ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II. NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN- Khối 7 Thời gian: 60 phút (không kể phát đề) Ngày kiểm tra: .... tháng .... năm 2024 |
Điểm | Lời phê của giáo viên
| |
Bằng số | Bằng chữ |
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng.
(Mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm).
Câu 1. Từ trường tồn tại ở đâu?
A. Xung quanh nam châm. B. Xung quanh dòng điện..
C. Xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện. D. Ở khắp mọi nơi
Câu 2. Các nam châm điện được mô tả như hình sau. Hãy cho biết nam châm nào mạnh hơn?
A. Nam châm a B. Nam châm c C. Nam châm b D. Nam châm e
Câu 3. Khi đặt sắt (thép) hay các vật liệu từ khác đặt trong từ trường thì nó bị…..
A. nhiễm điện. B. nhiễm từ.
C. mất hết từ tính. D. giữ được từ tính lâu dài.
Câu 4. Khi ở vị trí cân bằng, kim nam châm luôn chỉ hướng nào?
A. Đông - Tây. B.Tây - Bắc. C. Đông - Nam. D. Bắc - Nam.
Câu 5. Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?
A. Dùng kéo. B. Dùng nam châm. C. Dùng kìm. D. Dùng panh.
Câu 6. Chọn các phát biểu sai.
A. Nam châm hình trụ cũng có hai cực. B. Các cực cùng tên thì đẩy nhau.
C. Các cực khác tên thì hút nhau. D. Cao su là vật liệu có từ tính.
Câu 7. Khi nào hai thanh nam châm không hút nhau được?
A. Khi hai cực Bắc để gần nhau. B. Khi để hai cực khác tên gần nhau.
B. Khi hai cực Nam và cực Bắc để gần nhau. D. Khi hai cực Bắc và cực Nam để gần nhau
Câu 8. Khi nào thì nam châm điện có khả năng hút các vật bằng sắt, thép?
A. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây.
B. Khi một đầu của cuộn dây mắc vào cực dương của nguồn điện.
C. Khi cuộn dây được cuốn quanh lõi sắt.
D. Khi một đầu của cuộn dây mắc vào cực âm của nguồn điện.
Câu 9. Từ phổ là….
A. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.
B. hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.
C. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.
D. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.
Câu 10. Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?
A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt.
C. Có thể hút các vật bằng sắt.
D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.
Câu 11. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với
A. sự chuyển hoá của sinh vật. B. sự biến đổi các chất.
C. sự trao đổi năng lượng. D. sự sống của sinh vật.
Câu 12: Yếu tố ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là
A. hàm lượng khí oxygen. B. ánh sáng. C. muối khoáng D. gió
Câu 13: Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày?
A. Ban đêm. B. Buổi sáng. C. Cả ngày và đêm. D. Ban ngày.
Câu 14: Chuyển hóa năng lượng là
A. sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
B. sự biến đổi năng lượng từ nơi này sang nơi khác.
C. sự truyền năng lượng từ nơi này sang nơi khác.
D. sự thay đổi năng lượng theo chiều hướng tăng hoặc giảm dần.
Câu 15: Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến trao đổi nước của thực vật là:
A. muối khoáng. B. diệp lục. C. độ ẩm. D. nhiệt độ.
Câu 16: Quang hợp là
A. là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon đioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất hữu cơ.
B. là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon đioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất hữu cơ và oxygen.
C. là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon đioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất oxygen.
D. là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon đioxide nhờ năng lượng đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất hữu cơ và oxygen.
Câu 17: Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của thực vật là
A. nồng độ khí oxygen. B. ánh sáng. C. gió. D. muối khoáng.
Câu 18: Thoát hơi nước ở lá có vai trò
A. góp phần vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp khí O2 đi vào bên trong lá và giải phóng khí CO2 ra môi trường.
B. góp phần vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp khí O2 đi vào bên trong lá
C. góp phần vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp khí CO2 đi vào bên trong lá và giải phóng khí O2 ra môi trường.
D. góp phần vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp khí giải phóng khí CO2 ra môi trường.
Câu 19: Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào?
A. CO2 và O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, hơi nước thoát ra ngoài.
B. O2 và CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
C. O2 khuếch tán từ mòi trường vào trong tế bào lá, CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
D. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
Câu 20: Thiếu loại vitamin này sẽ làm cho biểu bì kém bền vững, dễ nhiễm trùng, giác mạc khô, có thể dẫn tới mù lòa
A. Vitamin A. B. Vitamin B. C. Vitamin C. D. Vitamin D.
II. TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu 21. (2,5 điểm) Dùng nam châm điện sẽ có những ưu điểm và hạn chế nào so với dùng nam châm vĩnh cửu?
Câu 22. (2,5 điểm) Khi tìm hiểu về trao đổi khí ở người, nhóm của An và Hoa thắc mắc rằng có các biện pháp luyện tập nào để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh?
An cho rằng để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh chỉ cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, Hoa lại cho rằng chỉ cần tập hít thở sâu là được. Theo em, ý kiến của 2 bạn có đúng không? Hãy giải thích vì sao?
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: KHTN - KHỐI: 7
I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
B | D | C | B | D | D | A | B | C | A |
Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 | Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 |
D | B | C | A | D | B | A | C | D | A |
II. Phần tự luận: (5 điểm)
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
21 | - Ưu điểm của nam châm điện: + Có thể tăng lưc từ của nam châm điện bằng cách tăng số vòng dây và tăng cường độ dòng điện đi qua ống dây. + Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây, nam châm điện mất hết từ tính. + Có thể thay đổi các cực của nam châm bằng cách đổi chiều dòng điện qua ống dây. - Hạn chế của nam châm điện: + Giá thành sản phẩm tương đối cao, cần có dòng điện duy trì một cách liên tục. + Phụ thuộc vào sự ổn định của điện năng… |
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5 |
22 | Ý kiến của 2 bạn chưa hoàn toàn đúng. Vì: + Tập thể dục và hít thở sâu giúp cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là hệ hô hấp (làm tăng dung tích của phổi) → Góp phần đáp ứng nhu cầu hô hấp, cung cấp đủ oxygen cho mọi tế bào trong cơ thể thực hiện hô hấp tế bào để sản sinh ra năng lượng sống. + Ngoài ra, tập thể dục và hít thở sâu còn giúp tăng thể tích khí lưu thông qua phổi, không khí mới được vào sâu tận phế nang thay thế cho khí lưu đọng trong phổi → Tăng cường trao đổi chất, cơ thể khỏe mạnh. |
0,5 0,5
0,5
0,5 0,5 |
----Hết—
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét