I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Sử dụng hình ảnh để mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá.
- Dựa vào hình vẽ mô tả được cấu tạo khí khổng, nêu được chức năng của khí khổng.
- Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật (ví dụ ở người)
2. Về năng lực:
a) Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về quá trình trao đổi khí ở thực vật và động vật thòng qua SGK và các nguồn học liệu khác;
- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cẩu của GV trong khi thảo luận tìm hiểu về quá trình trao đổi khí, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày;
- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu về quá trình trao đổi khí, mò tả được cấu tạo của khí khổng, mò tả được sự trao đổi khí qua tế bào khí khổng và các cơ quan hò hấp ở người.
b) Năng lực chuyên biệt:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được cơ quan trao đổi khí ở thực vật, động vật và người. Lấy được ví dụ minh hoạ;
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, trình bày được cấu tạo cơ quan trao đổi khí ở thực vật, động vật và người;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ, trình bày được vai trò của cơ quan trao đổi khí ở thực vật, động vật và người.
3. Về phẩm chất:
- Hình thành sự tò mò đối với thế giới tự nhiên, tăng niềm yêu thích khoa học;
- Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm;
- Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong môn học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Dạy học theo nhóm.
- Sử dụng phương tiện trực quan (mô hình, mẫu vật thật).
- Dạy học nêu và giải quyết vấn để thông qua câu hỏi trong SGK
2. Học sinh:
- Bài cũ ở nhà.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
A. KHỞI ĐỘNG:
a) Mục tiêu:
- Giáo viên giới thiệu khái quát cho HS biết về con người và các loài sinh vật đều phải thực hiện quá trình trao đổi khí để duy trì sự sống.
- Biết được mỗi loài có các hình thức trao đổi khí khác nhau.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS xem kênh hình minh họa về thực vật, động vật và con người. HS xem hình và trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập HS xem hình và trả lời câu hỏi của GV. GV dẫn dắt: Con người và các loài sinh vật đều phải thực hiện quá trình trao đổi khí để duy trì sự sống. Những loài động vật khác nhau có các trao đổi khí với môi trường bên ngoài khác nhau. Trong sinh vật hiếu khí, trao đổi khí là đặc biệt quan trọng đối với hô hấp, mỗi loài lại có các hình thức trao đổi khí khác nhau. Các loài động vật sống trên cạn, đặc biệt là các loài thú, chúng trao đổi khí bằng phổi. - Vậy một số loài sống trong trong đất như giun đất trao đổi khí với môi trường bên ngoài bằng cách nào? - Tại sao loài người không thể thở dưới nước được trong khi loài cá lại có thể? Chúng trao đổi khí bằng cách nào để duy trì sự sống? |
|
*Thực hiện nhiệm vụ học tập GV treo tranh, ảnh hoặc chiếu video về các loài động vật cho HS xem. Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi. |
|
*Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Vậy con người chúng ta trao đổi khí bằng cơ quan nào? Có sự khác biệt nào giữa chúng ta và các loài sinh vật khác về đặc điểm hô hấp không? Để kiểm chứng các câu trả lời của các em có đúng không thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. |
|
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm trao đổi khí ở sinh vật
a) Mục tiêu:
- Nghiên cứu các thông tin cung cấp trong SGK, HS trình bày được khái niệm trao đổi khí ở sinh vật, cơ chế khuếch tán trong sự trao đổi khí.
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL, để kiểm tra kiến thức quá trình trao đổi khí ở thực vật, động vật diễn vào thời gian nào trong ngày?
