?

?

Quá trình chuyển hoá năng lượng

Năng lượng hấp thụ

Năng lượng tạo thành

?

?

Đáp án phiếu học tập số 1:

Quang hợp

Quá trình trao đổi chất

Chất lấy vào

Chất tạo ra

Nước, carbon dioxide

Oxygen, glucose

Quá trình chuyển hoá năng lượng

Năng lượng hấp thụ

Năng lượng tạo thành

Quang năng

Hoá năng

Phụ lục 2. Phiếu học tập số 2

* Hãy cho biết đặc điểm và vai trò của phiến lá, gân lá, lục lạp, khí khổng trong quá trình quang hợp.

Bộ phận

Đặc điểm

Vai trò

Phiến lá

?

?

Gân lá

?

?

Lục lạp

?

?

Khí khổng

?

?

Đáp án phiếu học tập số 2:

* Hãy cho biết đặc điểm và vai trò của phiến lá, gân lá, lục lạp, khí khổng trong quá trình quang hợp.

Bộ phận

Đặc điểm

Vai trò

Phiến lá

Bản dẹt, rộng

Hấp thu được nhiều ánh sáng.

Gân lá

Dày đặc, toả hết phiến lá

Vận chuyển nước cho quá trình quang hợp, vận chuyển các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác trong cây.

Lục lạp

Chứa chất diệp lục

Hấp thụ và chuyển hoá năng lượng ánh sáng.

Khí khổng

Tập trung ở lớp biểu bì lá

Cho các loại khí đi vào và đi ra khỏi lá.

Phụ lục 3. Câu hỏi kiểm tra thường xuyên

23.1. Cơ quan chính thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật là

A. rễ cây. B. thân cây.   C. lá cây. D. hoa.

23.2. Loài sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp?

A. Cá chép. B. Trùng roi. C. Voi. D. Nấm rơm.

23.3. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ khí oxygen để tổng hợp chất hữu cơ.

B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.

C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí oxygen.

D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật.

23.4. Trong các phát biểu sau:

Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.

Cung cấp khí oxygen.

Điều hoà trực tiếp mực nước biển.

Tăng hàm lượng khí carbon dioxide trong không khí.

Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp?

 

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

23.5. Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm

A. khí oxygen và glucose.    B. glucose và nước.

C. khí carbon dioxide và nước.         D. khí carbon dioxide, nước và năng lượng ánh sáng.

23.6. Đánh dấu X vào phát biểu đúng.

Phát biểu

Đúng

1. Lục lạp là bào quan thực hiện quá trình quang hợp.

 

2. Quang hợp là một quá trình chỉ diễn ra ở thực vật.

 

3. Nguồn quang năng cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp luôn được lấy từ ánh sáng mặt trời.

 

4. Các lá trên thân và cành thường xếp so le để giúp lá nhận được nhiều ánh sáng nhất.

 

5. Một số loài rắn có da màu xanh lục để giúp chúng quang hợp khi không tìm được thức ăn.

 

23.7. Giải thích các tình huống sau:

Hô hấp của sinh vật và nhiều hoạt động sống của con người đều thải ra khí carbon dioxide vào không khí, nhưng vì sao tỉ lệ chất khí này trong không khí luôn ở mức ổn định?

Năng lượng ánh sáng cho cây quang hợp có thể lấy từ nguồn nào?

23.8. Hãy kể tên những sản phẩm do cây xanh cung cấp cho đời sống con người.

23.9. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 100 từ nói về tác dụng của việc trồng cây xanh ở các công viên.

23.10*. Ở một số loại cây như cây lẻ bạn, cây tía tô, cây huyết dụ, lá cây không có màu xanh lục. Ở những loại cây này, lá cây có thực hiện chức năng quang hợp không? Vì sao?

ĐÁP ÁN

Câu

23.1

23.2

23.3

23.4

23.5

23.6

1

2

3

4

5

Đáp án

B

B

A

A

D

Đ

S

S

Đ

S

23.7. Giải thích các tình huống:

Hô hấp của sinh vật và nhiều hoạt động sống của con người đều thải ra khí carbon dioxide vào không khí, nhưng tỉ lệ chất khí này trong không khí luôn ở mức ổn định vì nhờ thực vật quang hợp tạo khí oxygen từ khí carbon dioxide

Năng lượng ánh sáng cho cây quang hợp có thể lấy từ nguồn ánh sáng mặt trời và các nguồn sáng nhân tạo

23.8. Kể tên những sản phẩm do cây xanh cung cấp cho đời sống con người: khí oxygen, chất hữu cơ dự trữ trong các sản phẩm như rễ, thân, lá, hoa, củ, quả .... con người dùng làm thức ăn, thuốc; làm nguyên liệu công nghiệp; làm vật liệu xây dựng....

23.9. HS viết một đoạn văn ngắn khoảng 100 từ nói về tác dụng của việc trồng cây xanh ở các công viên: giảm ồn, cản bụi, điều hòa không khí, cân bằng hàm lượng khí oxygen và khí carbon dioxide, tạo hình trang trí....

23.10*. Ở một số loại cây như cây lẻ bạn, cây tía tô, cây huyết dụ, lá cây không có màu xanh lục. Ở những loại cây này, lá cây có thực hiện chức năng quang hợp.

Ngoài sắc tố màu xanh lục (chlorophyll) chứa trong lục lạp, lá còn có sắc tố cam, đỏ, tím, … (carotenoid, anthocyanin, …). Tuỳ vào tỉ lệ sắc tố chứa trong lá cây mà chúng sẽ có màu sắc khác nhau. Do đó, các loại lá dù không có màu xanh lục nhưng chúng vẫn chứa chất diệp lục và có khả năng quang hợp bình thường.

  Web: giaoanviolet.com  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN KHTN 7 CTST MỚI NHẤT

  I.  TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 ,0 điểm)        Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng.             ...