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu học tập KWL. GV có thể sử dụng phiếu thu thập thông tin như bảng sau để giúp HS ghi nhận kết quả thảo luận nhóm một cách nhanh chóng.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Sản phẩm dự kiến |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc hiểu thông tin, liên hệ kiến thức các Bài 23, 25; thảo luận các nội dung trong trong SGK. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Quá trình trao đổi khí ở thực vật, động vật diễn vào thời gian nào trong ngày? - Hãy cho biết cơ chế chung của sự trao đổi khí giữa cơ thể với mỏi trường ngoài. - Nêu vai trò của sự trao đổi khí đối với cơ thể sinh vật. - Cho biết mối liên quan giữa sự trao đổi khí và hò hấp tế bào. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. GV có thể sử dụng phiếu thu thập thông tin như bảng sau để giúp HS ghi nhận kết quả thảo luận nhóm một cách nhanh chóng. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Gợi ý tổ chức: GV có thể tìm thêm các tư liệu vể hình ảnh hoặc phim mô tả sự trao đổi khí ở sinh vật, cơ chế khuếch tán trong quá trình trao đổi khí để HS dễ hình dung cơ chế. - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học. Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học. | - Quá trình trao đổi khí diễn ra suốt cả ngày, đêm. Cơ chế chung: khuếch tán. Các phân tử khí di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nổng độ thấp. - Giúp cơ thể trao đổi khí với môi trường bên ngoài. - Động vật: sự trao đổi khí diễn ra trong quá trình hò hấp, cơ thể lấy vào khí oxygen và thải ra mỏi trường khí carbon dioxide. Thực vật: trao đổi khí thực hiện trong cả quá trình quang hợp và hô hấp. - Quang hợp: cây lấy vào khí carbon dioxide và thải ra môi trường khí oxygen. - Hô hấp: cây lây vào khí oxygen và thải ra môi trường khí carbon dioxide.
- Sự trao đổi khí ở cơ thể giúp sự trao đổi khí ở các tế bào diễn ra.
|
2. Hoạt động 2: TRAO ĐỔI KHÍ Ở THỰC VẬT
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu được cấu tạo và chức năng của khí khổng. Mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá.
b) Nội dung: HS quan sát tranh ảnh và video, trả lời câu hỏi số 3 và tự rút ra kết luận.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Sản phẩm dự kiến |
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của khí khổng | |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuẩn bị tranh ảnh hình 27.1 và 27.2 chuẩn bị thêm video về đóng mở khí khổng cho HS xem. GV sử dụng các phương pháp trực quan kết hợp kĩ thuật động não, định hướng cho HS thảo luận các nội dung trong SGK. Câu 1: Ở thực vật, sự trao đổi khí với môi trường bên ngoài được thực hiện chủ yếu qua khí khổng ở lá cây. Vậy khí khổng thường phân bố ở lớp biểu bì mặt trên hay mặt dưới của lá cây? Câu 2: Quan sát hình 27.1 và mô tả cấu tạo của khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật? Câu 3: Quan sát hình 27.2 hãy cho biết những chất khí nào có thể di chuyển ra, vào qua các khí khổng? *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập bước 1. HS hoạt động nhóm đưa ra phương án làm thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng kết quả. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung. |
|
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu quá trình trao đổi khí khổng của lá
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Sản phẩm dự kiến |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GGV chuẩn bị tranh ảnh hình 27.3 và chuẩn bị thêm video về sự trao đổi khí qua khí khổng cho HS xem. GV sử dụng các phương pháp trực quan kết hợp kĩ thuật động não, định hướng cho HS thảo luận các nội dung trong SGK. Câu 4: Quan sát hình 27.3, hãy mô tả sự trao đổi khí diễn ra ở lá cây khi cây quang hợp và hô hấp? Câu 5: Yêu cầu HS quan sát 1 số hình sau và trả lời câu hỏi? Theo em, sự trao đổi khí có vai trò gì đối với thực vật và đối với môi trường? Câu 6: Theo em, nếu không có sự trao đổi khí của thực vật thì cuộc sống con người sẽ ra sao? Câu 7: Quan sát hình sau và trả lời câu hỏi: Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa? *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập bước 1. HS hoạt động nhóm đưa ra phương án làm thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng kết quả. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung. | Câu 4: Trao đổi khí diễn ra trong quá trình quang hợp và hô hấp. Sự trao đổi khí trong quá trình quang hợp diễn ra vào ban ngày. Trong quá trình hô hấp, sự trao đổi khí được thực hiện cả ngày và đêm. Câu 5: - Vai trò của trao đổi khí đối với thực vật: Sự trao đổi khí giúp cung cấp các chất khí (carbon dioxide hoặc oxygen) cho các hoạt động sống trong cơ thể (quang hợp, hô hấp tế bào,…). Đồng thời, sự trao đổi khí giúp đào thải các chất khí (carbon dioxide hoặc oxygen) được tạo ra từ các hoạt động sống trong cơ thể (hô hấp tế bào, quang hợp,…) tránh việc tích tụ chất khí gây hại cho cơ thể. - Vai trò của trao đổi khí đối với môi trường: Sự trao đổi khí giúp cân bằng hàm lượng khí oxygen và khí carbon dioxide trong môi trường; tránh hiện tượng hiệu ứng nhà kính kéo theo các thảm họa môi trường khác như lũ lụt, hạn hán,…
Câu 6: Sẽ không có O2 và CO2 thì cơ thể sẽ chết. Câu 7: Vào ban đêm cây xanh ngừng quang hợp, nhưng vẫn duy trì quá trình hô hấp. Nếu trong phòng ngủ, đóng kín cửa mà để nhiều cây hoặc hoa thì rất dễ bị ngạt thở, bởi vì trong quá trình hô hấp cây đã lấy rất nhiều khí oxygen của không khí trong phòng, đồng thời lại thải ra rất nhiều khí cacbon dioxide. |
3. Hoạt động 3: Trao đổi khí ở động vật
a) Mục tiêu: HS trình bày được các cơ quan thực hiện quá trình trao đổi khí ở động vật. Mô tả được đường đi của khí qua các cơ quan hô hấp ở người.
b) Nội dung: HS quan sát tranh ảnh và video, trả lời câu hỏi số 3 và tự rút ra kết luận.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động 3.1: Tìm hiểu cơ quan trao đổi khí ở động vật | |
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuẩn bị tranh ảnh hình 27.4 và 1 số hình ảnh liên quan cho HS xem. GV sử dụng các phương pháp trực quan kết hợp kĩ thuật động não, định hướng cho HS thảo luận các nội dung trong SGK. Câu 1: Quan sát hình sau kết hợp hình 27.4 và kể tên các cơ quan thực hiện sự trao đổi khí ở động vật mà em biết? |
|
*Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập HS hoạt động nhóm đưa ra phương án và ghi kết quả GV treo tranh, ảnh cho HS xem. Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi, sau khi HS trả lời yêu cầu HS tự rút ra kết luận ghi bài. |
|
*Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). Câu 1: Các loài động vật có thể trao đổi khí qua da, hệ thống ống khí, mang, phổi… - GV phân tích thêm: + Vào các mùa âm như mùa xuân và hạ, ếch dành phần lớn thời gian của chúng sống ở những vùng lầy ẩm ướt, lúc này chúng sẽ trao đổi khí bằng phổi. + Khi ếch hít vào, oxygen từ không khí sẽ vào phổi. Khi ếch thở ra, carbon dioxide từ phổi sẽ vào không khí. + Còn vào những mùa lạnh như đông và thu, một số loài ếch sẽ chôn cơ thể chúng dưới bùn và lá cây ở những ao, hồ. Lúc này thay vì trao đổi khí bằng phổi, chúng sẽ hít thở qua da. + Đặc biệt, khi ếch bơi dưới nước, phần đầu của chúng sẽ nổi trên mặt nước, phần thân sẽ chìm dưới nước. Khi đó chúng vừa trao đổi khí bằng phổi, vừa trao đổi khí qua da. | - HS trả lời.
- HS lắng nghe. |
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV chốt nội dung. | HS nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung nếu có. |
Tổng kết: GV nhận xét | HS tự rút ra kết luận ghi bài. |
Nội dung: - Ở động vật, trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở cơ quan trao đổi khí như bề mặt da, hệ thống ống khí, mang hoặc phổi. | |
Hoạt động 3.2: Tìm hiểu đường đi của khí qua cơ quan hô hấp ở mgười | |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuẩn bị tranh ảnh hình 27.5 và chuẩn bị thêm video về sự trao đổi khí ở người cho HS xem. GV sử dụng các phương pháp trực quan kết hợp làm việc nhóm, định hướng cho HS thảo luận các nội dung trong SGK. + Nhóm 1, 2 trả lời câu 2, 3. + Nhóm 3, 4 trả lời câu 4, 5. Câu 2: Quan sát hình 27.5 và nêu tên các cơ quan trong hệ hô hấp ở người? Câu 3: Quan sát hình 27.5 và mô tả đường đi của khí oxygen và carbon dioxide qua các cơ quan hô hấp? Câu 4: Vì sao khi tập thể dục hoặc vận động mạnh, sự trao đổi khí diễn ra nhanh hơn? Câu 5: Xác định các cơ quan trao đổi khí của các sinh vật trong bảng sau: | - Nhận nhiệm vụ.
- Quan sát tranh ảnh và video, suy nghĩ trả lời.
|
*Thực hiện nhiệm vụ học tập GV treo tranh, ảnh hoặc chiếu video cho HS xem. Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi, sau khi HS trả lời yêu cầu HS tự rút ra kết luận ghi bài. | Thực hiện nhiệm vụ |
*Báo cáo kết quả và thảo luận: Câu 2: Khoang mũi, khí quản, phế quản, phổi (trái, phải), tiểu phế quản, phế nang. Câu 3: Ở người, sự trao đổi khí carbon dioxide và oxygen giữa cơ thể và môi trường ngoài được thực hiện thông qua hoạt động hít vào, thở ra. Khi hít vào, không khó ở môi trường ngoài đi qua khoang mũi, khí quản, phế quản để vào phổi và đến tận các phế nang trong phổi. - GV cho HS quan sát video di chuyển của khí qua phế nang vào máu phân tích thêm. Câu 4: Khi tập thể dục hoặc vận động mạnh, sự trao đổi khí diễn ra nhanh hơn vì: - Khi tập thể dục hoặc vận động mạnh, nhu cầu của cơ thể đối với năng lượng tăng lên. Phần lớn khí oxygen trong cơ thể đều dùng vào việc phân giải những chất tạo năng lượng như đường, mỡ, protein... - Để nồng độ khí oxygen trong máu không bị giảm xuống do tiêu hao quá mức, khi tín hiệu thiếu oxygen được phát ra, cơ quan chuyên đảm trách cảm nhận nồng độ khí oxygen sẽ chuyển thông tin nên não. Quá trình trao đổi khí sẽ được đẩy nhanh để đáp ứng nhu cầu về khí oxygen của cơ thể. → GV hướng dẫn HS bài tập hít thở sâu. |
- HS trả lời. |
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét câu trả lời tốt. | HS nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung nếu có. |
Tổng kết: GV nhận xét | HS tự rút ra kết luận ghi bài. |
Nội dung: Ở người, trao đổi khí diễn ra ở phổi. Khi hít vào, khí oxygen trong không khí được dẫn vào phổi đến các phế nang. Tại các phế nang, khí oxygen khuếch tán vào mạch máu, khí carbon dioxide từ máu sẽ khuếch tán vào phế nang và thải ra môi trường qua động tác thở. |
C. Hoạt động luyện tập:
a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b) Nội dung: Hoàn thành thông tin vể sự trao đổi khí ở động vật, thực vật trong bảng
c) Sản phẩm: HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Sản phẩm dự kiến |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập Hoàn thành bảng trao đổi khí ở động vật và thực vật. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng phiếu yêu cầu trong SGK |
|
D) Hoạt động vận dụng:
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế.
b) Nội dung: GV cho học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả làm bài của HS.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi sau: Câu 1: Vẽ sơ đồ mô tả đường đi của khí qua khí hổng ở lá cây trong quá trình quang hợp và quá trình hô hấp. Câu 2: Vào những ngày trời nắng nóng, sự trao đổi khí của cây diễn ra nhanh hay chậm? Vì sao? Câu 3: Vì sao bắt cá bỏ lên môi trường trên cạn sau một khoảng thời gian thì cá sẽ chết? Câu 4: Em hãy tìm hiểu và thiết kế một khẩu trang sáng tạo từ các vật liệu dễ tìm dung để lọc khói, bụi. | HS nhận nhiệm vụ |
*Thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi tại nhà qua kiến thức đã học ở trên. | Thực hiện nhiệm vụ ở nhà. |
*Báo cáo kết quả và thảo luận Tiết học sau nộp lại cho GV. |
|
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng phiếu yêu cầu trong SGK. |
|
* DẶN DÒ:
- HS về nhà học bài, làm bt SGK, SBT;
- Chuẩn bị bài tiếp theo: đọc bài trước ở nhà.
Phiếu học tập
Câu 1: Chọn câu đúng nhất: A. Trao đổi khí là sự trao đổi khí oxygen giữa cơ thể sinh vật với môi trường bên ngoài. B. Trao đổi khí là sự trao đổi khí carbon dioxide giữa cơ thể sinh vật với môi trường bên ngoài. C. Trao đổi khí là sự trao đổi khí oxygen và khí carbon dioxide giữa cơ thể sinh vật với môi trường bên ngoài. D. Tất cả đều sai. Câu 2: Ở cây 1 lá mầm, khí khổng phân bố ở: A. Biểu bì mặt trên của lá. B. Biểu bì mặt dưới của lá. C. Cả A và B đều sai. D. Cả A và B đều đúng. Câu 3: Trong quá trình quang hợp, khi khí khổng mở thì: A. Khí O2 và hơi nước đi vào, khí CO2 đi ra. B. Khí O2 và hơi nước đi ra, khí CO2 đi vào. C. Khí O2 và CO2 đi ra, hơi nước đi vào. D. Khí O2 và CO2 đi vào, hơi nước đi ra. Câu 4: Hình thức trao đổi khí ở công trùng là: A. Trao đổi khí bằng hệ thống túi khí. B. Trao đổi khí bằng hệ thống ống khí. C. Trao đổi khí qua da. D. Trao đổi khí bằng phổi. Câu 5: Chọn câu SAI. Tốc độ trao đổi khí phụ thuộc vào các yếu tốc nào? A. Kích thước phân tử khí. B. Hình dạng phân tử khí. C. Diện tích bề mặt trao đổi khí. D. Năng lượng sinh vật. Câu 6: Cơ quan trao đổi khí của loài nào khác với các loài còn lại? A. Cá B. Tôm C. Ếch D. Cua Câu 7: Điền vào câu trả lời đúng: “Ở các …(1)…, …(2)…. Khuếch tán vào máu và được vận chuyển đến để cung cấp cho các tế bào trong cơ thể, …(3)… từ máu sẽ khuếch tán vào phế nang và được đưa ra ngoài qua việc thở ra” A. (1) Mũi, (2) Carbon dioxide, (3) Oxygen B. (1) Khí quản, (2) Oxygen, (3) Carbon dioxide C. (1) Phế nang, (2) Oxygen, (3) Carbon dioxide D. B. (1) Phế quản, (2) Oxygen, (3) Carbon dioxide Câu 8: Trao đổi khí giữa sinh vật và môi trường bên ngoài tuân theo cơ chế nào? A. Thẩm thấu. B. Khuếch tán. C. Phân ly. D. Chủ động. Câu 9: Hiệu quả trao đổi khí của động vật liên quan đến đặc điểm nào sau đây? A. Bề mặt trao đổi khí rộng. B. Bề mặt trao đổi khí có nhiều mạch máu. C. Các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí. D. Bề mặt trao đổi khí ẩm và nóng. Câu 10: Chọn câu ĐÚNG. Đường đi của khí qua các cơ quan hô hấp ở người là: A. Khoang mũi → Khí quản → Phế quản → Phế nang. B. Khoang mũi → Phế quản → Khí quản → Phế nang. C. Khoang mũi → Thực quản → Phế quản → Phế nang. D. Khoang mũi → Thanh quản → Thực quản → Phế nang. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét